Bài thu hoạch chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán Lớp 1
Câu 1: Cấu trúc, nội dung Chương trình môn Toán lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
*Cấu trúc môn Toán lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018:
- Có 2 mạch kiến thức: Số và phép tính; Hình học và Đo lường.
- Không có mạch riêng về Giải toán có lời văn. Nội dung này được tích hợp, lồng ghép trong quá trình dạy học các mạch kiến thức trên.
- Thêm nội dung Hoạt động thực hành và trải nghiệm.
* Nội dung môn Toán lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018:
Chương trình môn Toán lớp 1 là một bộ phận của Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong Thông tư số 32/BGD&ĐT ngày 26/12/2018.
Chương trình được thiết kế để dạy học năm ngày trong một tuần, hai buổi trong một ngày. Thời lượng tối thiểu để dạy học Toán ở lớp 1 và 3 tiết học mỗi tuần lễ; mỗi tiết học kéo dài trong 35 phút
Trong đó, thời lượng dạy học Số và các phép tính là 80% tương đương 84 tiết; Hình học và Đo lường là 15% tương đương 16 tiết; Hoạt động thực hành và trải nghiệm là 5% tương đương 5 tiết.
Số tiết toán trong 1 tuần: 3 tiết
Số tiết cả năm học (35 tuần): 105 tiết
Nội dung chương trình môn Toán lớp 1 bao gồm hai mạch kiến thức: Số và phép tính; Hình học và đo lường và Hoạt động thực hành và trải nghiệm.
BÀI THU HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 MÔN: TOÁN – LỚP 1 Họ và tên: Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường .. Câu hỏi Câu 1: Hãy trình bày cấu trúc, nội dung Chương trình môn Toán lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Câu 2: Hãy thiết kế bài học môn Toán lớp 1 theo hướng tiếp cận năng lực. (Bộ sách Cùng học để phát trển năng lực) Bài làm Câu 1: Cấu trúc, nội dung Chương trình môn Toán lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. *Cấu trúc môn Toán lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: - Có 2 mạch kiến thức: Số và phép tính; Hình học và Đo lường. - Không có mạch riêng về Giải toán có lời văn. Nội dung này được tích hợp, lồng ghép trong quá trình dạy học các mạch kiến thức trên. - Thêm nội dung Hoạt động thực hành và trải nghiệm. * Nội dung môn Toán lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Chương trình môn Toán lớp 1 là một bộ phận của Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong Thông tư số 32/BGD&ĐT ngày 26/12/2018. Chương trình được thiết kế để dạy học năm ngày trong một tuần, hai buổi trong một ngày. Thời lượng tối thiểu để dạy học Toán ở lớp 1 và 3 tiết học mỗi tuần lễ; mỗi tiết học kéo dài trong 35 phút Trong đó, thời lượng dạy học Số và các phép tính là 80% tương đương 84 tiết; Hình học và Đo lường là 15% tương đương 16 tiết; Hoạt động thực hành và trải nghiệm là 5% tương đương 5 tiết. Số tiết toán trong 1 tuần: 3 tiết Số tiết cả năm học (35 tuần): 105 tiết Nội dung chương trình môn Toán lớp 1 bao gồm hai mạch kiến thức: Số và phép tính; Hình học và đo lường và Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Nội dung Không dạy Dạy mới Số và phép tính - Số liền trước, số liền sau. - Tia số. - Nhấn mạnh thực hiện tính nhẩm. Hình học và đo lường - Điểm, Đoạn thẳng. - Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. - Vẽ đường thẳng có độ dài cho trước. - Nhận biết vị trí, định hướng: trên-dưới, trái-phải, trước-sau, ở giữa. - Thêm hình chữ nhật, hình hộp chữ nhật, hình lập phương ở mức độ nhận dạng, gọi tên qua sử dụng đồ dùng cá nhân, vật thật. Sử dụng để lắp ghép, xếp hình. Giải toán có lời văn - Giới thiệu bài toán có lời văn. - Trình bày lời giải + Câu trả lời + Phép tính (đơn vị) + Đáp số - Tích hợp vào các nội dung khác, đặc biệt là số học và phép tính: + Tiến hành giải quyết vấn đề liên quan đến phép tính +, - + Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép tính: hình ảnh, hình vẽ, tình huống thực tiễn + Nhận biết phép tính và tính được kết quả đúng, phù hợp với câu trả lời (cho trước) Hoạt động thực hành và trải nghiệm Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn + Số: Đếm, nhận biết số, thực hành phép tính + Định hướng không gian + Đo và ước lượng Hoạt động 2: Tổ chức ngoài giờ, cuối khóa (trò chơi học toán) Câu 2: Kế hoạch bài học môn Toán lớp 1 theo hướng tiếp cận năng lực. (Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực) KẾ HOẠCH DẠY HỌC Toán: Tiết 36: Phép trừ trong phạm vi 3 A. Mục tiêu: *KT: Chỉ đúng các biểu tượng trực quan về phép trừ - Lập được các phạm trừ trong phạm vi 3 thông qua tranh mẫu vật - Nói được kết quả của phép trừ bằng ngôn ngũ thông thường và ngôn ngữ toán học *KN: Thao tác được các bước thực hiện, các phạm trừ trong phạm vi 3 theo hàng ngang theo cột dọc - Viết lại được các phép trừ trong phạm vi 3 + Đưa ra các tình huống có liên quan đến phạm trừ trong phạm vi 3 B. Đồ dùng dạy - học: GV: Que tính, một số chấm tròn, hoa giấy, lá, tờ bìa, hồ dán. HS: Đồ dùng học toán 1. C. Các hoạt động dạy - học: I- Khởi động: Trò chơi – Bắn tên 1 + 4 = ...2+ 3 = .... 3 + 2 = ...1+ 2 = ..... - GVNX II- Hoạt động khám phá: 1- Giới thiệu bài (linh hoạt) Trò chơi 2- HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm về phép trừ. - Gắn bảng 2 chấm tròn và hỏi. - Trên bảng cô có mấy chấm tròn ? - GV bớt đi 1 chấm tròn và hỏi: - Trên bảng còn mấy chấm tròn ? - GV nêu lại bài toán: "Có 2 chấm tròn bớt 1chấm tròn . hỏi còn lại mấy chấm tròn ? - Ai có thể thay từ, bớt bằng từ khác ? - GV nhắc lại câu trả lời đúng: "Hai trừ 1 bằng 1 ? và viết như sau: 2 - 1 = 1 (Dấu - đọc là "trừ") - Gọi HS đọc lại phép tính. 3- HĐ 2: Hình thành bảng trừ trong phạm vi 3. - GV đưa ra ba bông hoa và hỏi ? - Tay cô cầm mấy bông hoa ? - Cô bớt đi 1 bông hoa còn mấy bông hoa ? - GV nhắc: 3 bông hoa bớt 1 bông hoa còn 2 bông hoa. - Ta có thể làm phép tính NTN ? - GV ghi bảng: 3 - 1 = 2 + Tiếp tục cho HS quan sát tranh vẽ có 3 con ong, bay đi 2 con ong và nêu bài toán: "Có 3 con ong bay đi 2 con ong. Hỏi còn mấy con ong ? - Y/c HS nêu phép tính ? - GV ghi bảng: 3 - 2 = 1 - Cho HS đọc lại: 3 - 1 = và 3 - 1 = 2 4-HĐ 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ/ - GV gắn lên bảng hai cái lá - Có mấy cái lá ? - Gắn thêm một cái lá và yêu cầu HS nêu bài toán. - Y/c HS nêu phép tính tương ứng. - GV lại hỏi: Có 3 cái lá bớt đi 1 cái lá làm động tác lấy đi) còn mấy cái lá ? - Ta có thể viết = phép tính nào ? + Tương tự: Dùng que tính thao tác để đưa ra hai phép tính: 1 + 2 = 3 và 3 - 2 = 1 - Cho HS đọc lại: 2 + 1 = 3 và 3 - 1 = 2 1 + 2 = 3 và 3 - 2 = 1 - GV đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. III. Hoạt động thực hành: *HĐ 1: Bài 1: (54) Tính - Cho HS nêu yêu cầu của bài. - Hướng dẫn và giao việc - GV nhận xét. *HĐ 2:Bài 2: (54) Tính - Hướng dẫn HS cách tính trừ theo cột dọc: Viết các số thẳng nhau, làm tích rồi viết kết quả thẳng cột với các số trên. - Giao việc - GV nhận xét, chỉnh sửa. *HĐ 3 Bài 3 (54) Viết phép tính thích hợp - Cho HS quan sát tranh, đặt đề toán và ghi phép tính. IV- Hoạt động vận dụng. - Trò chơi: Tìm kq' nhanh và đúng *Ví dụ: GV nêu phép tính ,Hs cài két quả vào bảng cài . - HSNX – GV kết luận . - NX chung giờ học- dặn dò VN ôn lại bảng trừ trong phạm vi 3. - Xem bài giờ sau. - Thi đua trả lời giữa ba tổ . - Hs TL (Đúng hoặc sai) - 3 HS đọc. - HS quan sát - Có 2 chấm tròn. - Có 1 chấm tròn - Vài HS nhắc lại. "Hai bớt 1 còn 1" - Bỏ đi, bớt đi, lấy đi, trừ đi - Vài HS đọc "2 trừ 1 bằng 1" - 3 bông hoa - Còn 2 bông hoa - Làm phép tính trừ: 3 - 1 = 2 - HS đọc: ba trừ một bằng hai. - Còn 1 con. - 3 - 2 = 1 - HS đọc: Ba trừ hai bằng một - HS đọc ĐT. Có 2 cái lá. - Hai cái lá thêm một cái lá là mấy cái lá. - HS khác trả lời. - 2 + 1 = 3 - Còn 2 cái lá - 3 - 1 = 2 - HS đọc ĐT. - Tính - HS làm bài, 4 HS lên bảng. 2 -1 =1 3 -1 =2 1 + 1 =2 3 -1 = 2 3- 2= 1 2 – 1 =1 - Dưới lớp nhận xét, sửa sai - HS làm bảng con, mỗi tổ làm một phép tính. 2 3 3 - - - 1 2 1 1 1 2 HS quan sát tranh, đặt đề toán và ghi phép tính: 3 - 2 = 1 - Chơi cả lớp.
Tài liệu đính kèm:
- bai_thu_hoach_chuong_trinh_giao_duc_pho_thong_2018_mon_toan.doc