Giáo án Học vần Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 67: on, ot - Bùi Thị Thủy

Giáo án Học vần Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 67: on, ot - Bùi Thị Thủy

Bài 67 on ot

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết vần on, ot; đánh vần, đọc đúng tiếng có vần on, ot.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần on, ot.

- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Mẹ con cá rô (1).

- Viết đúng các vần on, ot và các tiếng (mẹ) con, (chim) hót (trên bảng con).

2. Năng lực:

- Tự học, giải quyết vấn đề, nói rõ ràng, thành câu. Biết trao đổi, chia sẻ suy nghĩ với mọi người xung quanh.

3. Phẩm chất:

- Chăm học, chăm làm, chăm sóc con vật có lợi. Yêu quê hương, những thứ gắn với quê hương, làng quê Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên

- Máy chiếu để minh họa từ khóa, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật thật.

- Bảng cài, bộ thẻ chữ.

2. Học sinh

- Bảng con, phấn, bút dạ để học sinh làm bài tập 4 (tập viết).

 

docx 5 trang Kiều Đức Anh 25/05/2022 9230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Học vần Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 67: on, ot - Bùi Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VẦN
Bài 67 on ot 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
1. Kiến thức, kĩ năng:	
- Nhận biết vần on, ot; đánh vần, đọc đúng tiếng có vần on, ot.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần on, ot.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Mẹ con cá rô (1).
- Viết đúng các vần on, ot và các tiếng (mẹ) con, (chim) hót (trên bảng con).
2. Năng lực:
- Tự học, giải quyết vấn đề, nói rõ ràng, thành câu. Biết trao đổi, chia sẻ suy nghĩ với mọi người xung quanh.
3. Phẩm chất:
- Chăm học, chăm làm, chăm sóc con vật có lợi. Yêu quê hương, những thứ gắn với quê hương, làng quê Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên
- Máy chiếu để minh họa từ khóa, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật thật.
- Bảng cài, bộ thẻ chữ.
2. Học sinh
- Bảng con, phấn, bút dạ để học sinh làm bài tập 4 (tập viết).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
I. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Ổn định lớp
- Chiếu bài tập đọc: Nam Yết của em (bài 66) 
- Gọi HS đọc bài
- Cả lớp đọc bài 	
- Yêu cầu HS viết vào bảng con: yên ngựa, yết kiến
- GV cho HS nhận xét bài viết của bạn
- GV nhận xét
- Hát
- HS đọc bài. 
- HS đọc CN
- HS đọc bài đồng thanh
- HS viết vào bảng con
- Nhận xét
- Lắng nghe
II. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các con sẽ học 2 vần mới là vần on, vần ot
- GV ghi tên bài lên bảng.
- GV đưa ra vần âm, đọc mẫu: on 
- Gọi HS đọc CN-ĐT
- Vần on gồm mấy âm ghép lại?
- Đánh vần/đọc trơn vần on
- GV đưa ra vần ot, đọc mẫu: ot
- Phân tích vần ot, sau đó đánh vần vần ot
- So sánh 2 vần: on, ot giống nhau: đều có âm o đứng trước, khác nhau: vần on có n đứng sau, ot có t đứng sau.
- GV nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại nối tiếp tên bài.
- Quan sát, lắng nghe
- HS đọc CN-ĐT
- Vần on gồm 2 âm ghép lại là âm o đứng trước, âm n đứng sau
- o - nờ - on / on
- Quan sát, lắng nghe
- o - tờ - ot / ot
- HS so sánh
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
* Dạy từ mẹ con
- Chiếu hình ảnh, GV chỉ hình và hỏi: Đây là gì?
- Cô có từ mẹ con - GV đọc mẫu
- Trong từ mẹ con, tiếng nào có chứa vần mới?
- Yêu cầu HS phân tích tiếng con.
- GV nhận xét
- GV đưa mô hình vần on, tiếng con cho cả lớp đánh vần và đọc trơn: o-nờ-on/cờ-on-con/mẹ con.
* Dạy từ chim hót
- Chiếu hình ảnh, GV chỉ hình và hỏi: Con chim đang làm gì?
- Cô có từ chim hót - GV đọc mẫu
- Trong từ chim hót, tiếng nào có chứa vần mới?
- Yêu cầu HS phân tích tiếng hót.
- GV nhận xét.
- Gọi HS nhắc lại
- GV hướng dẫn HS đánh vần và đọc trơn: o-tờ-ot/hờ-ot-hot-sắc-hót/chim hót
* Củng cố
- Các con vừa học vần mới nào?
- Các con vừa học từ mới nào?
- GV chỉ vần mới và từ mới cho HS đọc, đánh vần CN-ĐT
- Yêu cầu HS lấy bộ đồ dùng, tìm và thực hành gài tiếng: mẹ con, chim hót
- Yêu cầu HS giơ bảng gài
- GV nhận xét.
- Quan sát, trả lời: mẹ con
- HS đọc CN-ĐT
- TL: Tiếng con
- Phân tích
- HS đánh vần/đọc trơn CN-ĐT.
- Quan sát, trả lời: chim hót
- HS đọc CN-ĐT
- TL: hót
- Phân tích
- Nhắc lại
- HS đánh vần/đọc trơn CN-ĐT.
- HS nêu: vần on, ot
- mẹ con, chim hót.
- HS đọc, đánh vần CN-ĐT
- HS cài tiếng: mẹ con, chim hót vào bảng gài.
- Giơ bảng gài
- Lắng nghe
3. Luyện tập
Bài tập 2: Tìm từ ngữ ứng với mỗi hình
- GV chiếu tranh, yêu cầu HS quan sát
- GV nêu yêu cầu: Tìm từ ngữ ứng với mỗi hình
- GV chỉ từng từ cho HS đọc.
- GV cho HS làm BT 1 trong VBT.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- GV chỉ từng hình, cả lớp nhắc lại.
- GV yêu cầu HS tìm thêm các tiếng có vần on, ot
Bài tập 3: Tập đọc
* Giới thiệu bài đọc
- GV chỉ hình, giới thiệu: Bức tranh vẽ cảnh cá rô mẹ đang nói gì đó với rô con. Các em hãy lắng nghe để biết chuyện của mẹ con cá rô (phần 1).
* GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS lắng nghe, chỉ tay vào bài đọc nghe GV đọc mẫu.
* Luyện đọc từ ngữ
- Luyện đọc từ ngữ: cá rô, kiếm ăn, dặn con, liền, tót ra ngỗ, lên bờ, cá cờ can.
- GV giải nghĩa từ: tót (di chuyển, chạy rất nhanh); can (khuyên ngăn đừng làm).
* Luyện đọc câu
- GV: Bài có 9 câu. GV chỉ từng câu.
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
- Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn là một lần xuống dòng); thi đọc cả bài.
* Tìm hiểu bài đọc
- BT a: GV nêu yêu cầu; chỉ từng ý cho cả lớp đọc.
+ HS đánh dấu chọn ý đúng vào VBT.
+ GV: Ý nào đúng?
+ GV: Ý nào sai? 
- BT b: GV nêu yêu cầu của BT (Lẽ ra trước khi đi chơi, rô con phải xin phép mẹ thế nào?). 
+ GV nhận xét lời xin phép của HS (lễ phép, thật thà); nêu câu hỏi: Nếu rô mẹ biết rô con định lên bờ chơi thì rô mẹ sẽ làm gì? HS phát biểu.
+ GV kết luận: Nếu rô mẹ biết con định lên bờ chơi thì chắc chắn rô mẹ sẽ ngăn cản con, giải thích cho con hiểu làm việc đó sẽ nguy hiểm thế nào và đã không xảy ra sự việc rô con suýt mất mạng.
- GV: Bài đọc cho em biết gì về tính cách của rô con?
* Cả lớp đọc lại nội dung bài 67.
Bài tập 4: Tập viết (bảng con)
- Cả lớp nhìn bảng đọc các vần, tiếng, từ cần viết: on, mẹ con, ot, chim hót
- GV viết mẫu từng chữ và tiếng trên bảng vừa hướng dẫn quy trình.
+ Vần on: viết o trước, viết n sau.
+ Vần ot: viết o trước, viết t sau.
+ Từ mẹ con: Viết âm m trước, âm e sau, dấu nặng dưới chữ e / viết âm c trước, vần on sau.
+ Từ chim hót: viết âm ch trước, vần im sau / viết âm h trước, vần ot sau, dấu sắc đặt trên chữ o.
- GV yêu cầu HS thực hiện bảng con.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại tên bài
- Gọi HS đọc, đánh vần vần, tiếng, từ mới.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà luyện đọc bài, xem trước bài 69: Ôn tập.
- Quan sát
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS làm BT.
- HS nói kết quả: 1) rót trà, 2) nón lá, 3) sọt cá...
- Cả lớp nhắc lại
- HS nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài có vần on, ot
- HS đọc bài 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc.
- HS thực hiện
- HS thi đọc - HS đọc 
- HS đọc
+ HS làm bài trong VBT
+ 1 HS, cả lớp nêu ý đúng: Rô mẹ vừa đi - Rô con đã rủ cá cờ lên bờ.
+ 1 HS, cả lớp nêu ý sai: Rô mẹ vừa đi - Cá cờ đã rủ rô con đi xa.
- HS phát biểu tự do. VD: Mẹ ơi, con xin phép mẹ ra bờ hồ chơi nhé. / Con xin phép mẹ lên bờ xem ở đó có gì lạ, mẹ nhé!...
+ Nếu rô mẹ biết con định lên bờ chơi thì chắc chắn rô mẹ sẽ ngăn cản con, giải thích cho con hiểu làm việc đó sẽ nguy hiểm thế nào và đã không xảy ra sự việc rô con suýt mất mạng.
- Rô con không nghe lời mẹ. / Rô con không nghe lời bạn. / Rô con bướng bỉnh, tự cho là mình hiểu biết.
* Cả lớp nhìn SGK đọc bài, đọc cả các vần dưới chân bài 67.
- HS quan sát
- HS viết bảng con 
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
 ... 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoc_van_lop_1_sach_canh_dieu_bai_67_on_ot_bui_thi_th.docx