Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020

Tiếng việt ( 2 tiết)

Tiết 1+2: Ổn định tổ chức

I. Mục tiêu

- Phổ biến nội quy lớp học, giờ học, chia tổ, bầu cán sự lớp

- Biết những quy định cơ bản để thực hiện tốt nề nếp của trường, của lớp.

- Giáo dục HD có ý thức tốt trong giờ học.

II. Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát : Tạm biệt búp bê thân yêu.

2. Hoạt động cơ bản:

 

docx 18 trang chienthang 4400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 9 tháng 9 năm 2019
Chào cờ
Tiếng việt ( 2 tiết)
Tiết 1+2: Ổn định tổ chức
Mục tiêu
Phổ biến nội quy lớp học, giờ học, chia tổ, bầu cán sự lớp
Biết những quy định cơ bản để thực hiện tốt nề nếp của trường, của lớp.
Giáo dục HD có ý thức tốt trong giờ học.
Các hoạt động:
Khởi động: Hát : Tạm biệt búp bê thân yêu.
Hoạt động cơ bản:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
a. HĐ1 : Dạy nội dung lớp học.
- GV đọc nội quy lớp học (2 lần)
b. HĐ2: Sắp xếp chỗ ngồi và chia tổ 
- Xếp chỗ ngồi cho học sinh
- Chia lớp thành 4 tổ, 
- Đọc tên từng học sinh của mỗi tổ 
- Những em nào ở tổ 1 giơ tay, tổ 2, tổ 3 giơ tay. Những em còn lại ở tổ nào ?
c. HĐ3: Giới thiệu một số ký hiệu và hiệu lệnh của giáo viên trong giờ học.
- GV viết ký hiệu và nêu:
+ Khoanh tay, nhìn lên bảng
 B lấy bảng V lấy vở 
 S lấy sách Đ lấy hộp đồ dùng
 Hoạt động nhóm 
- GV chỉ vào từng ký hiệu có trên bảng và yêu cầu HS thực hành.
* Nêu một số hiệu lệnh cơ bản
- Gõ một tiếng thước: giơ bảng
- Gõ một tiếng tiếp: xoay bảng
- Gõ một tiếng tiếp: hạ bảng
Tiết 2
3. HĐ thực hành:
- Cho HS xếp hàng dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
4. HĐ ứng dụng:
- Vui văn nghệ.
-HS chú ý nghe.
+HS ngồi theo vị trí quy định của giáo viên
- Nghe để nhớ xem mình ở tổ nào 
- HS giơ tay
- HS theo dõi
- HS thực hành.
- HS nghe và thực hành theo hiệu lệnh
- HS thực hành xếp hàng.
Toán
Tiết 1: Tiết học đầu tiên
I. Mục tiêu
- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình. 
- Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán .
II. Các hoạt động:
1.Khởi động: Chơi trò chơi: Thi kể tên các đồ dùng em có ở trong cặp.
 2. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a.HĐ1:Hướng dẫn sử dụng sách Toán lớp 1.
- Cho HS xem sách toán 1.
+ HD học sinh mở sách 
+ Giới thiệu ngắn gọn về sách toán 1.
- Cho HS thực hành gấp sách, mở sách và hướng dẫn cách giữ gìn sách.
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét.
b.HĐ2:Giới thiệu một số hoạt động học Toán 1.
c. HĐ 3: Yêu cầu cần đạt khi học toán.
-Cho HS thảo luận nhóm 2 TLCH: Học toán 1 các em sẽ biết được những gì?
- Gọi HS chia sẻ trước lớp.
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét. 
- GV kết luận: Học toán 1 các em sẽ biết:
+Đếm, đọc số, viết số, so sánh hai số....
 +Làm tính cộng, tính trừ 
+Nhìn hình vẽ nêu được bài toán, rồi viết được phép tính giải.
+Biết giải các bài toán.
+ Biết đo độ dài, biết xem lịch....
* Liên hệ: Muốn học toán giỏi các em phải làm gì ?
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương...
d. HĐ 4: Giới thiệu bộ đồ dùng Toán 1
3. HĐ thực hành:
- Trò chơi: Thi cách lấy và cất đồ dùng 
- Nhận xét trò chơi, tuyên dương..
4. HĐ ứng dụng:
- Về nhà chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho tiết học sau.
- HS lấy sách toán ra. 
- HS mở sách 
- HS thực hành cá nhân gấp, mở sách.
- HS nhận xét.
- Thảo luận nhóm 2 
- HS chú ý nghe và hoạt động cặp đôi 
-HS chia sẻ trước lớp. 
- HS nhận xét.
- HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Phải đi học đều, học thuộc bài, chịu khó tìm tòi, suy nghĩ.
-Lắng nghe
- HS chơi (2 lần)
- HS lắng nghe.
Mĩ thuật
Giáo viên chuyên dạy
Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2019
Toán
Tiết 2: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
I.Mục tiêu: 
Biết cách so sánh số lượng 2 nhóm đồ vật, biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật.
II. Các hoạt động:
1.Khởi động: Hát: Vào lớp rồi
2. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a.HĐ1:So sánh số lượng cốc và thìa
- GV đưa 5 cái cốc và 4 cái thìa. 
- Yêu cầu HS lên đặt mỗi cái thìa vào 1 cái cốc.
-Còn cốc nào chưa có thìa?
- GV: Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa, ta nói “ số cốc nhiều hơn số thìa”
-GV nói tiếp: Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì không còn thìa để đặt vào cốc còn lại, ta nói “ số thìa ít hơn số cốc”.
b.HĐ 2: So sánh số lọ hoa với số bông hoa. 
c. HĐ 3: So sánh số chai và số nút chai
( Tương tự HĐ 1)
3. HĐ thực hành:
Cho HS so sánh số lượng các nhóm đồ vật ( đồ vật xung quanh HS)
4. HĐ ứng dụng:
- Về nhà chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho tiết học sau.
-HS quan sát.
- HS thực hành.
-HS chỉ vào cốc chưa có thìa.
- HS lắng nghe và nhắc lại( cá nhân, ĐT)
- HS lắng nghe và nhắc lại( cá nhân, ĐT)
-HS so sánh
- HS lắng nghe.
Thể dục
BÀI 1: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu:
- HS nắm được nội quy tập luyện, biên chế tổ học tập, chọn cán sự bộ môn. Yêu cầu HS biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục.
- Biết cách chơi trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”
II. Các hoạt động:
Khởi động: Hát: con cào cào
HĐ cơ bản
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1: Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
- Nêu các quy định trong giờ thể dục.
- Biên chế tổ tập luyện.
b.HĐ 2: TC “ Diệt con vật có hại”
- GV nêu tên TC, cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi TC
3. HĐ ứng dụng:
- Về nhà chơi TC
- Điểm danh
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Chơi TC.
- Lắng nghe
Tiếng việt (2 tiết)
CÁC NÉT CƠ BẢN
I. Mục tiêu: 
 - Nhận biết được các nét cơ bản.
 - Bước đầu nắm được tên, quy trình viết các nét cơ bản, độ cao, rộng, nét bắt đầu và kết thúc.
 - Biết tô và viết được các nét cơ bản.
II. Các hoạt động:
Khởi động: Hát: Mèo con rửa mặt.
HĐ cơ bản
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
a.HĐ 1: Giới thiệu các nét cơ bản:
- GV treo bảng phụ ghi sẵn các nét cơ bản lên bảng.
- Gọi HS nêu tên các nét 
- Cho HS đọc theo nhóm 2
- Gọi HS chia sẻ
Tiết 2
3. HĐ thực hành:
- GV viết mẫu và nêu cách viết 
- Cho HS viết bảng con.
- Nhận xét, sửa sai
- Cho HS viết vở.
- GV nhắc nhở tư thế ngồi, cách để vở cầm bút.
- GV quan sát giúp đỡ HS chậm.
- Thu chấm bài.
4. HĐ ứng dụng:
- Về nhà đọc + viết bài.
-Theo dõi.
-HS nêu 
-HĐN 2, đọc tên các nét
-Chia sẻ( cá nhân, nhóm, ĐT) 
- Quan sát
- Viết bảng con
-Viết vở
-Lắng nghe
Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2019
Tiếng việt (2 tiết)
BÀI 1: E
Mục tiêu: 
Nhận biết chữ và âm e.
 Trả lời được 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
II. Các hoạt động:
Khởi động: TC “ Ai nhanh ai đúng” Nêu tên các nét cơ bản.
2.HĐ cơ bản
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
a.HĐ 1: Dạy chữ ghi âm: e
- GV viết lên bảng chữ e.
- Hỏi: Đây là chữ gì?
- Gọi HS đọc.
b.HĐ 2: Viết bảng.
- GV viết mẫu và nêu cách viết 
- Cho HS viết bảng con.
*GV chú ý cách cầm phấn, giữ bảng.
- Nhận xét, sửa sai.
c.HĐ 3: Trò chơi: “ Ai nhanh ai đúng”: Tìm tiếng có âm e
- GV nêu cách chơi và luật chơi:chia lớp thành 4đội/4 tổ. Trong 1 phút đội nào tìm được nhiều tiếng có âm e đội đó sẽ thắng cuộc.
- Cho HS chơi TC
+ Nhận xét chung tiết học
Tiết 2
3. HĐ thực hành:
a. Luyện đọc
b. Luyện viết vở
c.Luyện nói
- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát
- GV hướng dẫn HS luyện nói theo nhóm 2:
+ Tranh vẽ những loài vật nào?
+ Mỗi loài vật và các bạn nhỏ đang học gì?
+ Việc học có cần thiết không?
+ Khi được đi học, các em có thấy vui không?
+ Chúng ta có cần phải đi học đều và chăm chỉ không?
- Gọi HS chia sẻ.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. HĐ ứng dụng:
- Về nhà đọc + viết bài.
- Quan sát
- HS nêu: e
- Đọc ( cá nhân, nhóm, ĐT)
- Quan sát
- Viết bảng con
-Lắng nghe
-Chơi TC
- Đọc ( cá nhân, nhóm, ĐT)
- Viết vở
- Quan sát
- Luyện nói theo nhóm 2
-Chia sẻ (cá nhân)
-Lắng nghe
Toán
Tiết 3: HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
Mục tiêu: 
- Nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình .
 - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3
II. Các hoạt động:
Khởi động: Cho HS hát bài : Quả
HĐ cơ bản
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. HĐ 1: Giới thiệu hình vuông:
- Gv giơ lần lượt từng tấm bìa hình vuông rồi giới thiệu đây là hình vuông.
- Chỉ vào hình vuông và hỏi lại: Đây là hình gì?
- Tương tự với các hình vuông ở các vị trí đứng, thẳng, nghiêng, lệch và các kích cỡ, màu sắc khác nhau.
b. HĐ 1: Giới thiệu hình tròn:
( Tương tự HĐ 1)
c.HĐ 3: Liên hệ
- Cho HS HĐN 2, Tìm 1 số đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn
- Gọi HS chia sẻ.
3. HĐ thực hành:
- GV cho HS làm bài tập 1,2,3
( GV hướng dẫn HS tô màu).
4. HĐ ứng dụng:
-Về nhà ôn bài
- Quan sát
-Hình vuông.
-Nhận biết hình vuông
-Nhận biết hình tròn.
-HĐN 2, Tìm 1 số đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn
- Chia sẻ ( cá nhân).
- Làm bài ( cá nhân)
-Lắng nghe
Âm nhạc
Giáo viên chuyên dạy
Thứ năm ngày 12 tháng 9 năm 2019
Toán
Tiết 4: HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được hình tam giác, nói đúng tên hình .
 II. Các hoạt động:
Khởi động: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”: Tìm đúng, tìm nhanh các đồ vật có dạng hình tròn, hình vuông?
HĐ cơ bản
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a.Hoạt động 1: Giới thiệu hình tam giác:
- GV đưa ra lẫn lộn các hình vuông, hình tròn và hình tam giác để học sinh chọn các hình đã được học. Hỏi học sinh hình còn lại là hình nào?
- Yêu cầu Hs tìm hình tam giác có trong bộ đồ dùng học Toán.
- GV giới thiệu một số hình tam giác đã chuẩn bị sẵn với nhiều màu sắc khác nhau.
b. Hoạt động 2: Liên hệ
- Cho HS HĐN 2, Tìm 1 số đồ vật có dạng hình tam giác.
- Gọi HS chia sẻ.
- GV giới thiệu thước ê-ke
3. Hoạt động thực hành:
- Cho HS HĐN 2, Xếp thành những hình khác nhau từ những hình tam giác
4. Hoạt động ứng dụng: Về nhà ôn bài
- Quan sát
-Hình tam giác.
-Nhận biết hình tam giác
-Nhận biết hình tam giác.
-HĐN 2, Tìm 1 số đồ vật có dạng hình tam giác.
- Chia sẻ ( cá nhân).
- Quan sát
- HĐN 2, xếp hình
-Lắng nghe
Đạo đức
Tiết 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 (Tiết 1)
Mục tiêu: 
- HS bước đầu biết được : Trẻ em 6 tuổi được đi học.
- Biết tên trường, tên lớp, tên thầy giáo, cô giáo và một số bạn trong lớp. Biết tự giới thiệu mình và những điều mình thích trước lớp một cách mạnh dạn.
- KNS cơ bản: Bước đầu HS có kĩ năng tự giới thiệu về bản thân, kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ ..
 II. Các hoạt động:
Khởi động: Hát: Tạm biệt búp bê thân yêu
Hoạt động cơ bản
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. HĐ 1: Trò chơi “Tên bạn, tên tôi”
- GV nêu tên TC, cách chơi: Bạn đứng bên tay phải cô sẽ giới thiệu tên của mình, sau đó bạn đưa tay phải sang bên để mời bạn bên cạnh.
- GV hỏi HS bất kì:
+ Có bạn nào trùng tên với em không?
+Kể tên 1 số bạn mà em nhớ.
b.HĐ 2: Kể về sự chuẩn bị vào lớp 1.
- Cho HS HĐN 2, kể xem bố mẹ đã chuẩn bị cho các em những gì khi đi học lớp 1.
- Gọi HS chia sẻ.
3. HĐ thực hành: Kể về ngày đầu tiên đi học của em.
- Cho HS HĐN 2 và kể
+ Ai đưa em đi học?
+ Đến trường em có thấy vui không?
+ Đến lớp có gì khác với ở nhà?
+ Cô giáo đã đưa ra quy định gì?
- Gọi HS chia sẻ.
- Nhận xét, tuyên dương .
4. HĐ ứng dụng: Về nhà ôn bài
-Lắng nghe
+HS nêu
+HS kể
-HĐN 2.
-Chia sẻ (cá nhân).
- HĐN 2 và kể.
-Chia sẻ (cá nhân).
-Lắng nghe
Tiếng việt (2 tiết)
BÀI 2: B
Mục tiêu: 
- Nhận biết được chữ và âm b.
- Đọc được: be.
- Trả lời được 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
II. Các hoạt động:
Khởi động: TC “ Bắn tên” : Đọc e và tìm tiếng có e.
2.HĐ cơ bản
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
a.HĐ 1: Dạy chữ ghi âm: b
- GV viết lên bảng chữ b.
- Hỏi: Đây là chữ gì?
- Gọi HS đọc.
b.HĐ 2: Ghép tiếng: be
- Y/c HS lấy b, lấy tiếp e
- Hỏi: Được tiếng gì?
- GV HD HS phân tích tiếng.
- Cho HS đọc
c.HĐ 3: Viết bảng ( chữ b).
- GV viết mẫu và nêu cách viết 
- Cho HS viết bảng con.
*GV chú ý cách cầm phấn, giữ bảng.
- Nhận xét, sửa sai.
Tiết 2
3. HĐ thực hành:
a. Luyện đọc ( toàn bảng).
b. Viết bảng con ( be).
c.Luyện nói:
- Gv nêu chủ đề luyện nói: Việc học tập của từng cá nhân
- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát
- GV hướng dẫn HS luyện nói theo nhóm 2:
+ Ai đang học bài?
+ Ai đang tập viết chữ e?
+ Bạn voi đang làm gì?......
+ Các bức tranh này có gì giống nhau? 
- Gọi HS chia sẻ.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. HĐ ứng dụng:
- Về nhà đọc + viết bài.
- Quan sát
- HS nêu: b
- Đọc ( cá nhân, nhóm, ĐT)
- Ghép: be
- HS nêu: be
- b- đứng trước, e – đứng sau
- Đọc ( cá nhân, nhóm, ĐT).
- Quan sát.
- Viết bảng con
-Lắng nghe
- Đọc ( cá nhân, nhóm, ĐT)
- Viết bảng con.
- Lắng nghe.
- Quan sát
- Luyện nói theo nhóm 2
-Chia sẻ (cá nhân)
-Lắng nghe
Thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 2019
Tiếng việt (2 tiết)
BÀI 3: DẤU SẮC /
I.Mục tiêu: 
- Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc.
- Đọc được: bé
- Trả lời được 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
II. Các hoạt động:
1.Khởi động: TC “ Bắn tên” : Đọc b, be và tìm tiếng có b.
2.HĐ cơ bản
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
a.HĐ 1: Dạy dấu thanh.
- GV viết lên bảng: /.
- Hỏi: Đây là dấu gì?
- Gọi HS đọc.
b.HĐ 2: Ghép tiếng: bé
- Y/c HS ghép tiếng be,lấy tiếp /
- Hỏi: Được tiếng gì?
- GV HD HS phân tích tiếng.
- Cho HS đọc
c.HĐ 3: Viết bảng con ( dấu sắc / ).
- GV viết mẫu và nêu cách viết 
- Cho HS viết bảng con.
*GV chú ý cách cầm phấn, giữ bảng.
- Nhận xét, sửa sai.
Tiết 2
3. HĐ thực hành:
a. Luyện đọc ( toàn bảng).
b. Viết bảng con ( bé).
c.Luyện nói:
- Gv nêu chủ đề luyện nói: bé
- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát
- GV hướng dẫn HS luyện nói theo nhóm 2: 
+Quan sát tranh em thấy các bạn ở các tranh đang làm gì?
+ Các bức tranh này có gì giống nhau ? khác nhau ?
+ Em thích bức tranh nào nhất ?Vì sao?
- Gọi HS chia sẻ.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Liên hệ:
+ Em và các bạn trên lớp còn có hoạt động nào khác nữa?
+ Ngoài giờ học, em thích làm gì nhất?
4. HĐ ứng dụng:
- Về nhà đọc + viết bài.
- Quan sát
- HS nêu: dấu sắc
- Đọc ( cá nhân, nhóm, ĐT)
- Ghép: be
- HS nêu: bé
- b- đứng trước, e – đứng sau, /- trên đầu âm e
- Đọc ( cá nhân, nhóm, ĐT).
- Quan sát.
- Viết bảng con
-Lắng nghe
- Đọc ( cá nhân, nhóm, ĐT)
- Viết bảng con.
- Lắng nghe.
- Quan sát
- Luyện nói theo nhóm 2
-Chia sẻ (cá nhân)
-HS liên hệ
-Lắng nghe
Thủ công
Tiết 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA VÀ 
DỤNG CỤ THỦ CÔNG
I.Mục tiêu: 
- HS biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công( thước kẻ, bút chì, kéo,hồ dán) để học thủ công.
II. Các hoạt động:
1.Khởi động: Hát: Oẳn tù tì.
2.HĐ cơ bản
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a.HĐ 1:Giới thiệu giấy
-GV đưa các loại giấy cho HS quan sát và nêu tác dụng của các loại giấy
b.HĐ2:Giới thiệu bìa
( Tương tự HĐ 1)
*Phân biệt giấy, bìa (quyển vở, sách):
- Giấy là phần bên trong của quyển vở, bìa dày hơn.
- Giới thiệu giấy màu thủ công.
c.HĐ2:Giới thiệu dụng cụ thủ công.
- GV đưa các loại dụng cụ thủ công cho HS quan sát và nêu tác dụng theo nhóm 2.
- Gọi HS chia sẻ.
-Nhận xét, tuyên dương.
3. HĐ thực hành:
- Yêu cầu hs lấy từng dụng cụ cần cho 1 tiết học thủ công.
- GV kiểm tra, nhận xét, nhắc nhở các em còn thiếu hay tác phong lấy đồ dùng còn chậm...
4. HĐ ứng dụng: Về nhà ôn bài.
-Quan sát và nêu tác dụng
-Nhận biết bìa.
- Phân biệt giấy, bìa
-HĐN 2, quan sát và nêu tác dụng
-Chia sẻ ( cá nhân)
+ Thước kẻ: dùng để kẻ đường thẳng.
+ Bút chì: Dùng để viết, vẽ, kẻ...
+ kéo: dùng để cắt.
+ Hồ dán: dùng để dán giấy.
-HS lấy các dụng cụ
Tự nhiên xã hội
Tiết 1: CƠ THỂ CHÚNG TA
I.Mục tiêu: 
- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.
- Phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể.
II. Các hoạt động:
1.Khởi động: Trò chơi:” Làm theo lời tôi nói” : chỉ các bộ phận trên cơ thể mình.
2.HĐ cơ bản
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a.HĐ 1: Gọi tên các bộ phận bên ngoài cơ thể.
- Cho HS HĐN 2,quan sát tranh trang 4 sgk :thay phiên nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
- Gọi HS chia sẻ.
- Gọi HS nhắc lại các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
b.HĐ 2: Quan sát tranh.
- Cho HS HĐN 2,quan sát hình ở tr 5 và thảo luận:
+ Nêu nội dung tranh , các hoạt động trong tranh.
+ Lần lựợt diễn lại từng hoạt động như các bạn trong hình sgk.
+ Cơ thể chúng ta gồm mấy phần ?
- Gọi HS chia sẻ.
- Cho HS nhắc lại: Cơ thể chúng ta gồm 3 phần : đầu, mình, chân tay....
3. HĐ thực hành:
- Cho HS tập thể dục
4. HĐ ứng dụng: Về nhà ôn bài.
-HĐN 2, quan sát và nêu tên các bộ phận bên ngoài cơ thể.
-Chia sẻ ( cá nhân).
- HS nhắc lại.
-HĐN 2, quan sát và thảo luận.
-Chia sẻ ( cá nhân).
- HS nhắc lại.
- Tập thể dục
Sinh hoạt
KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP TUẦN 1
I.Mục tiêu: 
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục.
- Biết phương hướng tuần 2.
II. Các hoạt động:
1.Khởi động: Hát: Vào lớp rồi.
2.HĐ cơ bản:
a.HĐ 1: Nhận xét tuần 1:
*Tồn tại:........................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b.HĐ 2: Phương hướng tuần 2:
- Khắc phục tồn tại tuần 1.
- Học tập theo chương trình thời khóa biểu.
3.HĐ thực hành:
- Cho HS vui văn nghệ.
4. HĐ ứng dụng:
- Về nhà ôn bài; chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_1_nam_hoc_2019_2020.docx