Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 26: Phòng, tránh bỏng - Năm học 2020-2021

Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 26: Phòng, tránh bỏng - Năm học 2020-2021

Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Lính cứu hoả"

- GV mở bài hát “Lính cứu hoả” hoặc GV bắt nhịp để HS hát theo bài hát này.

- GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh liên quan đến chủ đề, hỏi HS về nội dung bài hát:

+ Lính cứu hoả làm gì để dập lửa?

+ Chúng ta cần phải làm gì để phòng chống cháy?.

Kết luận: Cháy là một trong những nguyên nhân gây ra bỏng.

2. Khám phá

Hoạt động 1 Nhận biết những nguyên nhân có thể gây bỏng và hậu quả của nó

- GV chiếu/treo tranh mục Khám phá lên bảng để HS nhìn (hoặc HS quan sát tranh trong SGK).

- GV nêu yêu cầu:

+ Em hãy quan sát tranh và chỉ ra những tình huống có thể gây bỏng.

+ Em hãy nêu một số hậu quả khi bị bỏng.

+ Theo em, ngoài ra còn có những tình huống nào khác có thể gây bỏng?

Kết luận: Nước sôi, bật lửa, bếp điện, ổ cắm điện, ống pô xe máy là các nguồn có thể gây bỏng. Chúng ta không nghịch hay chơi đùa gần những vật dụng này. Khi bị bỏng vết bỏng sẽ bị sưng phồng, đau rát, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Hoạt động 2 Em hành động để phòng, tránh bị bỏng

- GV yêu cầu HS xem tranh mục Khám phá trong SGK.

- GV đặt câu hỏi: Với những tình huống nguy hiểm có thể gây bỏng trong tranh, em sẽ làm gì để phòng, tránh bị bỏng?

 

docx 5 trang thuong95 20576
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 26: Phòng, tránh bỏng - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 26 PHÒNG,TRÁNH BỎNG
I. MỤCTIÊU
Sau bài học này; HS sẽ:
Nêu được các tình huống nguy hiểm có thể khiến em bị bỏng.
Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của bỏng.
Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh bỏng.
II. CHUẨN BỊ
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức l;
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Lính cứu hoả” - sáng tác: Nguyễn Tiến Hưng),... gắn với bài học “Phòng, tránh bỏng”;
Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Lính cứu hoả"
GV mở bài hát “Lính cứu hoả” hoặc GV bắt nhịp để HS hát theo bài hát này.
GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh liên quan đến chủ đề, hỏi HS về nội dung bài hát:
+ Lính cứu hoả làm gì để dập lửa?
+ Chúng ta cần phải làm gì để phòng chống cháy?...
Kết luận: Cháy là một trong những nguyên nhân gây ra bỏng.
Khám phá
Hoạt động 1 Nhận biết những nguyên nhân có thể gây bỏng và hậu quả của nó
GV chiếu/treo tranh mục Khám phá lên bảng để HS nhìn (hoặc HS quan sát tranh trong SGK).
GV nêu yêu cầu:
+ Em hãy quan sát tranh và chỉ ra những tình huống có thể gây bỏng.
+ Em hãy nêu một số hậu quả khi bị bỏng.
+ Theo em, ngoài ra còn có những tình huống nào khác có thể gây bỏng?
Kết luận: Nước sôi, bật lửa, bếp điện, ổ cắm điện, ống pô xe máy là các nguồn có thể gây bỏng. Chúng ta không nghịch hay chơi đùa gần những vật dụng này. Khi bị bỏng vết bỏng sẽ bị sưng phồng, đau rát, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Hoạt động 2 Em hành động để phòng, tránh bị bỏng
GV yêu cầu HS xem tranh mục Khám phá trong SGK.
GV đặt câu hỏi: Với những tình huống nguy hiểm có thể gây bỏng trong tranh, em sẽ làm gì để phòng, tránh bị bỏng?
GV có thể chuẩn bị một số vật dụng có nguy cơ gây bỏng để giới thiệu và mời HS lên đóng vai xử lí tình huống phòng, tránh bị bỏng.
Kết luận: Em cần tránh xa nguồn gây bỏng như bình nước sôi, chảo thức ăn nóng, bàn là, ống pô xe máy,... Cất diêm và bật lửa ở nơi an toàn để phòng, tránh bỏng.
Luyện tập
Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm
GV chiếu hoặc treo tranh mục Luyện tập lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc trong SGK. Sau đó, GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nào nên làm, việc nào không nên làm và giải thích vì sao.
HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nên làm, sticker mặt mếu vào việc không nên làm. HS có thể dùng thẻ học tập hoặc bút chì đánh dấu vào tranh, sau đó đưa ra lời giải thích cho sự lựa chọn của mình.
Đồng tình với việc làm:
+ Tranh 3: Bạn nhỏ lắng nghe và thực hiện điều chỉnh nước trước khi tắm.
+ Tranh 4: Bạn nhỏ nhắc em thổi nguội đồ ăn trước khi ăn.
Không đồng tình với việc làm:
+ Tranh 1: Bạn sờ vào ấm nước nóng đang cắm điện.
+ Tranh 2: Bạn bốc thức ăn nóng đang được đun trên chảo.
+ Tranh 5: Bạn rót nước sôi vào phích.
GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung và sau đó đưa ra kết luận.
Kết luận: Để phòng, tránh bị bỏng, Em cần học tập các bạn trong tranh 3,4, không nên làm theo các bạn trong tranh 1, 2 và 5.
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn cách em phòng, tránh bị bỏng.
GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết cách phòng, tránh bị bỏng.
4. Vận dụng
Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bon
GV đặt tình huống như trong tranh mục Vận dụng trong SGK. Yêu cầu HS quan sát tranh tình huống, thảo luận. Sau đó mời HS lên đóng vai đưa ra lời khuyên giúp bạn giải quyết tình huống.
GV gợi ý để HS trả lời:
1/ Bạn ơi, đừng nghịch lửa nguy hiểm lắm!
2/ Bạn ơi, chúng ta nên chơi các trò chơi an toàn.
Những HS khác có thể chỉnh sửa và góp ý cho ý kiến của bạn.
Kết luận: Không nghịch diêm, không nghịch lửa để phòng, tránh bỏng.
Hoạt động 2 Em thực hiện một số cách phòng, tránh bị bỏng
HS đóng vai theo các tình huống có thể dẫn đến tai nạn bỏng và thực hiện việc đưa ra lời khuyên, xử lí tình huống phòng, tránh tai nạn bỏng.
Ngoài ra, GV có thể cho HS đưa ra những lời khuyên đối với các việc không nên làm trong phần Luyện tập.
Kết luận: Em cấn giữ an toàn cho bản thân bằng cách nhận diện những nguyên nhân gây bỏng và tránh xa nó.
Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.
HS hát
-HS trả lời
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
 -HS lắng nghe
- Học sinh trả lời
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
HS lắng nghe.
HS quan sát
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS thảo luận và nêu
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
HS nêu
HS đóng vai
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_26.docx