Giáo án Học vần Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 5: cỏ, cọ (Tiết 1) - Đào Thị Bích Thủy

Giáo án Học vần Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 5: cỏ, cọ (Tiết 1) - Đào Thị Bích Thủy

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết thanh hỏi và dấu hỏi, thanh nặng và dấu nặng.

- Biết đánh vần tiếng có mô hình “âm đầu + âm chính + thanh”: cỏ, cọ.

- Nhìn hình minh họa, phát âm (hoặc được giáo viên hướng dẫn phát âm), tự tìm được tiếng có thanh hỏi, thanh nặng.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, cây cối.

- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Laptop; màn hình máy chiếu; slide minh họa, .

2. Học sinh: SGK, vở ô li,bộ đồ dùng học Tiếng Việt 1

 

doc 6 trang Kiều Đức Anh 25/05/2022 4650
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Học vần Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 5: cỏ, cọ (Tiết 1) - Đào Thị Bích Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VẦN
BÀI 5: cỏ, cọ (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nhận biết thanh hỏi và dấu hỏi, thanh nặng và dấu nặng. 
- Biết đánh vần tiếng có mô hình “âm đầu + âm chính + thanh”: cỏ, cọ.
- Nhìn hình minh họa, phát âm (hoặc được giáo viên hướng dẫn phát âm), tự tìm được tiếng có thanh hỏi, thanh nặng. 
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, cây cối.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Laptop; màn hình máy chiếu; slide minh họa, ...
2. Học sinh: SGK, vở ô li,bộ đồ dùng học Tiếng Việt 1 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động
- Để tiếp thêm năng lượng cho tiết học, cô trò mình cùng khởi động: Nhảy múa bài: Thật là hay
- Các con đã được khởi động qua bài hát rất hay phải không nào? Trước khi vào bài mới, cô trò mình cùng ôn lại bài cũ. 
- Gọi 2 HS đọc các âm,tiếng đã học.
- Nhận xét,đánh giá
*Giới thiệu bài: 
- Hôm nay các con sẽ làm quen với 2 dấu thanh của tiếng Việt là thanh hỏi và thanh nặng; học đọc tiếng có thanh hỏi và thanh nặng.
- GV chỉ từng dấu thanh, phát âm mẫu cho HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại
- Cô giới thiệu với các con 2 tiếng mới trong bài hôm nay:Tiếng cỏ có thanh hỏi,tiếng cọ có thanh nặng. 
- GV đọc mẫu. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức
a, Dạy tiếng cọ
- GV đưa tranh bụi cỏ lên bảng. 
- Đây là cây gì?
- GV viết lên bảng tiếng cọ
- GV chỉ tiếng cọ
* Phân tích
+ GV che dấu hỏi ở tiếng cỏ rồi hỏi: Ai đọc được tiếng này?
- GV chỉ vào chữ cỏ, nói đây là một tiếng mới. So với tiếng co thì tiếng này có gì khác?
- Đó là dấu hỏi chỉ thanh hỏi
- GV đọc : cỏ
- GV chỉ tiếng cỏ kết hợp hỏi: Tiếng cỏ gồm có những âm nào? Thanh nào?
- GV cho HS nhắc lại
* Đánh vần.
- Hôm trước, các em đã biết cách đánh vần tiếng co: cờ-o-co. Hôm nay, tiếng co có thêm dấu hỏi, ta đánh vần như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay:
+ Chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát âm : cỏ
+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: co
+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: hỏi
+ Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: cỏ.
- GV cùng học sinh đánh vần lại với tốc độ nhanh dần: co-hỏi-cỏ
- Bây giờ chúng ta gộp bước đánh vần tiếng co với bước đánh vần tiếng cỏ làm một.
- GV giới thiệu mô hình tiếng cỏ
cỏ
c-o-co-hỏi-cỏ
c
ỏ
- GV chỉ từng kí hiệu trong mô hình, đánh vần tiếng c-o-co-hỏi-cỏ.
b, Dạy tiếng cọ.
- GV đưa tranh con cá lên bảng. 
- Đây là cây gì?
- GV viết lên bảng tiếng cọ
- GV chỉ tiếng cọ
* Phân tích
+ GV che dấu huyền ở tiếng cọ rồi hỏi: Ai đọc được tiếng này?
- GV chỉ vào chữ cọ, nói đây là một tiếng mới. So với tiếng ca thì tiếng này có gì khác?
- Đó là dấu nặng chỉ thanh nặng
- GV đọc : cọ
- GV chỉ tiếng cọ kết hợp hỏi: Tiếng cọ gồm có những âm nào? Thanh nào?
- GV cho HS nhắc lại
- GV: Tiếng cỏ khác tiếng cọ ở thanh gì?
* Đánh vần.
- Hôm trước, các em đã biết cách đánh vần tiếng co: cờ-o-co. Hôm nay, tiếng ca có thêm dấu nặng, ta đánh vần như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay:
+ Chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát âm : cọ
+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: co
+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: nặng
+ Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: cọ.
- GV cùng học sinh đánh vần lại với tốc độ nhanh dần: co-nặng-cọ
- Bây giờ chúng ta gộp bước đánh vần tiếng co với bước đánh vần tiếng cọ làm một.
- GV giới thiệu mô hình tiếng cọ
cỏ
c-o-co-hỏi-cỏ
c
ỏ
- GV chỉ từng kí hiệu trong mô hình, đánh vần tiếng c-o-co-nặng-cọ
* Củng cố: 
- Các em vừa học dấu thanh mới là thanh gì?
- Các em vừa học các tiếng mới là tiếng gì?
- GV chỉ mô hình tiếng cỏ, cọ
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Mở rộng vốn từ. (BT3: Đố em: Tiếng nào có thanh hỏi?)
a. Xác định yêu cầu.
- GV nêu yêu cầu của bài tập : Các em nhìn vào SGK trang 14 (GV giơ sách mở trang 8 cho HS quan sát) rồi nói to tên các con vật, cây, sự vật có thanh hỏi; nói nhỏ tên các con vật, cây, sự vật không có thanh hỏi.
b. Nói tên sự vật
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh nói tên từng sự vật.
- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn yêu cầu cả lớp nói tên tên từng sự vật.
c. Báo cáo kết quả.
- GV cho từng cặp học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.
- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả.
*Qua BT2, con đã tìm đúng những tiếng có thanh hỏi. Bây giờ chúng ta cùng chuyển sang BT3.
Bài 2: Mở rộng vốn từ. (BT3: Đố em: Tìm tiếng có thanh nặng)
a. Xác định yêu cầu.
- GV nêu yêu cầu của bài tập : Các em nhìn vào SGK trang 15 (GV giơ sách mở trang 15 cho HS quan sát) rồi vừa nói vừa vỗ tay tên các con vật, cây, sự vật có thanh nặng.
b. Nói tên sự vật
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh nói tên từng sự vật.
- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn yêu cầu cả lớp nói tên tên từng sự vật.
c. Báo cáo kết quả.
- GV cho từng cặp học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.
- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả.
- GV cho HS làm bài vào vở Bài tập
4. Hoạt động vận dụng 
*Trò chơi: Hộp quà bí mật
Cách chơi: Mỗi bạn chọn 1 hộp quà và trả lời câu hỏi.Nếu trả lời sai quyền trả lời dành cho bạn khác.Trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà.
Câu 1: Con gì đuôi ngắn,tai dài
Mắt hồng lông mượt,có tài chạy nhanh?
Câu 2: Tìm tiếng có thanh hỏi (ngoài bài)
Câu 3: Tìm tiếng có thanh nặng (ngoài bài)
Câu 4: Con gì chân ngắn
 Mà lại có màng
 Mỏ bẹt màu vàng
 Hay kêu cạp cạp?
-GV nhận xét,đánh giá
5. Củng cố- dặn dò
- Qua bài học con đã biết thêm điều gì?
- Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị phần tập viết.
- HS tham gia 
-2 HS đọc
- Lắng nghe
- 2-3 nhắc lại thanh hỏi,thanh nặng
- Cá nhân, cả lớp : “cỏ,cọ”
- HS quan sát
- HS : Đây là bụi cỏ.
- HS nhận biết tiếng cỏ
- HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: cỏ
- HS xung phong đọc: co
- Có thêm dấu trên đầu
- HS cá nhân – cả lớp : cỏ
- Tiếng cỏ gồm có âm c và âm o. Âm c đứng trước, âm o đứng sau, dấu hỏi đặt trên o.
- HS cả lớp nhắc lại
- HS: co-hỏi-cỏ
- Quan sát và cùng làm với GV
- HS làm và phát âm cùng GV 
- Cá nhân, tổ nối tiếp nhau đánh vần: co-hỏi-cỏ
- Cả lớp đánh vần: co-hỏi-cỏ. 
- Lắng nghe
- HS (cá nhân, tổ, cả lớp) : c-o-co-hỏi-cỏ.
- HS quan sát
- HS : Đây là cây cọ
- HS nhận biết tiếng cọ 
- HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: cọ
- HS xung phong đọc: co
- Có thêm dấu bên dưới.
- HS cá nhân – cả lớp : cọ
- Tiếng cọ gồm có âm c và âm o. Âm c đứng trước, âm o đứng sau, dấu nặng đặt dưới âm o.
- HS cả lớp nhắc lại
- Tiếng cỏ có thanh hỏi, tiếng cọ có thanh nặng.
- HS: co-nặng-cọ
- Quan sát và cùng làm với GV
- HS làm và phát âm cùng GV 
- Cá nhân, tổ nối tiếp nhau đánh vần: co-nặng-cọ
- Cả lớp đánh vần: co-nặng-cọ
- Lắng nghe
- HS (cá nhân, tổ, cả lớp) : c-o-co-nặng-cọ
- Thanh huyền, thanh sắc 
- Tiếng cỏ, cọ
- HS đánh vần, đọc trơn : c-o-co-hỏi-cỏ, c-o-co-nặng-cọ.
- Học sinh lắng nghe yêu cầu và mở sách đến trang 14.
- HS lần lượt nói tên từng con vật: hổ, mỏ, thỏ, bảng, võng, bò
- HS lần lượt nói một vài vòng
+HS1 chỉ hình 1- HS2 nói to : hổ 
+HS1 chỉ hình 2- HS2 nói to: mỏ
+HS1 chỉ hình 3- HS2 nói to: thỏ
+HS1 chỉ hình 4- HS2 nói to: bảng
+HS1 chỉ hình 5- HS2 nói nhỏ: võng
+ HS1 chỉ hình 6- HS2 nói nhỏ: bò
- HS báo cáo cá nhân
- Học sinh lắng nghe yêu cầu và mở sách đến trang 15.
- HS lần lượt nói tên từng con vật: ngựa, chuột, vẹt, quạt, chuối, vịt.
- HS lần lượt nói một vài vòng
+ HS1 chỉ hình 1- HS2 vỗ tay nói : ngựa 
+ HS1 chỉ hình 2- HS2 vỗ tay nói: chuột
+ HS1 chỉ hình 3- HS2 vỗ tay nói: vẹt
+ HS1 chỉ hình 4- HS2 vỗ tay nói: quạt
+ HS1 chỉ hình 5- HS2 không vỗ tay nói: chuối
+ HS1 chỉ hình 6- HS2 vỗ tay nói: vịt
- HS lắng nghe và chơi
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoc_van_lop_1_canh_dieu_bai_5_co_co_tiet_1_dao_thi_b.doc