Giáo án Học vần Khối 1 (Sách Cánh diều) - Bài 13: i, ia

Giáo án Học vần Khối 1 (Sách Cánh diều) - Bài 13: i, ia

I. Mục đích, yêu cầu:

- Nhận biết các âm và chữ i, ia, đánh vần, đọc đúng tiếng có I, ia với mô hình “ âm đầu + âm chính”, âm đầu + âm chính + thanh”: bi, bia.

- Nhìn tranh ảnh minh họa, phát âm và tự phát âm tiếng có âm i, âm ia.

- Đọc đúng bài tập đọc Bé Bi, bé Li.

- Biết viết các chữ i, ia, các tiếng bi, bia, các chữ số 4,5

II. Đồ dùng dạy học: Vở BTTV 1, tập 1.

 

docx 15 trang Kiều Đức Anh 25/05/2022 10520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Học vần Khối 1 (Sách Cánh diều) - Bài 13: i, ia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT 
 BÀI 13: I - IA
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhận biết các âm và chữ i, ia, đánh vần, đọc đúng tiếng có I, ia với mô hình “ âm đầu + âm chính”, âm đầu + âm chính + thanh”: bi, bia.
- Nhìn tranh ảnh minh họa, phát âm và tự phát âm tiếng có âm i, âm ia.
- Đọc đúng bài tập đọc Bé Bi, bé Li.
- Biết viết các chữ i, ia, các tiếng bi, bia, các chữ số 4,5 
II. Đồ dùng dạy học: Vở BTTV 1, tập 1.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
TIẾT 1
Hướng dẫn sắp xếp đồ dùng:
- Để học tốt tiết học vần, cô yêu cầu các con sắp xếp đồ dùng học tập theo thứ tự sau:
+ Dưới nhất là bảng con
+ Tiếp theo là sách Tiếng Việt tập 1
+ Trên nhất là bộ đồ dùng.
=> GV đưa ra cách sắp xếp mẫu
- Khi dùng xong đồ dùng nào, các con cất gọn xuống ngăn bàn.
Nào, cô trò mình cùng vào tiết học !
A. Kiểm tra bài cũ:
- Trước khi vào bài học, cô trò mình cùng ôn lại bài cũ qua TC ĐỌC NHANH ĐỌC ĐÚNG.
- Các con chú ý cô hd cách chơi: Trên màn hình có 4 con vật, ẩn dưới mỗi con vật là nội dung các con cần đọc nhanh, đọc đúng. 
- Khi con chọn một con vật bất kỳ, nội dung cần đọc sẽ hiện ra, ai đọc đúng, đọc to rõ ràng sẽ được thưởng một tràng pháo tay.
 - Hs tham gia trò chơi
- HS phân tích tiếng hồ.
- 1HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, đánh giá.
-> Qua chơi TC cô thấy các con về nhà đã luyện đọc rất tốt. Cô khen cả lớp!
B. Bài mới: TIẾT 1
1. Giới thiệu bài: Hôm trước các con đã học bài 12: âm g và âm h. Hôm nay chúng ta cùng nhau học hai âm mới tiếp theo. 
- Âm i: GV đọc mẫu i
- 1 hs đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
* Giới thiệu chữ viết:
- Đây là chữ I in thường, 
- Còn đây là chữ I viết thường, 
- Đây là chữ I in hoa.
- Âm mới thứ 2 đó là Âm ia: 
GV đọc mẫu : IA
- 1 hs đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
- Bạn nào giỏi cho cô biết âm ia gồm có mấy chữ ghép lại.
- Âm ia gồm có hai chữ ghép lại là chữ i và chữ a.
* Giới thiệu chữ viết:
- Đây là chữ ia in thường, 
- Còn đây là chữ ia viết thường, 
- GV đọc lại 2 âm I - ia
- 1 HS đọc, cả lớp đồng thanh
-> Bài học của chúng ta hôm nay là bài 13: I - ia.
2. Chia sẻ và khám phá:
Bây giờ chúng ta cùng đến với hoạt động chia sẻ và khám phá. Ở phần này cô trò mình cùng làm quen với các âm và tiếng mới qua bài tập số 1
* Dạy âm I
- Đây là gì?
=> Bi ve có màu sắc rất đẹp. 
- Đây là các viên bi ạ.
- Bi dùng để làm gì, để biết rõ cô mời cả lớp cùng xem đoạn video sau
- Xem video
- Qua đoạn video vừa rồi các con thấy các bạn đang chơi trò chơi gì?
- HS trả lời
- Các con ạ, chơi bắn bi là một trò chơi dân gian trẻ em rất thích. Khi chơi xong các con nhớ phải rửa tay bằng xà phòng để giữ vệ sinh, phòng tránh các dịch bệnh ..!
- Vậy tiếng mới hôm nay chúng ta học là BI.
- Tiếng bi có âm nào đã học
- Âm mới là âm gì?
- Âm b
- Âm i
- Phân tích tiếng bi
- Tiếng bi có âm b đứng trước, âm i đứng sau
- Đánh vần : b - i - bi/ bi
- 1 tổ đọc nối tiếp. Đồng thanh.
- Cả lớp cùng quan sát tiếp hình ảnh. 
* Dạy âm IA
- Đây là hình ảnh các tấm bia đá ghi tên các tiến sĩ đỗ đạt thời xưa. 
- Các tấm bia đá này được đặt trên lưng Rùa. 
- Nếu bạn nào có dịp đến Văn Miếu QTG sẽ thấy rất nhiều tấm bia đá này.
- Vậy tiếng mới thứ hai là tiếng BIA. 
- GV phát âm mẫu: BIA
- 1 HS đọc, đồng thanh.
- Phân tích tiếng BIA
- Tiếng BIA có âm b đứng trước, âm ia đứng sau.
- Tiếng bia có âm mới là âm gì?
- âm ia
 - Đánh vần: b - ia - bia/bia
- HS nối tiếp đánh vần
- Đồng thanh
* So sánh tiếng mới:
- So sánh cho cô tiếng BI và tiếng BIA giống và khác nhau ở điểm nào?
- Giống nhau đều có âm b đứng trước, khác nhau tiếng bi có âm I đứng sau, còn tiếng bia có âm ia đứng sau.
* Chốt: Các con vừa được học hai âm mới, đó là âm gì?
- Tiếng mới là tiếng nào?
- âm I, âm ia 
- Tiếng bi và tiếng bia.
- HS đọc CN, Phân tích
- ĐT: I, ia, bi , bia
- Các con mở bộ đồ dùng cài cho cô chữ “i” và chữ “bi” vào bảng cài nào?
- HS ghép lần 1: i- bi, 
- Nhận xét.
- Tương tự cô thi xem bạn nào tìm nhanh và cài đúng cho cô chữ “ia” và “bia” nào?
- HS ghép lần 2: ia – bia
* Cất đồ dùng:
Các con đã nhớ bài và ghép rất là tốt. Bây giờ, chúng mình vừa nghe bài hát vừa cất đồ dùng thật nhanh và gọn nhé !
3. Luyện tập: 
a) Mở rộng vốn từ:
- Trong phần luyện tập, chúng ta phải thực hiện bài tập số 2: 
- Đây là 6 tranh ở bài tập số 2
- Các con hãy quan sát 6 bức tranh xem mỗi tranh vẽ gì, rồi nêu tiếng thích hợp với từng tranh. 
Nào chúng ta cùng suy nghĩ! 
Các con đã nêu đúng các tiếng phù hợp với mỗi tranh. 
 - Nhiệm vụ tiếp theo của các con là Tìm tiếng có âm I, tiếng có âm ia
=> (Bấm YC bài 2).
 - Đây chính là yêu cầu của BT 2.
- Để hoàn thành yêu cầu này, các con mở vở bài tập, trang 13. 
- HS mở vở
=> Bấm bài 13 (Có ÂT): 
Đây chính là bài tập trong vở của các con.
- HS quan sát
- Bài tập yêu cầu: Hãy nối âm i với hình có tiếng chứa âm i, nối âm ia với hình có tiếng chứa âm ia.
- Các con hãy hoàn thành BT 2 nào.
- Hs mở vở BT làm việc cá nhân.
- Cô thấy các con đã làm xong
- HS báo cáo: Dùng thanh công cụ vẽ trên zoom tự nối trên màn hình.
- HS nhận xét.
= > Chốt KQ: 
- HS quan sát.
Chốt BT 2:
- Vậy tiếng nào có âm I, tiếng nào có âm ia?
- HS trả lời
6 tranh về 1 bên cùng nối với i
2tranh về một bên cùng nối với âm ia
- HS quan sát
Chuyển: 
- Các con vừa tìm tiếng trong bài có âm i, ia rất tốt.
- Bây giờ chúng mình sẽ tìm tiếng ngoài bài có âm I và âm ia. 
- Cô sẽ cho các con thi đua qua trò chơi ĐUA TÀI
HD cách chơi:
- Cô chia lớp thành 2 đội: 
Đội 1 là tổ 1, tổ 2; Đội 2 là tổ 3, tổ 4.
- Các bạn trong đội lần lượt nối tiếp nhau: nói 1 tiếng có âm i hoặc âm ia.
- Trong cùng một thời gian, đội nào nói được nhiều tiếng đúng thì đội đó chiến thắng. 
- Cô mời bạn LT cùng cô làm trọng tài: Trọng tài phải lắng nghe và đếm số tiếng mỗi đội nói đúng.
- HS lắng nghe
Chuẩn bị:
- Muốn giành chiến thắng, cô cho các đội chuẩn bị trong thời gian 1 phút để tìm các tiếng có chứa âm i, âm ia.
- 1 phút bắt đầu ! 
- HS chuẩn bị
- Thời gian cho đội 1 bắt đầu
=> GV bấm 
- HS chơi
LT đếm 
Đội 2:
Chốt TC:
- Hai đội đã hoàn thành phần chơi của mình. 
Cô muốn nghe KQ từ trọng tài.
- LT báo cáo
- Với KQ trọng tài vừa nêu.
Chiến thắng đã thuộc về đội .
(Hiệu ứng vỗ tay)
Chốt:
Trò chơi ĐUA TÀI đã kết thúc tiết 1.
Cô trò mình cùng thư giãn với vũ điệu rửa tay 6 bước nào !
=> Bấm clip
- HS thực hành
- Các con vừa thực hiện các động tác rửa tay 6 bước.
- Bạn nào đã thực hiện những động tác này thường ngày ? 
- HS trả lời
Liên hệ:
- Hiện nay, bệnh dịch COVID-19 đang bùng phát trở lại. Chúng ta phải sát khuẩn tay và rửa tay 6 bước một cách thường xuyên; Phải đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người và thực hiện đúng quy định của các cấp chỉ đạo để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.
- HS lắng nghe
TIẾT 2
Chuyển:Ở tiết 1 các con đã hoàn thành bài 1,2 rất tốt. Trong tiết 2 này chúng ta hoàn thành các bài còn lại.Đầu tiên cô trò mình cùng đến với BT 3
1. Giới thiệu bài: 
=> Bấm 4 bức tranh:
BT 3 có 4 bức tranh.
- Quan sát 4 bức tranh và cho cô biết, tranh vẽ những ai ?
- HS trả lời
=> GV chỉ tranh và giải thích:
Đúng rồi, bé gái chính là bé Li
Bé trai là bé Bi.
Bé Li là em gái của bé Bi. Bi và Li là hai anh em.
- HS lắng nghe
- Bài TĐ hôm nay kể về hai anh em là bé Bi, bé Li
- 1 hs nhắc lại, cả lớp đồng thanh
- GV giải thích: Li và Bi là tên riêng của người nên phải viết hoa.
GV giải thích tình huống tranh 
- Tranh 1: kể về bé Li đang đi chập chững, giơ 2 tay gọi anh
- Tranh 2: Bi nói hãy ạ anh đi
- Tranh 3: Nghe anh nói vậy bé Li ngoan ngoãn ạ anh lia lịa nên đã bị ho. Thấy em bị ho, vẻ mặt Bi lo lắng.
- Tranh 4: Bi thương em đã ôm em vào lòng và dỗ em.
- HS quan sát và lắng nghe
2. Luyện đọc:
a) Đọc mẫu:
Đây là toàn bộ bài tập đọc:
- Sau đây cả lớp cùng lắng nghe cô đọc mẫu và đọc thầm theo cô trên màn hình. 
- HS đọc thầm theo GV
Trên MH
b)Luyện đọc từ ngữ + giải thích từ:
- Trong bài TĐ này các con cần luyện đọc một số từ.
- Từ thứ nhất: bi bô 
- Hs đọc CN, 
- GV giải nghĩa: Bi bô: nói chưa sõi, lặp đi lặp lại một số âm.
- Từ thứ 2: lia lịa
=> Bấm lia lịa
- Cô mời bạn . đọc.
GV giải thích: Lia lịa là hành động liên tục, liên tiếp rất nhanh.
- Từ tiếp theo: bị ho, dỗ bé
- Cả lớp đọc 4 từ
- Cả lớp đồng thanh cả 4 từ.
d) Luyện đọc từng câu:
Đọc vỡ:
- Bài tập đọc này có 4 tranh. Mỗi tranh ứng với 1 câu. 
(Bấm: Đánh số thứ tự ở đầu câu). 
Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm.
- HS theo dõi.
- Các con quan sát màn hình để luyện đọc từng câu.
Tên đầu bài
- Cả lớp quan sát tay cô chỉ và đọc thầm tên bài.
- HS quan sát và đọc thầm.
- GV gọi 1 HS đọc to trước lớp
- 1 HS đọc
GV lưu ý cách đọc:
- Khi đọc tên bài, các con cần nghỉ hơi ở dấu phảy.
Mời bạn đọc lại
- 2-3 HS đọc lại.
Câu 1, 2:
- Cả lớp quan sát tay cô chỉ và đọc thầm câu 1.
- HS quan sát và đọc thầm.
- Cả lớp quan sát tay cô chỉ và đọc thầm câu 2.
- HS quan sát và đọc thầm.
- GV gọi 1 HS đọc câu 1
- 1 HS đọc câu 1
- GV gọi HS đọc tiếp câu 2
- 1 HS đọc câu 1
GV lưu ý cách đọc:
GV chỉ vào từ Bi, Bi và hỏi:
- Đố bạn nào biết: “Bi, Bi” là lời nói của ai ?
- HS trả lời
- Còn “Bé ạ đi” là câu nói của ai ?
- HS trả lời
- Lời nói của Bi và của Li đều được đặt sau dấu gạch ngang.
Vậy khi đọc, ta cần đọc giọng cao hơn bình thường.
- Trong câu 1 có dấu hai chấm. Con phải nghỉ hơi lâu hơn dấu phảy.
- GV gọi HS đọc lại câu 1
2-3 HS đọc câu 1
- GV gọi HS đọc lại câu 2
2-3 HS đọc câu 2
Câu 3:
- Cả lớp quan sát tay cô chỉ và đọc thầm câu 3.
- HS quan sát và đọc thầm.
- GV gọi 1 HS đọc câu 3
- 1 HS đọc câu 3
- Câu 3 là câu dài, các con chú ý nghỉ hơi ở dấu phảy.
- GV gọi HS đọc lại câu 3
3-4 HS đọc câu 3
Câu 4:
- Cả lớp quan sát tay cô chỉ và đọc thầm câu 4.
- HS quan sát và đọc thầm.
- GV gọi HS đọc câu 4
- 2-3 HS đọc câu 4
Mời bạn . đọc lại.
- 2-3 HS đọc
Đọc nối tiếp câu theo thứ tự:
- Bây giờ cô muốn nghe bốn bạn đọc nối tiếp 4 câu.
- 4 HS đọc
Đọc câu không theo thứ tự:
- GV gọi từng HS và chỉ 1, 2 câu bất kỳ.
- HS đọc theo YC của GV
- Bây giờ chúng ta mở SGK để cùng luyện đọc trong nhóm.
Các con mở SGK trang 28, 29
c) Thi đọc theo nhóm
+ GV yêu cầu HS đọc cá nhân thay bằng đọc theo nhóm (Dạy Zoom)
- HS đọc cá nhân
GV nêu yêu cầu đọc đoạn:
Đoạn 1: Câu 1, 2
Đoạn 2: Câu 3, 4
- Gọi 2 HS thi đọc đoạn.
2 HS đọc, mỗi HS đọc 2 câu
- GV YC HS lớp nhận xét.
+ GV yêu cầu đọc toàn bài: 
Mời 2 HS thi đọc toàn bài.
- 2 HS đọc
- GV YC HS lớp nhận xét.
d) Đọc toàn bài:
- 1 HS đọc toàn bộ bài TĐ
- Cả lớp đọc đồng thanh
3. Tìm hiểu bài: 
Dựa vào bài tập đọc, bạn nào cho cô biết:
- Khi em Li gọi anh, anh Bi đã nhắc em làm gì? 
- HS trả lời.
“ạ” là câu chào người khác kèm cử chỉ khoanh tay, người hơi cúi.
Anh Bi muốn dạy em lễ phép đối với anh.
- HS lắng nghe
- Anh Bi dạy em như vậy, bé Li nghe lời anh như thế nào ?
- Bé Li ạ liên tiếp.
- Vì ạ anh liên tiếp và nhanh nên bé Li đã bị ho. Khi đó, vẻ mặt anh Bi ntn?
- Vẻ mặt anh Bi lo lắng
- Vậy anh Bi đã làm gì?
- Anh Bi đã bế em vào lòng và dỗ em.
Chốt bài:
Bài đọc cho ta thấy Bé Li rất yêu anh Bi. Bi rất yêu em bé. Anh em Bi rất thương yêu nhau.
Liên hệ: 
- Nếu con là anh là chị, con hãy kể một vài việc làm thể hiện mình đã yêu em?
- HS kể: con biết chơi với em, khi em khóc con biết dỗ em.
- Khi em muốn đồ chơi của con, con cho em mượn luôn.
- Nếu con là em, con cần làm gì để anh chị yêu quý mình?
- HS kể: Mẹ mua quà về, con để dành cho anh.
- Giúp anh làm việc nhà đỡ bố mẹ.
* Giáo dục:
- Anh chị em trong nhà phải biết yêu thương, đoàn kết với nhau. Có như vậy bố mẹ mới vui và yên tâm làm việc.
- Không chỉ có tình cảm yêu thương với chị em trong gia đình mình mà con còn phải biết yêu thương các em nhỏ ở xung quanh mình.
Chốt toàn bài:
 Như vậy, chúng ta đã hoàn thành xong 3 bài tập.
* Luyện đọc âm chân trang:
- Trong tuần, các con đã học các âm nào ? 
=> Bấm các âm đã học ở chân trang
- HS trả lời
- Hôm nay chúng ta học thêm 2 âm mới là âm nào?
=> Bấm tiếp 2 âm mới.
- Âm I, ia
- Cô mời 1 bạn đọc lại các âm.
- 1 HS đọc các âm chân trang.
- Các con quan sát thấy ở chân trang 29 có 1 chữ đó chính là chữ I in hoa.
4. Luyện viết.
Chuyển:
 Vừa rồi các con đã luyện đọc rất tốt. Các con gấp SGK cô trò mình cùng chuyển sang phần luyện viết.
=> Bấm bài viết: Đây là toàn bộ bài viết hôm nay.
- Mời bạn đọc bài
- 1 HS đọc
- Trong bài viết, chữ nào cao 2 ly, chữ nào cao 5 ly ?
- HS trả lời
- Còn số 4, 5 cao mấy ly?
- HS trả lời
=> Bấm i
Quan sát chữ I cho cô biết: Chữ I gồm mấy nét ?
- HS trả lời
GV thuyết trình các nét của chữ i
* Hướng dẫn viết chữ i, ia, bi, bia
- Bây giờ các con cùng quan sát, nghe cô hướng dẫn viết chữ i, ia, bi, bia:
+ Chữ i: điểm đặt bút bắt đầu từ đường kẻ ngang 2 đưa lên 1 nét xiên đến đường kẻ ngang 3. Từ điểm kết thúc nét xiên, viết 1 nét móc ngược, chẩm trên nét móc ta được chữ i.
+ Chữ bi: Viết chữ b như bài trc cô đã dạy nối sang chữ I, được chữ bi.
+ Chữ ia: Viết chữ I trước lia bút nối sang chữ a.
+ Chữ bia: Viết chữ b nối sang chữ Ia (lia bút viết chữa a)
- HS quan sát
=> Vân Anh chuyển chế độ viết bảng lớp: GV đứng ra bảng viết chữ.
- HS quan sát
- YC HS lấy bảng con viết theo mẫu:
GV vẫn để chế độ viết bảng để làm mẫu cho HS viết bảng con.
- HS viết bảng con
- Vân Anh tắt chế độ viết bảng để GV nhận xét bài.
- GV yêu cầu HS giơ bảng
- HS giơ bảng
- GV bấm to MH của 1 HS để cho HS khác nhận xét.
- 1 HS khác nhận xét bảng của MH phóng to.
* Hướng dẫn viết số 4, 5:
- Quan sát số 4,5 cho cô biết:
Số 4 gồm mấy nét ? Số 5 gồm mấy nét?
- HS trả lời
- Bây giờ các con cùng quan sát, nghe cô hướng dẫn viết số 4, 5:
Số 4: 
- Nét 1 đặt bút từ đường kẻ ngang5 viết nét thẳng xiên xuống đg kẻ ngang 2. 
- Nét 2: Từ điểm dừng bút nét 1, chuyển hướng bút viết nét ngang dựa theo đg kẻ ngang 2 rộng 2,5 li. 
Nét 3: viết nét thẳng đứng 3li dựa vào đg kẻ dọc 3. Ta được số 4.
Số 5: 
- Nét 1: Điểm đặt bút từ đg kẻ ngang 5 viết nét ngang 2li dừng bút tại dường kẻ dọc 1.
- Nét 2:chuyển hướng bút viết nét thẳng đứng 2li dừng ở đường kẻ ngang 3.
Nét 3: viết nét cong phải chạm đường kẻ ngang 1 và kết thúc tại đường kẻ ngang 2. Ta được số 5.
- HS quan sát
=> Vân Anh chuyển chế độ viết bảng lớp: GV đứng ra bảng viết số 4, 5.
- HS quan sát
- YC HS lấy bảng con viết theo mẫu:
GV vẫn để chế độ viết bảng để làm mẫu cho HS viết bảng con.
- HS viết bảng con
- GV yêu cầu HS giơ bảng
- HS giơ bảng
4. Củng cố, dặn dò:
- Như vậy, cô trò mình đã hoàn thành xong 2 tiết học vần.
Qua bài học, 
- Các con đã học âm mới nào?
- Tiếng mới là tiếng gì?
- Con biết viết thêm số nào?
- Qua bài học con thích nhất điều gì?
- Nhận xét giờ học
- Về nhà đọc lại bài TĐ cho bố mẹ nghe.
- Xem trước bài 14.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoc_van_khoi_1_sach_canh_dieu_bai_13_i_ia.docx