Giáo án Các môn Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

Giáo án Các môn Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

GV đọc mẫu toàn VB.

 HS đọc câu.

+ GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS ( hãnh diện, truyện tranh , . ) .

+. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. ( VD: Tôi tên là Nam, học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn , . )

 - HS đọc đoạn .

+ GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1: từ đầu đến hãnh diện lãi, đoạn 2: phần còn lại.

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài ( đồng phục: quần áo được may hàng loạt cùng một kiểu dáng, cùng một màu sắc theo quy định của một trường học, cơ quan, tổ chức; hãnh diện: vui sướng và tự hào, chững chạc: đàng hoàng, ở đây ý nói: có cử chỉ và hành động giống như người lớn ) .

- HS và GV đọc toàn VB. GV lưu ý HS khi đọc văn bản, hãy " nhập vai ” coi mình là nhân vật Nam, giọng đọc biểu lộ sự sôi nổi, vui vẻ và hào hứng .

+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi

 

docx 34 trang thuong95 14313
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 19 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai ngày 18 tháng 01 năm 2021
Hoạt động tập thể
CHÀO CỜ
Tiếng Việt (2 tiết)
BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 1 (T1, T2)
L Mục tiêu
Giúp HS: 
1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự đơn giản, người viết tự giới thiệu về minh ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi về nhân vật; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh về một số hoạt động quen thuộc ( đá bóng, đọc sách, kéo co, múa ) và suy luận tử tranh được quan sát.
 2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc: hon thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
 3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh, về những gì các em thích và không thích cũng như những thay đổi của các em từ khi đi học.
 4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với bạn bè, thầy cô và nhà trường; sự tự tin, khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân. 
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Bảng phụ, SGV, SGK
- Học sinh: SGK, vở bài tậpTV
III. Các hoạt động dạy học 
TIẾT 1
1. Khởi động. 
+ GV yêu cầu HS nói về những điều các em thích hoặc không thích từ khi đi học đến nay qua các câu hỏi giúp HS nói được nhiều hơn về bản thân, về sở thích, mong ước cá nhân:
 Các em đã học một học kì, các em thấy đi học có vui không?
 Em thân nhất với bạn nào trong lớp; Đồ ăn ở trường có ngon không? 
Em thích nhất món nào?
 Đi học mang lại cho em những gì? 
Em có thay đổi gì so với đầu năm học: Em không thích điều gì ở trường ... ( Có thể chiếu clip về những đoạn giới thiệu bản thân của HS lớp 1 mà GV đã chuẩn bị) . 
+ GV nhắc lại một số câu trả lời của HS, sau đó dẫn vào bài đọc Tổi là học sinh lớp 1 
+ Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi, Các HS khác có thể nhận xét, bổ sung hoặc có câu trả lời khác, 
2. Đọc 
GV đọc mẫu toàn VB. 
 HS đọc câu. 
+ GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS ( hãnh diện, truyện tranh , ... ) . 
+. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. ( VD: Tôi tên là Nam, học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn , ... )
 - HS đọc đoạn . 
+ GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1: từ đầu đến hãnh diện lãi, đoạn 2: phần còn lại.
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài ( đồng phục: quần áo được may hàng loạt cùng một kiểu dáng, cùng một màu sắc theo quy định của một trường học, cơ quan, tổ chức; hãnh diện: vui sướng và tự hào, chững chạc: đàng hoàng, ở đây ý nói: có cử chỉ và hành động giống như người lớn ) .
- HS và GV đọc toàn VB. GV lưu ý HS khi đọc văn bản, hãy " nhập vai ” coi mình là nhân vật Nam, giọng đọc biểu lộ sự sôi nổi, vui vẻ và hào hứng . 
+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2
- HS đánh dấu đoạn đã chia
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt
+ HS đọc đoạn theo nhóm .
+1 - 2 HS đọc thành tiếng cả VB
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi 
a . Bạn Nam học lớp mấy?
 b . Hồi đầu năm, Nam học gì?
 c . Bây giờ, Nam biết làm gì? 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. 
GV và HS thống nhất câu trả lời. ( a . Nam học lớp 1; b . Hồi đầu năm học, Na mới bắt đầu học chữ cái; c . Bây giờ, Nam đã đọc được truyện tranh, biết làm toán. ) 
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi. 
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a (có thể trình chiếu lên bảng để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. (Nam học lớp 1) 
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu ( đồng thời cũng là tên riêng); đặt dấu chấm cuối cầu. GV hướng dẫn HS tô chữ V viết hoa, sau đó viết cấu vào vở. Khi viết câu, GV cho HS tự chọn viết chữ N viết hoa hoặc chữ in hoa (mẫu chữ in hoa, xem ở phấn đấu vở Tập viết) . Nên khuyến khích HS viết chữ in hoa cho đơn giản. 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS 
HS quan sát và viết câu trả lời vào vở
HS viết theo hướng dẫn
5. Củng cố , dặn dò
- Giáo viên nhắc lại nội dung bài
- Về chuẩn bị bài sau
Mĩ thuật
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết đọc, ngắt nghỉ đúng các câu trong bài: Tôi là học sinh lớp 1.
- Biết đọc các từ, cụm từ để nối thành câu có nghĩa
- Biết sắp xếp các từ ngữ thành câu.
- Biết làm bài tập chính tả phân biệt x/s, tr/ch, l/n. Biết sử dụng vốn từ sẵn có để viết câu.
* Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
* Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Bảng phụ, SGV, SGK
- Học sinh: SGK, vở bài tậpTV
III. Các hoạt động dạy học
1. Luyện đọc
- GV cho HS đọc lại bài học buổi sáng.
HS đọc: 
+ HS đọc nối tiếp câu
+ HS đọc nối tiếp đoạn
+ HS đọc cả bài	
+ HS đọc đồng thanh cả bài
2. Bài tập 
Bài 1/4
- GV đọc yêu cầu
- GV gọi HS đọc cột A và B
- GV gợi ý HS nối cột A với cột B để được câu
- GV yêu cầu HS Làm việc cá nhân.
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2/ 4
- GV đọc yêu cầu
- GV gợi ý: Em thử ghép các tiếng đã cho thành câu xem câu nào phù hợp?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- GV cho HS đọc lại câu
- GV và HS nhận xét 
- Lưu ý: Khi viết câu cần viết hoa chữ cái đầu câu và kết thúc câu có dấu chấm.
* Bài tập tự chọn
Bài 1/5
- GV đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS đọc sau đó chọn từ ngữ đúng rồi viết lại 
- HS làm việc cá nhân
- GV nhận xét HS, tuyên dương.
Bài 2/5
- Nêu yêu cầu của bài
- HD học sinh lựa chọn từ đúng để điền vào chỗ trống
- GV và HS nhận xét
Bài 3/5:
- Nêu yêu cầu
- Cho HS nêu miệng sau đó viết vào vở
- Nhận xét 
- Viết một câu về điều em thích nhất khi đi học
- Đổi vở cho nhau để đọc
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh lại nội dung bài học
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS đọc cá nhân/ lớp đọc thầm
- HS nối vào vở
- HS nhận xét
- Sắp xếp các từ ngữ sau thành câu và viết câu lại
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS thảo luận và trả lời:
a) Em thích chơi nhảy dây.
b) Em cũng thích chơi đuổi bắt.
c) Đi học thật là vui.
- HS đọc lại câu
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- Chọn từ ngữ đúng và viết lại
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS làm vào vở
- HS nêu
- Học sinh, truyện tranh, lớp học, chững chạc
- HS nhận xét
- Chọn từ đúng điền vào chỗ trống
- 1 HS nêu
 Dưới mái (chường/ trường) trường mới, sao tiếng (trống/ chống) trống rung động kéo dài. Tiếng cô giáo (chang/ trang) trang nghiêm mà ấm áp. (tiếng/ Tiếng) Tiếng đọc bài của em cũng vang lên đến lạ!
(Theo Ngô Quân Miện)
- 1HS nêu theo ý của bản thân
Ví dụ: + Em đi học rất vui vì có nhiều bạn bè.
+ Em thích đi học vì em có nhiều kiến thức.
- Nhận xét bạn
- HS lắng nghe
Tiếng Anh
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
Hoạt động trải nghiệm
CHỦ ĐỀ 5: KHÁM PHÁ BÀN TAY KỲ DIỆU (TIẾT 4)
I. Mục tiêu
- HS tự tin giới thiệu món quà do tay mình làm ra và nói được lời chúc tặng cho người mà HS tặng nhân dịp nào đó. 
- HĐ này củng cố việc thực hiện nhiệm vụ 4 SGK mà HS làm tại nhà.
- HS bước đầu biết tự đánh giá mức độ thường xuyện thực hiện hành vi yêu thương từ đôi bàn tay.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh minh họa, SGV, SGK
- Học sinh: SGK, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới: GV giới thiệu bài
a) Hoạt động 1: 
Giới thiệu món quà tôi làm.
* Mục tiêu: HS tự tin giới thiệu món quà do tay mình làm ra và nói được lời chúc tặng cho người mà HS tặng nhân dịp nào đó. HĐ này củng cố việc thực hiện nhiệm vụ 4 SGK mà HS làm tại nhà.
* Phương pháp và hình thức: theo nhóm
- GV yêu cầu HS mở sách HĐTN
- Y/C HS nêu những việc đôi bàn tay của mình làm được
- GV chia lớp thành các nhóm 4- 5 HS
- GV giải thích một số từ để HS rõ từ đó gồm những hành vi nào. ( An ủi thì hành vi thường là vỗ tay vào vai bạn; tay xoa xoa vào lưng bạn; tay mình nắm lấy tay bạn... đối với hành vi cụ thể thì không cần giải thích như quét nhà giúp mẹ)
- GV yêu cầu HS để sản phẩm của mình trên bàn theo nhóm và tổ chức cho HS đi xem món quà của các bạn khác.
- GV nhắc nhở HS về một số bàn tay đôi khi còn chưa làm việc tốt: đẩy bạn, giật tóc bạn,... và dăn HS không nên làm những việc xấu mà hãy làm những việc tốt với đôi bàn tay mình.
- GV nhận xét HĐ và nhắc nhở HS luôn thực hiện những việc làm yêu thương từ đôi bàn tay của mình.
b) Hoạt đông 2: Nhìn lại tôi.
* Mục tiêu: HS bước đầu biết tự đánh giá mứcđộ thường xuyện thực hiện hành vi yêu thương từ đôi bàn tay.
* Phương pháp và hình thức: theo nhóm, cá nhân.
- Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ 5 trong SGK HĐTN 1 trang 52.
- GV đặt câu hỏi: Em đã làm được những việc yêu thương nào trong 3 việc trên?
- GV phát thẻ ngôi sao và đăt câu hỏi theo gợi ý từ tranh để HS tự đánh giá:
+ Bạn nào luôn giúp đỡ mọi người?
+ Bạn nào luôn biết khích lệ , động viên mọi người?
+ Bạn nào thường xuyên thể hiện tình cảm với mọi người?
- GV nhận xét tuyên dương thẻ màu xanh, nhắc nhở với thẻ màu vàng và hướng dẫn rèn luyện với HS thẻ màu đỏ.
- Cả lớp hát
- HS nghe. 
- HS mở sách trang 48-49
- HS lắng nghe yêu cầu
- HS chia nhóm
+ Các cá nhân giới thiệu sản phẩm của mình trong nhóm, sau đó mỗi bạn chọn 1 sản phẩm mà mình thích nhất và giải thích lí do.
+ Yêu cầu cầu các bạn đứng dậy giới thiệu khi nói.
- HS nghe. 
- HS thực hiện để sản phẩm của mình lên bàn và đi xem món quà của các bạn trong nhóm và khen món quà của các bạn.
- HS lắng nghe 
- HS quan sát tranh trong SGK
+ Tranh 1: Giúp đỡ mọi người.
+ Tranh 2: Khích lệ động viên.
+ Tranh 3: Thể hiện tình cảm.
- HS nêu các việc mình làm được.
- HS giơ thẻ phù hợp với mức độ thể hiện của mình:
+ Màu xanh luôn luôn thực hiện.
+ Màu vàng thi thoảng thực hiện.
+ Màu đỏ chưa thực hiện.
4. Củng cố, dặn dò 
- Em cảm thấy thế nào khi thực hiện những việc tốt từ đôi bàn tay mình?
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 19 tháng 01 năm 2021
Tiếng Việt (2 tiết)
BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 1 (T3,T4)
I.Mục tiêu 
Giúp HS: 
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ rằng một VB tự sự đơn giản , người viết tự giới thiệu về mình ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi về nhân vật ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh về một số hoạt động quen thuộc ( đá bóng , đọc sách , kéo co , múa ) và suy luận từ tranh được quan sát .
 2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc : hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .
 3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh , về những gì các em thích và không thích cũng như những thay đổi của các em từ khi đi học .
 4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : tình yêu đối với bạn bè , thầy cô và nhà trường ; sự tự tin , khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân . 
II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Tranh minh họa, Bảng phụ
- Học sinh: Bộ đồ dùng học TV
III. Các hoạt động dạy học 
TIẾT 3
1. Khởi động
Giáo viên cho học sinh hát
2. Bài mới
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu .
 - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu hoàn thiện. (Nam rất hãnh diện khi được cô giáo khen.) 
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở . GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS 
- HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
- Một số nhóm trình bày kết quả
- HS viết câu hoàn chỉnh vào vở
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ để nói theo tranh
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh . GV yêu cầu HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dung các từ ngữ đã gợi ý 
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh , ( VD : tranh 1, có thể nói: Các bạn chơi đá bóng rất hào hứng / Em rất thích chơi đã bỏng cùng các bạn; tranh 2: Em thích đọc sách Đọc sách rất thú vị,...) 
 - HS và GV nhận xét. 
- HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dung các từ ngữ đã gợi ý
- HS trình bày kết quả nói theo tranh
 TIẾT 4
7. Nghe viết 
- GV đọc to cả hai câu ( Nam đã đọc được truyện tranh. Nam còn biết làm toán nữa)
 - GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết: 
+ Viết lũi đầu dòng , viết hoa chữ cái đầu cầu, kết thúc câu có dấu chấm.
 + Chữ dễ viết sai chính tả: truyện tranh, làm , nữa 
 - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. Đọc và viết chính tả: 
+ GV đọc câu theo từng cụm từ cho HS viết. (Nai đã đọc được truyện tranh. Nam còn biết làm toán nữa.)
 + Sau khi HS viết chính tả , GV đọc lại một lần cả câu và yêu cầu HS rà soát lỗi.
+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
- HS chú ý
-HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách
HS viết
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi .
8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa
- GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu . GV nêu nhiệm vụ . 
- GV yêu cầu một số ( 3 - 3 ) HS lên trình bày kết quả trước lớp ( có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng ) . 
- GV yêu cầu một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần. 
- HS làm việc nhóm đối để tìm những chữ phù hợp
-HS lên trình bày kết quả trước lớp ( có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng )
HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần
9. Chọn ý phù hợp để nói về bản thân em 
- Đây là phần luyện nói theo những gợi ý cho sẵn.
- GV giải thích. VD: Từ khi đi học lớp 1, em thức dậy sớm hơn , ... 
- HS đọc thầm các nội dung trong SGK, sau đó thảo luận nhóm. GV gọi một vài HS trình bày trước lớp . 
- HS tự chọn các ý đúng với bản thân và nói lại câu hoàn chỉnh với các bạn ( không cần phải lấy tất cả các ý )
- HS trình bày trước lớp.
3. Củng cố,dặn dò
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
 - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
- HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu , thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào ) 
Toán
 BÀI 21: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (T1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Bước đầu nắm được cấu tạo số(theo hệ thập phân), từ đó biết đọc, viết, sắp xếp thứ tự, so sánh các số có hai chứ số trong phạm vi 20
2. Phát triển năng lực
- Bước đầu thấy được sự” khái quát hóa” trong việc hình thành các số trong phạm vi 10(tính trực quan) đến các số trong phạm vi 20.
- Học sinh hứng thú và tự tin trong học tập.
3. Năng lực - phẩm chất chung
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: SGV, SGK, đồ dùng học toán 1.
- Học sinh: Đồ dùng học toán 1, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động
- GV cho HS hát 5 ngón tay ngoan
- GV chuyển ý sang bài mới. 
2. Khám phá
GV y/c HS quan sát tranh và Hỏi tranh vẽ gì?
-Y/c HS đếm có bao nhiêu quả cà chua?
y/c HS đếm theo nhóm 2 
- Ai biết 10 quả cà chua hay còn gọi là gì?
- Có thể HS biết có thể chưa biết GV nêu 10 quả cà chua hay còn gọi là 1chục quả cà chua. Hay 10 là 1 chục
Như vậy 9 rồi đến bao nhiêu?
10 liền sau số nào?
Số 10 là số có bao nhiêu chữ số?
GV lấy cho HS quan sát có 10 que tính 
- Cô có bao nhiêu que tính?
- Cô lấy thêm 1 que tính. Cô lấy thêm bao nhiêu que?
- Cô có tất cả bao nhiêu que?
Vậy 11que hay ta có số 11 y/c HS đọc lại số 11
- GV hướng dẫn cách viết số11
- Số 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Vậy 11 liền sau số nào?
- Các số còn lại GV thực hiện tương tự nhưng với tốc độ nhanh hơn.
- GV y/c HS đếm các số từ 10 đến 20 đếm cho nhau nghe theo nhóm bàn.
- GV nhận xét đánh giá. Sau đó cho HS đọc đồng thanh 
3. Hoạt động
* Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu
a) Quan sát tranh, GV hướng dẫn HS
- GV hướng dẫn HS điền số để có kết quả đúng
- GV y/c HS nêu kết quả của mình
- GV bổ sung nếu cần
- Có thể cho HS đọc lại các số đã viết.
Bài 2: Số? 
- GV cho HS tự đếm số viên đá, số cá sau đó làm vào phiếu nêu kết quả của mình. số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 3: Số?
- GV hướng dẫn hs điền số còn thiếu vào?
- GV phát cho các nhóm phiếu học tập khổ giấy A3 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, sau đó đại diện nhóm lên trình bày Nhóm khác nhận xét.
- GV đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò 
- GV cho HS đếm lại các số từ 0 đến 20 xuôi và ngược.
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn HS ôn bài 
- HS hát.
- HS trả lời.
- HS có 10 quả cà chua.
- HS đếm. 
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
- 10
- 9
- Có hai chữ số.
- 10 que
- 1que
- 11 que
- HS đọc cá nhân – nhóm lớp
- HS viết bảng con.
- HS nêuSố 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị
- 10
- HS đếm nhận xét bạn.
- HS đọc.
- 1, 2 em nêu.
- HS làm vào phiếu học tập
- HS nêu, HS nhận xét
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nêu y/c
- Các nhóm làm , nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS đếm, lớp đếm.
Giáo dục thể chất
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố hình thành:
- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc nhận biết được các chi tiết trong tranh về một số hoạt động quen thuộc và suy luận từ tranh được quan sát.
- Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung được thể hiện trong tranh.
- Phát triển phẩm chất và năng lực chung : Tình yêu đối với bạn bè , thầy cô và nhà trường ; sự tự tin , khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân . 
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Nội dung ôn tập
- Học sinh: Vở ô ly
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động: 
2. Bài mới
Bài 1 :
- GV đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS đọc lần lượt các từ, cụm từ trong từng ô ở 2 cột.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2:
- GV đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS chọn từ ngữ đúng điền vào ô trống.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi
Bài 3: Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở
- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu : 
+ thích, em, nhảy dây, chơi 
+ em, đuổi bắt, thích, chơi, cũng
+ vui, thật là, đi học 
- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi 
- Một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng.( Em thích chơi nhảy dây. / Em cũng thích chơi đuổi bắt. / Đi học thật là vui.) 
3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS về nhà học bài, hoàn thiện các BT chưa hoàn thành, chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS hát
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS đọc.
- HS thực hiện chọn từ đúng và viết lại
Học sinh, truyện tranh, lớp học, chững chạc.
- HS nhận xét bài bạn
- HS lắng nghe và thực hiện.
- trường/ trống/ trang/ tiếng.
- HS lắng nghe và thực hiện
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
- HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng 
- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng .
Giáo dục thể chất
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Bước đầu nắm được cấu tạo số (theo hệ thập phân), từ đó biết đọc, viết, sắp xếp thứ tự, so sánh các số có hai chứ số trong phạm vi 20
2. Phát triển năng lực
- Bước đầu thấy được sự” khái quát hóa” trong việc hình thành các số trong phạm vi 10 (tính trực quan) đến các số trong phạm vi 20.
- Học sinh hứng thú và tự tin trong học tập.
3. Năng lực phẩm chất chung
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ
- Học sinh: SGK, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài :
- Hát
- Lắng nghe
2. Hoạt động
* Bài 1:
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu tự làm bài 
- Yêu cầu HS trình bày kết quả:
- GV cùng HS nhận xét
- HS theo dõi
- HS làm bài
- HS trình bày
a. 9,10,11,12,13,14.
b. 20,19,18,17,16,15.
- HS nhận xét
* Bài 2: Đếm rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu tự làm bài 
- Yêu cầu HS trình bày kết quả
- GV cùng HS nhận xét
- HS theo dõi
- HS tự làm bài
- HS trình bày kết quả.
- HS nhận xét
* Bài 3: Viết vào chỗ chấm (theo mẫu).
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu tự làm bài 
- Yêu cầu HS trình bày kết quả:
- GV cùng HS nhận xét
- HS theo dõi
- HS làm bài
- HS trình bày kết quả
- HS nhận xét
* Bài 4: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
+ Chú thỏ trốn vào ngôi nhà số mấy?
+ Chú chó trốn vào ngôi nhà số mấy?
+ Y/C HS điền tiếp số vào các ngôi nhà còn lại.
- Yêu cầu HS tô màu 
- GV cùng HS nhận xét
- HS theo dõi
+ số 11
+ số 16
+ HS điền
- HS tô
- HS nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- GV nhận xét chung tiết học
Thứ tư ngày 20 tháng 01 năm 2021
Tiếng Việt (2 tiết)
BÀI 2: ĐÔI TAI XẤU XÍ (T1, T2)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản , cổ dẫn trực tiếp lời nhân vật ; đọc đúng các vấn uây , oang , uyt và những tiếng , từ ngữ có các vần này ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát . 
2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn . 
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh . 
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : tự tin vào chính mình , khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi .
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh minh họa, SGV, SGK
- Học sinh: Bộ đồ dùng học TV
III. Các hoạt động dạy học
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động
- Ôn : HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đỏ . 
2. Khởi động 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi trong nhóm về điểm đặc biệt của mỗi Con vật trong tranh 
+ GV gọi một số (2 - 3) HS trình bày kết quả trước lớp . 
+ GV và HS thống nhất câu trả lời.
+ GV dẫn vào bài đọc Đôi tai xấu xí . 
- GV cho HS dựa vào nhan đề và tranh minh hoạ để suy đoán một phần nội dung của VB. 
- GV: Các em nhìn tranh và thói xem đôi tai xấu xí là của ai . 
GV : Các em có nghĩ là đội tại của thỏ con thực sự xấu không ?
GV : Vì sao các em nghĩ vậy? 
2. Đọc
- HS thực hiện
- HS quan sát tranh và trao đổi trong nhóm về điểm đặc biệt của mỗi Con vật trong tranh
- HS trình bày kết quả trước lớp . Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác
- HS dựa vào nhan đề và tranh minh hoạ để suy đoán
- HS: Đôi tai xấu xí là của thỏ con .
- HS: Có . Không
- GV đọc mẫu toàn VB . Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật , ngắt giọng , nhấn giọng đúng chỗ . GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới . 
+ GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc . GV đọc mẫu lần lượt từng văn và từ ngữ chửa vần đó 
- HS đọc theo đồng thanh 
+ Một số ( 2 - 3 ) HS đánh vần , đọc trơn , sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần . 
- HS đọc câu . 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ tuy không chứa vẫn mới nhưng có thể khó đối với HS.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. 
(VD: Một lần,/ thỏ và các bạn đi chơi xa, quên khuấy đường về. )
 - HS đọc đoạn. 
+ GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1 : từ đầu đến rất đẹp , đoạn 2 : từ Một lần đến thật tuyệt , đoạn 3 : phần còn lại ) .
 + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt 
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài ( động viên : làm cho người khác vui lên ; qền khuấy : quên hẳn đi , không nghĩ đến nữa ; suyt ; tiếng nói có thể kèm theo cử chỉ để nhắc người khác im lặng ; tấm tắc : luôn miệng khen ngợi )
+ HS đọc đoạn theo nhóm. 
- HS và GV đọc toàn VB. 
+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.
+ HS làm việc nhóm đối để tìm từ ngữ có tiếng chữa vần mới trong VB : uây , uang uyt ( quên khuây , hoảng sợ , ) . 
- HS đánh vần , đọc trơn , sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn
+ 1- 2 HS đọc thành tiếng toàn VB . 
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi. 
 a Vì sao thỏ buồn?
 b . Chuyện gì xảy ra trong lần thỏ và các bạn đi chơi xa? 
c . Nhờ đâu mà cả nhóm tìm được đường về nhà 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình . Các nhóm khác nhận xét, đánh giá . 
- GV và HS thống nhất câu trả lời, (a.Thỏ buồn vì bị bạn bè chế đôi tai vừa dài vừa to; b . Trong lần đi chơi xa, thỏ và các bạn đã quên khuấy đường về; c . Cả nhóm tìm được đường về nhà nhờ đôi tai thỉnh của thỏ) 
- HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi. 
- đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3 
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi c ( có thể trình chiếu lên bảng để HS quan sát ) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở ( c . Cả nhóm tìm được đường về nhà nhờ đội tại thỉnh của thỏ. ) GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.
 - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
- HS quan sát và viết câu trả lời vào vở
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh lại nội dung bài học
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Toán
BÀI 21: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (T2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Bước đầu nắm được cấu tạo số(theo hệ thập phân), từ đó biết đọc, viết, sắp xếp thứ tự, so sánh các số có hai chứ số trong phạm vi 20
2. Phát triển năng lực
- Bước đầu thấy được sự” khái quát hóa” trong việc hình thành các số trong phạm vi 10(tính trực quan) đến các số trong phạm vi 20.
- Học sinh hứng thú và tự tin trong học tập.
3. Năng lực - phẩm chất chung
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Đồ dùng học toán 1, SGK
- Học sinh: Đồ dùng học toán 1, vở BT
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động
GV cho HS chơi trò truyền điện: tìm số liền sau liền trước. GV hướng dẫn 1em nêu một số sau đó mình được quyền chỉ định bạn nêu số liền sau số mình vừa nêu.
GV cho HS nhận xét đánh giá.
2. Luyện tập
Bài 1: Số?
GV y/c HS tự làm bài vào phiếu học tập, sau đó y/c HS nêu kết quả của mình (Mỗi HS đọc 1 dãy)
- GV cho một số HS đọc lại các dãy 
Bài 2: Quan sát tranh rồi trả lời.
GV cho HS quan sát tranh, làm theo N4 nói cho nhau nghe, sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả N khác nhận xét.
- Trên bàn bạn Mi có những món quà gì?
Có 15 cái kẹo, 4 gói quà, 5 bông hoa., 
*Trò chơi: Đường đến đảo dấu vàng.
GV hướng dẫn HS cách chơi sau đó cho HS chơi theo N2 gieo xúc xắc.
- Sau đó GV đánh giá kết quả các bạn thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò
GV cho HS tiếp tục đếm các số từ 1 đến 20 
GV đánh giá tiết học
Dặn chuẩn bị bài học sau.	
- HS chơi.
- HS nêu y/c.
- HS làm, nêu kết quả, HS khác nhận xét.
- HS đọc.
- HS làm trình bày kết quả, N khác nhận xét bổ sung.
- HS nêu, HS khác nhận xét.
- HS chơi sau đó báo cáo kết quả.
- HS đếm theo N2 đếm cho nhau nghe
Âm nhạc
(Giáo viên bộ môn)
Giáo dục địa phương
BÀI 1: NƠI EM Ở
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được các thành viên trong gia đình. 
- Nêu được địa chỉ nơi gia đình mình đang ở
- Mô tả được một số đặc điểm nơi em đang sống
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh ảnh SGK
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định
2. Bài mới: a. GTB - ghi tên bài
b. Gia đình em
- Cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa và đọc câu nói của hai bạn.
+ Nhà bạn gái có mấy người?
+ Đó là những ai?
+ Nhà bạn gái có mấy người con? Bạn là con thứ mấy?
- Nhà bạn có 6 người
- Ông, bà, bố, mẹ, chị và bạn gái
- Nhà bạn có hai người con, bạn là con thứ hai
+ Nhà bạn trai có mấy người? Bạn là con thứ mấy?
- Nhà bạn có ba người, bạn là con duy nhất
+ Nhà em giống nhà bạn nào trong bài?
- Em hãy kể về gia đình mình cho cả lớp nghe theo gợi ý sau:
+ Gia đình em có mấy người?
+ Đó là những ai ? Mọi người quan tâm đến nhau như thế nào?
+ Em yêu ai nhất ? vì sao? 
- Lắng nghe và chia sẻ cùng bạn
c. Quang cảnh nơi em sống
- GV giới thiệu tranh về thành phố Vĩnh Yên trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, khu du lịch Tam Đảo, Cánh đồng nông thôn ở Vĩnh Phúc.
 Địa phương nào thì người dân cũng sinh sống và làm việc ở hai vùng nông thôn và thành thị. Vĩnh Phúc chúng ta người dân sinh sống thành phố phân thành phường, khu dân cư . Ở nông thôn thì phân thành xã/ thôn/ tổ dân phố/ tổ liên gia .Mọi người hàng ngày sống với nhau rất đầm ấm, hòa thuận luôn quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau .
+ Khu em sinh sống là thành phố hay nông thôn? Nói về cảnh xung quanh nơi em ở?
Địa chỉ nơi em sinh sống? Nơi em ở có nhiều nhà không? Đường xá như thế nào?
- HS chia sẻ
Nhà các bạn sinh sống ở nông thôn người dân cấy lúa, trồng rau có đất rộng để chăn nuôi gia súc, gia cầm.
d. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. 
- Cho học sinh quan sát tranh trong SGK.
+ Ai là người sinh ra bố?
- Ông bà nội
+ Người đàn ông sinh ra bố em gọi là gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_19.docx