Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Hiểu và trả lời đúng câu hỏi liên quan đến nội dung bài Ruộng bậc thang ở Sa Pa.

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong bài: ruộng bậc thang, khổng lồ, bất tận, ngạt ngào, cần mẫn.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một văn bản thông tin ngắn và đơn giản, có yếu tố miêu tả; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

- Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung bài và nội dung được thể hiện trong tranh.

- Phát triển phẩm chất và năng lực chung về khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

 

docx 25 trang Hoàng Chinh 22/06/2023 3193
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
TUẦN 34
Bài 4: RUỘNG BẬC THANG Ở SA PA (2 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS:
Kiến thức:
- Hiểu và trả lời đúng câu hỏi liên quan đến nội dung bài Ruộng bậc thang ở Sa Pa.
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong bài: ruộng bậc thang, khổng lồ, bất tận, ngạt ngào, cần mẫn.
Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một văn bản thông tin ngắn và đơn giản, có yếu tố miêu tả; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung bài và nội dung được thể hiện trong tranh.
- Phát triển phẩm chất và năng lực chung về khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
Thái độ:
- Cảm nhận được tính yêu với vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức ngữ văn:
- Nắm được đặc điểm văn bản thông tin và nội dung của VB Ruộng bậc thang ở Sa Pa.
- Nắm được nghĩa của các từ khó trong văn bản và cách giải thích nghĩa của những từ này.
2. Kiến thức đời sống: Có một số hiểu biết về địa lý và văn hoá có liên quan:
- Sa Pa là một huyện của tỉnh Lào Cai. Thị trấn của huyện có tên Sa Pa, nằm ở địa hình cao. Do vậy khí hậu nơi đây luôn mát mẻ, dễ chịu ngay cả vào mùa hè.
- Ruộng bậc thang là các vạt lúa nước nằm kế tiếp nhau từ thấp lên cao trên sườn núi ở những vùng núi cao. Người dân cư trú ở những nơi này đã chọn những sườn đồi, núi có đất đai màu mở để tạo thành vạt ruộng bằng phẳng, canh tác lúa nước.
3. Phương tiện dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SHS được phóng to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
TIẾT 1
I. ÔN VÀ KHỞI ĐỘNG:
1. Ôn: Hát bài hát: "Quê hương em”
GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Khởi động:
*Mục tiêu: Tạo hứng thù và dẫn dắt vào nội dung bài.
*Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, trực quan, hỏi đáp.
*Cách tiến hành:
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm 2 TLCH:
? Hình nào trong tranh khiến em chú ý nhất?
? Em có thích cảnh vật trong tranh không? Vì sao?
- GV cho HS nhận xét.
- GV chốt chuyển: Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp. Một trong những cảnh đẹp cần phải nhắc đến đó là cảnh lúa chín trên thửa ruộng bậc thang ở Sa Pa.
- Ghi tên bài học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Đọc:
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ phù hợp.
- Hiểu và giải nghĩa được các từ khó
*Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm, quan sát.
*Cách tiến hành:
1. GV đọc mẫu toàn bài.
2. Luyện đọc câu:
a. Đọc nối tiếp câu lần 1:
- GV đưa bài đọc cho HS:
? Bài đọc có mấy câu? 
? Vì sao em biết?
- GV chỉ từng câu và đánh số câu trên màn hình.
- GV cho HS đọc các tiếng bắt đầu bằng l/n
- GV yêu cầu HS đọc cá nhân, đồng thanh các tiếng khó: rực rỡ, H'mông
b. Đọc nối tiếp câu lần 2:
- GV gọi 1 HS đọc câu dài và hỏi: Bạn ngắt hơi ở đâu?
- GV chốt:
Khi đọc câu con cần ngắt hơi sau dấu phẩy và nghỉ hơi sau dấu chấm
- GV cho HS đọc tiếp các câu còn lại.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV chuyển chốt.
NGHỈ GIỮA GIỜ
3. Luyện đọc đoạn:
- GV chia đoạn: 2 đoạn
a. Luyện đọc đoạn lần 1:
- GV gọi HS đọc đoạn 1 trước lớp kết hợp giải nghĩa từ: ruộng bậc thang, khổng lồ, bất tận, ngạt ngào, cần mẫn.
-> Liên hệ (nếu có)
b. Luyện đọc đoạn lần 2:
- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn.
- GV nhận xét.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc nhóm đôi trong 2 phút.
- GV gọi các nhóm lên thi đọc.
- GV mời HS nhận xét, chia sẻ.
- GV mời 1 - 2 HS đọc toàn bài. Chú ý giọng đọc thể hiện sự tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh.
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV khen ngợi, động viên HS, lưu ý HS ôn lại các nội dung đã ôn.
- Dặn HS tìm đọc 1 tập truyện kể bất kì, chọn 1 truyện em yêu thích để chuẩn bị cho yêu cầu bài sau.
- Nhận xét, kết thúc tiết học
- HS hát
- HS nhắc lại và nêu.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và trao đổi.
+ Thích người dân tộc vì họ mặc những bộ quần áo sặc sỡ
+ Thích thửa ruộng bậc thang vì nó nằm trên sườn núi, cao hơn ruộng đồng bằng.
- 2 - 3 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- Hs quan sát.
+ Có 5 câu.
+ Dựa vào dấu chấm.
- HS tìm và đọc.
- HS đọc từ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Nhìn xa,/ chúng giống như những bậc thang khổng lồ./
- HS đọc bài.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.
- HS giải nghĩa.
+ Ruộng bậc thang là các vạt lúa nước nằm kế tiếp nhau....
+ khổng lồ; rất to
+ ngào ngạt: mfui thơm lan rộng tác động mạnh vào mũi.
+ bất tận: không bao giờ kết thúc.
+cần mẫn: chăm chỉ, nhẫn nại.
- HS đọc đoạn.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc nhóm.
- HS thi đọc
- HS nhận xét
- 1 - 2 HS đọc toàn bài.
- HS đọc đồng thanh.
-HS lắng nghe và thực hiện.
TIẾT 2
I. KHỞI ĐỘNG:
- HS hát “Cô giáo em”
- GV tổ chức trò chơi nội dung liên quan đến tiết học trước.
- GV chốt và dẫn vào bài hôm nay.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi:
*Mục tiêu: HS đọc và trả lời được các câu hỏi tìm hiểu văn bản. Hiểu nội dung văn bản
*Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm
*Cách tiến hành:
- GV cho 1 - 2 HS đọc cả bài.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm và TLCH:
? Vào mùa lúa chín, Sa Pa có gì đặc biệt?
? Ruộng bậc thang có từ bao giờ?
? Ai đã tạo nên những ruộng bậc thang?
- GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV chỉ tranh, chốt ND.
NGHỈ GIỮA GIỜ
Hoạt động 2: Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông.
*Mục tiêu:
- Xác định được vần phù hợp với ô vuông.
*Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm, quan sát.
*Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của hoạt động.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm những cần phù hợp.
- GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV gọi HS đọc to các từ ngữ tìm được.
- GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 3: Hát một bài hát về quê hương.
*Mục tiêu:
- Tìm và hát được một bài hát về quê hương.
- Thể hiện tình cảm, niềm tự hào với quê hương.
*Phương pháp: vấn đáp, tìm tòi.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tìm và hát một bài hát bất kì về quê hương.
- GV hướng dẫn HS hát từng đoạn.
- GV tổ chức cho lớp hát đồng ca.
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
-HS hát
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- 1 - 2 HS đọc bài.
- HS thảo luận và TLCH.
? Vào mùa lúa chín, đến Sa Pa, khách du lịch có dịp ngắm nhìn vẻ đẹp rực rỡ của những khu ruộng bậc thang.
? Ruộng bậc thang có từ hàng trăm năm nay.
? Ruộng bậc thang được tạo nên bởi những người H'mông, Dao, Hà Nhì, .. sống ở đây.
- HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
tờ lịch - yêu thích - tối mịt
cách xa - túi xách - chênh chếch
- HS lắng nghe.
- HS tìm và hát.
- HS hát theo hướng dẫn.
- Cả lớp hát đồng ca.
- HS nêu lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Bài 5: NHỚ ƠN (2 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS:
Kiến thức:
- Hiểu và trả lời đúng câu hỏi liên quan đến nội dung bài Nhớ ơn
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong bài: cày ruộng, vun gốc, mò, sang đò, trồng trọt
Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài đồng dao; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng bài đồng dao và quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung bài và nội dung được thể hiện trong tranh.
- Phát triển phẩm chất và năng lực chung về khả năng làm việc nhóm.
Thái độ:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của đồng dao qua vần và hình ảnh.
- Biết ơn và kính trọng những người đã giúp cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp, ấm no.
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức ngữ văn:
- Nắm được đặc điểm của đồng dao và nội dung bài đồng dao Nhớ ơn.
- Nắm được nghĩa của các từ khó trong văn bản và cách giải thích nghĩa của những từ này.
2. Phương tiện dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SHS được phóng to
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
TIẾT 1
I. ÔN VÀ KHỞI ĐỘNG:
1. Ôn: GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Khởi động:
*Mục tiêu: Tạo hứng thù và dẫn dắt vào nội dung bài.
*Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, trực quan, hỏi đáp.
*Cách tiến hành:
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm 2 TLCH:
? Các bạn nhỏ đang làm gì?
? Em hiểu câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" ý nói gì?
- GV cho HS nhận xét.
- GV chốt chuyển: Có phải tự nhiên mà các bạn nhỏ được hưởng những thành quả đó không. Muốn biết rõ điều này, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
- Ghi tên bài học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Đọc:
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ phù hợp.
- Hiểu và giải nghĩa được các từ khó
*Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm, quan sát.
*Cách tiến hành:
1. GV đọc mẫu toàn bài.
2. Luyện đọc câu:
a. Đọc nối tiếp câu lần 1:
- GV đưa bài đọc cho HS:
? Bài đọc có mấy câu? 
? Vì sao em biết?
- GV chỉ từng câu và đánh số câu trên màn hình.
- GV cho HS đọc các tiếng bắt đầu bằng l/n
- GV yêu cầu HS đọc cá nhân, đồng thanh các tiếng khó: cày ruộng, sang đò, trồng trọt,....
b. Đọc nối tiếp câu lần 2:
- GV gọi 1 HS đọc câu dài và hỏi: Bạn ngắt hơi ở đâu?
- GV chốt: Khi đọc câu con cần ngắt hơi sau dấu phẩy và nghỉ hơi sau dấu chấm
- GV cho HS đọc tiếp các câu còn lại.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV chuyển chốt.
NGHỈ GIỮA GIỜ
3. Luyện đọc đoạn:
- GV chia đoạn: 2 đoạn
a. Luyện đọc đoạn lần 1:
- GV gọi HS đọc đoạn 1 trước lớp kết hợp giải nghĩa từ: 
+ cày ruộng
+ vun gốc
+ mò
+ sang đò
+ trồng trọt
-> Liên hệ (nếu có)
b. Luyện đọc đoạn lần 2:
- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn.
- GV nhận xét.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc nhóm đôi trong 2 phút.
- GV gọi các nhóm lên thi đọc.
- GV mời HS nhận xét, chia sẻ.
- GV mời 1 - 2 HS đọc toàn bài. Chú ý giọng đọc thể hiện sự biết ơn đối với những người trồng cây.
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 2: Tìm ở cuối các dòng những từ cùng vần với nhau:
*Mục tiêu:
- Tìm được các từ cùng vần với nhau cuối các dòng
*Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm, quan sát.
*Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm đôi, cùng đọc lại cả bài.
- GV yêu cầu HS tìm tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng.
- GV yêu cầu HS viết vào vở.
- GV mời HS trình bày kết quả.
- GV chốt, thống nhất đáp án.
- HS nhắc lại và nêu.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và trao đổi.
+ Các bạn nhỏ đang ngồi dưới bóng cây, được ăn quả của cây.
- 2 - 3 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
+ Có 5 câu.
+ Dựa vào dấu chấm.
- Hs quan sát.
- HS tìm và đọc.
- HS đọc từ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.
- HS giải nghĩa:
+ cày ruộng: dùng dụng cụ có lưới bằng gang, sắt để cày, xới đất ở ruộng lên.
+ vun gốc: vun đất vào gốc
+ mò: sờ, tìm vật.
+ sang đò: sang sông bằng đò
+ trồng trọt: trồng cây (nói một cách khái quát)
- HS đọc đoạn.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc nhóm.
- HS thi đọc
- HS nhận xét
- 1 - 2 HS đọc toàn bài.
- HS đọc đồng thanh.
- HS đọc bài.
- HS tìm tiếng.
ao - đào, gốc - ốc; mò - đò, dây - cây
- HS viết vào vở.
- 2 - 3 HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
I. KHỞI ĐỘNG:
- GV tổ chức trò chơi nội dung liên quan đến tiết học trước.
- GV chốt và dẫn vào bài hôm nay.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi:
*Mục tiêu: HS đọc và trả lời được các câu hỏi tìm hiểu văn bản.
*Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm
*Cách tiến hành:
- GV cho 1 - 2 HS đọc cả bài.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm và TLCH:
? Bài đồng dao nhắc chúng ta cần nhớ ơn những ai?
? Vì sao chúng ta cần nhớ ơn họ?
? Còn em, em nhớ ơn những ai? Vì sao?
- GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV chỉ tranh, chốt ND.
- GV chốt và cho HS đọc lại 3 câu trả lời đúng.
NGHỈ GIỮA GIỜ
Hoạt động 2: Học thuộc lòng:
*Mục tiêu: HS học thuộc lòng được bài đồng dao.
*Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp.
*Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của hoạt động.
- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu bài đồng dao.
- GV mời HS đọc thành tiếng trước lớp.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài.
- GV mời một số HS đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3: Nói việc em cần làm để thể hiện lòng biết ơn với người thân hoặc thầy cô.
*Mục tiêu: HS nói được việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn.
*Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát
*Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát tranh.
- GV mời HS nói về bức tranh (1 bạn nhỏ dìu bà lên bậc thang vào nhà)
- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm.
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá.
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- 1 - 2 HS đọc bài.
- HS thảo luận và TLCH.
? Bài đồng dao nhắc chúng ta nhớ ơn người cày ruộng, người đào ao, người vun gốc, người đi ò, người chèo chống, người mắc dây, người trồng trọt.
? Chúng ta nhớ ơn những người đó vì họ giúp chúng ta có cơm rau, ốc, quả để ăn, có bóng mát để trú nắng, có võng để sang đò,...
- HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS đọc thành tiếng.
- HS theo dõi hướng dẫn.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- HS nêu.
- HS thảo luận.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS nêu lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Bài 6: DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM (4 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS:
Kiến thức:
- Hiểu và trả lời đúng câu hỏi liên quan đến nội dung bài Du lịch biển Việt Nam.
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong bài: hoang sơ, kì diệu.
Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một văn bản thông tin ngắn và đơn giản, có yếu tố miêu tả; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- Phát triển kỹ năng viêt thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong bài; hoàn thiện dựa vào những từ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện, nghe - viết một đoạn văn 
- Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung bài và nội dung được thể hiện trong tranh.
- Phát triển phẩm chất và năng lực chung về khả năng làm việc nhóm.
Thái độ:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Biết yêu quý những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước mình
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức ngữ văn:
- Nắm được đặc điểm văn bản thông tin và nội dung của bài Du lịch biển Việt Nam.
- Nắm được nghĩa của các từ khó trong văn bản và cách giải thích nghĩa của những từ này.
2. Kiến thức đời sống:
- Biết được những bãi biển đẹp có những khu du lịch nổi tiếng và những bãi biển còn hoang sơ dọc chiều dài đất nước.
- Biết được một số cảnh quan kì thú của đất nước, biết được đặc điểm của những đồi cát bay.
3. Phương tiện dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SHS được phóng to
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
TIẾT 1
I. ÔN VÀ KHỞI ĐỘNG:
1. Ôn: GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Khởi động:
*Mục tiêu: Tạo hứng thú và dẫn dắt vào nội dung bài.
*Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, trực quan, hỏi đáp.
*Cách tiến hành:
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm TLCH: Em thấy trong tranh nói về những gì?
+ GV gợi ý để HS thảo luận.
- GV cho HS nhận xét.
- GV chốt chuyển sau đó dẫn vào bài học Du lịch biển Việt Nam
- Ghi tên bài học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Đọc:
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ phù hợp.
- Hiểu và giải nghĩa được các từ khó
*Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm, quan sát.
*Cách tiến hành:
1. GV đọc mẫu toàn bài.
2. Luyện đọc câu:
a. Đọc nối tiếp câu lần 1:
- GV đưa bài đọc cho HS:
? Bài đọc có mấy câu? 
? Vì sao em biết?
- GV chỉ từng câu và đánh số câu trên màn hình.
- GV cho HS đọc các tiếng bắt đầu bằng l/n
- GV yêu cầu HS đọc cá nhân, đồng thanh các tiếng khó: nổi tiếng, bơi lội, nô đùa,...
b. Đọc nối tiếp câu lần 2:
- GV gọi 1 HS đọc câu dài và hỏi: Bạn ngắt hơi ở đâu?
- GV chốt: Khi đọc câu con cần ngắt hơi sau dấu phẩy và nghỉ hơi sau dấu chấm
- GV cho HS đọc tiếp các câu còn lại.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV chuyển chốt.
NGHỈ GIỮA GIỜ
3. Luyện đọc đoạn:
- GV chia đoạn: 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu ... hoang sơ.
+ Đoạn 2: Còn lại.
a. Luyện đọc đoạn lần 1:
- GV gọi HS đọc đoạn 1 trước lớp kết hợp giải nghĩa từ: hoang sơ, kì diệu.
-> Liên hệ 
b. Luyện đọc đoạn lần 2:
- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn.
- GV nhận xét.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc nhóm đôi trong 2 phút.
- GV gọi các nhóm lên thi đọc.
- GV mời HS nhận xét, chia sẻ.
- GV mời 1 - 2 HS đọc toàn bài. Chú ý giọng đọc thể hiện sự tự hào về vẻ đẹp của biển quê hương, đất nước.
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh.
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS nhắc lại và nêu.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và trao đổi.
- 2 - 3 HS trả lời: Cảnh biển, mọi người đang vui chơi trên bãi biển, có biển xanh, cát vàng, núi đồi, cây cỏ,...
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- Hs quan sát.
- HS tìm và đọc.
- HS đọc từ.
- HS trả lời.
+Thanh Hoá,/ Đà Nẵng,/ Khánh Hoà,/ .../ có những bài biển nổi tiếng,/ ...
+ Nhưng suốt chiều dài đất nước/ cũng có nhiều bãi biển còn hoang sơ//
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.
- HS giải nghĩa.
+ hoang sơ: hoàn toàn tự nhiên, chưa có tác động của con người
+ kì diệu: Có gì đó rất lạ lùng, làm cho người ta phải ca ngợi, khâm phục.
- HS đọc đoạn.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc nhóm.
- HS thi đọc
- HS nhận xét
- 1 - 2 HS đọc toàn bài.
- HS đọc đồng thanh.
- HS nêu lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
I. KHỞI ĐỘNG:
- GV tổ chức trò chơi nội dung liên quan đến tiết học trước.
- GV chốt và dẫn vào bài hôm nay.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi:
*Mục tiêu: HS đọc và trả lời được các câu hỏi tìm hiểu văn bản.
*Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm
*Cách tiến hành:
- GV cho 1 - 2 HS đọc cả bài.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm và TLCH:
? Trong bài đọc, những bãi biển nổi tiếng của nước ta có ở đâu?
? Chúng ta có thể làm gì khi đi biển?
? Vì sao hình dạng của những đồi cát luôn thay đổi.
- GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV chỉ tranh, chốt ND:
-GV nhận xét, chốt ý, tuyên dương một số HS thể hiện được cảm nhận và suy nghĩ chân thành hay thú vị.
NGHỈ GIỮA GIỜ
Hoạt động 2: Viết vào vở câu trả lời câu hỏi b và c
- GV nêu yêu cầu của hoạt động.
- GV yêu cầu HS nhắc lại câu trả lời đúng.
- GV hướng dẫn HS viết cầu TL vào vở.
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu, đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.
- GV kiểm tra bài HS.
- GV nhận xét, đánh giá. 
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- 1 - 2 HS đọc bài.
- HS thảo luận và TLCH.
? Trong bài đọc, những bãi biển nổi tiếng của nước ta ở các nơi như Thanh Hoá, Đà Nẵng, Khánh Hoà, ...
? Chúng ta có thể bơi lội, nô đùa trên sóng. nhặt vỏ sò, xây lâu đài cát.
? Hình dạng những đồi cát luôn thay đổi vì cát bay.
- HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
b. ... có thể bơi lội, nô đùa trên sóng, nhặt vỏ sò, cây lâu đài cát
c. ... vì cát bay.
- HS lắng nghe.
- HS nêu lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TIẾT 3
I. KHỞI ĐỘNG:
- GV tổ chức trò chơi nội dung liên quan đến tiết học trước.
- GV chốt và dẫn vào bài hôm nay.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu:
- GV nêu yêu cầu HĐ.
- GV yêu cầu HS đọc các từ cho trước.
- GV chia lớp thành các nhóm 4 để thảo luận.
- GV yêu cầu HS chọn từ phù hợp để hoàn thiện câu.
a. Dọc bờ biển nước ta có nhiêu khu du lịch đẹp nổi tiếng.
b. Miền Nam nước ta có những cánh đồng lúa rộng mênh mông.
- GV yêu cầu đại diện 1 số nhóm trình bày.
- GV yêu cầu HS viết câu vào vở.
- GV mới HS nhận xét, chia sẻ.
- GV nhận xét, đánh giá.
NGHỈ GIỮA GIỜ
Hoạt động 2: Quan sát tranh và nói những điều em thích khi đi biển.
- GV cho HS quan sát tranh.
- GV mời HS nói về bức tranh về các hoạt động trên bãi biển, xác định những trò chơi trên biển mà em thích.
- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm.
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá.
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
- HS đọc từ
- HS thảo luận.
- HS tìm từ.
- 2 - 3 HS trình bày.
- HS viết câu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS nêu.
- HS thảo luận.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS nêu lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TIẾT 4
I. KHỞI ĐỘNG:
- GV tổ chức trò chơi Mảnh ghép bí ẩn. Đưa ra các câu hỏi để HS khám phá bức tranh.
- GV chốt và đưa nội dung bài viết.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Nghe - viết:
*Mục tiêu: HS nghe viết đúng một đoạn ngắn trích trong văn bản
*Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp
*Cách tiến hành:
- GV đọc to cả đoạn văn.
- GV mời 1 - 2 HS đọc nội dung.
- GV chốt: Đoạn văn này chính là nội dung bài đọc tiết trước.
- GV hỏi:
+ Bài viết có mấy câu ?
+ Các chữ ở đầu câu được viết thế nào ?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì ?
 + Nêu cách trình bày bài viết ?
- GV tổ chức cho HS phân tích, đánh vần chữ khó viết -> Viết ra nháp/bảng con.
-GV đọc cho HS viết (GV đọc từng câu cho HS viết. Những câu tương đối dài, GV cần đọc theo cụm từ. Mỗi cụm từ hoặc câu ngắn đọc 2 – 3 lần. GV đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS)
- Sau khi viết, GV đọc lại 1 lần để HS rà soát.
- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau soát lỗi.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của 1 vài HS.
NGHỈ GIỮA GIỜ
Hoạt động 2: Tìm trong hoặc ngoài bài đọc những từ ngữ có tiếng chứa vần anh, ach, ươt, ươp
*Mục tiêu: HS tìm được những từ ngữ có tiếng chứa vần theo yêu cầu.
*Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm
*Cách tiến hành:
- GV mời HS đọc yêu cầu.
- GV lưu ý HS có thểm tìm trong hoặc ngoài bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, làm bút chì vào sách.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- GV mời HS đánh vần, đọc trơn.
- GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 3: Đặt tên cho bức tranh.
*Mục tiêu: HS đặt được tên cho bức tranh
*Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm
*Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của HĐ.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm để trao đổi về nội dung bức tranh: Bình minh trên biển.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV mời HS nhận xét, chia sẻ.
- GV nhận xét, đánh giá.
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS tham gia.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc ND.
- HS lắng nghe.
- 3 - 4 HS trả lời
? 2 câu
? Viết hoa
? Dấu chấm
- HS phân tích.
- HS viết chính tả.
- HS rà soát lỗi.
- HS kiểm tra.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận.
- 3 - 4 HS trình bày.
- HS đánh vần, đọc trơn.
- HS đồng thanh.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận.
- 2 - 3 HS trình bày.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS nêu lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
ÔN TẬP (2 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS:
Kiến thức:
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức trong bài Đất nước và con người.
- Bước đầu có khả năng khái quát hoá những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.
Kỹ năng:
- Củng cố một số kỹ năng đã học trong bài Đất nước và con người.
- Thực hành đọc một đoạn thơ và nhận biết tên riêng, cách viết tên riêng.
- Thực hành nói về quê hương hoặc nơi HS đang sống và viết sáng tạo trên cơ sở nội dung đã nói.
- Thực hành kỹ năng viết đúng chính tả, đọc một đoạn văn tự chọn.
- Nói cảm nghĩ về văn bản hoặc tranh đã quan sát.
Thái độ:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. 
II. CHUẨN BỊ:
Phương tiện dạy học:
- Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam.
- Thiết bị trình chiếu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
TIẾT 1
I. KHỞI ĐỘNG:
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Ghi tên bài học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Đọc:
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ phù hợp.
- Hiểu và giải nghĩa được các từ khó
*Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm, quan sát.
*Cách tiến hành:
1. GV đọc mẫu toàn bài.
2. Luyện đọc câu:
- GV đưa bài đọc cho HS:
? Bài đọc có mấy câu? 
? Vì sao em biết?
- GV chỉ từng câu và đánh số câu trên màn hình.
- GV cho HS đọc các tiếng bắt đầu bằng l/n
- GV yêu cầu HS đọc cá nhân, đồng thanh các tiếng khó: rập rờn, bay lả, biển lúa.
- GV gọi 1 HS đọc câu dài và hỏi: Bạn ngắt hơi ở đâu?
- GV chốt: Khi đọc câu con cần ngắt hơi sau dấu phẩy và nghỉ hơi sau dấu chấm
- GV cho HS đọc tiếp các câu còn lại.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV chuyển chốt.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi:
*Mục tiêu: HS đọc và trả lời được các câu hỏi tìm hiểu văn bản.
*Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm
*Cách tiến hành:
- GV cho 1 - 2 HS đọc cả bài.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm và TLCH:
? Trong đoạn thơ, những từ ngữ nào là tên riêng?
? Em còn biết những tên riêng nào trong các bài đọc đã học?
? Điều gì cần nhớ khi viết tên riêng?
- GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV chỉ tranh, chốt ND.
NGHỈ GIỮA GIỜ
Hoạt động 3: Nói về quê hoặc nơi em sống:
*Mục tiêu: HS nói được những điều về quê hương hoặc nơi em đang sống.
*Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu nhiệm vụ.
- GV yêu cầu HS quan sát và phân tích tranh.
- GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu thảo luận, nói về những hiểu biết của mình về quê hoặc nơi em sống.
- GV tổ chức thảo luận nhóm.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV cho HS nhận xét, chia sẻ.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 4: Viết 1 - 2 câu nói ở mục trên.
*Mục tiêu: Viết được câu nói về những điều em biết về quê hoặc nơi em sống
*Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn HS tự viết 1 - 2 câu.
- GV mời 1 số HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS sáng tạo.
- HS nhắc lại và nêu.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- Hs quan sát.
- HS tìm và đọc.
- HS đọc từ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 - 2 HS đọc bài.
- HS thảo luận và TLCH.
? Trong đoạn thơ trên, những từ ngữ là tên riêng là Việt Nam, Trường Sơn.
? Em còn biết tên riêng trong bài đọc đã học là Thanh Hoá, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Mũi Né, Sa Pa.
? Khi viết tên riêng, cần viết hoa chữ cái đầu.
- HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS quan sát và phân tích.
- HS theo dõi.
- HS thảo luận nhóm
- 3 - 4 HS trình bày.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS theo dõi.
- 4 - 5 HS trình bày.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2
I. KHỞI ĐỘNG:
- GV tổ chức trò chơi nội dung liên quan đến tiết học trước.
- GV chốt và dẫn vào bài hôm nay.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Hãy viết đúng chính tả những câu sau.
*Mục tiêu : HS viết đúng chính tả câu theo yêu cầu.
*Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu nhiệm vụ.
- GV gọi HS đọc 2 câu.
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, thực hiện viết lại lỗi sai ra SGK bằng bút chì.
- GV mời HS trình bày.
- GV tổ chức cho HS nhận xét.
- GV nhận xét. đánh giá:
? Qua bài tập vừa rồi, em cần lưu ý gì khi viết câu?
NGHỈ GIỮA GIỜ
Hoạt động 2: Đọc mở rộng:
*Mục tiêu : HS thực hành đọc mở rộng một truyện kể tự chọn và biết kể lại truyện đó
*Phương pháp : trực quan, thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm
*Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của hoạt động.
- GV cho HS xem tranh ảnh về đất nước Việt Nam.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 người để nói về những điều em biết về những thứ đã được quan sát.
- GV nêu một số câu hỏi gợi ý:
+ Nhờ đâu em thấy điều đó?
+ Điều gì thú vị nhất trong bức tranh?
- GV gọi HS trình bày trước lớp về những điều em biết.
-GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS nói về chuyện mình đã đọc có nội dung, trình bày tốt, nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi.
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi hướng dẫn.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- HS nêu.
a. Nam và Hà là học sinh lớp 1.
b. Những người lính cứu hoả rất dũng cảm.
- HS thảo luận.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS thảo luận.
- HS theo dõi.
- 3 - 4 HS trình bày trước lớp.
- Lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_lop_1_tuan_34_nam_hoc_2020_2021_nguyen.docx