Giáo án Học vần Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 16: gh - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lệ Thu

Giáo án Học vần Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 16: gh - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lệ Thu

- GV chỉ hình ghế gỗ, hỏi: Đây là cái gì?

- GV: Trong từ ghế gỗ, tiếng nào có chữ gh ( gờ kép).

- GV chỉ: ghế.

- Gv yêu hs phân tích tiếng ghế

- Gọi HS nhắc lại.

- Tổ chức cho hs đánh về tiếng, từ.

* Gọi hs nhắc lại âm, từ vừa học.

- Yc hs gắn bảng cài.( GV chuẩn bị cho hs lên cài bảng cài của gv)

- Gv nhận xét. - Hs trả lời Ghế gỗ.

- Hs trả lời Tiếng ghế

- HS phân tích: Tiếng ghế có âm gờ đứng trước, âm ê đứng sau, dấu sắc đặt trên ê. Âm gờ viết bằng chữ gờ kép./ ghế gỗ.

- Một số HS nhắc lại.

- HS (cá nhân, nhóm, tổ, dãy) nhìn mô hình, đánh vần và đọc tiếng.

- HS nhắc lại

- HS gắn lên bảng cài chữ gh mới học.

 

doc 4 trang thuong95 5470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Học vần Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 16: gh - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Lệ Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
HỌC VẦN - LỚP 1 – TUẦN 4
Tên bài dạy: Bài 16 gh
Ngày soạn: 21/09/2020
Ngày dạy: 25/09/2020
Người dạy: Nguyễn Thị Lệ Thu - lớp 1/4
Đơn vị: Trường TH Hòa Thành – Lai Vung – Đồng Tháp
I. MỤC TIÊU: 	
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết âm và chữ gh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có gh.
- Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có g, gh.
- Nắm được quy tắc chính tả: gh + e, ê, i / g + a, o, ô, ơ,...
- Đọc đúng bài Tập đọc Ghế.
- Viết đúng các chữ gh, tiếng ghế gỗ; chữ số: 6, 7 (trên bảng con).
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế. 
II. CHUẨN BỊ:	
1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa từ khóa, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật thật, tranh và nội dung bài tập đọc.
2. Học sinh: SGK, Vở Bài tập Tiếng Việt .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Ổn định
- Kiểm tra bài cũ
+ GV gọi hs đọc bài ở bảng nhóm: lê la, bể cá, g, h.
+ GV cho hs viết bảng con: g, h, le le.
+ GV gọi HS đọc bài tập đọc Bể cá
+ GV cho học sinh nhận xét bài viết.
- Hát
- HS lần lượt đọc bài
- HS viết bảng con
- HS đọc bài ở SGK ( 4 hs đọc, mỗi hs đọc 1 câu)
- HS nhận xét bạn.
B. Bài mới: 
1. Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng khới, tâm trạng thoải mái cho hs trước khi vào tiết học mới. Giới thiệu bài mới.
- Giới thiệu bài
+ GV ghi chữ gh, nói: gờ 
+ GV giới thiệu số 6,7
- Lắng nghe
- 4-5 em, cả lớp : “gờ”
- Cá nhân, cả lớp : số 6, 7
2. Hoạt động 2: Khám phá
 * Mục tiêu: Nhận biết các âm và chữ cái gh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có âm gh theo mô hình “âm đầu + âm chính”; “âm đầu + âm chính + thanh”: ghế, ghế gỗ.
- GV chỉ hình ghế gỗ, hỏi: Đây là cái gì?
- GV: Trong từ ghế gỗ, tiếng nào có chữ gh ( gờ kép).
- GV chỉ: ghế.
- Gv yêu hs phân tích tiếng ghế
- Gọi HS nhắc lại.
- Tổ chức cho hs đánh về tiếng, từ.
* Gọi hs nhắc lại âm, từ vừa học.
- Yc hs gắn bảng cài.( GV chuẩn bị cho hs lên cài bảng cài của gv)
- Gv nhận xét.
- Hs trả lời Ghế gỗ.
- Hs trả lời Tiếng ghế 
- HS phân tích: Tiếng ghế có âm gờ đứng trước, âm ê đứng sau, dấu sắc đặt trên ê. Âm gờ viết bằng chữ gờ kép./ ghế gỗ.
- Một số HS nhắc lại.
- HS (cá nhân, nhóm, tổ, dãy) nhìn mô hình, đánh vần và đọc tiếng.
- HS nhắc lại
- HS gắn lên bảng cài chữ gh mới học.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
 * Mục tiêu:
 - Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có g, gh.
- Nắm được quy tắc chính tả: gh + e, ê, i / g + a, o, ô, ơ,...
- Đọc đúng bài Tập đọc Ghế.
- Viết đúng các chữ gh, tiếng ghế gỗ; chữ số: 6, 7 (trên bảng con).
3.1. Mở rộng vốn từ.
a. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có chữ g? Tiếng nào có chữ gh?)
- GV đính tranh, hỏi hs có bao nhiêu bức tranh?
- Hỏi nội dung và đọc từ lần lượt từng tranh.
- GV kết hợp giải nghĩa từ: gà gô, ghẹ
- Gọi 1 hs đọc lại tiếng, từ cả 6 tranh
- Yc hs tìm tiếng có chữ g, tiếng có chữ gh?
- Gv nhận xét, kết luận.
b. Quy tắc chính tả (BT 3: Ghi nhớ)
- GV giới thiệu quy tắc chính tả g/ gh.
- GV chỉ sơ đồ 1: Khi đứng trước các chữ e, ê, i, âm gờ viết là gh kép. 
- GV chỉ sơ đồ 2: Khi đứng trước các chữ khác (a, o, ô, ơ,...), âm gờ viết là g đơn. 
- Gọi hs nhắc lại ghi nhớ.
- Hs quan sát. Có 6 tranh.
- Tranh 1: vẽ con gà – gà gô
- Tranh 2: vẽ bàn tay viết – ghi
- ......
- HS lắng nghe.
- Hs đọc
- HS tìm và nêu
- Nghe và ghi nhớ.
- HS nghe và quan sát
- Theo dõi sơ đồ gv chỉ
- Cả lớp nhìn sơ đồ, nhắc lại quy tắc trên: gh + e, ê, i / g + a, o, ô, ơ,...
3.2. Tập đọc. (Bài tập 4) 
a. GV chỉ hình, giới thiệu: Bài đọc có Hà, ba Hà, bà Hà và bé Lê (em trai Hà). Mỗi người trong nhà Hà ngồi một loại ghế khác nhau.
b. GV đọc mẫu: kết hợp chỉ từng hình giới thiệu các loại ghế: ghế gỗ (của Hà), ghế da (của ba Hà), ghế đá (ở bờ hồ).
- HS theo dõi, quan sát
- HS theo dõi, lắng nghe.
Tiết 2
3.2. Tập đọc (tiếp)
c. Luyện đọc từ ngữ: ghế gỗ, ghế da, ghế đá, bờ hồ.
d. Luyện đọc câu
- GV: Bài có 4 câu.
- GV đọc chậm từng tiếng trong câu 1, câu 2,...
- Tổ chức cho hs luyện đọc 
- Thi đọc đoạn, bài
- Gv đọc lại bài tập đọc.
e. Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu câu hỏi tìm hiểu bài:
- Hà có ghế gì? 
- Ba Hà có ghế gì? 
 - Bờ hồ có ghế gì? 
- Bà bế bé Lê ngồi ở ghế nào? 
- Gv nhận xét, tuyên dương
* Cả lớp đọc nội dung 2 trang của bài 16.
- Hs đọc cá nhân, nhóm
- Cả lớp đọc thầm; sau đó 1 HS đọc, tổ.
- Tiếp tục với câu 2, 3, 4.
- Luyện đọc tiếp nối từng câu. ( cá nhân, tổ, nhóm) 
- Từng cặp HS nhìn SGK, cùng luyện đọc.
- Các cặp, tổ thi đọc tiếp nối.
- Các cặp, tố thi đọc cả bài.
- 1 HS đọc cả bài.
- Hs lắng nghe.
- HS trả lời:
 + Hà có ghế gỗ.
 + Ba Hà có ghế da. 
 + Bờ hồ có ghế đá.
 + Bà bế bé Lê ngồi ở ghế đá. 
- HS đọc bài
3.3. Tập viết (Bảng con – BT 5)
a. Cả lớp đọc trên bảng các chữ, tiếng, chữ số: gh, ghế gỗ, 6, 7.
b. GV vừa viết chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn:
- Chữ gh: là chữ ghép từ hai chữ cái g và h. Viết chữ g trước (1 nét cong kín, 1 nét khuyết ngược), chữ h sau (1 nét khuyết xuôi, 1 nét móc hai đầu).
- Tiếng ghế: viết gh trước, ê sau, dấu sắc đặt trên ê, chú ý nối nét giữa gh và ê.
- Tiếng gỗ: viết chữ g trước, chữ ô sau, dấu ngã đặt trên ô.
- Số 6: cao 2 li. Là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và cong kín.
- Số 7: cao 2 li. Gồm 3 nét: nét 1 thẳng ngang, nét 2 thẳng xiên, nét 3 thẳng ngang (ngắn) cắt giữa nét thẳng xiên.
* Thực hành viết
- Cho HS viết trên khoảng không
- Cho HS viết bảng con
d. Báo cáo kết quả
- GV yêu cầu HS giơ bảng con
- GV nhận xét
- HS Cả lớp đọc trên bảng các chữ, tiếng, chữ số: gh, ghế gỗ, 6, 7.
- Hs thực hiện trên không bằng ngón tay.
- HS viết: gh (2 - 3 lần). Sau đó viết: ghế gỗ (2 lần); 6, 7 (2 lần).
- HS giơ bảng
4. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
 * Mục tiêu: nhắc lại những kiến đã học, hướng dẫn chuẩn bị bài mới.
a. Củng cố:
- Hôm nay các em được học âm, từ nào?
- Gọi 1 hs nhắc lại qui tắc chính tả g/gh.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
b. Dặn dò: 
- Về nhà đọc lại bài tập đọc cùng người thân, xem trước bài 17
- GV khuyến khích HS tập viết chữ gh trên bảng con
- HS trả lời : gh – ghế gỗ
- Hs nhắc lại qui tắc
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
Xác nhận BGH: Hòa Thành, ngày 21 tháng 09 năm 2020
 P.Hiệu trưởng Người soạn
 Nguyễn Văn Tươi Nguyễn Thị Lệ Thu 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoc_van_lop_1_canh_dieu_bai_16_gh_nam_hoc_2020_2021.doc