Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

BÀI 4: CHÚ BÉ CHĂN CỪU

I. Mục tiêu:

1. Phát triển kĩ năng đọc:

- Thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một truyện ngụ ngôn ngắn, đơn giản có dẫn trực tiếp lời nhân vật, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến văn bản; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng viết:

- Thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe – viết một đoạn ngắn.

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe:

- Thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung:

- Nói điều chân thật, không nói dối hay không đùa cợt không đúng chỗ, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

 

doc 16 trang Hoàng Chinh 22/06/2023 4774
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1, Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28:
CHỦ ĐỀ 5: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG
TẬP ĐỌC
BÀI 4: CHÚ BÉ CHĂN CỪU
I. Mục tiêu:
1. Phát triển kĩ năng đọc: 
- Thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một truyện ngụ ngôn ngắn, đơn giản có dẫn trực tiếp lời nhân vật, hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến văn bản; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng viết: 
- Thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe – viết một đoạn ngắn.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe: 
- Thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: 
- Nói điều chân thật, không nói dối hay không đùa cợt không đúng chỗ, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. Chuẩn bị:
1. Kiến thức ngữ văn
- GV nắm được đặc điểm của truyện ngụ ngôn (mượn chuyện loài vật để nói về việc đời, nhằm thể hiện những bài học về đạo lí, kinh nghiệm sống); nắm được nội dung của VB Chú bé chăn cừu, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện.
- GV nắm được nghĩa của các từ khó trong văn bản (tức tốc, thản nhiên, thỏa thuê) và cách giải thích nghĩa của các từ này.
2. Phương tiện dạy học
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
1. Hoạt động ôn và khởi động: 
- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
- Khởi động: 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để nói về con người và cảnh vật trong tranh. 
Những người trong tranh đang làm gì?
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Chú bé chăn cừu.
- Giới thiệu bài, ghi tên bài.
2. Hoạt động luyện đọc: 
* GV đọc mẫu toàn bài “Chú bé chăn cừu”. Chú ý đọc đúng lời dẫn chuyện và lời nhân vật. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
* Yêu cầu HS đọc từng câu
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ khó phát âm (do có vần khó hoặc do đặc điểm phát âm phương ngữ của HS): chăn cừu, kêu cứu,....
- GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng câu dài (Nghe tiếng kêu cứu,/mấy bác nông dân /đang làm việc gần đấy/ tức tốc chạy tới.Các bác nông dân/ nghĩ là chú lại lừa mình,/nên vẫn thản nhiên làm việc.
* GV hướng dẫn HS đọc đoạn:
- GV chia văn bản thành các đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến chú khoái chí lắm.
+ Đoạn 2: phần còn lại.
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài: tức tốc,thản nhiên thỏa thuê 
(dựa vào SGV)
- GV yêu cầu HS đọc đoạn theo nhóm
 - Cho HS đọc cả bài
- Lắng nghe
 - HS quan sát bức tranh và thảo luận nhóm bàn
+ Một số (2 – 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu có câu trả lời khác.
 - Lắng nghe
- HS đọc lại tên bài theo dãy
- Lắng nghe
- HS đọc từng câu nối tiếp.
- HS luyện phát âm từ khó.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
- Lắng nghe hướng dẫn
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- Lắng nghe GV chia đoạn hoặc cùng GV chia đoạn cho VB
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.
- Lắng nghe
 - HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
- Các bạn nhận xét, đánh giá.
- HS đọc cả bài 
- 1 – 2 HS đọc thành tiếng cả bài => đồng thanh.
TIẾT 2
3. Hoạt động tìm hiểu bài:
- GV mời 1vài HS đọc lại bài “Chú bé chăn cừu”
 - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi:
Ban đầu nghe tiếng kêu cứu,mấy bác nông dân đã làm gì ?
b. Vì sao bầy sói có thể thỏa thuê ăn thịt đàn cừu? 
 c. Em rút ra được điều gì từ câu chuyện này?
- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời 
- GV nhận xét, chốt ý đúng, khen ngợi HS
- HS đọc
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. 
 a. Ban đầu nghe tiếng kêu cứu,các bác nông dân đã tức tốc chạy tới.
b. Bầy sói có thể thỏa thuê ăn thịt đàn cừu vì không có ai đến đuổi giúp chú bé.
c. Trong cuộc sống chúng ta cần đùa vui đúng lúc, đúng chỗ,không lấy việc nói dối làm trò đùa ....(Tùy theo ý hiểu của HS)
- HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá.
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3.
- GV nhắc lại hoặc treo bảng phụ hoặc có thể trình chiếu câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3.
- GV hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở.
+ Viết hoa chữ cái đầu câu. Đặt dấu chấm đúng vị trí.
- GV kiểm tra, nhận xét bài của một số HS.
- Một HS đọc thành tiếng câu trả lời
- Lắng nghe hướng dẫn
- Viết vào vở: Em nghĩ rằng chúng ta không nên nói dối. 
Tiết 3
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn BT 5 và các từ 
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
- GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm để chọn từ ngữ thích hợp và hoàn thiện câu.
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt câu đúng.
- Yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở
- Yêu cầu HS trao đổi và nhận xét bài của bạn cùng bàn.
- GV kiểm tra nhận xét một số bài của HS.
- Quan sát
- HS đọc yêu cầu BT
- HS thảo luận nhóm.
- HS trao đổi sản phẩm với bạn bên cạnh, nhận xét sản phẩm của nhau.
- Đại diện nhóm trình bày
a. Nhiều người hốt hoảng vì có đám cháy.
b.Các bác nông dân đang làm việc chăm chỉ.
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Viết câu vào vở.
- Nhận xét bài của bạn.
Tiết 4
6. Kể lại câu chuyện: Chú bé chăn cừu
- GV đưa ra các bức tranh phóng to từ SHS
- GV gợi ý chia câu chuyện thành 4 đoạn nhỏ có nội dung theo 4 bức tranh
+ Tranh 1: Chú bé đang la hét.
+ Tranh 2: Các bác nông dân đang tức tốc chạy tới chỗ kêu cứu.
+ Tranh 3: Cậu bé hốt hoảng kêu cứu nhưng các bác nông dân vẫn thản nhiên làm việc.
+ Tranh 4:Bầy sói tấn công đàn cừu.
- GV chia lớp thành các nhóm - YC HS dựa vào các bức tranh, xây dựng để mỗi bạn kể lại câu chuyện cho các bạn trong nhóm cùng nghe. 
- Gv yêu cầu đại diện một số nhóm kể câu chuyện trước lớp.
- Gv nhận xét, khen ngợi hs.
- Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện này?
- GV chốt lại nội dung câu chuyện: Chúng ta không nên nói dối và lấy việc nói dối làm trò đùa.
- Quan sát tranh
- Lắng nghe
- Làm việc theo nhóm
- Đại diện 3,4 nhóm kể trước lớp
- HS khác lắng nghe, nhận xét.
- HS trả lời theo ý hiểu.
- Lắng nghe.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung.
8. Chọn vần phù hợp thay vào ô vuông.
- GV nêu yêu cầu
- Gọi đại diện nhóm trả lời
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- Viết lại các tiếng, từ lên bảng
- Yêu cầu Hs đọc, phân tích, đánh vần lại các tiếng.
- YC học sinh đọc đồng thanh
- Lắng nghe
Thảo luận nhóm đôi chọn vần phù hợp và trình bày:
bày trò, bài học, chạy trốn.
Viêc làm, tạm biệt, rạp xiếc.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Làm theo yêu cầu của GV
(cá nhân – nhóm- tổ)
- Đọc đồng thanh
9. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói: 
- GV giới thiệu tranh
- Nêu yêu cầu: Em hãy quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói về tình huống: Chú bé chăn cừu không nói dối và được các bác nông dân đến giúp.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, khen HS, chốt ý.
- Quan sát tranh và thảo luận nhóm 4.
- Lắng nghe yêu cầu
Đại diện nhóm trình bày.
10. Củng cố 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu, xem trước bài học sau. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào) 
BÀI 5:TIẾNG VỌNG CỦA NÚI
MỤC TIÊU
Giúp HS:
1. Phát triển kỹ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có dẫn trực tiếp lời nhân vật; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến bài đọc; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
 2. Phát triển kỹ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong bài đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn văn ngắn.
3. Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của bài đọc và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: Biết chia sẻ với bạn bè, biết nói lời hay, làm việc tốt; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ
Kiến thức ngữ văn:
GV nắm được đặc điểm của văn bản, nội dung của văn bản Tiếng vọng của núi, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong truyện.
GV nắm được nghĩa các từ khó trong văn bản và cách giải thích những từ này. (Tiếng vọng, bực tức, tủi thân, quả nhiên)
Kiến thức đời sống:
Nắm được đặc điểm của tiếng vọng nói chung và nguyên lý tạo ra tiếng vọng.
Nắm được ý nghĩa của bài học từ cuộc sống thông qua câu chuyện về tiếng vọng.
Phương tiện dạy học
Tranh minh họa có trong SGK
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. KHỞI ĐỘNG
- HS hát múa theo nhạc
II. BÀI MỚI
Hoạt động 1: Ôn và khởi động
Ôn
-Nhắc lại tên bài học trước?
-Hãy nói về một số điều thú vị mà em học được từ bài học đó?
-GV nhận xét, khen ngợi.
Khởi động
-GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
a) Em thấy gì trong bức tranh?
b) Hai phần của bức tranh có gì giống và khác nhau?
-GV chốt: Bức tranh vẽ bạn gấu con đang nói chuyện gì đó với vách núi. Nhưng 1 phần của bức tranh lại cho thấy bạn gấu buồn bã, khóc lóc. Phần còn lại của bức tranh chúng mình lại thấy gấu tươi cười vui vẻ. Chuyện gì đã xảy ra với bạn gấu? Để biết được điều đó cô trò mình sẽ cùng nhau học bài: Tiếng vọng của núi.
Hoạt động 2: Đọc
- Yêu cầu HS đọc thầm bài đọc.
- GV đọc mẫu bài đọc.
-GV hướng dẫn đọc 1 số từ HS phát âm hay sai: núi, reo lên,...
-GV hướng dẫn đọc câu dài:
 Đang đi chơi trong núi/ gấu con/ chợt nhìn thấy một hạt dẻ.
Gấu mẹ cười bảo//Con hãy quay lại/ và nói với núi// Tôi yêu bạn.
* Luyện đọc câu
-Yêu cầu H đọc nối tiếp câu lần 1
- Đọc nối tiếp câu lần 2.
* Luyện đọc đoạn
- GV chia đoạn: Đoạn 1: từ đầu đến òa khóc
 Đoạn 2: phần còn lại.
-GV giải nghĩa từ:
 + Đoạn 1: bực tức: Bực và tức giận.
 + Đoạn 2: quả nhiên :đúng như đã biết hay đoán trước.
-GV cho HS đọc đoạn theo nhóm.
* Đọc toàn bài:
-HS đọc - GV nhận xét, khen ngợi
-GV đọc lại toàn bài.
* vận động hết tiết học.
-HS nhắc : Chú bé chăn cừu
-HS nói.
-HS thảo luận nhóm đôi
-Đại diện 2-3 nhóm trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS nhắc tên bài.
-HS đọc thầm.
-HS đọc từ khó (2-3H)
-HS đọc câu dài (2-3H)
-HS đọc nối tiếp câu theo dãy.
-1 số hs đọc nối tiếp câu lần 2.
-HS đọc nối tiếp 2 đoạn (2 lượt)
-HS đọc nối tiếp đoạn nhóm đôi.
-HS đọc toàn bài (2-3H)
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. KHỞI ĐỘNG
- HS hát múa theo nhạc
II. BÀI MỚI
Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi:
-GV cho HS thảo luận nhóm 4 để tìm hiểu nội dung bài bằng cách trả lời các câu hỏi:
+ Chuyện gì xảy ra khi gấu con reo lên “A!”? (Kết hợp giải nghĩa từ : Tiếng vọng)
+ Khi nghe thấy tiếng vọng, gấu con làm gì?
+ Gấu con cảm thấy ra sao khi nghe được tiếng vọng: “tôi ghét bạn”? (Kết hợp giải nghĩa từ : Tủi thân)
+ Gấu mẹ nói gì với gấu con?
+ Khi làm theo lời mẹ, gấu con nhận được điều gì và gấu cảm thấy thế nào?
-GV nêu từng câu hỏi và gọi đại diện 1 số nhóm trả lời câu hỏi. GV kết hợp giải nghĩa 2 từ Tiếng vọng, tủi thân.
-GV nhận xét, chốt: Câu chuyện dạy chúng ta biết chia sẻ với bạn bè, luôn nói lời hay với mọi người để bản thân mình cũng được nhận lại những niềm vui...
Hoạt động 4: Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi ở mục 3
-GV nhắc lại câu hỏi c)Sau khi làm theo lời mẹ, gấu con cảm thấy như thế nào?
-GV hướng dẫn viết câu trả lời vào vở. Lưu ý viết hoa chữ cái đầu câu, cuối câu có dấu chấm.
-Gv kiểm tra, nhận xét.
III. CỦNG CỐ:
Nhận xét tiết học
-HS thảo luận nhóm
+ Gấu nghe thấy tiếng “A!” vọng lại.
+ Gấu ngạc nhiên/ Gấu kêu to: bạn là ai?/ Gấu hét lên: sao không nói cho tôi biết./ Gấu còn bực tức nói: tôi ghét bạn...
+ Gấu con tủi thân rồi òa khóc.
+ Gấu mẹ bảo gấu con quay lại nói với núi là: tôi yêu bạn.
+ Làm theo lời mẹ, gấu con nhận được tiếng vọng: Tôi yêu bạn; gấu con bật cười vui vẻ.
-HS trình bày câu trả lời.
-HS trả lời
-HS viết vở
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. KHỞI ĐỘNG
- HS hát múa theo nhạc
II. BÀI MỚI
Hoạt động 5: Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở:
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu.
-Đọc các từ đã cho? (vui mừng, yêu mến, nhìn thấy, tủi thân, reo lên)
-GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi để chọn từ ngũ phù hợp và hoàn thiện câu.
-GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
-GV nhận xét.
-GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.
-GV kiểm tra, nhận xét.
Hoạt động 6: Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
-GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, đóng vai các nhân vật trong tranh, dùng từ ngữ gợi ý trong khung để nói theo tranh. ( Có thể dùng những lời chào khác (vd: chào Hà; Tớ về nhé; ), những lời chưa hay khác (tớ không thích bạn, tớ ghét cậu )
-GV gọi một số nhóm trình bày trước lớp.
-Gv nhận xét, chốt: là bạn bè trong lớp học, trong trường học ta nên chào hỏi và chơi với bạn thật vui vẻ. Chúng ta nên tránh nói những lời không hay làm bạn buồn. Chúng mình nên đoàn kết, yêu thương nhau. Như thế mới trở thành những hs ngoan.
III. CỦNG CỐ:
Nhận xét tiết học 
-HS nêu yêu cầu
-HS đọc
-HS thảo luận nhóm đôi.
-HS trình bày/ nhận xét.
-HS viết vở.
-HS quan sát tranh
-HS thảo luận, tập đóng vai.
-HS các nhóm khác nhận xét.
TIẾT 4 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. KHỞI ĐỘNG
- HS hát múa theo nhạc
II. BÀI MỚI
Hoạt động 7: Nghe viết
-GV đọc đoạn văn.
-GV lưu ý cho HS khi viết chính tả:
+ Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
+ Lưu ý 1 số từ khó: lại, núi, yêu thương. GV cho HS đọc, phân tích, viết bảng con.
-GV kiểm tra tư thế ngồi viết đúng.
-GV đọc chính tả.( đọc theo cụm từ, đọc chậm rãi, rõ ràng)
-GV đọc soát lỗi.
-GV kiểm tra nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 8: Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Tiếng vọng của núi từ ngữ có tiếng chứa vần iêt, iêp, ưc, uc .
- GV nêu nhiệm vụ, lưu ý HS có thể tìm ở trong bài học hoặc ngoài bài.
- GV viết các từ HS tìm lên bảng.
-GV cho HS đọc đọc lại các từ trên bảng ( đọc trơn, đánh vần, phân tích, đọc đồng thanh.)
Hoạt động 9: Trò chơi Ghép từ ngữ
-GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5-6 HS.
-GV phổ biến cách chơi:
+ Các nhóm được nhận 1 giỏ có các thẻ từ ngữ. Tìm trong các từ ngữ đã cho đó những cặp từ ngữ có mối liên hệ với nhau rồi ghim từng cặp lại. (4-5 phút)
+ Khi hết thời gian, các nhóm cử đại diện mang giỏ của nhóm lên trước lớp.
-GV cùng cả lớp kiểm tra giỏ từng nhóm, giỏ nào có nhiều cặp từ ngữ đúng nhất thì thắng cuộc.
(GV có thể thêm những cặp từ ngữ khác để trò chơi thêm thú vị)
III. CỦNG CỐ
- GV yêu cầu HS nói lại nội dung đã học, nêu 1 số ý kiến về bài học.
-GV nhận xét, khen ngợi HS.
-GV giao nhiệm vụ cho HS đọc truyện, GV cũng cần chủ động chuẩn bị một số câu chuyện kể về đức tính tốt để cung cấp thêm tài liệu học mở rộng cho HS.
-HS đọc thầm.
-HS đọc-phân tích-viết bảng.
-HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.
-HS viết chính tả.
-HS tự soát lỗi.
-Đổi vở soát lỗi cho nhau.
-HS suy nghĩ tìm từ.
-HS nêu các từ tìm được.
-HS đọc.
-HS tập trung lại theo nhóm.
+ Nhóm nhận giỏ thẻ từ ngữ
+Đại diện các nhóm mang sản phẩm lên trước lớp.
-HS cùng kiểm tra.
-HS nói
ÔN TẬP
A. Mục tiêu
Giúp HS
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức , kĩ năng đã học trong bài Bài học từ cuộc sống thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần trong truyện đã học.
- Bước đầu có khả năng khái quát hóa những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.
B. Đồ dùng:
- Một số truyện kể về những đức tính đáng quý của con người
- Tranh minh họa một số nhân vật trong truyện đã học
C. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động
- HS hát múa theo nhạc 
- Cả lớp thực hiện
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu: (1 - 2')
2. Bài mới:
2.1 Hoạt động 1:Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần ướt, uôn, uông, oai.
- Gv nêu nhiệm vụ và lưu ý học sinh từ ngữ cần tìm có thể đã học hoặc chưa học.
- Gv chia các vần thành 2 nhóm vần:
* Nhóm vần thứ nhất: “ ươt, oai”
- GV nêu yêu cầu: Thảo luận nhóm tìm và đọc từ ngữ chứa các vần ươt, oai.
- Gv viết những từ ngữ học sinh nêu lên bảng.
* Nhóm vần thứ hai: “ uôn, uông”
- Gv nêu yêu cầu: Thảo luận nhóm tìm và đọc từ ngữ cứa các vần uôn, uông.
- Gv viết các từ ngữ học sinh nêu lên bảng
2.2 Hoạt động 2: Chọn chi tiết phù hợp với từng nhân vật của truyện
- Gv lưu ý học sinh nhân vật trong truyện có thể là người hoặc không phải là người. Nhiều nhận vật được đề cập ở đây là loài vật.
- Gv nêu nhiệm vụ.
- Gv làm mẫu một trường hợp , nhân vật “kiến” trong truyện Kiến và chim bồ câu gắn với chi tiết số 6 “ không may bị rơi xuống nước”.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm
- Gv chốt phương án đúng(đưa màn hình): 
+ bồ câu - Nhặt một chiếc lá thả xuống nước
+ sói - Lúc nào cũng cảm thấy buồn bực
+ sóc - Nhảy nhót, vui đùa suốt ngày
+ gấu con - Bật cười vui ve vì đực nghe: “ Tôi yêu bạn”
+ gấu mẹ - Nói với con “ Con hãy quay lại và nói với núi: “ Tôi yêu bạn”
+ chú bé chăn cừu - Hay nói dối
+ các bác nông dân - Nghĩ rằng chú bé lại nói dối như mọi lần
2.3 Hoạt động 3: Em thích và không thích nhân vật nào? Vì sao?
- Gv nêu nhiệm vụ : Quan sát tranh và nêu tên các nhân vật.
- Thảo luận nhóm nêu: Mỗi nhân vật có những đặc điểm gì nổi bật, đáng nhớ.
- Gv: Các em thích nhân vật nào ? Vì sao?
 Các em không thích nhân vật nào? Vì sao?
- Gv nhận xét, đánh giá.
- Hs thảo luận nhóm đôi
- Hs nêu những từ ngữ tìm được
- 2-3 Hs đánh vần- đọc trơn- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Hs thảo luận nhóm đôi
- Hs nêu những từ ngữ tìm được
- 2-3 Hs đánh vần- đọc trơn- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Hs lắng nghe
- Hs thảo luận nhóm đôi
- Hs chia sẻ kết quả - Hs nhận xét
- Hs thực hiện
- Hs thảo luận nhóm đôi
- Hs chia sẻ - Hs nhận xét
- Hs trả lời
TIẾT 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động
- HS hát múa theo nhạc bài:
- Cả lớp thực hiện
II. Bài mới: 
2.1 Hoạt động 4: Viết 1-2 câu về một nhân vật ở mục 3.
- Gv nêu nhiệm vụ
- Gv lưu ý: Nội dung viết có thể dựa vào những gì mà các em đã nói ở mục 3
- Chữa bài: soi màn hình
- Gv nhận xét, đánh giá 
2.2 Hoạt động 5: Đọc mở rộng
- Gv nêu nhiệm vụ : 
Thảo luận nhóm 4: Kể cho nhau nghe những câu chuyện kể về một đức tính tốt mà em đã tìm đọc từ ở nhà.
- Gv bao quát lớp 
- Thi kể trước lớp 
?- Hãy nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện đó.
- Bình chọn bạn kể hay và chia sẻ được những ý tưởng thú vị
- Gv nhận xét, đánh giá chung
- Gv khen thưởng học sinh kể chuyện hập dẫn.
III. Củng cố - dặn dò:
- Gv nhận xét , đánh giá khen ngợi, động viên Hs.
- Hs viết 1-2 câu
- Hs đọc bài viết của mình
- Hs nhận xét
- Hs thảo luận nhóm 4
- 3-4Hs kể trước lớp
- Hs nhận xét đánh giá 
- Hs bình chọn

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_tieng_viet_lop_1_tuan_28_nam_hoc_2020_2021_nguyen.doc