Giáo án Học vần Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 40: âm, âp ( Tiết 1)
Bài 40: âm, âp ( tiết 1 )
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Nhận biết vần âm, vần âp; đánh vần, đọc đúng tiếng có vần âm, vần âp.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần âm, âp; làm đúng BT nối ghép từ.
- Viết đúng các vần âm, âp, các tiếng củ sâm, cá mập (trên bảng con).
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng Tiếng Viêt, bảng con, phấn, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1,
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC TRÊN LỚP:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Học vần Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 40: âm, âp ( Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học vần Bài 40: âm, âp ( tiết 1 ) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có khả năng: Nhận biết vần âm, vần âp; đánh vần, đọc đúng tiếng có vần âm, vần âp. Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần âm, âp; làm đúng BT nối ghép từ. Viết đúng các vần âm, âp, các tiếng củ sâm, cá mập (trên bảng con). II. CHUẨN BỊ: Bộ đồ dùng Tiếng Viêt, bảng con, phấn, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1, III. TỔ CHỨC DẠY HỌC TRÊN LỚP: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động: * Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS. HS ôn lại bài cũ. HS chơi Trò chơi: Ăn khế trả vàng - GV dẫn dắt vào bài mới, giới thiệu bài . - YC 2 hs nhắc lại tên bài , đồng thanh. - HS chơi. - HS nhắc lại tên bài. II. Các hoạt động chính: * Hoạt động 1: Khám phá * Mục tiêu: - Nhận biết vần âm, vần âp; đánh vần, đọc đúng tiếng có vần âm, vần âp. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần âm, âp; làm đúng BT nối ghép từ. - Viết đúng các vần âm, âp, các tiếng củ sâm, cá mập (trên bảng con). Dạy vần âm - Giới thiệu vần âm lên màn hình - Y/c hs phân tích - Chiếu mô hình vần âm - Đánh vần: âm - YC hs đọc trơn - Gv giới thiệu củ sâm: Đây là củ gì? ? Con biết điều gì về loại củ này? - Giới thiệu từ mới: củ sâm. Chiếu lên màn hình - GV gọi 2 hs đọc trơn từ. - ? Trong từ củ sâm, tiếng nào chứa vần mới? - Bật hiệu ứng gạch chân dưới tiếng chứa vần mới. - YC hs phân tích tiếng: sâm - GV đưa mô hình tiếng sâm lên màn hình - YC đánh vần tiếng sâm Dạy vần âp. - Giới thiệu vần: âp và đưa lên màn hình - Yc hs phân tích. - Chiếu mô hình vần: âp - Đánh vần: âp - YC đọc trơn - YC hs so sánh vần âm và vần âp có gì giống và khác nhau? - GV nhận xét và chốt - GV chiếu video ngắn giới thiệu về loài cá mập, yêu cầu cả lớp quan sát và trả lời: - Trong video xuất hiện con vật gì? - Nhận xét - Các con hãy chia sẻ những gì con biết về loài cá này? - Gv giới thiệu: cá mập là loài cá lớn, rất dữ, sống ở biển, đại dương. - Giới thiệu từ mới: cá mập. Chiếu lên màn hình - YC 2,3 hs đọc trơn từ - ? Trong từ cá mập, tiếng nào chứa vần mới? - Gạch chân dưới tiếng chứa vần mới. - YC hs phân tích tiếng: mập - GV đưa mô hình tiếng mập lên màn hình - YC đánh vần tiếng: mập à Củng cố: - Cô vừa dạy 2 vần mới là vần gì? Hai từ mới là gì? - GV đưa toàn bài lên màn hình. Gọi hs đọc: củ sâm , cá mập ( chỉ không theo thứ tự). * HS ghép từ củ sâm và cá mập. * Chuyển ý: Nghỉ giữa giờ Cả lớp nghe bài hát: Em học vần âp - Trong bài hát vừa rồi nhắc đến những vần gì đã học? - Thoát khỏi con cá mập hung dữ, cả lớp đến với bài tập 2. - Quan sát - 2 hs phân tích - Hs quan sát - 2hs ( CN - ĐT ): â-mờ-âm/âm - Quan sát - 2HS đọc: củ sâm - 1 hs trả lời: Tiếng sâm chứa vần âm - HS ( CN ): Tiếng sâm gồm có âm s đứng trước, vần âm đứng sau. - Quan sát - HS ( CN ): sờ - âm - sâm / sâm. - HS ( CN - ĐT ) - Quan sát - 2 hs phân tích - Hs quan sát - HS đọc trơn - Quan sát và trả lời - Lắng nghe - Hs nêu theo ý hiểu - Lắng nghe - 2HS đọc: cá mập - HS trả lời - Quan sát - HS phân tích - HS ( CN ): mờ - âp – mấp – nặng – mập / mập - HS ( CN - ĐT ) - HS trả lời: Vần âm, vần âp. - 1 hs trả lời, 1hs nhận xét - Lắng nghe - HS đọc (CN – ĐT ) - HS ghép. * Hoạt động 2. Luyện tập: Bài 2: Tiếng nào có vần âm? Tiếng nào có vần âp?) - YC cả lớp mở sách giáo khoa trang 72 - GV cho hs quan sát lần lượt từng tranh và trả lời câu hỏi: tranh vẽ gì? - YC hs đọc 4 tiếng, từ: nấm, mầm, tập múa, sâm cầm. - GV lần lượt giải nghĩa các từ. * GV cho HS xem đoạn video về sự nảy mầm của hạt đỗ và đàn sâm cầm - YC hs gạch 1 gạch dưới những tiếng có vần âm và gạch 2 gạch dưới những tiếng có vần âp. - Gọi HS đọc lại các từ có vần âm, các từ có vần âp. - GV và cả lớp nhận xét. Bài 3: Ghép đúng - GV nêu yêu cầu bài tập - Yc 1 hs nhắc lại yêu cầu - Gọi HS đọc các ô chữ. - GV gọi 1 HS nối từ thứ nhất: đầm cá - GV nhận xét. GV giải nghĩa từ đầm cá - HS nối để tạo thành từ. - GV nhận xét, tuyên dương. - Gv cho hs xem ảnh kết hợp giải nghĩa từ: đập lúa. - MR: YC hs tìm tiếng chứa vần mới trong từ đập lúa. - ? Con hiểu thế nào là: tấp nập ? - YC hs nói câu với từ: tấp nập Trò chơi: Đuổi hình bắt chữ - GV phổ biến luật chơi. * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết bảng con: âm, âp, củ sâm, cá mập. - GV hỏi: Vừa rồi, cô vừa hướng dẫn các con vần mới và từ mới nào? Lần 1: HD HS viết: âm, củ sâm - GV đưa lần lượt các chữ mẫu: âm, củ sâm. YC hs quan sát và nêu ý kiến: + Chữ nào có độ cao hơn 2 li? + Các chữ còn lại có độ cao mấy li? + Trong từ có dấu thanh gì? Dấu thanh viết trên đầu chữ nào? + Khoảng cách giữa các chữ trong 1 từ như thế nào? - GV vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết. - YC hs viết bảng con. - Nhận xét hs viết bảng. - GV nhận xét, tuyên dương các bạn viết đẹp. Lần 2: HD HS viết: âp, cá mập - GV đưa các chữ mẫu: âp, cá mập. YC hs quan sát và nêu ý kiến: + Chữ nào có độ cao hơn 4 li? + Các chữ còn lại có độ cao mấy li? + Trong từ “ cá mập ’’có dấu thanh gì? + Khoảng cách giữa các chữ trong 1 từ như thế nào? - GV viết mẫu và nêu quy trình viết. - YC hs viết bảng con. - GV nhận xét. - Nhận xét chung phần viết bảng của cả lớp. - HS mở sách giáo khoa - HS quan sát - Hs trả lời - HS đọc CN - ĐT - Hs làm bài - HS đọc - HS lắng nghe - HS nêu - HS nhắc lại yêu cầu - Hs đọc - 1 hs nêu miệng - 1 hs nối vào vở. - Lắng nghe - HS nêu - Hs nêu - HS nói câu HS chơi. - HS trả lời - Quan sát + Chữ â, m, c, u + Chữ s + Dấu thanh hỏi viết trên đầu chữ u. + Cách bằng khảng cách 1 chữ o trong tưởng tượng - HS quan sát và lắng nghe - HS viết bảng con - HS giơ bảng để nhận xét. - 1 vài hs trả lời + Chữ p có độ cao 4 li + Các chữ còn lại có độ cao 2 li + Trong từ “ cá mập ’’có dấu thanh sắc viết trên đầu chữ a, dấu nặng viết dưới chữ â. + Khoảng cách giữa 2 chữ trong 1 từ cách bằng khoảng cách 1 con chữ o. - HS quan sát - Hs viết bảng con - Hs nhận xét - Lắng nghe III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, CỦNG CỐ: GV hỏi: Hôm nay các con học bài gì? Nhận xét tiết học. IV. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO, DẶN DÒ: Yêu cầu HS đọc lại bài của tiết 1 để chuẩn bị cho tiết 2 của bài.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoc_van_lop_1_canh_dieu_bai_40_am_ap_tiet_1.docx