Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 17: Ôn tập - Năm học 2020-2021

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 17: Ôn tập - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn lại các vần đã học

- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.

 2. Kĩ năng

- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.

- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12 15 chữ).

 3.Thái độ

- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.

 II. CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm của các âm, vần; cấu tạo và quy trình viết các chữ ghi các vần; nghĩa của các từ ngữ trong bài học (từ tuần 1 đến tuần 16) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý hiện tượng một âm được ghi bằng nhiều con chữ (âm “cơ” được ghi bằng 2 con chữ c/ k (xê/ca); âm "gờ" được ghi bằng hai con chữ: g/ gh (gờ đơn - gờ một chữ/ gờ kép - gờ hai chữ); âm “ngờ" được ghi bằng 2 con chữ: ng/ ngh (ngờ đơn - ngờ hai chữ/ ngờ kép - ngờ ba chữ).

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 13 trang Hoàng Chinh 22/06/2023 2581
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 17: Ôn tập - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 81
ÔN TẬP
MỤC TIÊU
Kiến thức
- Ôn lại các vần đã học
- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
 2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.
- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12 15 chữ).
 3.Thái độ
- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.
 II. CHUẨN BỊ 
- Nắm vững đặc điểm phát âm của các âm, vần; cấu tạo và quy trình viết các chữ ghi các vần; nghĩa của các từ ngữ trong bài học (từ tuần 1 đến tuần 16) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý hiện tượng một âm được ghi bằng nhiều con chữ (âm “cơ” được ghi bằng 2 con chữ c/ k (xê/ca); âm "gờ" được ghi bằng hai con chữ: g/ gh (gờ đơn - gờ một chữ/ gờ kép - gờ hai chữ); âm “ngờ" được ghi bằng 2 con chữ: ng/ ngh (ngờ đơn - ngờ hai chữ/ ngờ kép - ngờ ba chữ).
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát “Tết đến rồi”
- Dẫn qua nội dung bài ôn tập.
2. Ghép các chữ đứng liền nhau (thêm dấu thanh phù hợp) để tạo từ ngữ chỉ loài vật
- Cho HS thảo luận nhóm đôi
- GV nêu yêu cầu thảo luận: Các nhóm đọc âm được ghi bằng các chữ theo hàng ngang và hàng dọc đứng liền nhau để tìm từ ngữ chỉ loài vật. Từng thành viên trong nhóm chia sẻ hiểu biết của mình vẽ loài vật mà cá nhân yêu thích.
- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”. Cả lớp chia làm 2 đội thi. GV kẻ sẵn khung như sách nhưng chưa có chữ. Khi GV chiếu lên màn hình con vật nào thì HS viết lại tên vào khung đúng theo thứ tự trong sách. Hết thời gian, đội nào hoàn thành khung trước thì chiến thắng.
- GV tổng kết, nhận xét, tuyên dương.
GIẢI LAO GIỮA GIỜ
3. Đọc 
 Tết đang vào nhà
Hoa đào trước ngõ 
Cười tươi sáng hồng
 Hoa mai giữa vườn 
Lung linh cánh trắng. 
Sân nhà đây nắng 
Mẹ phơi áo hoa 
Em dán tranh gà 
Ông treo câu đối. 
Tết đang vào nhà 
Sắp thêm một tuổi 
Đất trời nở hoa.
(Nguyễn Hồng Kiên)
- GV yêu cầu HS đọc thầm cả bài thơ
- GV đưa 1 câu đối đơn giản như “Chúc mừng năm mới”, sau đó hỏi:
+Các con từng thấy ngày Tết người ta hay dán câu “Chúc mừng năm mới”, sau đó là câu gì?
(Câu hỏi gợi mở: Hoặc vào ngày Tết, con hay nghe mọi người chúc nhau “ Chúc mừng năm mới” và câu gì nữa gì?)
- Đó là câu đối đó các em ạ! Còn có nhiều câu đối khác như 
+ Ngày Tết, nhà các con có treo câu đối không?
+ Đó là những câu đối gì?
- GV đọc mẫu.
- HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:
+ Loài hoa nào được nói tới trong bài thơ? 
+ Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của loài hoa đó?
+ Gia đình bạn nhỏ làm gì để chuẩn bị đón Tết?
+ Còn gia đình em thường làm gì để chuẩn bị đón Tết? 
+ Em có thích Tết không? Vì sao em thích Tết?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
-Hs hát.
-HS thảo luận nhóm đôi
- HS tham gia chơi.
-HS nghe GV đọc
- HS đọc
- An khang thịnh vượng, .
- HS lắng nghe
- HS trả lời
-hoa đào, hoa mai
- cười tươi sáng hồng/ lung linh cánh trắng
-Mẹ phơi áo hoa/ Em dán tranh gà/ Ông treo câu đối
- HS trả lời
- HS trả lời
Tiết 2
4. Tìm trong bài thơ Tết đang vào nhà những tiếng có vần ơi, ao, ăng
- GV yêu cầu HS tìm tiếng có chứa các vần ơi, ao, ăng.
- Yêu cầu HS đổi sách cho nhau, tự chấm bài bạn.
- Yêu cầu HS trả sách cho bạn, kiểm tra lại bài.
- GV hỏi: 
+ Những câu thơ nào có tiếng chứa vần ơi? + Em hãy tìm những tiếng nào chứa vần ơi trong câu vừa tìm? 
- GV thực hiện tương tự với các vần ao, ăng.
GV và HS thống nhất câu trả lời.
- GV và HS nhận xét, đánh giá.
GIẢI LAO GIỮA GIỜ
5. Viết chính tả (Từ tuần 17, HS chỉ viết cỡ chữ nhỏ).
- HS chép vào vở khổ thơ cuối của bài thơ. GV lưu ý HS xuống dòng sau mỗi câu thơ, viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
6. Củng cố
- GV lưu ý HS thực hành giao tiếp ở nhà, đọc cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè khổ đầu của bài thơ “Tết đang vào nhà”.
- GV cũng có thể khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh về các loài vật, về ngày Tết truyền thống của dân tộc.
-HS đọc thầm và tìm tiếng chứa các vần, sau đó gạch chân bằng bút chì trong sách.
- HS chấm bài.
-HS kiểm tra lại bài.
-HS đọc câu: (Mẹ phơi áo hoa/ Đất trời nở hoa).
- HS lắng nghe.
-HS lắng nghe và chép khổ thơ vào vở
-HS lắng nghe
Ghi chú: Đã bỏ phần hỏi đáp tìm câu, tiếng có vần ơi, ao, ăng ở 3. Đọc vì thấy trùng với 4. Tìm tiếng trong bài có vần ơi, ao, ăng. Các bạn có thể mở sách giáo viên ra coi lại (trang 287, tập 1).
BÀI 82
ÔN TẬP
MỤC TIÊU
Kiến thức
Kiến thức
- Ôn lại các vần đã học
- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật, loài hoa); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
 2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.
- Củng cố kĩ năng viết các chữ số và viết các từ ngữ đúng chính tả.
 3.Thái độ
- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm, vần; cấu tạo, quy trình và cách viết các chữ ghi âm, vần; nghĩa của các từ ngữ trong bài học (từ tuần 1 đến tuần 16) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này như lấm tấm (có nhiều hạt nhỏ xuất hiện trên bề mặt. Ví dụ: trán lấm tấm mỗ hôi); trầm ngâm (đang suy nghĩ về một việc gì đó. Ví dụ: vẻ mặt trấm ngâm).
- Chú ý hiện tượng một âm đưoc ghi bằng nhiều con chữ (âm "cờ" được ghi bằng 2 con chữ c/ k (xê/ ca); âm "gờ" được ghi bằng hai con chữ: g/ gh (gờ đơn - gờ một chữ, gờ kép - gờ hai chữ); âm “ngờ" được ghi bằng 2 con chữ: ng ngh (ngờ đơn ngờ hai chữ/ ngờ kép - ngờ ba chữ).
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát “Mùa xuân của em”
- GV dẫn vào bài
2. Viết
- GV yêu cầu HS đọc nhẩm một lần các số.
- GV hướng dẫn HS viết vào vở các từ chỉ số. Ví dụ: 0: không. Mỗi số viết 1 lần.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
3. Tìm từ có cùng vần với mỗi từ chỉ số
-GV tổ chức trò chơi “Đoàn tàu xuân”, chia lớp thành 10 nhóm tương ứng với 10 số. Các nhóm thi nhau lên viết từ cùng vần với số. Mỗi từ tương ứng với 1 toa tàu. Nhóm nào viết được nhiều toa tàu hơn thì giành chiến thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
GIẢI LAO GIỮA GIỜ
4. Luyện chính tả
a/ - Tìm tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.
+ GV gắn thẻ chữ c, k lên bảng.
+ GV đọc, HS đọc nhẩm theo.
+ HS làm việc nhóm đôi: tìm những tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp (đọc tiếng tìm được, phân tích cấu tạo của tiếng).
Tìm tiếng được viết bắt đầu bằng g, gh.
+ GV gắn thẻ chữ g, gh lên bảng.
+ GV đọc, HS đọc nhẩm theo.
+ Cho HS chơi trò chơi ”Truyền điện”.
GV nêu cách chơi: HS đầu tiên sẽ nêu tiếng có chứa âm g và gọi bạn bất kì nhận xét và nêu tiếp tiếng có chứa âm gh; bạn nào nêu không được sẽ bị thua cuộc.
-Tìm tiếng được viết bắt đầu bằng ng, ngh.
+ GV gắn thẻ chữ ng, ngh lên bảng.
+ GV đọc, HS đọc nhẩm theo.
+ GV cho học sinh tìm tiếng chứa âm ng/ngh theo dãy bàn (dãy A tìm những tiếng có chứa âm ng; dãy B tìm những tiếng có chứa âm ngh) GV ghi lại những tiếng đó lên bảng. 
+ GV nhận xét; Cho HS phân tích cấu tạo tiếng.
b/ HS viết các tiếng tìm được vào Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một
 + 2 tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.
+ 2 tiếng được viết bắt đầu bằng g, gh
+ 2 tiếng được viết bắt đầu bằng ng, ngh.
GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
-Hs hát
-HS đọc
-HS lắng nghe và viết vào vở
-Hs lắng nghe
- HS tham gia chơi.
-Hs lắng nghe.
-HS làm việc nhóm
-Hs lắng nghe, quan sát
-HS chơi trò chơi
-Hs lắng nghe, quan sát
-HS thực hiện theo yêu cầu
-HS viết vào vở
TIẾT 2
5. Đọc
- GV đọc mẫu.
- GV giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần).
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:
+ Có những loài hoa nào được nói tới trong đoạn văn?
+ Tìm những từ ngữ nói về đặc điểm của loài hoa đó? 
+ Kể tên những loài chim được nói tới trong bài?
+ Tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của chúng?
+ Theo em, đoạn văn miêu tả cảnh vật vào mùa nào trong năm? Vì sao em biết?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
GIẢI LAO GIỮA GIỜ
6. Tìm trong đoạn văn Mùa xuân đến những tiếng cùng vần với nhau
- GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có vần giống nhau (xanh-nhanh, vàng-càng, trầm ngâm,..). Lưu ý: HS không nhất thiết phải tìm ra tất cả các tiếng cùng vần với nhau.
- GV hỏi HS về các tiếng có vần giống nhau: 
+Những câu nào có tiếng chứa vần giống nhau? 
+ Những tiếng nào có vần giống nhau? 
+ Hãy phân tích cấu tạo của tiếng trầm và ngâm... 
GV thực hiện tương tự với các câu còn lại.
7. Tìm trong và ngoài đoạn văn tiếng có vần anh, ang
- Tìm những tiếng trong đoạn văn có vần anh, ang.
+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận các câu hỏi sau: Những câu nào có vần anh? Những câu nào có vần ang? Hãy phân tích cấu tạo của tiếng có vần anh/ ang
+ Các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
- Tìm những tiếng ngoài đoạn văn có vần anh, ang.
+ Nhóm đôi thảo luận theo yêu cầu của GV: Tìm các tiếng ngoài đoạn văn có vần anh, ang. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
8. Củng cố
- GV khen ngợi, động viên HS, lưu ý HS ôn lại các âm, vần xuất hiện trong bài ôn.
- GV cũng có thể khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh vẻ mùa xuân.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
-HS đọc
- hoa bưởi, hoa cau, hoa nhãn
- hoa bưởi nồng nàn/ hoa cau thơm dịu/ hoa nhãn ngọt
-chim khướu, chim chích chòe, cu gáy
-khướu lắm điều/ chích chòe nhanh nhảu/ cu gáy trầm ngâm.
-mùa xuân/HS trả lời
-HS đọc 
- Những bác cu gáy trầm ngâm.
- trầm ngâm
- HS phân tích
- HS trao đổi.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS trao đổi.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe. HS nhận xét, bổ sung nhóm bạn
-Hs lắng nghe
LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT CÁC CHỮ HOA 
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về đọc viết các chữ hoa đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng.
G.H,K,L,M,N
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
G.H,K,L,M,N
Mỗi chữ 1 dòng.
GIẢI LAO GIỮA GIỜ
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS viết vở ô ly.
- Dãy bàn 1 nộp vở.
BÀI 83
ÔN TẬP
MỤC TIÊU
Kiến thức
- Ôn lại các vần đã học
- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ các loài hoa và loài chim); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
 2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học và bước đầu có khả năng đọc hiểu một văn bản ngắn.
- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 15 chữ).
 3.Thái độ
- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.
II CHUẨN BỊ 
- Nắm vững đặc điểm phát âm của những vần đã học; cấu tạo, quy trình và cách viết các chữ ghi những vấn này. Chú ý hiện tượng một vần (cũng như âm) được ghi bằng nhiều con chữ. Bên cạnh đó, GV cần có kiến thức cơ bản về văn học (mối quan hệ giữa nhân vật và hành động của nhân vật trong truyện) để hướng dẫn HS trao đổi và trả lời câu hỏi,
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát “Chú khỉ con”
- GV cho HS xem một số tranh về hổ, voi, khỉ. Sau đó hỏi HS: Em đã từng đọc những câu chuyện nào về loài vật? Trong những câu chuyện đã đọc, em thấy hổ là con vật thế nào? Voi là con vật thế nào? Khỉ là con vật thế nào?
- GV giới thiệu tranh trong SHS: trong bức tranh này có 3 nhân vật: voi, khi và hổ. Em có thấy có điều gì đặc biệt?
2. Đọc câu chuyện sau
 VOI, HỔ VÀ KHỈ
 Thua hổ trong một cuộc thi tài, voi phải nộp mạng cho hổ. Khỉ bày mưu giúp voi. Khỉ cưỡi voi đi gặp hổ. Đến điểm hẹn, khỉ quát lớn:
Hổ ở đâu?
Voi tỏ vẻ lễ phép:
 - Thưa ông, hổ sắp tới rối ạ.
 Hổ ngồi trong bụi cây nhìn ra. Thấy voi to lớn mà sợ một con vật nhỏ bé, hổ sợ quá, liền bỏ chạy.
(Phỏng theo Truyện cổ dân gian Khơ-me)
GIẢI LAO GIỮA GIỜ
- GV đọc toàn bộ câu chuyện.
- 5- 6 HS đọc nối tiếp câu chuyện
- 1-2 HS đọc toàn bộ câu chuyện.
GV nhận xét (theo một số tiêu chí: đọc đúng, lưu loát, trôi chảy, giọng đọc to, rõ ràng, biết ngắt nghỉ sau dấu câu).
3. Trả lời câu hỏi
Hình thức tổ chức: nhóm đôi.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về 3 câu hỏi trong SHS. Từng thành viên trong nhóm trình bày quan điểm của mình. Mỗi nhóm có thể tham khảo ý kiến của nhóm khác để bổ sung, điều chỉnh kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
GV nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
-Hs hát.
-HS trả lời
-Hs lắng nghe 
- HS đọc
- HS đọc
-Hs lắng nghe
- HS thảo luận	
-Hs lắng nghe, quan sát
Tiết 2
4. Đọc 
 Nắng xuân hồng
- GV đọc thành tiếng một lần bài thơ, HS đọc nhẩm theo.
- 5 -6 HS đọc nối tiếp.
- 1- 2 HS đọc toàn bộ bài thơ,
- Cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc: 
+ Những cảnh vật nào được nói tới trong bài thơ? 
+Tìm từ ngữ miêu tả bầy chim. 
+ Bầy chim gọi bầy xây tổ như thế nào?
- GV giải thích nghĩa từ ngữ “từng không” (nếu cần): khoảng không gian bao trùm cảnh vật và con người.
+ Từ "lung linh” dùng để miêu tả sự vật gì? + Hai tiếng trong từ “rộn rã” có điểm gì giống và khác nhau? 
+ Hai tiếng trong từ "lung linh" có điểm gì giống và khác nhau 
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
GIẢI LAO GIỮA GIỜ
5. Viết chính tả
- GV yêu cầu HS chép đoạn văn vào vở.
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu tiên của đoạn và chữ cái đầu tiên của câu; khoảng cách giữa các chữ, cỡ chữ,
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
6. Củng cố
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- GV nhắc một số từ ngữ xuất hiện trong bài thơ Nắng xuân hồng (lung linh, rộn rã, hớn hở), cho HS đặt câu với những từ ngữ đó.
- GV khuyến khích HS kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè chuyện Voi, hổ và khỉ.
-HS đọc thầm
-HS đọc
-HS đọc
-HS đọc
-HS trả lời
- giống nhau về âm r; khác nhau về vần và dấu thanh.
- giống nhau về âm l; khác nhau về vần và dấu thanh).
-HS viết 
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT CÁC CHỮ HOA 
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về đọc viết các chữ hoa đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng.
G.H,K,L,M,N
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
G.H,K,L,M,N
Mỗi chữ 1 dòng.
GIẢI LAO GIỮA GIỜ
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS viết vở ô ly.
- Dãy bàn 1 nộp vở.
________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_lop_1_tuan_17_on_tap_nam_hoc_2020_2021.docx