Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 8: Sạch sẽ, gọn gàng (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 8: Sạch sẽ, gọn gàng (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

GV mời một số HS đại diện các nhóm trình bày ý kiến.

GV kết luận: Những việc không nên làm để sạch sẽ, gọn gàng.

Lưu ý: Khi gọi các nhóm lên trình bày, có thể cho mỗi nhóm nhận xét một tranh để nhiều nhóm được tham gia. Sau mỗi ý kiến nhận xét của nhóm trình bày, có thể hỏi ý kiến bổ sung của các nhóm khác.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống

Mục tiêu:HS có kĩ năng ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể để bản thân sạch sẽ, gọn gàng.

HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ.

GV mời một số nhóm lên trình bày cách xử lí tình huống.

GV nêu câu hỏi mở rộng:

Theo em, cách ứng xử của nhóm bạn đã phù hợp hay chưa phù hợp?

Em có cách ứng xử nào khác không?

Lưu ý: GV có thể thay hai tình huống trong SGK bằng các tình huống khác cho phù hợp thực tế nhà trường và văn hoá địa phương.

Tên các nhân vật trong tình huống có thể thay đổi cho phù hợp.

Hoạt động 3: Thực hành

Mục tiêu: HS rèn luyện được một số kì năng tự chăm sóc bản thân để sạch sẽ, gọn gàng.

Cách tiến hành:

GV mời một số HS mô tả lại cách thực hiện các kĩ năng chải tóc, thắt dây giày, cắt móng tay.

GV nhận xét, đánh giá khi HS

doc 2 trang thuong95 8621
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 8: Sạch sẽ, gọn gàng (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 8 
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI : SẠCH SẼ, GỌN GÀNG - Tiết 2
Ngày: - - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
- Nêu được những việc làm chăm sóc bản thân như: vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể; ăn mặc chỉnh tề để sạch sẽ, gọn gàng. 
- Giải thích được vì sao phải sạch sẽ, gọn gàng. 
- Tự làm được một số việc vừa sức để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK, SGV, hình ảnh
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
C. Luyện tập
Hoạt động 1: Nhận xét tranh
Mục tiêu: HS xác định được những việc không nên làm đế bản thân sạch sẽ, gọn gàng. 
HS được phát triển kỹ năng tư duy phê phán. 
Cách tiến hành:
GV mời một số HS đại diện các nhóm trình bày ý kiến. 
GV kết luận: Những việc không nên làm để sạch sẽ, gọn gàng. 
Lưu ý: Khi gọi các nhóm lên trình bày, có thể cho mỗi nhóm nhận xét một tranh để nhiều nhóm được tham gia. Sau mỗi ý kiến nhận xét của nhóm trình bày, có thể hỏi ý kiến bổ sung của các nhóm khác.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
Mục tiêu:HS có kĩ năng ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể để bản thân sạch sẽ, gọn gàng. 
HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ. 
GV mời một số nhóm lên trình bày cách xử lí tình huống. 
GV nêu câu hỏi mở rộng:
Theo em, cách ứng xử của nhóm bạn đã phù hợp hay chưa phù hợp?
Em có cách ứng xử nào khác không?
Lưu ý: GV có thể thay hai tình huống trong SGK bằng các tình huống khác cho phù hợp thực tế nhà trường và văn hoá địa phương. 
Tên các nhân vật trong tình huống có thể thay đổi cho phù hợp. 
Hoạt động 3: Thực hành
Mục tiêu: HS rèn luyện được một số kì năng tự chăm sóc bản thân để sạch sẽ, gọn gàng. 
Cách tiến hành:
GV mời một số HS mô tả lại cách thực hiện các kĩ năng chải tóc, thắt dây giày, cắt móng tay. 
GV nhận xét, đánh giá khi HS thực hiện xong nhiệm vụ. 
Lưu ý: GV có thể linh hoạt lựa chọn các kĩ năng chăm sóc bản thân đế sạch sẽ, gọn gàng cho phù hợp với thực tế. 
Trong quá trình HS thực hiện, GV luôn quan sát, hướng dẫn và điều chỉnh các thao tác, hành động của HS cho đúng và đảm bảo an toàn. 
Hoạt động 4: Tự liên hệ
Mục tiêu: HS kể lại được những việc đã làm để luôn sạch sẽ, gọn gàng. 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS chia sẻ 
Em hãy kể cho các bạn nghe về những việc em đã làm để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng. 
Em cần làm thêm những việc gì để luôn sạch sẽ, gọn gàng?
GV khen những nhóm đã làm được nhiều việc để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng. 
D. Vận dụng
Vận dụng trong giờ học: việc để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng. 
 Vận dụng sau giờ học:
GV yêu cầu học sinh thực hiện những việc để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng. 
E. Tổng kết bài học
GV gọi 1- 2 HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
GV hướng dẫn HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức. l, trang 23. 
HS làm việc nhóm, quan sát các tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 21 và nêu những việc không nên làm. Vì sao?
HS đại diện các nhóm trình bày ý kiến. 
2/ Đùa nghịch trong vũng nước bẩn. Vì quần áo sẽ bị bẩn, nước bẩn có thể bắn vào mắt, da gây ngứa, bệnh ngoài da. 
3/ Vừa đi học về, lấy tay bốc thức ăn. Vì bốc thức ăn khi chưa rửa tay sẽ dễ bị giun, sán, dễ nhiễm các bệnh về đường tiêu hoá. 
5/ Bôi tay bẩn vào áo, tóc để rối, bù xù. Vì tay bẩn mà bôi lên áo sẽ làm cho áo bẩn, mất vệ sinh, tóc để rối thì không gọn gàng, sạch, đẹp
HS làm việc nhóm, quan sát các tranh tình huống ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 22 và lựa chọn cách xử lí tình huống trong môi tranh.
một số nhóm lên trình bày cách xử lí tình huống. 
HS trình bày ý kiến. 
+ Tình huống 1: Em nên khuyên bạn, không nên vừa đí vừa ăn ngoài đường, vì mất vệ sinh, bị bẩn tay và quần áo. 
+ Tình huống 2: An nên cảm ơn chị vì đã nhắc và vào chải tóc cho gọn gàng rồi mới đi học. 
GV yêu cầu HS thực hiện các kĩ năng chải tóc, thắt dây giày, cắt móng tay theo nhóm đôi. 
HS thực hiện nhiệm vụ: một bạn làm, một bạn nhận xét và ngược lại. 
HS chia sẻ theo nhóm đôi các câu hỏi:
GV mời một số nhóm lên chia sẻ trước Lớp. 
HS thực hiện nhiệm vụ:
+ Kiểm tra vệ sinh cá nhân: mặt, tay, chân, quần áo, đầu tóc,. . . trước khi vào lớp. 
+ Đánh răng, rửa mặt; tắm, gội; chải tóc; chỉnh trang quần áo, giày, dép trước khi đi học, đi chơi,. . . 
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_1_canh_dieu_tuan_8_sach_se_gon_gang_tiet.doc