Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm

Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm

BÀI 2: EM GIỮ SẠCH RĂNG MIỆNG

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được các việc cần làm để giữ vệ sinh răng miệng.

- Biết làm sao phải giữ vệ sinh răng miệng.

- Thực hiện giữ sạch răng miệng đúng cách.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

- Tranh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát liên quan đến răng miệng).

- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint nếu có điều kiện.

2. Học sinh:

- SGK, Vở bài tập Đạo đức 1;

- Bàn chải đánh răng nếu có.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Khởi động:

- Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Anh tí sún”

- Sau đó đặt câu hỏi

+ Bài hát nói về ai?

+ Em sẽ khuyên anh Tí điều gì để không bị sâu răng?

- HS chia sẻ.

- GV nhận xét, kết luận: Chúng ta cần vệ sinh răng miệng để có nụ cười xinh.

2. Khám phá:

a. Hoạt động 1: Khám phá lợi ích của việc giữ vệ sinh răng miệng.

- GV treo/ chiếu hình ảnh để HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Bạn nào đã biết giữ vệ sinh răng miệng?

+ Vì sao em cần giữ vệ sinh răng miệng?

+ Không biết giữ vệ sinh răng miệng có thể dẫn đến hậu quả gì?

- HS quan sát vào thảo luận nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, kết luận:

+ Bạn gái trong tranh đã biết giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng hàng ngày.

+ Giữ vệ sinh răng miệng giúp em có hơi thở thơm tho và nụ cười xinh.

+ Không chăm chỉ vệ sinh răng miệng có thể khiến răng bị sâu, bị đau.

 

docx 82 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 4081
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: EM GIỮ SẠCH ĐÔI TAY
MỤC TIÊU:
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được các việc cần làm để giữ sạch đôi tay.
Biết vì sao phải giữ sạch đôi tay.
Tự thực hiện giữ vệ sinh đôi bàn tay đúng cách.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
SGK, SGK, vở bài tập Đạo đức 1.
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “tay thơm tay ngoan” – sáng tác: Bùi Đình Thảo), trò chơi “tôi yêu” gắn vơi chủ đề “ em giữ sạch đôi tay”.
Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint nếu có điều kiện.
Học sinh:
SGK, vở bài tập Đạo đức 1.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Khởi động:
Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Tay thơm tay ngoan”.
GV đặt câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát có bàn tay như thế nào?
HS suy nghĩ trả lời.
Gv kết luận: Yêu thương cơ thể mình thể hiện ở việc giữ vệ sinh các nhân sạch sẽ, trước hết là giữ vệ sinh đôi tay.
Khám phá:
Hoạt động 1: Khám phá lợi ích của việc giữ sạch đôi tay.
GV chiếu/ treo tranh để học sinh quan sát hoặc HS quan sát tranh trong SGK và cho biết:
+ Vì sao em cần giữ sạch đôi tay?
+ Nếu không giữ sạch đôi tay thì điều gì sẽ xảy ra?
Đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét, kết luận:
+ Giữ sạch đôi bàn tay giúp em bảo vệ sức khỏe, luôn khỏe mạnh và vui vẻ hơn.
+ Nêu không giữ sạch đôi tay sẽ khiến tay chúng ta bị bẩn, khó chịu, đau bụng, ốm yếu, 
Hoạt động 2: Em giữ sạch đôi tay:
GV treo/ chiếu trah , HS quan sát tranh và cho biết: Em rửa tay theo các bước như thế nào?
HS nêu cách rửa tay.
GV nhận xét, nêu các bước rửa tay: (GV cho HS xem video, hoặc GV thực hành các bước đồng thời thuyết trình).
1/ Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước.
2/ Xoa xà phòng vào hai lòng bàn tay.
3/ Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết các ngón tay vào kẽ ngón tay.
4/ Chà từng ngón tay vào lòng bàn tay.
5/ Rửa tay sạch dưới vòi nước.
6/ Làm khô tay bằng khăn sạch.
GV có thể cho HS lên chỉ vào các bước rửa tay và nêu.
Cho một vài HS lên vừa nêu vừa thực hiện các bước rửa tay.
GV nhận xét và kết luận: Em cần hực hiện đúng các bước rửa tay để có bàn tay sạch sẽ.
Luyện tập.
Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ vệ sinh đôi tay.
GV treo/ chiếu tranh, HS qun sát tranh.
GV chia lớp thành các nhóm, cùng quan sát và chia sẻ với nhau, những bạn nào trong tranh viết giữ vệ sinh đôi tay?
HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, chia sẻ về những bạn đã biết giữ vệ sinh đôi tay.
GV khuyến khích HS minh họa bằng những hành động cụ thể khi trình bày.
GV gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ vệ sinh đôi tay:
+ Tranh 1: Rửa tay sạch.
+ Tranh 3: Bạn biết cắt móng tay sạch.
+ Tranh 2: Bạn lau tay bẩn lên quần áo.
+ Tranh 4: Bạn dùng tay ngoáy mũi.
GV nhận xét câu trả lời của các nhóm kết luận: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh đôi tay của các bạn ở tranh 1 và tranh 3; không làm theo các hành động của bạn ở tranh 2, 4.
Hoạt động 2: Em chọn hành động nên làm gì để giữa vệ sinh đôi tay.
GV treo/ chiếu tranh hoặc HS quan sát tranh trong SGK và cho biết:
+ Hành động nào nên làm, hành động nào không nên là để giữ sạch đôi tay? Vì sao?
HS quan sát tranh và cùng thảo luận nhóm bàn.
GV hướng dẫn HS để HS nhận diện động hành động nào là hành động để giữ sạch đôi tay:
+ Tranh 1: Rửa tay sạch.
+ Tranh 2: Làm sạch tay bằng khăn khô.
+ Tranh 4: Cặt móng tay sạch sẽ.
+ Tranh 3: Dùng tay bốc thức ăn là hành động không nên làm.
Đại diện các nhóm trình bày.
GV nhận xét, kết luận: Em cần làm theo các hành động ở tranh 1, 2, 4 để giữ sạch đôi tay, không thực hiện theo hành động ở trah 3.
Hoạt động 3: Chia sẻ cùng bạn:
GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ vệ sinh đôi tay.
Hoạt động nhóm đôi.
Gọi một vài HS lên chia sẻ trước lớp.
Gv nhận xét và điều chỉnh cách giữ vệ sinh đôi bàn tay.
Vận dụng:
Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn:
GV treo/ chiếu tranh, yêu cầu HS quan sát:
+ Bạn nhỏ đang định làm gì?
+ Em khuyên bạn điều gì?
HS quan sát và chia se.
GV có thể gợi ý HS đưa ra những lời khuyên khác nhau:
+ Bạn cần rửa tay trước khi ăn.
+ Bạn ơi tay bẩn không nên bốc thức ăn như vậy.
+ Bạn ơi hãy giữ vệ sinh để cơ thể được khỏe mạnh.
+ Hãy dùng đĩa và thìa như vậy sẽ tốt cho sức khỏe của chính mình và cho người thân bạn nhé.
Em luôn giữa đôi tay sạch sẽ hàng ngày.
GV tổ chức cho HS thảo luận các việc thường làm hàng ngày của mình để giữ đôi tay luôn sạch sẽ.
HS thảo luận.
Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mình.
GV nhận xét, kết luận: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hàng ngày để có thể khỏe mạnh.
Củng cố, dặn dò:
GV cho HS cùng nhảu theo vũ điệu rửa tay để ôn lại các bước rửa tay.
GV đưa thông điệp cuối bài, GV đọc, cho HS đọc theo.
Về nhà luôn luôn giữ sạch đôi tay mọi lúc, mọi nơi, thực hiện rửa tay theo đúng 6 bước.
____________________________________
BÀI 2: EM GIỮ SẠCH RĂNG MIỆNG
MỤC TIÊU:
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được các việc cần làm để giữ vệ sinh răng miệng.
Biết làm sao phải giữ vệ sinh răng miệng.
Thực hiện giữ sạch răng miệng đúng cách.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát liên quan đến răng miệng).
Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint nếu có điều kiện.
Học sinh:
SGK, Vở bài tập Đạo đức 1;
Bàn chải đánh răng nếu có.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Khởi động:
Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Anh tí sún”
Sau đó đặt câu hỏi
+ Bài hát nói về ai?
+ Em sẽ khuyên anh Tí điều gì để không bị sâu răng?
HS chia sẻ.
GV nhận xét, kết luận: Chúng ta cần vệ sinh răng miệng để có nụ cười xinh.
Khám phá:
Hoạt động 1: Khám phá lợi ích của việc giữ vệ sinh răng miệng.
GV treo/ chiếu hình ảnh để HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Bạn nào đã biết giữ vệ sinh răng miệng?
+ Vì sao em cần giữ vệ sinh răng miệng?
+ Không biết giữ vệ sinh răng miệng có thể dẫn đến hậu quả gì?
HS quan sát vào thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét, kết luận: 
+ Bạn gái trong tranh đã biết giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng hàng ngày.
+ Giữ vệ sinh răng miệng giúp em có hơi thở thơm tho và nụ cười xinh.
+ Không chăm chỉ vệ sinh răng miệng có thể khiến răng bị sâu, bị đau.
Hoạt động 2: Em đánh răng đúng cách.
GV đưa tranh cho HS quan sát và đánh răng theo các bước nào?
HS quan sát và thảo luận theo nhóm bàn các bước thực hiện đánh răng.
Đại diện nhóm lên chia sẻ trước lớp.
GV nhận xét và kết luận: (GV nhắc một lần, sau đó vừa nêu vừa thực hiện để học sinh theo dõi.)
+ Chuẩn bị bàn chải và kem đánh răng.
+ Lấy nước
+ Sử dụng bàn chải để vệ sinh mặt trăng, mặt ngoài, mặt nhai của răng.
+ Súc miệng bằng nước sạch.
+ Vệ sinh bàn chải và cất đúng nơi quy định.
GV yêu cầu HS nhắc lại các bước đánh răng (cá nhân – nhóm – đồng thanh).
GV kết luận: Chải răng đúng cách giúp em giữ vệ sinh răng miệng để có hàm răng chắc khỏe.
Hoạt động luyện tập.
Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ gìn vệ sinh răng miệng.
GV treo/ chiếu tranh hoặc học sinh quan sát trong SGK và cho biết:
+ Bạn nào đã biết vệ sinh răng miệng? Vì sao?
HS hoạt động nhóm, chia sẻ.
GV gợi mở những bạn biết giữ vệ sin răng miệng:
+ Tranh 1: Đánh răng khi thức dậy.
+ Tranh 2: Đánh răng trước khi đi ngủ.
+ Tranh 3: Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng.
Bạn chưa biết giữ vệ sinh răng miệng:
+ Tranh 4: Bạn từ chối đánh răng.
Đại diện các nhóm lên chia sẻ trước lớp. (mỗi nhóm có thể nêu ý kiến của mình về một tranh.)
GV nhận xét, kết luận: Em cần thực hiện những hành động giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày như: Đánh răng vào buổi sáng sau khi thức dậy, buổi tối trước khi đi ngủ, cần dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng. Em không học theo hành động không đánh răng của bạn tranh 4.
Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn.
Hãy chia sẻ với bạn cách giữ ệ sinh răng miệng của em hàng ngày.
HS chia sẻ nhóm bàn
Gọi một vài HS chia sẻ trước lớp.
Gv nhận xét và điều chỉnh cách giữ vệ sinh răng miệng cho HS.
Vận dụng:
Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn.
Quan sát tranh và cho biết:
+ Bạn đang làm gì?
+ Việc làm của bạn như vậy có đúng không?
+ Em sẻ khuyên bạn điều gì? Vì sao?
HS quan sát và hoạt động cá nhân.
Một vài bạn chia sẻ trước lớp.
GV nhận xét và có thể đưa ra những gợi ý về lời khuyên:
+ Bạn ơi! Không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ vì sữ sâu răng đấy!
+ Bạn ơi! Nên đánh răng trước khi đi ngủ?
+ Bạn ơi! Vào buổi tói chúng mình không nên ăn kẹo nhé!
+ Bạn ơi! Ăn xong nhớ đánh răng trước khi đi ngủ nhé!
Em luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.
 GV tổ chức cho HS thảo luận các việc làm để giữ sạch răng miệng.
Liên hệ bản thân hàng ngày thường làm gì để vệ sinh răng miệng.
Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
GV nhận xét kết luận: Em luôn giữ răng miệng sạch sẽ hàng ngày để có nụ cười xinh, hơi thở thơm tho, 
Củng cố, dặn dò.
GV mở bài nhạc “Bé tập đánh răng” để HS cùng ôn lại cách đánh răng đúng cách.
GV đưa ra thông điệp, Gv đọc, HS đọc lại.
Cần tích cực vệ sinh răng miệng hàng ngày.
_____________________________________
BÀI 3: EM TẮM GỘI SẠCH SẼ.
MỤC TIÊU:
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được các việc cần làm để giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ.
Biết làm sao phải giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ.
Thực hiện tắm gội đúng cách.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Chòm tóc xinh” sáng tác: Hoàng Công Dụng).
Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint nếu có điều kiện.
Học sinh:
SGK, Vở bài tập Đạo đức 1;
Quần áo, đầu tóc gọn gạng.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Khởi động:
Tổ chức hoạt động tập thể, cả lớp cùng hát bài “Chòm tóc xih”.
Để có mái tóc sạch, đẹp em cần làm gì?
HS trả lời.
GV kết luận: Để giữ cơ thể thơm tho, mái tóc sạch sẽ, em cần tắm, gội hàng ngày.
Khám phá:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao cần giữ mái tóc, cơ thể sạch sẽ.
GV đưa hình ảnh Gv hướng dẫn HS quan sát tranh và hỏi:
+ Vì sao em cần tăm, gội hàng ngày?
HS hoạt động cá nhân.
Một vài HS chia sẻ.
GV nhận xét, kết luận: Tắm, gôi hàng ngày là cách giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, sạch sẽ, thơm tho. Khi cơ thể khỏe mạng sẽ giúp em tự tin, vui vẻ, thoải mái hơn.
Hoạt động 2: Em gội đầu đúng cách.
Quan sát tranh và cho biết:
+ Bạn gái đang làm gì?
+ Để gội đầu đúng cách cần mấy bước?
+ Nêu các bước thực hiện gội đâu?
HS thảo luận theo nhóm.
Đại diện các nhóm chia sẻ.
Liên hệ bản thân, mình có gội đầu đúng cách không?
GV nhận xét, kết luận: Để gội đầu đúng cách em cần thực hiện: Làm ướt tóc cho dầu gội lên tóc, gãi đầu với dầu gội cho thật sạch, làm sạch dầu gội bằng nước sạch và làm khô tóc. (GV cho HS nhắc lại)
Lưu ý không được để tóc còn ướt khi đi ngủ sẽ dẫn đến nấm đầu.
Hoạt động 3: Em tắm đúng cách.
Quan sát tranh và cho biết để tắm đúng cách em cần thực hiện như thế nào?
HS quan sát, liên hệ bản thân, chia sẻ các bước tiến hành tắm đúng cách:
+ Làm ướt người bằng nước sạch và xoa xà phòng tắm khắp cơ thê.
+ Kì cọ, làm sạch cơ thể bằng tay hoặc bông tắm.
+ Xả lại bằng nước sạch.
+ Lau khô bằng khăn mềm.
GV nhận xét, kết luận: Để tắm đúng cách, em cần làm theo các bước trên.
Hoạt động luyện tập.
Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ cơ thể sạch sẽ:
GV đưa tranh yêu cầu HS quan sát và cho biết:
+ Bạn nào đã biết giữ cơ thể sạch sẽ? Vì sao?
HS thảo luận nhóm đôi.
GV chỉ vào từng tranh và hỏi các hoạt động trong tranh để HS nhận biết được tranh.
Đại diện nhóm chia sẻ.
GV nhận xét, kết luận: Em cần học tập các bạn biết giữ cơ thể sạch trong tranh 2, 3; không nên làm theo bạn trong tranh 1.
Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn.
Cùng chia sẻ với bạn hàng ngày em đã tắm gội như thế nào?
HS hoạt động nhóm 4.
Đại diện một vài nhóm chia sẻ trước lớp.
GV nhận xét và điều chỉnh cách tắm, gội hàng ngày cho HS.
Vận dụng:
Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn.
GV sử dụng tranh phần luyện tập, cho HS quan sát.
Em sẽ khuyên bạn điều gì?
Cùng hoạt động nhóm, để đưa ra lời khuyên cho các bạn.
Đại diện nhóm đưa ra lời khuyên của nhóm mình đối với các bạn.
GV nhận xét, kết luận: Chúng ta không nên để tóc dài và rối đồng thời hằng ngày chúng ta cần tắm, gội sạch sẽ để cơ thể khỏe mạnh.
Em tắm, gội sạch sẽ hàng ngày sạch sẽ hàng ngày.
GV cho HS nghe câu chuyện: “Mèo lười tắm gội”, từ đó HS thấy được việc tắm gội hàng ngày là việc cần thiết.
HS có thể đọc các bài thơ có nội dung giữ cơ thể, đầu tóc sạch sẽ để nhắc nhở bản thân tắm gội hàng ngày.
GV nhận xét, kết luận: Hãy tắm, gội thường xuyên để có cơ thể luôn khỏe mạnh và sạch sẽ.
Củng cố, dặn dò.
GV đưa thông điệp, đọc, cho HS đọc theo.
Hãy luôn tắm gội để giữ vệ sinh sạch đẹp.
____________________________________
BÀI 4: EM GIỮ TRANG PHỤC GỌN GÀNG, SẠCH SẼ
MỤC TIÊU:
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được các việc cần làm để giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
Biết vì cần mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
Tự thực hiện giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh, một số trang phục, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Chiếc áo mùa đông” – sáng tác: Vũ Hoàng, ).
Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint nếu có điều kiện.
Học sinh:
SGK, Vở bài tập Đạo đức 1;
Một số trang phục cần thiết
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Khởi động:
GV mở nhạc yêu cầu HS hát cùng bài hát: “Chiếc áo mùa đông”
Theo em, bạn nhỏ cần làm gì để giữ gìn chiếc áo mùa đông mà mẹ đã tặng?
HS chia sẻ.
GV nhận xét, kết luận: Để có trang phục gọn gàng, sạch sẽ em cần biết cách giữ gìn trang phục hàng ngày.
Khám phá:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao cần giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
GV đưa tranh và dựa vào tranh kể một câu chuyện: Sáng nay, Minh dậy sớm. Sau khi đánh răng rửa mặt và ăn sáng, Minh mặc bộ váy đồng phục của trường mình đã được chuẩn bị từ tối hôm trước. Minh cảm thấy thật thoải mái trong bộ trang phục gọn gàng, sạch sẽ. Vừa vào đến sân trường, Minh gặp Nam mặc trang phục luộm thuộm đang đi rất vội vã. Nhìn thấy Minh, Nam nói: “Sáng nay tớ dậy muộn ”
Qua câu chuyện em thấy vì sao em cần giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ?
GV gợi ý: Mặc quần áo gọn gàng sạch sẽ em cảm thấy thế nào khi đến trường?
HS chia sẻ.
GV nhận xét, kết luận: Trang phục gọn gàng, sạch sẽ giúp em tự tin, vui vẻ và thoải mái hơn. Trang phục gọn gàng sạch sẽ giúp em đẹp hơn trong mắt mọi người.
Hoạt động 2: Em mặc và giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
HS quan sát tranh và cho biết: Để mặc trang phục gọn gàng chưa, chúng ta cần làm các thao tác gì?
GV gợi ý cho HS thấy dõ các hành động:
+ Tranh 1: bẻ cổ áo.
+ Tranh 2: Kiểm tra cài cúc áo.
+ Tranh 3: Kiểm tra cho áo vào trong quần?
+ Tranh 4: Kiểm tra việc cài quai dép.
HS chia sẻ các bước.
GV mời cả lớp cùng đứng tại chỗ thực hiện kiểm tra và chỉnh lại trang phục của mình.
Chú ý để biết được trang phục có gọn gàng chưa, em cần đứng trước gương để chỉnh sẽ tiện hơn.
Gv nhận xét các hoạt động của HS và kết luận: Để mặc trang phục gọn gàng, em cần vuốt thẳng áo, bẻ cổ áo cho gọn gàng, kiểm tra cúc áo cài lệch, bỏ áo vào quần, kiểm tra cài quai dép, 
GV tiếp tục đưa các tranh tiếp theo và cho biết chúng ta phải làm gì để giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ?
GV hướng dẫn HS thông qua các câu hỏi:
+ Bạn Minh đã làm gì để giữ quần áo sạch sẽ.
GV chỉ vào từng tranh, để HS nhận biêt. 
HS chia sẻ.
GV nhận xét và kết luận: Những công việc cần làm để giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ: Giặt sạch, phơi khô quần áo; gấp quần áo gọn gàng và cất quần áo đúng nơi quy định; không vò, vứt quần áo bừa bãi, không lau tay bẩn vào quần áo, giày, dép, mũ cất đúng nơi quy định.
Hoạt động luyện tập.
Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
Gv đưa tranh cho HS quan sát và cho biết: Bạn nào biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ?
HS hoạt động nhóm
Dựa vào phần khám phá quan sát và cho biết bạn nào biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ, bạn nào chưa biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ?
Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
GV nhận xét, kết luận: Chúng ta càn học tập các hành động biết giữ gịn trang phục gọn gàng, sạch sẽ (tranh 1, 2), không nên vo quần áo vứt xuống sàn như bạn trong tranh 3.
Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn.
Hãy cùng chia sẻ nhóm 4, hàng ngày mình đã làm gì để giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ của mình.
Đại diện một vài nhóm lên chia sẻ trước lớp.
GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cách giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ của HS.
Vận dụng:
Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn.
GV đưa tranh yêu cầu HS quan sát tranh, hãy cùng thảo luận và đóng vai tình huống trong tranh, đưa ra lời khuyên với các bạn trong tranh.
HS thảo luận nhóm 4.
Các nhóm đóng vai trước lớp (mỗi nhóm có thể có 1 lời khuyên khác nhau).
GV nhận xét, kết luận: Chúng ta không nên cởi áo ra để chơi đùa, nếu đã cởi áo ra cần gấp gọn và để nơi sạch sẽ. Không được vứt áo dưới sân trường.
Em rèn thói quen giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
Gv có thể cho HS xem tranh hoặc xem một số video về việc không giữ sạch quần áo.
Quan sát tranh (Xem video) và cho biết các bạn nào biết giữ sạch quần áo, bạn nào không?
HS nêu.
GV nhận xét, kết luận: Em luôn rèn luyện thói quen giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
Dặn dò:
GV đưa thông điệp, đọc và cho HS đọc lại.
Hãy thực hiện thông điệp để làm ta đẹp hơn.
____________________________________
BÀI 5: GIA ĐÌNH EM
MỤC TIÊU:
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình.
Nêu được những biểu hiện của sự yêu thương trong gia đình.
Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương của người thân trong gia đình.
Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương trong gia đình.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Cả nhà thương nhau” sáng tác Phan Văn Minh).
Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint nếu có điều kiện.
Học sinh:
SGK, Vở bài tập Đạo đức 1;
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Khởi động:
GV cho HS hát bài hát “Cả nhà thương nhau”, qua bài hát cho em biết điều gì? 
+ Cả nhà trong bài hát thương nhau như thế nào?
HS trả lời.
GV nhận xét, kết luận: Gia đình luôn tràn đầy niềm vui và hạnh phục khi mọi thành viên đều yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Khám phá:
Hoạt động 1: Khám phá sự cần thiết của yêu thương.
GV đưa tranh 1 yêu cầu HS quan sát và cho biết:
+ Gia đình bạn nhỏ gồm những ai?
+ Thái độ của mọi người trong gia đình như thể nào? (vẻ mặt của từng người.)
HS hoạt động nhóm đôi.
Đại diện nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác lắng nghe, bổ xung.
GV nhận xét, kết luận: Các thành viên trong gia đình của bạn nhỏ gồm: Ông, bà, bố, mẹ, bé gái và bé trai. Bé trai khoanh tay, lễ phép chào ông bà trước kh đi học; Ông bà nhìn bạn trìu mến; bé gái vui vẻ mang bánh mời bố mẹ; bố mẹ cảm động hạnh phúc đón nhận tình cảm của bạn gái.
Giáo viên đưa cụm tranh thứ 2 và GV tiến hành kể câu chuyện “Thỏ con bị lạc”.
+ Tranh 1: Mải chạy đến vườn cà – rốt ở phía xa nên thỏ con không nghe thấy mẹ gọi.
+ Tranh 2: Vừa nhổ cà – rốt, thỏ con bị chó đuổi chạy, rơi cà – rốt.
+ Tranh 3: Thỏ con sợ hãi nấp dưới bụi cây, ôm bụng khóc vì đói.
+ Tranh 4: Thỏ con tìm thấy mẹ, mẹ ôm Thỏ con vào lòng.
GV mời HS kể lại câu chuyện theo ý hiểu một cách ngắn gọn.
Qua câu chuyện:
+ Khi bị lạc nhà, thỏ con gặp điều gì?
+ Nếu thiếu sự quan tâm, chăm sóc của người thân thì điều gì xảy ra?
+ Quan sát tranh 3, Thỏ ngồi như thế nào? Nét mặt của thỏ ra sao?
+ Khi tìm được thỏ con thỏ mẹ làm gì?
HS thảo luận nhóm trả lời.
GV nhận xét.
Em đã nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân như thế nào? (Khi em bị đau, ốm hay gặp chuyện gì đó buồn).
HS chia sẻ.
GV nhận xét và kết luận: Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi người. Sự quan tâm, chăm sóc của người thân là cầu nối, tạo sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình.
Hoạt động 2: Khám pha những biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình.
GV đưa tranh 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và yêu cầu HS sinh quan sát tranh và cho biết:
+ Hãy kể một hành động/ việc làm thể hiện tình yêu thương trong gia đình?
HS hoạt động nhóm 4.
GV khuyến khích HS kể một người một việc khác nha.
Cử đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
Những việc em nên làm để thể hiện tình 
GV nhận xét, kết luận: yêu thương gia đình mình như:
+ Tranh 1: Vui vẻ quây quần bên mâm cơm cùng gia đình.
+ Tranh 2: Chúc tết ông bà, cha mẹ.
+ Tranh 3: Cả nhà vui vẻ dắt tay nhau đi chơi.
+ Tranh 4: Cùng nhau quét dọn, trang trí nhà cửa.
+ Tranh 5: Cả nhà quây quần bên nhau trong ngày sinh nhật.
+ Tranh 6: Các cháu kể chuyện cho ông bà nghe;
+ Tranh 7: Bạn nhỏ thể hiện yêu thương với mẹ
+ Tranh 8: Vui đón bố mẹ đi làm về.
GV nhận xét, kết luận: Mỗi chúng ta đều mong muốn nhận được sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của người thân trong gia đình. Vì vậy, chúng ta nên có những hành động, việc làm đúng để bày tỏ sự biết ơn, qua tâm của mình với mọi người.
_______________________________________
BÀI 5: GIA ĐÌNH EM
MỤC TIÊU:
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình.
Nêu được những biểu hiện của sự yêu thương trong gia đình.
Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương của người thân trong gia đình.
Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương trong gia đình.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Cả nhà thương nhau” sáng tác Phan Văn Minh).
Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint nếu có điều kiện.
Học sinh:
SGK, Vở bài tập Đạo đức 1;
Ảnh gia đình nếu có.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Khởi động:
GV mở nhạc và yêu cầu HS cùng hát bài: “Cây gia đình” để biết tình cảm của mọi người trong gia đình.
Hoạt động luyện tập. 
Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ gìn vệ sinh răng miệng.
Cùng chia se nhóm bàn về gia đình mình:
+ Gia đình mình có mấy người? Gồm những ai?
+ Nói về nghề nghiệp, tên, tuổi, tính tình, sở thích, của các thành viên trong gia đình.
HS chia sẻ trước lớp.
GV mời một số HS, có gia đình ba thế hệ, gia đình 2 thế hệ (Gia đình có bố, mẹ và 2 con trai hoặc 2 con gái, hoặc 1 trai, một gái, hoặc gia đình chỉ có mẹ với con hoặc bố với con) cùng chia sẻ về gia đình mình trước lớp.
GV nhận xét.
GV tiếp tục yêu cầu HS chia sẻ: 
+ Em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình?
HS chia sẻ.
HS khác lắng nghe, bổ xung.
Gv nhận xét, kết luận: Các em hãy luôn thể hiện tình yêu thương gia đình mình bằng những lời nói, việc làm phù hợp với lứa tuổi.
Hoạt động 2: Em chọn việc nên làm:
Gv đưa 8 tranh “Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào? Vì sao?”
HS hoạt động nhóm 6.
HS sử dụng stick mặt mếu hoặc mặt cười để thể hiện đồng tình hay không đồng tình.
Đại diện các nhóm nên thực hiện gắn stick và giải thích.
GV nhận xét kết luận: Chúng ta cần đồng tình với những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình như đối với tranh 2, 3, 4, 6, 7, 8. Không đồng tình với những thái độ và hành vi lười nhác, thiếu quan tâm, không giúp đỡ người thân như tranh 1 và 5.
Vận dụng:
Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn.
HS quan sát tranh và thảo luận nhóm bàn để đưa ra lời khuyên cho các bạn trong mỗi tình huống của tranh.
Đại diện nhóm trình bày ý kiến, mỗi nhóm có thể đưa ra ý kiến khác nhau hoặc giống nhau, nhưng mục đích của lời khuyên phải phù hợp với tranh.
GV nhận xét, tuyên dương nhóm có lời khuyên hay và ý nghĩa.
GV kết luận: 
+ Tranh 1 có thể khuyên: Bạn ơi! Bạn giúp bố quét nhà đi.!/ Bạn ơi! Bố đi làm về đã mệt, bạn giúp bố đi! ...
+ Tranh 2: Bạn ơi! Thế là ăn tham đấy!/ Bạn ơi! Không nên thế, mình nên chia đều cho hai chị em! ...
Chia sẻ cảm xúc của em khi được bố mẹ tổ chức sinh nhật:
GV hỏi: Khi tới ngày sinh nhật của mình, các em thường được người thân làm gì? Em cảm thấy như thế nào khi nhận được sự quan tâm, yêu thương đó?
HS hoạt động nhóm đôi, cùng chia sẻ cho nhau nghe về cảm xúc của mình trong ngày sinh nhật, khi được bố mẹ quan tâm.
Đại diện một vài nhóm lên cùng chia sẻ trước lớp.
Gv nhận xét, kết luận: Khi được người thân yêu thương, quan tâm, chăm sóc em cần thể hiện cảm xúc của mình và bày tỏ lòng biết ơn đối với người thân yêu đó.
Dặn dò.
Cần thể hiện lòng biết ơn và yêu thương các thành viên trong gia đình.
GV chiếu thông điệp, đọc và yêu cầu HS đọc lại.
___________________________________
BÀI 6: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ.
MỤC TIÊU:
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của sự lễ phép và vâng lời.
Chủ động thực hiện lời nói, việc làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Con chim vành khuyên” sáng tác Hoàng Vân).
Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint nếu có điều kiện.
Học sinh:
SGK, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh ảnh liên quan đến bài học nếu có.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Khởi động.
GV yêu cầu HS hát bài: “Có con chim vành khuyên”.
GV hỏi: Vì sao chim vành khuyên được khen là ngoan ngoãn?
HS suy nghĩ trả lời.
GV nhận xét và kết luận dẫn vào bài: Chim vành khuyên được khen là ngoan ngoãn bởi vì chim biết nói lời lễ phép, chào hỏi mọi người nên luôn được mọi người yêu thương và quý mến.
Khám phá.
Tìm hiểu vì sao cần lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.
GV treo/ chiếu lần lượt các tranh để HS quan sát kĩ các lời nói và hành động của các bạn trong tranh và cho biết:
+ Bạn trong tranh đã thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị như thế nào?
HS hoạt động nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét kết luận: 
+ Tranh 1: Bà gọi dậy, bạn vâng lời và trả lời lễ phép (ạ ở cuối câu).
+ Tranh 2: Chị gái hỏi, bạn vâng lời và trả lời lễ phép.
+ Tranh 3: Mẹ nói, bạn vâng lời và trả lời lễ phép.
+ Tranh 4: Trước khi đi học, bạn đã lễ phép chào ông bà.
GV đưa câu hỏi: Vì sao em cần lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị?
HS trả lời.
GV nhẫn xét và kết luận: Lễ phép, vâng lời là thể hiện lòng kính yêu mọi người trong gia đình. Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng thái độ, lời nói, cử chỉ phù hợp.
Luyện tập
Hoạt động 1: Em chọn việc nên làm. 
GV treo/ chiếu tranh yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết:
+ Bạn nào lễ phép, vâng lời?
+ Bạn nào chưa biết lễ phép, vâng lời?
HS thảo luận nhóm 4.
Đại diện nhóm trình bày, bằng cách sử dụng mặt mếu, mặt cười bày tỏ thái độ đồng tình, hay không đồng tình. Sau đó trình bày vì sao không đồng tình, vì sao đồng tình.
+ Tranh 1: Trời nóng, thấy bố làm việc vất vả, bạn gái mang nước lễ phép mời bố.
+ Tranh 2: Mẹ nhờ bạn phụ giúp nhặt rau, bạn gái lễ phép, vâng lời và giúp mẹ.
+ Tranh 3: Ông nhắc nhở bạn mở nhỉ ti vi, bạn không nghe lời.
GV nhận xét, tuyên dương và kết luận: chúng ta cần đồng tình với việc làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình. Không đồng tình với những việc làm chưa biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
Hoạt động 2: Em chia sẻ cùng bạn.
Hãy cùng chia sẻ với bạn những việc làm thể hiện sự lễ phép và vâng lời ông bà cha mẹ, anh chị của em hàng ngày.
HS hoạt động theo nhóm bàn.
Đại diện một vài HS chia sẻ trước lớp.
Gv nhận xét và tuyên dương.
Vận dụng: 
Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
HS hoạt động nhóm đôi, cùng xử lí tình huống trong các tranh phần luyện tập.
GV yêu cầu các nhóm có thể thể hiện theo hình thức đóng vai để nêu nên cách xử lí của mình.
Đại diện các nhóm xử lý, đóng vai.
Gv nhận xét, tuyên dương và kết luận: Em luôn thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng lời nói và việc làm phù hợp: biết chào hỏi trước khi ra ngoài và khi về nhà; khi được đưa thứ gì thì nên nhận bằng 2 tay và nói lời cảm ơn, ...
Hoạt động 2: Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.
GV đưa một số bức tranh có tình huống và yêu cầu HS trong tình huống đó em cần nói gì.
Hàng ngày khi đi học em làm gì để thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị?, ...
HS chia sẻ.
Gv nhận xét, kết luận: Em luôn lễ phép, vâng lời ông ông bà, cha mẹ, anh chị bằng lời nói và việc làm phù hợp.
Gv đưa thông điệp, đọc, yêu cầu HS đọc theo và thực hiện.
_________________________________________
BÀI 7: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ
MỤC TIÊU:
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc ông bà.
Thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Cháu yêu bà” sáng tác Xuân Giao).
Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint nếu có điều kiện.
Học sinh:
SGK, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh ảnh liên quan đến bài học nếu có.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Khởi động.
GV yêu cầu HS hát bài “ Cháu yêu bà”
Qua bài hát em thấy khi nào bà rất vui?
Tuần vừa qua, em đã làm được những việc gì đem lại niềm vui cho ông bà?
HS chia sẻ.
GV nhận xét, kết luận: Ông bà luôn cần sự quan tâm, chăm sóc của các cháu. Bài hát này giúp em nhận biết biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc ông bà.
Khám phá.
Khám phá những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.
GV treo/ chiếu tranh hoặc HS quan sát hình SGK và cho biết: Bạn nhỏ trong tranh đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà?
HS hoạt động nhóm 4 hoặc nhóm 6.
Đại diện nhóm trình bày.
Nhóm khác lắng nghe nhận xét, bổ sung.
+ Tranh 1: Bạn hỏi thăm sức khỏe ông bà.
+ Tranh 2: Bạn chúc Tết ông bà khỏe mạnh, sống lâu, ...
+ Tranh 3: Bạn mời ông uống nước.
+ Tranh 4: Bạn khoe ông bà vở tập viết được cô khen viết đẹp.
+ Tranh 5: Bạn nhỏ cùng bố về quê thăm ông, bà.
GV hỏi:
+ Vì sao cần quan tâm, chăm sóc ông bà?
+ Em đã quan tâm, chăm sóc ông bà bằng những việc làm nào?
HS chia sẻ.
GV nhận xét và kết luận: Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà: hỏi thăm sức khỏe ông bà, chăm sóc ông bà khi ốm, chia sẻ niềm vui với ông bà, nói những lời yêu thương với ông bà, ...
Vận dụng:
Hoạt động 1: Em chọn việc nên làm.
GV đưa tranh cho HS quan sát và cho biết những việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?
HS hoạt động nhóm 4 hoặc nhóm 6, cùng thảo luận và đưa ra ý kiến.
Đại diện các nhóm trình bày ý kiến nhóm mình bằng cách sử dụng mặt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.docx