Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Bài 7: Em sinh hoạt nền nếp - Lê Thanh Hằng

Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Bài 7: Em sinh hoạt nền nếp - Lê Thanh Hằng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu

- Em nhận biết được vì sao cần nền nếp trong sinh hoạt.

- Em biết được ý nghĩa của sự nền nếp trong cuộc sống.

2. Kĩ năng: Em thực hành một số hành động rèn luyện sự nền nếp trong sinh hoạt hằng ngày.

3. Thái độ: Có những hành động việc làm đúng theo nền nếp trong sinh hoạt hằng ngày

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh phóng to

- HS: một số đồ dùng học tập cá nhân.

 

docx 7 trang hoaithuqn72 37995
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Bài 7: Em sinh hoạt nền nếp - Lê Thanh Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 5: SINH HOẠT NỀN NẾP
Bài 7: EM SINH HOẠT NỀN NẾP (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu
- Em nhận biết được vì sao cần nền nếp trong sinh hoạt.
- Em biết được ý nghĩa của sự nền nếp trong cuộc sống.
2. Kĩ năng: Em thực hành một số hành động rèn luyện sự nền nếp trong sinh hoạt hằng ngày.
3. Thái độ: Có những hành động việc làm đúng theo nền nếp trong sinh hoạt hằng ngày
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh phóng to
- HS: một số đồ dùng học tập cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HĐ 1: Em hãy tìm đồ dùng học tập theo yêu cầu
- Cho HS chơi trò chơi: “Tôi cần, tôi cần”
- GV phổ biến cách chơi và cho HS chơi:
+ Chia lớp thành 4 nhóm
+ GV hô “tôi cần, tôi cần”
+ HS hô “Cần gì , cần gì”
+ GV sẽ lần lượt nêu những vật dụng cần thiết như: bút, thước, vở, sách, tẩy bút chì, 
+ Nhóm nào mang được đồ vật đến cho GV đầu tiên nhóm đó sẽ ghi được điểm.
- GV tổng kết điểm và dẫn dắt vào bài học: Ở trò chơi vừa rồi các em đã tìm những đồ vật rất nhanh và đúng theo yêu cầu của cô rôi. Những nhóm nào mang đầy đủ dồ dùng sẽ là những nhóm tìm nhanh hơn, còn những nhóm thiếu đồ dùng học tập thì các em cần cố gắng hơn. Các em ạ để thắng được ở trò chơi này thì mỗi bạn trong nhóm phải thực hiện tốt nề nếp trước khi đi học của mình vậy bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn nữa về đức tính này.
- GV ghi bài cho HS đọc tên bài.
15”
- HS chơi theo hướng dẫn của gv
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
HĐ 2: Em hãy tìm bạn có biểu hiện nền nếp, ngăn nắp
- GV cho HS quan sát 6 bức tranh ở hoạt động 2 và nhận xét mỗi bạn trong tranh đang làm gì?
- HS thảo luận nhóm đôi và tìm ra những bạn có biểu hiện nền nếp và ngăn nắp trong 6 bức tranh đó.
- GV cho HS quan sát tranh trên bảng lớp và gọi đại diện nhóm lên trình bày.
* Câu hỏi mở rộng:
- Em đã thực hiện việc nền nếp ngăn nắp ở nhà như thế nào?
- Việc sắp sếp đồ đạc gọn gàng có giúp ích gì được cho em không?
- Vì sao em phải nền nếp, ngăn nắp?
GV kết luận.
15”
- HS thực hiện cá nhân quan sát tranh.
+ Tranh 1: bạn nhỏ đang bày đò dùng, sách vở ra bàn học.
+ Tranh 2: bạn nhỏ đang gấp quần áo và xếp và tủ
+ tranh 3: Bạn nhỏ đang đánh răng vào buổi sáng.
+ Tranh 4: Bạn nhỏ đang ăn sáng.
+ Tranh 5: Bạn nhỏ đang chơi đồ chơi và bày bừa đồ chơi khắp phòng.
+ Tranh 6: Bạn nhỏ đang xếp đồ chơi gọn vào hộp.
- HS thảo luận nhóm đôi với bạn và trả lời câu hỏi: Những bạn nhỏ có biểu hiện nền nếp là tranh 2; 3; 4; 6.
- Đại diện HS lên trình bày.
- HS dựa vào kinh nghiệm, vốn sống của mình để trả lời câu hỏi.
+ Ở nhà em tự sắp xếp sách vở đồ dùng học tập gọn gàng, em dậy sớm và đi học đúng giờ 
+ Giúp em hoàn thành mọi công việc tốt hơn và được mọi người yêu quý .
+ Vì nền nếp giúp em chăm chỉ và biết sắp đồ dùng gọn gàng hơn 
- HS lắng nghe.
3. Củng cố, dặn dò
- Về nhà các em hãy thực hiện việc sắp sếp đồ dạc của mình thật nền nếp và ngăn nắp.
- GV nhận xét tiết học.
5”
TUẦN GV soạn: Lê Thanh Hằng 
CHỦ ĐỀ 5: SINH HOẠT NỀ NẾP
BÀI 7: EM SINH HOẠT NỀ NẾP 
MỤC TIÊU:
- Em nhận biết được vì sao cần nền nếp trong sinh hoạt.
- Em biết được ý nghĩa của sự nền nếp trong cuộc sống.
- Em thực hành một số hành động rèn luyện sự nền nếp trong sinh hoạt hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK.
- VBT Đạo đức 1.
- Video/nhạc bài hảt về gỉa đình. 
- Tranh vẽ, ảnh về gia đình HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 2
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV hỏi: Vì sao em phải nền nếp, ngay ngắn?
- Nhận xét, tuyên dương
DẠY BÀI MỚI
2. Khám phá. 
Hoạt động 3. Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được cách thức thực hiện thói quen sinh hoạt nền nếp.
Cách tổ chức: Giáo viên hướng dẫn sơ lược, giúp học sinh hiểu về nội dung câu chuyện. Sau đó, có thể tổ chức cho học sinh kể lại câu chuyện bằng một trong hai cách sau:
 Cách 1: Tổ chức kể chuyện theo tranh.
- GV lần lượt trình chiếu những hình ảnh của câu chuyện và kể chuyện theo tranh.
- GV đặt câu hỏi thảo luận:
- Vì sao lợn con bị muộn học?
- Em muốn nói gì với lợn con? 
- Mời đại diện nhóm phát biểu.
- GV nhận xét, chốt ý: Lợn con đã bị muộn học vì không sinh hoạt nền nếp, ngủ dậy muộn vào buổi sang.
Cách 2: Tổ chức hoạt động nhóm đóng vai câu chuyện.
- GV hướng dẫn học sinh đóng vai tình huống.
- GV mời 2 học sinh xung phong đóng vai nhân vật trong câu chuyện: Lợn con và lợn mẹ.
- 1 học sinh làm người dẫn chuyện.
- GV đặt câu hỏi thảo luận:
- Vì sao lợn con bị muộn học?
- Em muốn nói gì với lợn con? 
- Mời đại diện nhóm phát biểu.
- GV nhận xét, chốt ý: Lợn con đã bị muộn học vì không sinh hoạt nền nếp, ngủ dậy muộn vào buổi sang.
Câu hỏi mở rộng: Học sinh cần làm gì để khắc phục việc ngủ muộn?
2. Luyện tập
Hoạt động 4. Em có lời khuyên gì cho các bạn trong các tình huống sau?
Mục tiêu: Giúp học sinh thực hành kiến thức đã học vào tình huống thường gặp trong cuộc sống
Cách tổ chức: GV có thể tham khảo chọn một trong hai cách sau:
 Cách 1: Hoạt động cá nhân.
- GV mô tả từng tình huống.
+ Tranh 1: Vì phim hay mà bạn nhỏ xem tivi quá khuya.
+ Tranh 2: Đang trong giờ học, bạn làm việc khác trong giờ.
- GV đặt câu hỏi: “Điều gì có thể xảy ra trong các tình huống đó?”.
- Cho HS thời gian suy nghĩ.
- GV mời học sinh xung phong phát biểu.
- GV nhận xét.
 Cách 2: Hoạt động nhóm.
- GV chia lớp thành 4 nhóm lần lượt giải quyết 2 tình huống trong hoạt động.
+ Tranh 1: Vì phim hay mà bạn nhỏ xem tivi quá khuya.
+ Tranh 2: Đang trong giờ học, bạn làm việc khác trong giờ.
- Mỗi nhóm cử một đại diện chọn tình huống.
- Các nhóm thảo luận cách xử lí tình huống được giao. GV đóng vai trò hướng dẫn:
	+ Phân vai cho HS.
	+ Hỗ trợ lời thoại cho HS.
	+ Gợi mở hướng xử lý tình huống.
- Sau 5 phút thảo luận, GV lần lượt mời từng nhóm lên đóng vai tình huống.
- GV nhận xét và nhấn mạnh: sinh hoạt nền nếp sẽ giúp em có sức khỏe tốt, học tập hiệu quả.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay các em học bài gì?
- Về nhà các em hãy thực hiện sinh hoạt có nền nếp để sinh giúp em có sức khỏe tốt, học tập hiệu quả.
- Nhận xét tiết học
3’
15’
15’
3’
- HS trả lời.
- HS quan sát tranh, 
-Lắng nghe
-HS quan sát, làm việc theo cặp:
+ Vì lợn con ngủ dậy muộn
+ Lợn con nên thức dậy đúng giờ để tới lớp không bị muộn học.
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS lên đóng vai.
- HS làm việc theo cặp, trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời
-HS lắng nghe
-HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS lắng nghe
TUẦN GV soạn: Lê Thanh Hằng 
CHỦ ĐỀ 5: SINH HOẠT NỀ NẾP
BÀI 7: EM SINH HOẠT NỀ NẾP 
MỤC TIÊU:
- Em nhận biết được vì sao cần nền nếp trong sinh hoạt.
- Em biết được ý nghĩa của sự nền nếp trong cuộc sống.
- Em thực hành một số hành động rèn luyện sự nền nếp trong sinh hoạt hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK.
- VBT Đạo đức 1.
- Video/nhạc bài hảt về gỉa đình. 
- Tranh vẽ, ảnh về gia đình HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 3
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV hỏi: Em đã thực hiện việc sinh hoạt có nền nếp như thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương
DẠY BÀI MỚI
4. Vận dụng. 
Hoạt động 5. Em hãy sắp xếp đồ dung, đồ chơi ở nhà sao cho ngăn nắp.
Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện kiến thức đã học vào tình huống thường gặp trong cuộc sống.
Cách tổ chức: Hoạt động nhóm.
- Cho HS quan sát bức tranh 5 trong SGK 
- Cho thời gian thảo luận nhóm về cách sắp xếp đồ đạc trong phòng sao cho gọn gang, ngăn nắp.
- Mời một vài học sinh đại diện nhóm xung phong phát biểu.
- GV nhận xét: đồ chơi cất vào tủ, để sách vở ngay ngắn trên bàn, giày để ở góc tường, chăn màn xếp ngay ngắn trên giường 
- GV nhấn mạnh lại kỹ năng sắp xếp đồ dùng:
	+ Sắp xếp đồ đạc đúng vị trí.
	+ Sắp xếp gọn gàng.
	+ Sử dụng đồ dùng xong để lại đúng nơi quy định.
- GV yêu cầu học sinh thực hành sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở nhà.
- Sau 1 tuần, GV tổng kết HĐ trước lớp.
Câu hỏi mở rộng: Việc gọn gàng, ngăn nắp có giúp ích gì em trong cuộc sống hằng ngày không?
Hoạt động 6. Em hãy thực hành một ngày sinh hoạt nền nếp từ gợi ý trong các tranh sau.
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng sáng tạo kiến thức về sinh hoạt nền nếp đã học vào cuộc sống hằng ngày.
Cách tổ chức: 
- Tổ chức hoạt động cá nhân tại nhà.
- Học sinh chia sẻ với lớp (có thể phối hợp với phụ huynh học sinh để chụp ảnh làm minh chứng)
- Giáo viên có thể sử dụng một hình thức động viên, khen thưởng nào đó (như tặng bong hoa, hoặc ngôi sao giấy ) cho mỗi ngày học sinh giữ được phòng sạch sẽ, ngăn nắp.
- Giáo viên tổng kết số hoa, ngôi sao của học sinh và tuyên dương những học sinh có nhiều hoa, ngôi sao trước lớp.
Câu hỏi mở rộng: Việc sinh hoạt nền nếp đem lại lợi ích gì cho em?
- GV hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay các em học bài gì?
- Về nhà các em hãy thực hiện sinh hoạt có nền nếp để sinh giúp em có sức khỏe tốt, học tập hiệu quả.
- Nhận xét tiết học
3’
15’
15’
3’
- HS trả lời.
- HS quan sát tranh, 
- HS quan sát, làm việc theo nhóm:
-HS trả lời, nêu ý kiến.
-HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS trả lời
-HS lần lượt chia sẻ việc sinh hoạt có nền nếp của mình ở nhà.
- HS trả lời
- HS làm bài tập theo HD của GV
- HS trả lời
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_1_bai_7_em_sinh_hoat_nen_nep_le_thanh_ha.docx