Giáo án Các môn Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 18 - Năm học 2020-2021
Sinh hoạt dưới cờ: Ngày hội vì sức khỏe học đường
Ôn tập cuối HKI (tiết 1)
Ôn tập cuối HKI (tiết 2)
Chủ đề 6: Sáng tạo từ những khối cơ bản (t1)
Bài 11: Các con vật quanh em (tiết 1)
Ôn tập
Ôn tập
Ôn tập cuối HKI (tiết 3)
Ôn tập cuối HKI (tiết 4)
Em vui học toán
Ôn tập-đánh giá
Luyện tập chung
Unit 7: Lesson 1
Đánh giá cuối HKI
Ôn tập cuối HKI (tiết 5)
Ôn tập cuối HKI (tiết 6)
Unit 7: Lesson 2
Ôn tập (t1)
Ôn tập cuối HKI (tiết 7)
Bài 12: Giữ vệ sinh cá nhân
Ôn tập
Ôn tập cuối HKI (tiết 8)
Ôn tập cuối HKI (tiết 9)
Ôn tập (t2)
Bài 11: Các con vật quanh em (tiết 2)
Ôn tập
TLHĐ: Bài 3
KT HKI
Ôn tập cuối HKI (tiết 10)
KT HKI
Ôn tập cuối HKI (tiết 11)
Sinh hoạt lớp tuần 18
Ôn tập cuối HKI (tiết 12)
Luyện tập
Luyện viết
TUẦN 18 Ngày Tiết Môn Tên bài GV bộ môn Hai 4-1-2021 Sáng 1 2 3 4 HĐTN Tiếng Việt Tiếng Việt MT Sinh hoạt dưới cờ: Ngày hội vì sức khỏe học đường Ôn tập cuối HKI (tiết 1) Ôn tập cuối HKI (tiết 2) Chủ đề 6: Sáng tạo từ những khối cơ bản (t1) Cô Chi Chiều 1 2 3 TNXH CC TV CC Toán Bài 11: Các con vật quanh em (tiết 1) Ôn tập Ôn tập Thầy Dân Ba 5-1-2021 Sáng 1 2 3 4 Tiếng Việt Tiếng Việt Toán Đạo đức Ôn tập cuối HKI (tiết 3) Ôn tập cuối HKI (tiết 4) Em vui học toán Ôn tập-đánh giá Chiều 1 2 3 CC T T. Anh Âm nhạc Luyện tập chung Unit 7: Lesson 1 Đánh giá cuối HKI Thầy Thắng Cô Cẩm Cô Tuyền Tư 6-1-2021 Sáng 1 2 3 4 Tiếng Việt Tiếng Việt T.Anh Toán Ôn tập cuối HKI (tiết 5) Ôn tập cuối HKI (tiết 6) Unit 7: Lesson 2 Ôn tập (t1) Cô Cẩm Chiều 1 2 3 Tiếng Việt HĐTN CC TV Ôn tập cuối HKI (tiết 7) Bài 12: Giữ vệ sinh cá nhân Ôn tập Năm 7-1-2021 Sáng 1 2 3 4 Tiếng Việt Tiếng Việt Toán TN&XH Ôn tập cuối HKI (tiết 8) Ôn tập cuối HKI (tiết 9) Ôn tập (t2) Bài 11: Các con vật quanh em (tiết 2) Chiều 1 2 3 CC Toán HĐNGLL Thể dục Ôn tập TLHĐ: Bài 3 KT HKI Thầy Dân Cô Tuyền Thầy Huy Sáu 8-1-2021 Sáng 1 2 3 4 Tiếng Việt Thể dục Tiếng Việt HĐTN Ôn tập cuối HKI (tiết 10) KT HKI Ôn tập cuối HKI (tiết 11) Sinh hoạt lớp tuần 18 Thầy Huy Chiều 1 2 3 Tiếng Việt CC Toán CC TV Ôn tập cuối HKI (tiết 12) Luyện tập Luyện viết Ngày 4/1/2021 HĐTN Chủ đề 5: Em quý trọng bản thân Sinh hoạt dưới cờ: Ngày hội vì sức khỏe học đường I. Mục tiêu: HS có khả năng: - Biết được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng cách chăm sóc, rèn luyện sức khỏe ở lứa tuổi HS. - Hình thành thói quen luyện tập, chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân. -Rèn kĩ năng thiết kế, tổ chức và hoạt động. II. Chuẩn bị: - GV: âm thanh, phân công hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ trong ngày hội. - HS: tiết mục văn nghệ,... III. Tổ chức hoạt động: 1) Chào cờ: * TPT điều khiển lễ chào cờ * TPT nhận xét thi đua * TPT triển khai công việc tuần tới. 2) Hoạt động 2: Thi đồng diễn thể dục + Lần lượt HS tổ lên đồng diễn thể dục + HS tổ khác quan sát. BGK chấm thi + Cả lớp bình chọn tổ đồng diễn đẹp nhất. + Công bố kết quả và phát phần thưởng GV nêu câu hỏi: Theo em điều gì làm nên nét đẹp tuổi thơ? 3) Hoạt động 3: Diễn tiểu phẩm + HS diễn tiểu phẩm + HS theo dõi, quan sát tiểu phẩm và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về tiểu phẩm ? Những điều em học được từ tiểu phẩm ? Cảm xúc của em khi xem tiểu phẩm ? + Phát quà cho HS trả lời hay và đúng. * Hoạt đông tiếp nối HS tích cực tự giác rèn luyện sức khỏe ở gia đình và tham gia các hoạt động thể dục của lớp, trường. * Đánh giá: - GV nhận xét chung tinh thần của HS - Mời HS chia sẻ ý kiến . Tiếng Việt Ôn tập cuối học kì I (tiết 1, 2) MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Làm đúng bài tập: Nổi vần (trên mỗi toa tàu) với từng mặt hàng. Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Chú bé trên cung trăng. Nhớ quy tắc chính tả ng / ngh, làm đúng BT điền chữ ng / ngh. Tập chép đúng kiểu chữ, cỡ chữ, đúng chính tả 1 câu văn. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình toa tàu và các sự vật (BT 1). Bảng quy tắc chính tả ng / ngh. Phiếu khổ to để 1 HS làm BT 3. Bảng phụ (có dòng kẻ ô li) viết câu văn cần tập chép. Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Tiết 1 Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1) Khởi động Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. -HS hát -Hs lắng nghe 2) Luyện tập 2.1.BT 1 (Mỗi toa tàu chở gì?) GV đưa lên bảng nội dung BT 1 (hình các toa tàu, sự vật). GV chỉ vần ghi trên từng toa, yêu cầu HS đọc: uôc, ương, uôt, ươp, ưng. GV chỉ tên từng mặt hàng, yêu cầu HS đọc: thuốc, dưa chuột, đường,... GV dùng phấn để nối các viên thuốc và từ thuốc vào toa 1 có vần uôc. Yêu cầu HS làm bài, Yêu cầu HS nói kết quả. Cả lớp đồng thanh: -HS lắng nghe -HS đọc -HS làm bài, báo cáo -Toa 1 (vần uôc) chở thuốc. Toa 2 (vần ương) chở đường. Toa 3 (vần uôt) chở dưa chuột. Toa 4 (vần ươp) chở mướp, chở cá ướp. Toa 5 (vần ưng) chở trứng. 2.2.BT 2 (Tập đọc) Chú bé trên cung trăng GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu bài: Chú bé trên cung trăng chính là chú Cuội ngồi gốc cây đa. Những đêm trăng sáng, nhìn lên mặt trăng các em thường thấy bóng chú Cuội trên đó. Các em cùng nghe bài để biết vì sao chú Cuội lên cung trăng, ở đó chú cảm thấy thế nào. GV đọc mẫu, nhấn giọng gây ấn tượng với các từ ngữ ba bóng đen, cuốn, rất buồn, quá xa. Giải nghĩa từ cuốn (kéo theo và mang đi nhanh, mạnh). Luyện đọc từ ngữ: cung trăng, bóng đen mờ, mặt trăng, nghé, xưa kia, trần gian, cuốn, buồn. -HS lắng nghe -HS lắng nghe -HS luyện đọc Tiết 2 Luyện đọc câu GV: Bài có 8 câu. GV chỉ chậm từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc. Yc HS (cá nhân, tùng cặp) đọc tiếp nối từng câu. GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở câu: Một cơn gió đã cuốn chú / cùng gốc đa và nghé / lên cung trăng. Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (2 câu / 6 câu); thi đọc cả bài (theo cặp, tổ). Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh cả bài (đọc nhỏ). HS đọc HS đọc nối tiếp HS thi nhau đọc 2.3.BT 3 (Em chọn chữ nào: ng hay ngh?) GV gắn lên bảng quy tắc chính tả. Cả lớp đọc: + ngh (ngờ kép) kết hợp với e, ê, i. + ng (ngờ đơn) kết hợp với các chữ còn lại: a, o, ô, ơ, u, ư,... Yc HS làm bài trong VBT. GV phát phiếu khổ to cho 1 HS điền chữ. Yc HS đối chiếu kết quả làm bài với đáp án. HS đọc HS làm vào vở Bài tập, báo cáo -Cả lớp đọc: 1) nghé, 2) nghe, 3) ngỗng. 2.4.BT 4 (Tập chép) Yc HS (cá nhân, cả lớp) đọc câu văn: Chú bé trên cung trăng rất nhớ nhà. Cả lớp đọc thầm lại, chú ý những từ các em dễ viết sai. Yc HS nhìn mẫu trên bảng, chép lại câu văn. Yc HS đổi bài, sửa lỗi cho nhau. GV chữa bài cho HS, nhận xét chung HS đọc câu Lớp đọc thầm HS chép lại câu văn HS sửa lỗi Tìm tòi, mở rộng Về đọc lại bài cho người thân nghe Tự nhiên và xã hội BÀI 11: CÁC CON VẬT XUNG QUANH EM (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: * Về nhận thức khoa học: Nêu tên được tên một số con vật. * Về tìm hiếu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:Biết đặt câu hỏi về tên một số đặc điểm bên ngoài của con vật, chiều cao, màu sắc của chúng. So sánh chiều cao , độ lớn của một số con vật với nhau. * Vềvận dụng kiên thức, kĩ nãng đã học:Phân biệt một só con vật theo lợi ích và tác hại của chúng đối với con người. Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các đặc điểm của con vật. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Các hình ảnh trong Sách giáo khoa, hình ảnh con vật điển hình ở địa phương. - Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về các con vật. Hình ảnh con vật đang di chuyển III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1: Nhận biết một số con vật Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động -Tổ chức trò chơi: “Lắng nghe” - Tổ chức hát bài: Gà trống, mèo con, cún con + Những con vật nào được nhắc đến trong bài hát + Nêu vai trò của các con vật đó -Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài học. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Nhận biết một số con vật Bước 1: HD HS quan sát hình và đặt câu hỏi. -Tổ chức cho HS quan sát hình SGK trang 74, 75 nêu tên các con vật có trong hình. Con nào to, con nào nhỏ, chúng có màu gì? - Giáo viên nhận xét, chuyển ý. Bước 2: Tổ chức làm việc theo nhóm -Yêu cầu các nhóm đưa ra các bức ảnh đã chuẩn bị và các con vật có trong SGK giới thiệu cho nhau nghe về các con vật theo gợi ý: +Con này là con gì? Nó có đặc điểm gì? +Nó cao hay nó thấp? Nó có màu gì? Bước 3: Làm việc cả lớp: -Đại diện học sinh cầm tranh lên giới thiệu trước lớp. -GV nhận xét, chốt kiến thức LUYỆN TẬP VÅ VẬN DỤNG Hoạt động 2: Thi gọi tên một số con vật Bước 1: Chia nhóm Chia lớp thành các nhóm 6. Phát cho học sinh 1 bức tranh khổ lớn có nhiều con vật khác nhau. Bước 2: Hoạt động nhóm: -Từng thành viên đọc tên các con vật trong nhóm cho nhau nghe, bạn nào đọc nhanh và chính xác nhất sẽ được cử thi trước lớp. Bước 3: Làm việc cả lớp -Các nhóm thi kể tên các con vật trước lớp. -GV nhận xét, khen học sinh. -GV tổ chức cho HS cả lớp thi hát, đọc thơ, kể những câu chuyện có tên các con vật. + Gv đọc phần Em có biết cho học sinh nghe. 3. Tìm tòi, mở rộng - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau -Học sinh khởi động, hát theo Gv +Gà trống, mèo con, cún con + Gà trống gáy ò ó o, mèo con bắt chuột, chó trông nhà -Học sinh quan sát, trả lời cá nhân tên, đặc điểm các con vật có trong sách giáo khoa. HS khác nhận xét, bổ sung -Học sinh làm việc theo nhóm 4, chỉ cho nhau xem, nói cho nhau nghe các con vật có trong hình, các bức ảnh sưu tầm được theo câu hỏi gợi ý. -HS lắng nghe, đặt câu hỏi giao lưu trao đổi ý kiến. Ví dụ: + Nhà bạn nuôi những con gì? + Bạn thích nhất con vật nào?Vì sao? -Nhóm 6 thực hiện theo yêu cầu. -Kể tên các con vật có trong tranh theo nhóm -Thực hiện, nhóm khác nhận xét -HS thực hiện cá nhân. Ví dụ: Đàn vịt con, chú ếch con, xỉa cá mè, rùa và thỏ . Củng cố Tiếng Việt Luyện đọc I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: -Đọc đúng các bài tập đọc các tiết Ôn tập tuần 15, 16. II.CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ viết các từ luyện viết. HS: bảng , Vở luyện viết III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Khởi động Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. Hát 2)Luyện tập *Luyện đọc: Bỏ nghề, Con yểng - GV đọc. Yc Hs đọc theo cặp - Yc HS đọc nối tiếp câu - Tổ chức thi đọc -GV nhận xét, chữa sai cho HS, khen ngợi những HS đọc đúng, trôi chảy *Tìm hiểu bài: Vì sao bác thợ săn bỏ nghề? Con yểng đẹp thế nào? - Hs đọc - 1 Hs đọc, Hs khác theo dõi, đọc thầm - Hs trả lời câu hỏi 3) Tìm tòi, mở rộng: - GV khen ngợi những HS viết đúng, viết nhanh, đẹp -Nhắc HS chưa viết xong về nhà tiếp tục luyện viết Ngày 5/1/2021 Tiếng Việt Ôn tập cuối kì 1 (tiết 3, 4) 1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: * Phát triển các năng lực ngôn ngữ -Đọc đúng các tiếng, câu trong văn bản. Đọc rõ ràng, tốc đọ đọc 35- 40 tiếng trên 1 phút. Biết ngắt hơi ở dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ. - Hiểu được nội dung đoạn văn bản vừa đọc đó. * Phát triển các năng lực chung và phẩm chất Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhómđôi Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tậpviết. 2.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu ghi sẵn các đoạn văn bản. 3.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1. Khởi động Hs hát bài Chúng em là học sinh lớp 1 . Hoạt động 2. Luyện đọc Gv làm phiếu đọc 1.Chồn và gà rừng là đôi bạn thân nhưng chồn vẫn ngầm xem thường bạn. Một hôm, chồn tỏ vẻ -Gà à, bạn có trí khôn chứ ? -Chỉ có tí ti. – Gà đáp. Chồn ra vẻ : -Tớ thì có cả trăm trí khôn cơ. -GV nêu câu hỏi: Thái độ của chồn thế nào với gà? 2.Vừa lúc đó, một bác nông dân cầm liềm đi qua. Chồn và gà cuống cuồng bỏ chốn chúng nấp trong đám cỏ rậm. Bác nông dân len giữa đám cỏ, đe: “ Ta đã nhìn rõ bọn mi. Cứ nằm yên đó nhé ’’. -GV hỏi: Chồn và gà rừng gặp ai? 3.Chồn và gà nghe thế thì lớn quá. Gà giục chồn “ Bạn nghĩ kế đi!” Chồn chả nghĩ ra kế gì. Gà thầm thì: “ Bạn cứ yên chí làm thế, làm thế ”. -GV hỏi: Chồn có nghĩ ra kế gì không? 4.Bác nông dân tóm được gà trong đám cỏ. Gà giả vờ ủ rũ. Bác ta bỏ gà trên cỏ để vồ chồn. Gà vù lên đóng rơm, vươn cổ kêu: “Ò ó o o ”. Bác liền bỏ chồn để vồ gà. Chỉ nhờ thế, chồn co giò biến mất. -GV hỏi: Khi bác nông đan tóm được thì gà thế nào? 5.Ò ó o! Gà gáy Mọi vạt bừng tỉnh giấc Sẵn sáng đón ngày mới Mặt trời nhô lên rồi. Cả nhà vào ngày mới Ai cũng vui rộn ràng Nhờ tiếng gà gáy sáng Ó...ó..o! Ò...o...! -GV hỏi: Con gì gọi mọi vật bừng tỉnh? -GV nhận xét tuyên dương nhưng học sinh đọc lưu loát, nhắc nhở động viên nhưng học sinh còn đọc chậm. Tìm tòi, mở rộng: -Nhận xét. Tuyên dương cá nhân, nhóm học tập tốt. -Về nhà đọc hết các bài tập đọc đã học. Hát -HS lên bảng bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi. Hs chú ý Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. -Gặp bác nông dân cầm liềm đi qua. Chồn chả nghĩ ra kế gì? Gà giả vờ ủ rũ. Con gà gọi mọi vật bừng tỉnh. Toán BÀI 53: EM VUI HỌC TOÁN I. MỤC TIÊU: * Phát triển năng lực ngôn ngữ: - Hát và vận động theo nhịp, chơi trò chơi thông qua đó củng cố kĩ năng cộng, trừ các số trong phạm vi 10. - Vẽ tranh biểu diễn phép cộng, phép trừ qua đó hiểu ý nghĩa của phép cộng, phép trừ - Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật gắn với các hoạt động tạo hình * Phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Phát triển năng lực toán học. - Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bài hát. - Bút màu, giấy vẽ III. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Cùng hát và giơ ngón tay biểu diễn phép tính a) Hát và vận động theo nhịp - GV mở máy, yêu cầu HS hát theo và vận động theo nhịp của bài hát “ Tập đếm” b) Giơ ngón tay để biểu diễn phép cộng, phép trừ - Hướng dẫn thực hiện theo nhóm đôi (2 bạn ngồi cạnh nhau): 1 bạn đọc phép tính, bạn kia giơ ngón tay biểu diễn phép tính vừa đọc và ngược lại. - GV theo dõi, giúp đỡ Hoạt động 2: Cùng nhau tạo hình - GV chia nhóm. Yêu cầu các nhóm: Cùng nắm tay nhau tạo thành hình vuông hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác. - GV khuyến khích HS suy nghĩ thay đổi tư thế tìm các cách tạo hình sáng tạo. * Hoạt động 3: Vẽ tranh rồi viết phép cộng, phép trừ thích hợp - HS thực hiện theo nhóm 6: Vẽ tranh biểu diễn phép cộng, phép trừ rồi viết phép tính thích hợp với mỗi tình huống. - Đến các nhóm quan sát, khuyến khích HS sáng tạo theo cách của các em. - Yêu cầu trưng bày các sản phẩm của nhóm, cử đại diện nhóm trình bày ý tưởng. Hoạt động 4:Tìm tòi, mở rộng. - Nhận xét tiết học, tuyên dương - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - HS hát: Một với một là hai thì HS giơ 2 ngón tay (mỗi bàn tay giơ 1 ngón) - HS thực hiện . - Ngồi theo nhóm 4 - Thực hiện - Suy nghĩ sáng tạo nhiều cách khác nhau - Ngồi theo nhóm 6 bạn nghe yêu cầu, thảo luận ý tưởng, phân công bạn vẽ - Vẽ theo cách sáng tạo - Trưng bày cử đại diện nhóm trình bày ý tưởng. - Tuyên dương - Lắng nghe, thực hiện Đạo đức Ôn tập- đánh giá I. MỤC TIÊU: + HS ôn tập và đánh giá cuối học kì I + Có ý thức thực hiện tốt các hành vi đã học. 2. CHUẨN BỊ GV: Câu hỏi HS: trả lời câu hỏi III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: Khám phá GV nêu câu hỏi, yc HS trả lời: - Em cần làm những việc gì để đi học đúng giờ ? - Đi học đúng giờ có lợi gì ? - Học bài và làm bài đầy đủ có lợi như thế nào ? - Nêu được các việc làm để giữ trật tự trong lớp học ? - Giữ trật tự trong lớp học có lợi ích gì ? - Nêu những việc làm để giữ gìn tài sản của trương lớp ? -Nêu những việc làm để giữ gìn vệ sinh trường lớp ? - Nêu những việc làm thể hiện gọn gàng ngăn nắp. - Gọn gàng ngăn nắp có lợi gì ? - Nêu những việc làm thể hiện học tập sinh hoạt đúng giờ ? - Ích lợi của việc học tập sinh hoạt đúng giờ ? GV kết luận, GD * Tìm tòi, mở rộng. Chuẩn bị bài sau HS hát -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời - HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời Ngày 6/1/2021 Tiếng Việt Ôn tập cuối kì 1 (tiết 5, 6) 1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: * Phát triển các năng lực ngôn ngữ -Đọc đúng các tiếng, câu trong văn bản. Đọc rõ ràng, tốc độ đọc 35- 40 tiếng trên 1 phút. Biết ngắt hơi ở dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ. - Hiểu được nội dung đoạn văn bản vừa đọc đó. * Phát triển các năng lực chung và phẩmchất Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhómđôi Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tậpviết. 2.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu ghi sẵn các đoạn văn bản. 3.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1.Khởi động Hs hát bài hoa lá mùa xuân. Hoạt động 2. Luyện tập Gv làm phiếu đọc 1.Chi bị sốt. Mẹ đưa bé lên trạm y tế. Cô y tá tiêm cho Chi. Mẹ hôn lên trán Chi. Nụ hôn của mẹ thật ấm áp. Chi từ từ mở mắt ra thì thầm: -Mẹ à, con chả ốm nữa. Mẹ sờ trán Chi. Bé đã hạ sốt. Gv hỏi: Nụ hôn của mẹ như thế nào? 2.Chị Mái Mơ âu yếm nhìn đàn gà mười con mới nở. Những chú gà bé xíu, dễ thương như mười cuộn tơ vàng óng. Chị Mái Mơ mong các con lớn nhanh để cùng mẹ đi kiếm mồi. -GV hỏi: Chị Mái Mơ có mấy chú gà con? 3.Mẹ yêu của con ơi Mẹ là ánh mặt trời Gọi con mau mau dậy Mẹ là thầy, cô giáo Cho con bài giảng Mẹ là suối nguồi vui Luôn bên con mỗi ngày. -GV hỏi: Bài thơ này nói về ai? 4.Tia nắng sưởi ấm cho đất. Giọt sương làm mát cành lá. Còn hạt cây không biết làm gì. Nó buồn lắm. Nó nghĩ mình thật vô công rồi nghề. Thấy vậy, giọt sương rơi lên hạt cây, tia nắng sưởi ấm cho hạt cây. Và hạt cây đã nảy mầm. -GV hỏi:Hạt cây đã làm gì? 5. Trường em phát động Thi giữ vệ sinh Từ trong phòng học Ra đến sân trường Không còn rác vương Không còn bụi bẩn Ghế, bàn ngay ngắn Bảng sáng như gương. -GV hỏi: Tìm tiếng trong bài có vần ương, phân tích tiếng đó? -GV nhận xét tuyên dương nhưng học sinh đọc lưu loát, nhắc nhở động viên nhưng học sinh còn đọc chậm. Tìm tòi, mở rộng -Nhận xét. Tuyên dương cá nhân, nhóm học tập tốt. -Về nhà đọc hết các bài tập đọc đã học. -HS lên bảng rút phiếu và đọc và trả lời câu hỏi. Nụ hôn của mẹ thật ấm áp. Chị Mái Mơ có 10 chú gà con. Bài thơ này nói về me. Hạt cây đã nảy mầm. Trường, vương. Hs phân tích Toán BÀI 54: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: * Phát triển năng lực ngôn ngữ: - Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10; kĩ năng tính cộng, trừ trong phạm vi 10. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số vấn đề. * Phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Phát triển năng lực toán học. - Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh tình huống như trong bài học (SGK/ trang 82) III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Khởi động Chơi trò chơi “ Truyền điện” ôn tính cộng hoặc trừ nhẩm trong phạm vi 10. Hoạt động 2: Thực hành, luyện tập Bài 1: GV yêu cầu HS quan sát tranh và thực hiện các thao tác: - Đếm số lượng các con vật, đọc số tương ứng. - Đếm và nói cho bạn nghe về số lượng các con vật vừa đếm được, chắng hạn: HS chỉ vào hình vẽ thứ nhất đếm và nói: Có bảy con gà, viết số 7. Bài 2. a) Cá nhân HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, c, =) và viết kết quả vào vở. Đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm. b) HS lấy các thẻ ghi số 5, 3, 9, 8. Đố bạn chọn ra thẻ ghi số lớn nhất, số bé nhất rồi sắp xếp các thẻ số trên theo thứ tự từ bé đến lớn. Có thể thay bằng các thẻ số khác hoặc lấy ra 4 thẻ số bất kì (trong các số từ 0 đến 10) và thực hiện tương tự như trên. - GV theo dõi hoạt động của các nhóm, nhận xét Bài 3: Tính nhẩm - Cá nhân HS tự làm: Tìm kết quả các phép cộng hoặc trừ nêu trong bài. - GV nhận xét * Hoạt động 3: Hoạt động vận dụng GV khuyến khích HS liên hệ tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 10. * Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng. - Nhận xét tiết học, tuyên dương - Dặn dò: Về nhà các em hãy vận dụng các phép tính cộng, trừ và so sánh vào tình huống thực tế và chuẩn bị bài sau. - HS chơi - Quan sát, thực hiện - Cá nhân làm vào vở, kiểm tra chéo vở. - 2 bạn ngồi cạnh nhau thực hiện - Cá nhân thực hiện vào vở - HS đổi vở, chấm chéo, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về kết quả các phép tính tương ứng. - HS : Tính số bạn trong tổ. Tính số bạn nam, nữ trong tổ, - Lắng nghe, thực hiện Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (T7) Luyện viết I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: -Viết đúng : vằng vặc, nhẹ nhàng, ngân nga, ngan ngát, om sòm, thỏ thẻ, um tùm, hăm hở, nhởn nhơ, chan chát bằng chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. II.CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ viết các từ luyện viết. HS: bảng , Vở luyện viết III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Khởi động Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. Hát 2)Luyện tập - Yc cả lớp đọc: vằng vặc, nhẹ nhàng, ngân nga, ngan ngát, om sòm, thỏ thẻ, um tùm, hăm hở, nhởn nhơ, chan chát. - GV vừa viết mẫu từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn. Chú ý cách nối nét, khoảng cách, vị trí dấu thanh ở các chữ - Yc HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một (trang 38). -GV nhận xét, chữa bài cho HS, khen ngợi những HS viết đúng, viết nhanh, đẹp. - Hs đọc - 1 HS nhìn bảng đọc; nói cách viết, độ cao các con chữ. - Hs theo dõi, quan sát, viết bảng con - Hs viết bài 3) Tìm tòi, mở rộng: -Nhắc HS chưa viết xong về nhà tiếp tục luyện viết Hoạt động trải nghiệm Bài 12: Giữ vệ sinh cá nhân I. Mục tiêu: HS có khả năng: - Kể tên và nhận diện được những việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Thực hiện được một số việc cần làm thể hiện giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày phù hợp với lứa tuổi. - Rèn luyện thói quen tự giác, tự lực, có trách nhiệm trong việc giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ hằng ngày. II. Chuẩn bị: GV: Đồ dùng đánh răng, rủa mặt, rửa tay. HS: khăn rửa mặt cá nhân III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Khởi động - GV cho HS hát bài Rửa mặt như mèo - GV chốt lại và dẫn dắt vào bài mới. 2. Khám phá- Kết nối * Hoạt động 1: Chia sẻ những việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân. - GV yêu cầu HS kể những việc làm để giữ vệ sinh cá nhân. - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK chia sẻ theo gợi ý sau: + Em đã tự làm được những việc làm nào để giữ vệ sinh cá nhân ? + Kể lại cách em thực hiện việc giữ vệ sinh cá nhân mà em đã làm được. - Yc HS lên trình bày. - Kết luận 4 bước rửa mặt. - GV cho HS xem video Vũ điệu rửa tay. - GV kết luận hoạt động 1 3) Thực hành * Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt, rửa tay. a/ Thực hành rửa mặt: - Mỗi nhóm chọn 2-3 bạn lên thực hiện các bước rửa mặt. - Yc HS nhận xét. b/ Thực hành rửa tay - Mỗi nhóm cử 3 -4 bạn lên thực hiện. - GV nhận xét 4) Vận dụng Hoạt động 3: Thực hiện các việc giữ vệ sinh cá nhân hằng ngày. - GV yêu cầu HS về nhà thực hiện các việc sau: + Tự giác rửa mặt, đánh răng, rửa tay chân, tắm gội để rèn luyện thói quen giữ vệ sinh hằng ngày. + Nhờ bố mẹ hướng dẫn thêm những việc bản thân chưa tự làm được hoặc làm chưa đúng. + Nhờ bố mẹ đánh giá việc làm của mình để báo cáo giờ học sau. Tổng kết - GV mời HS chia sẻ những điều học được và cảm nhận của em sau khi tham gia hoạt động. - GV đưa ra thông điệp và yêu cầu nhắc lại để ghi nhớ: Hằng ngày các em cần thực hiện các công việc giữ vệ sinh cá nhân đúng cách để giữ cho cơ thể luôn thơm tho, sạch sẽ và khỏe mạnh. Tìm tòi, mở rộng: GV nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau - HS hát - HS kể - HS lắng nghe - HS thảo luận cặp đôi - Đại diện nhóm trình bày - HS lắng nghe- HS nhận xét. - HS thực hiện - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS chia sẻ - HS lắng nghe Củng cố Tiếng Việt Luyện viết I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: -Viết đúng từ ngữ: dưa chuột, đường, mướp, quả trứng, uống thuốc và 1 câu trong bài “chú bé trên cung trăng” bằng chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. II.CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ viết các từ luyện viết. HS: bảng , Vở luyện viết III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Khởi động Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. Hát 2)Luyện tập - Yc cả lớp đọc + Từ ngữ: dưa chuột, đường, quả mướp, trứng gà, uống thuốc. + Câu: Chú bé trên cung trăng rất buồn vì nhớ nhà. - GV vừa viết mẫu từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn. Chú ý cách nối nét, khoảng cách, vị trí dấu thanh ở các chữ - Yc HS viết trong vở. -GV nhận xét, chữa bài cho HS, khen ngợi những HS viết đúng, viết nhanh - Hs đọc - 1 HS nhìn bảng đọc; nói cách viết, độ cao các con chữ. - Hs theo dõi, quan sát - Hs viết bài 3) Tìm tòi, mở rộng: - GV khen ngợi những HS viết đúng, viết nhanh, đẹp -Nhắc HS chưa viết xong về nhà tiếp tục luyện viết Ngày 7/1/2021 Tiếng Việt Ôn tập cuối học kì I (TIẾT 8) 1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - HS làm được các bài tập điền âm, nối vần với từ phù hợp. Viết được hai câu văn. 2.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bài tập 3.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động Hs hát bài Chúng em là học sinh lớp 1 . 2. Luyện tập: *Hoạt động 1. Đố em - Mỗi toa tàu trong hình vẽ chở gì ? Nối vần ghi trên mỗi toa với tên mặt hàng cho đúng. - GV nhận xét *Hoạt động 2: Điền chữ ng hoặc ngh .é, ..e, .. ỗng *Hoạt động 3: Tập chép - GV nêu yêu cầu - GV viết lên bảng: Những đêm trăng sáng, bà thường chỉ cho bi ba bóng đen mờ trên mặt trăng. Trông chúng giống một gốc đa, một con nghé và một chú cuội. - GV nhận xét bài viết 5. Tìm tòi, mở rộng. Đọc lại các bài tập đọc đã học. Hát HS làm vào vở BT Hs chú ý - HS làm vào vở BT - HS chép vào vở Tiếng Việt Ôn tập cuối học kì I (TIẾT 9) 1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - HS làm được các bài tập điền âm, nối từ với hình phù hợp. 2. ĐỒ DÙNG DẠYHỌC: Bài tập 3.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Khởi động Hs hát bài Chúng em là học sinh lớp 1 . 2. Luyện tập * Hoạt động 1: Nối từ ngữ với hình vẽ Bông sen, quả mướp, bếp lửa, thiên nga, tập võ, gương. * Hoạt động 2: Đọc thầm: Thần ru ngủ - GV nêu yêu cầu: Đọc thầm và khoanh tròn chữ cái trước ý đúng. 5. Tìm tòi, mở rộng. Đọc lại các bài tập đọc đã học. - HS làm vào vở BT - HS đọc, khoanh vào ý đúng trong vở BT Toán BÀI 55: ÔN TẬP (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU: * Phát triển năng lực ngôn ngữ: - Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối hộp chữ nhật, khối lập phương. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số vấn đề. * Phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Phát triển năng lực toán học. - Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh tình huống như trong bài học (SGK/ Tr83) III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Khởi động Chơi trò chơi “ Đố bạn” quan sát hình cho biết là hình gì? Hoạt động 2: Thực hành, luyện tập Bài 4/Tr 83 a) Cá nhân HS quan sát từng hình vẽ, nói cho bạn nghe hình vẽ được tạo thành từ những hình nào đã được học. Có bao nhiêu hình vuông? Hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. - GV kết luận, nhận xét, tuyên dương. b) Tương tự a, cá nhân HS quan sát từng hình vẽ, nói cho bạn nghe có bao nhiêu khối hộp chữ nhật? Khối lập phương? - GV kết luận, nhận xét, tuyên dương. Bài 5/ Tr 83 - Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu phép tính thích hợp - GV nêu tình huống theo tranh: a) Có 4 bắp cải, bạn thỏ mang đi 1 bắp cải. Hỏi còn lại bao nhiêu bắp cải? Thành lập phép tính: 4-1 = 3. b) Có 5 bắp cải, bạn thỏ mang đến thêm 2 bắp cải. Hỏi có tất cả bao nhiêu bắp cải? Thành lập phép tính: 5 + 2 = 7. - GV nhận xét, tuyên dương * Hoạt động 3: Hoạt động vận dụng GV khuyến khích HS liên hệ tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 10. * Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng. - Nhận xét tiết học, tuyên dương - Dặn dò: Về nhà các em hãy vận dụng tìm các đồ vật trong nhà có các hình đã học và chuẩn bị bài sau. - HS chơi - Hình vẽ gồm: 3 hình vuông, 8 hình tròn, 7 hình tam giác và 2 hình chữ nhật - Hình vẽ bên trái gồm: 5 khối hộp chữ nhật và 3 khối lập phương; - Hình vẽ bên phải gồm 6 khối hộp chữ nhật và 2 khối lập phương. - HS quan sát tranh, suy nghĩ cách giải quyết vấn đề nêu lên qua bức tranh. Chia sẻ trong nhóm. - Đại diện nhóm chia sẻ phép tính cho cả lớp - HS : Tìm những đồ vật trong lớp hình dạng giống hình đã học: bảng, bàn, ô cửa, mặt đồng hồ, tủ, hộp phấn, . - Tuyên dương - Lắng nghe, thực hiện Tự nhiên và xã hội BÀI 11: CÁC CON VẬT XUNG QUANH EM ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU: * Về nhận thức khoa học: Nêu tên được tên một số con vật. * Về tìm hiếu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:Biết đặt câu hỏi về tên một số đặc điểm bên ngoài của con vật, chiều cao, màu sắc của chúng. So sánh chiều cao , độ lớn của một số con vật với nhau. * Về vận dụng kiên thức, kĩ năng đã học:Phân biệt một só con vật theo lợi ích và tác hại của chúng đối với con người. Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các đặc điểm của con vật. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Các hình ảnh trong Sách giáo khoa, hình ảnh con vật điển hình ở địa phương. - Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về các con vật. Hình ảnh con vật đang di chuyển III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 2: Một số bộ phận bên ngoài của con vật Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Khởi động: Tổ chức cho Hs hát -Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Đố em -Gv chiếu ô chữ, đọc câu hỏi, học sinh đoán tên con vật. + Ví dụ: Con gì hai mắt trong veo Thích nằm sưởi nắng, thích trèo cây cau -Nhận xét, dẫn vào bài KHÁM PHÁ KIỂN THỨC MỚI Hoạt động 3: Một số bộ phận bên ngoài của con vật Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình và đặt câu hỏi. -Tổ chức cho HS quan sát hình SGK trang 76, 77 cho biết con vật thường có những bộ phân nào? - Giáo viên nhận xét Bước 2: Tổ chức làm việc theo nhóm -Yêu cầu các Hs quan sát SGK giới thiệu cho nhau nghe về bộ phận bên ngoài của các con vật . Sau đó vẽ một con vật đầy đủ bộ phận mà em yêu thích Bước 3: Làm việc cả lớp: -Đại diện học sinh lên giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình -GV nhận xét, chốt kiến thức, chuyển hoạt động 2. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 4: Trò chơi: “Cách di chuyển của các con vật” Bước 1: Chia nhóm Chia lớp thành các nhóm 6 HS. Phát tranh cho Hs Bước 2: Hoạt động nhóm -Hướng dẫn cách làm việc: Nhóm trưởng hô tên 1 con vật theo tranh. Từng thành viên di chuyển theo cách di chuyển của con vật đó. Chọn ra thành viên giống nhất. Làm tương tự với con vật khác. Bước 3: Hoạt động cả lớp. -Mỗi nhóm cử đại diện của nhóm mình lên thi với các nhóm khác. - Gv đưa tranh cho các nhóm bốc thăm và thi xem nhóm nào thể hiện sang tạo nhất. -Nhận xét 3.Tìm tòi, mở rộng: - Yêu cầu HS về tiếp tục tìm hiểu các bộ phận của các con vật khác mà nhà em nuôi -Học sinh thực hiện. - HS chơi trò chơi -Học sinh quan sát, trả lời cá nhân. HS khác nhận xét, bổ sung -Học sinh làm việc theo nhóm 4, chỉ cho nhau xem, nói cho nhau nghe về bộ phận bên ngoài của các con vật -HS lắng nghe, đặt câu hỏi giao lưu trao đổi ý kiến. Ví dụ: +Con này là con gì? Gồm bộ phận nào? Nó di chuyển bằng gì? -Học sinh hoạt động theo nhóm 6. -Học sinh thực hiện. -Học sinh quan sát và bình chọn bạn giống nhất. - HS lắng nghe Ngày 8/1/2021 Tiếng Việt Ôn tập cuối học kì
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cac_mon_lop_1_canh_dieu_tuan_18_nam_hoc_2020_2021.docx