Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 16: OAN, OĂN, OAT, OĂT - Năm học 2020-2021

Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 16: OAN, OĂN, OAT, OĂT - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

GIÚP HS

- Nhận biết và đọc đúng các vần oan, oăn, oat, oăt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần oan, oăn, oat, oăt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các vần oan, oăn, oat, oăt (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần oan, oăn, oat, oăt.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần oan, oăn, oat, oăt có trong bài học.

- Phát triển kỹ năng nói theo chủ điểm Trồng cây được gợi ý trong tranh.

- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tranh voi bước khoan thai, thỏ chạy thoăn thoắt trên phim hoạt hình, tranh khu vườn cây; tranh một nhóm HS đang trồng cây).

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên.

 

docx 30 trang Hoàng Chinh 22/06/2023 6041
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 16: OAN, OĂN, OAT, OĂT - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16:
Tiếng Việt:
BÀI 76: OAN, OĂN, OAT, OĂT
I. MỤC TIÊU
GIÚP HS
- Nhận biết và đọc đúng các vần oan, oăn, oat, oăt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần oan, oăn, oat, oăt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần oan, oăn, oat, oăt (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần oan, oăn, oat, oăt.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần oan, oăn, oat, oăt có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói theo chủ điểm Trồng cây được gợi ý trong tranh.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tranh voi bước khoan thai, thỏ chạy thoăn thoắt trên phim hoạt hình, tranh khu vườn cây; tranh một nhóm HS đang trồng cây).
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, quy trình và cách viết các vần oan, oăn, oat, oăt. Hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Hiểu rõ nghĩa của một số từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này (khoan thai: ở đây ý nói bước chậm, không vội vã; thoăn thoắt: ở đây ý nói chạy rất nhanh; lích rích: ở đây ý chỉ những tiếng kêu đểu, nhỏ và trong của ở những chú chích bông; nhọn hoắt: nhọn đến mức gây cảm giác ghê sợ).
+ Khế: là loại cây nhiệt đới, có nhiều cành, cao đến khoảng 5m, có lá kép dài khoảng 5cm, hoa màu tím. Quả khế màu vàng hoặc xanh, có 5 múi, có vị chua hoặc ngọt.
+ Xoan: là loại cây thân gỗ. Cây trưởng thành cao từ 7 - 12m. Hoa xoan có 5 cánh, sắc tía nhạt hoặc tím hoa cà, mọc thành chùm. Hoa có hương thơm.
+ Chích bông: là loại chim sống trong khu vực nhiệt đới tại châu Á. Loại chim này thường có màu sáng với phán trên có màu xanh lục hay xám và phán dưới màu trắng, vàng hay xám. Phần đầu của chúng màu hạt dẻ. Chích bông có cánh ngắn và thuồn tròn, đuôi ngắn, chân khoẻ, mỏ dài và cong, đuôi thường dựng đứng. Chích bông thường bắt sâu trên các loại cây lá.
III. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Sách học sinh, tranh ảnh minh họa bài học. 
Học sinh: Sách học sinh, bộ đồ dùng học tiếng việt, bảng con, vở tập viết.
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 TIẾT 1
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát khởi động
2. Nhận biết
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.
- GV yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết:Trên phim hoạt hình voi bước khoan thai, thỏ chạy thoăn thoắt.
- GV giới thiệu các vần mới oan, oăn, oat, oăt. Viết tên bài lên bảng. Gọi Hs nhắc lại tên bài.
3. Đọc
a. Đọc vần
- So sánh các vần
+ GV giới thiệu vần oan, oăn, oat, oăt.
+ GV yêu cầu một số HS so sánh vần oan, oăn, oat, oăt để tìm ra điểm giống và khác nhau. GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.
- Đánh vần 
 + GV đánh vần mẫu các vần oan, oăn, oat, oăt.
+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. 
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 4 vần 
-Đọc trơn các vần
+ GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. 
+ HS đọc trơn cả 4 vần.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh 4 vần
- Ghép chữ cái tạo vần
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần oan.
+ GV yêu cầu HS lấy chữ a, ghép ă vào để tạo thành oăn.
+ Các vần khác GV cho HS thực hiện
- Lớp đọc đồng thanh oan, oăn, oat, oăt
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng khoan. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng khoan.
+ GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng khoan. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng khoan.
+ GV yêu cầu một số HS đọc trơn tiếng khoan. Lớp đọc trơn đống thanh tiếng khoan.
- Đọc tiếng trong SHS 
+ GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau. Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+ Đọc trơn tiếng. Mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt.
+ GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng
 + HS tự tạo các tiếng có chứa vần oan, oăn, oat, oăt.
+ GV yêu cầu 1- 2 HS phân tích tiếng, 1 - 2 HS nêu lại cách ghép.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: hoa xoan, tóc xoăn, hoạt hình, nhọn hoắt. 
+ tranh hoa xoan: 
-GV hỏi: Tranh vẽ gì?
-GV nhận xét và giải thích nghĩa: Xoan: là loại cây thân gỗ. Cây trưởng thành cao từ 7 - 12m. Hoa xoan có 5 cánh, sắc tía nhạt hoặc tím hoa cà, mọc thành chùm. Hoa có hương thơm.
- Gọi HS đọc từ: hoa xoan
- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần oan trong hoa xoan, phân tích và đánh vần xoan, đọc trơn hoa xoan. 
-GV thực hiện các bước tương tự đối với: tóc xoăn, hoạt hình, nhọn hoắt (GV giải nghĩa từ: nhọn hoắt: nhọn đến mức gây cảm giác ghê sợ)
- GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 - 4 lượt HS đọc. 
-Gọi 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ 
- GV gọi HS đọc vần, tiếng, từ (cá nhân)
- Gọi 1 HS đọc hết bài.
-GV cùng HS nhận xét bạn đọc. 
- Cho lớp đồng thanh
NGHỈ GIẢI LAO GIỮA GIỜ
4. Viết bảng
- GV cho HS đọc lại các vần oan, oăn, oat, oăt. 
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần oan, oăn, oat, oăt.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: oan, oăn, oat, oăt, hoạt, xoăn, hoắt(chữ cỡ vừa). 
- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
- HS hát
- HS trả lời
VD: Em thấy tranh vẽ .
- Lắng nghe và nói theo
- HS đọc theo GV
-HS nhắc lại tên bài
- HS lắng nghe
- HS nêu:
+ vần oan – oăn: giống kết thúc bằng n. khác: oan bắt đầu bằng oa, oăn bắt đầu bằng oă
+ vần oat – oăt: giống kết thúc bằng t. Khác: oan bắt đầu bằng oa, oăn bắt đầu bằng oă
- HS lắng nghe
- HS đánh vần cá nhân, đồng thanh
- Lớp đánh vần đồng thanh 4 vần một lần.
-HS đọc trơn nối tiếp
- HS đọc hết các vần (cá nhân, đồng thanh) 
- HS tìm và ghép oan
- HS ghép
- HS ghép tương tự các vần còn lại.
- Đọc ĐT
- Theo dõi, nhận biết tiếng khoan
- HS đánh vần: cá nhân – nối tiếp – đồng thanh
- Đọc trơn: cá nhân – nối tiếp – đồng thanh
- HS thực hiện cá nhân – nối tiếp – đồng thanh
- HS đọc trơn. Lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc
- HS tự tìm và ghép các tiếng chứa vần mới học
- HS phân tích cấu tạo tiếng
- HS lắng nghe, quan sát
- HS quan sát tranh và trả lời
- HS lắng nghe
- HS đọc CN-NT-ĐT
-HS thực hiện theo yêu cầu GV
-HS thực hiện tương tự theo yêu cầu GV
- HS đọc nối tiếp từ
-HS đọc
-HS đọc theo yêu cầu GV
- Quan sát, lắng nghe
-HS đọc
-HS quan sát, lắng nghe
- HS viết bảng con
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
 TIẾT 2
5. Viết vở
-Gọi HS nêu tư thế ngồi viết.
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các từ ngữ tóc xoăn, nhọn hoắt. GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
6. Đọc đoạn
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần oan, oăn, oat, oăt.
- GV gọi một số HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vần tiếng rồi mới đọc). Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần oan, oăn, oat, oăt trong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu (mỗi HS một câu). Ở câu 1, GV dừng lại và giải thích cây xoan, cây khế (Khế: là loại cây nhiệt đới, có nhiều cành, cao đến khoảng 5m, có lá kép dài khoảng 5cm, hoa màu tím; Xoan: là loại cây thân gỗ. Cây trưởng thành cao từ 7 - 12m.) Ở câu 3 dừng lại hỏi: em hiểu “lích rich” nghĩa là thế nào?
- GV hướng dẫn HS đọc ngắt, nghỉ ở một số câu dài: 
+ Mỗi buổi sáng,/khu vườn rộn ràng/ với những tiếng lích ra lích rích /của các chú chích bông.//
+ Chúng / thoăn thoắt nhảy từ cành này sang cành khác,/ vừa nhảy nhót/ vừa trêu đùa nhau.//
-GV đọc mẫu các câu. Gọi HS đọc lại theo cách ngắt nghỉ (cá nhân, lớp) 
- GV gọi HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Vườn có những cây gì?
+ Vì sao vườn cây lại ngập tràn sắc tím?
+ Vì sao khu vườn thật là vui
-Gv nhận xét và chốt nội dung.
-GD HS không trèo cây, không bắt chim 
-Cho lớp đồng thanh.
7. Nói theo tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS và nói về hoạt động của các bạn HS trong tranh 
+ Em thấy gì trong tranh? 
+ Các bạn HS đang làm gì? 
+ Em đã bao giờ trồng cây chưa? 
+ Em có thích trồng cây không? Vì sao?.
-GV cho HS lên bảng chia sẻ cùng cả lớp.
- GV có thể mở rộng giúp HS tìm hiểu lợi ích của việc trồng cây, từ đó có ý thức trồng cây để bảo vệ môi trường sống.
8. Củng cố
- GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa vần oan, oăn, oat, oăt và đặt cầu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung gìờ học, khen ngợi và động viên HS. GV khuyến khích HS thực hành gìao tiếp ở nhà.
- HS viết vào vở theo hướng dẫn
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, nhẩm theo
- HS đọc thầm, tìm.
- HS đọc CN- N- ĐT
- HS quan sát và trả lời: 5 câu
- HS đọc nối tiếp câu
-lích rích: ở đây ý chỉ những tiếng kêu đểu, nhỏ và trong của ở những chú chích bông.
- HS tìm và trả lời
-HS đọc 
-HS đọc đoạn
- HS quan sát tranh và trả lời
-HS lắng nghe
-Lớp đồng thanh
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV
-Nhiều HS lên bảng
-HS lắng nghe
@ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
 ..................................................................................................................................................................
Tuần 16:
Tiếng Việt:
BÀI 77: OAI, UÊ, UY
I.MỤC TIÊU
- Nhận biết và đọc đúng các vần oai, uê, uy; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần oai, uê, uy; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần oai, uê, uy (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần oai, uê, uy
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần oai, uê, uy có trong bài học.
- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Khu vườn mơ ước được gợi ý trong tranh.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (làng quê có luỹ tre xanh, có cây trái xum xuê; bé chơi đùa với cây trái vườn nhà; tranh khu vườn mơ ước).
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, sự gần gũi giữa thiên nhiên và con người.
II CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm oai, uê, uy cấu tạo và cách viết các vần oai, uê, uy hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này.
III. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Sách học sinh, tranh ảnh minh họa bài học. 
Học sinh: Sách học sinh, bộ đồ dùng học tiếng việt, bảng con, vở tập viết.
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 TIẾT 1
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
- Gọi 1 HS đọc các vần.
- Gọi 1 HS đọc các tiếng: hoạt, khoát, toán, xoan. Yêu cầu HS phân tích tiếng khoát
-Gọi 1 HS đọc các tiếng: choắt, hoắt, ngoằn, thoăn. Yêu cầu HS phân tích tiếng choắt
- Gọi HS đọc các từ. Yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần oan
-Gọi 1 HS đọc đoạn văn. Yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần đã học.
-GV nhận xét HS. Tuyên dương.
2. Nhận biết
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời cầu hỏi : Em thấy gì trong tranh? 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
- GV cũng có thể đọc thành tiếng cần nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Quê ngoại của Hàm có luỹ tre xanh, có cây trái xum xuê.
- GV giới thiệu các vần mới oai, uê, uy. Viết tên bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại.
3. Đọc
a. Đọc vần
+ vần oai:
- GV ghi bảng và hỏi: cô có vần gì? 
-Cho 1 HS phân tích vần oai
- Cho HS ghép bảng cài vần oai. GV nhận xét bảng cài.
- Gọi 1 HS đánh vần oai
- Cho HS đánh vần nối tiếp oai
- Lớp đánh vần
- GV gọi 1 HS đọc trơn oai GV nhận xét
- GV cho HS đọc trơn nối tiếp. Đồng thanh
+ vần uê, uy:
- GV giới thiệu vần uê, uy. Đọc mẫu
- GV yêu cầu một số HS so sánh các vần uê, uy để tìm ra điểm giống và khác nhau.
- GV cùng HS nhận xét.
-GV cho HS ghép bảng cài vần uê, uy
- GV nhận xét bảng cài.
-GV đánh vần mẫu các vần uê, uy.
- GV yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đánh vần. (cá nhân, lớp)
- GV yêu cầu HS đọc trơn vần uê, uy
- GV gọi HS đọc hết các vần (cá nhân, đồng thanh)
b. Đọc tiếng
+ Đọc tiếng mẫu 
- GV giới thiệu mô hình tiếng ngoại. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng ngoại.
- GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng ngoại. 
- GV yêu cầu một số HS đọc trơn tiếng ngoại. 
+ Đọc tiếng.
- GV yêu cầu mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt. 
- GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt. 
- GV gọi 1 HS đọc hết các tiếng.
- Cho lớp đồng thanh.
+ Ghép chữ cái tạo tiếng
 - GV cho HS làm việc theo nhóm đôi, tự tạo các tiếng có chứa vần oai, uê, uy vào bảng cài.
- GV gọi 4 HS cầm bảng cài lên bảng 
chia sẻ cùng các bạn.
-GV yêu cầu HS phân tích, đọc các tiếng mà mình ghép.
- GV cùng HS nhận xét
- Gọi 1 HS đọc lại 4 bảng.
c. Đọc từ ngữ 
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: khoai sọ, vạn tuế, tàu thuỷ
- GV đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: khoai sọ 
+ Tranh vẽ gì?
-GV nhận xét và chốt ý
- GV giới thiệu từ và đọc mẫu.
? Trong từ khoai sọ tiếng nào chứa vần chúng ta vừa học?
- Gọi Hs đánh vần, đọc trơn tiếng khoai
- Gọi HS đọc trơn từ khoai sọ (cá nhân, lớp)
- GV thực hiện các bước tương tự đối với vạn tuế, tàu thủy
- Cho lớp đọc hết các từ
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu từng nhóm đọc và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
* GIẢI LAO GIỮA GIỜ
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần oai, uê, uy. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần oai, uê, uy.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: oai, uê, uy, khoai, tuế, thuỷ (chữ cỡ vừa). 
- HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh gìá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
- HS hát
-HS đọc và trả lời theo yêu cầu của GV
- HS quan sát tranh và trả lời
- HS lắng nghe và đọc theo
-HS nhắc lại tên bài
- HS trả lời
- HS phân tích
-HS ghép bảng cài
-HS đánh vần, đọc trơn vần oai
- Lớp đọc đồng thanh 
-HS nghe
- Hs so sánh
-HS ghép bảng cài
-HS đánh vần (cá nhân, lớp)
- HS đọc trơn vần (cá nhân, lớp). 
- HS đọc các vần 
- HS quan sát và đọc tiếng ngoại
- HS đọc CN-N-đồng thanh.
- HS đọc trơn.: CN- N-ĐT
- HS đánh vần, đọc trơn CN-N- ĐT
-1HS đọc hết các tiếng
- Lớp đồng thanh
-HS làm việc nhóm đôi và ghép vào bảng cài
-4 HS lên bảng
- HS trả lời theo yêu cầu của GV
-HS nhận xét
- 1 HS đọc
- HS lắng nghe, quan sát
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS thực hiện
- HS đọc
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS đọc
- 3 – 4 lượt HS đọc. 2-3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
- 4 nhóm lần lượt đọc cá tiếng, từ vừa học. Lớp đọc đồng thanh. 
- HS lắng nghe,quan sát
- HS viết
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
TIẾT 2
5. Viết vở
- Gọi HS nhắc tư thế ngồi viết
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần oai, uê, uy; từ ngữ khoai sọ, vạn tuế, tàu thuỷ. GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
6. Đọc
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần oai, uê, uy.
- GV yêu cầu một số HS đọc trong các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vần tiếng nói mới đọc). Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng: thoải, xoài, trêu, khoai, huệ, thủy trong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số cầu trong đoạn văn.
- Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu (mỗi HS một câu). Khi HS đọc, GV cho HS dừng lại sau mỗi câu để giải thích nghĩa một số từ: thì thầm, lúc lỉu, thủy tiên 
- GV hướng dẫn HS đọc ngắt, nghỉ một số câu dài:
+ Hà thì thầm với cây xoài lúc lỉu quả/ và cúi trêu đám dây khoai lang/ đang bò trên mặt đất.//
+ Hà đưa tay vuốt ve/ những cánh thủy tiên/ đang thi nhau khoe sắc.//
- GV đọc mẫu. Gọi HS đọc lại theo cách ngắt, nghỉ đúng.
-GV cùng HS nhận xét.
- GV yêu cầu một số (2-3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- GV yêu cầu HS trả lời cầu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Ngày nghỉ, Hà làm gì?
+ Vườn nhà Hà có những cây gì?
+ Hà vui đùa với cây trong vườn như thế nào?
-GV nhận xét, chốt nội dung.
-Cho lớp đồng thanh
7. Nói theo tranh
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS và trả lời các câu hỏi theo gợi ý:
+ Em thấy gì trong tranh? 
+ Nhà em có vườn không? 
+ Vườn nhà em có những cây gi? 
+ Nếu có một khu vườn riêng của mình, các em muốn trồng cây gì trong khu vườn đó?
-GV cho HS lên chia sẻ với các bạn trước lớp
- GV có thể mở rộng giúp HS có tình yêu với cây cối, vườn tược và thiên nhiên,
8. Củng cố
- GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa các vần oai, uê, uy và đặt cầu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung gìờ học, khen ngợi và động viên HS. GV lưu ý HS ôn lại các vần oai, uê, uy và khuyến khích HS thực hành gìao tiếp ở nhà.
-HS nhắc
- HS viết vở
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm, tìm: thoải, xoài, trêu, khoai, huệ, thủy. .
- HS đọc theo yêu cầu của GV
-4 câu
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc 
- HS quan sát và nghe GV đọc mẫu
-HS đọc.
-HS đọc đoạn
-HS trả lời câu hỏi
-HS nghe
-Lớp đồng thanh
- HS quan sát tranh và trả lời
- HS trao đổi theo hướng dẫn
- Nhiều HS lên chia sẻ
- HS lắng nghe
@ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
 ..................................................................................................................................................................
LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT OAN, OĂN, OAT, OĂT, OAI, UÊ, UY
I. MỤC TIÊU:
- Gìúp HS củng cố về đọc viết các vần oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng, sau đó gọi HS đọc
oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy, đoan, xoăn, hoạt, loắt, khoai, huề, huy. Mỗi chữ 1 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Nhận xét bài:
- GV nhận xét vở của HS 
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS viết vở ô ly.
- Thu vở 
_______________________________________________________
Tuần 16:
Tiếng Việt:
BÀI 78: UÂN, UÂT
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết và đọc đúng các vần uân, uât; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần uân, uât; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uân, uât (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần uân, uât.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uân, uât có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói theo chủ điểm Đón Tết được gợi ý trong tranh.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (chương trình nghệ thuật chào xuân; bố con Hà đi chợ hoa xuân; một số cây cối...)
- Cảm nhận được tình cảm gia đình.
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo, quy trình và cách viết các vần uân, uât; hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này.
III. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Sách học sinh, tranh ảnh minh họa bài học. 
Học sinh: Sách học sinh, bộ đồ dùng học tiếng việt, bảng con, vở tập viết.
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
- Gọi 1 HS đọc các vần: oai, uê, uy.
- Gọi 1 HS đọc các tiếng: khoai, ngoái, ngoại. Yêu cầu HS phân tích tiếng ngoại
-Gọi 1 HS đọc các tiếng: huệ, thuế, tuế. Yêu cầu HS phân tích tiếng huệ
-Gọi 1 HS đọc các tiếng: huy, lũy, thủy. Yêu cầu HS phân tích tiếng thủy
- Gọi HS đọc các từ. Yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần uy
-Gọi 1 HS đọc đoạn văn. Yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần đã học.
-GV nhận xét HS. Tuyên dương
 2. Nhận biết
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? 
- GV đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đoc theo, GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Chúng em xem chương trình nghệ thuật chào xuân.
- GV giới thiệu các vần mới uân, uât. Viết tên bải lên bảng. Gọi HS nhắc lại tên bài
3. Đọc
a. Đọc vần
+ vần uân:
- GV ghi bảng và hỏi: cô có vần gì? 
-Cho 1 HS phân tích vần uân
- Cho HS ghép bảng cài vần uân. GV nhận xét bảng cài.
- Gọi 1 HS đánh vần uân
- Cho HS đánh vần nối tiếp uân
- Lớp đánh vần
- GV gọi 1 HS đọc trơn uân GV nhận xét
- GV cho HS đọc trơn nối tiếp. Đồng thanh
+ vần uât
- GV tiến hành tương tự vần uân
+ So sánh
- GV hỏi HS: Em nào cho cô biết vần uân và vần uât giống và khác nhau ở điểm nào?
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc lại 2 vần (cá nhân, lớp)
b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng xuân. ( Gv viết mô hình lên bảng ) 
+ GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng xuân. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng xuân.
+ GV yêu cầu một số HS đọc trơn tiếng xuân. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng xuân.
* Đọc tiếng chứa vần : 
- GV đưa các tiếng có vần uân trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). 
- GV chỉ không thứ tự các tiếng cho HS đánh vần.
- Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
- GV gọi HS đọc trơn tiếng (mỗi HS nối tiếp đọc trơn một tiếng chứa vần uân) 
- GV chỉ tiếng không thứ tự cho HS đọc.
- Cả lớp cùng đọc trơn 
- GV hỏi: Các tiếng chúng ta vừa học có điểm gì chung?
* Đọc tiếng chứa vần : uât
GV làm tương tự như vần uân
* Đọc trơn các tiếng chứa 2 vần đang học 
- GV gọi 1 HS đọc các tiếng có vần uân
- GV gọi 1 HS đọc các tiếng có vần uât
- GV gọi 1 HS đọc các tiếng chứa cả hai vần
- Lớp đồng thanh các tiếng
- Ghép chữ cái tạo tiếng
 - GV cho HS làm việc theo nhóm đôi, tự tạo các tiếng có chứa vần uân, uât vào bảng cài.
- GV gọi 4 HS cầm bảng cài lên bảng 
chia sẻ cùng các bạn.
-GV yêu cầu HS phân tích, đọc các tiếng mà mình ghép.
- GV cùng HS nhận xét
- Gọi 1 HS đọc lại 4 bảng.
c. Đọc từ ngữ
- GV đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: tuần tra 
+ Tranh vẽ gì?
-GV nhận xét và chốt ý
-GD HS về chủ quyền biên giới, biển đảo 
- GV giới thiệu từ và đọc mẫu.
? Trong từ tuần tra tiếng nào chứa vần chúng ta vừa học
- Gọi Hs đánh vần, đọc trơn tiếng tuần
- Gọi HS đọc trơn từ tuần tra (cá nhân, lớp)
- GV thực hiện các bước tương tự đối với mùa xuân, võ thuật
- Cho lớp đọc hết các từ
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu từng nhóm đọc và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
* GIẢI LAO GIỮA GIỜ
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần uân, uât.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần uân, uât.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: uân, uât và tuần, thuật. (chữ cỡ vừa). 
- HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh gìá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
- HS hát
-HS đọc và trả lời theo yêu cầu của GV
- HS quan sát tranh, và trả lời câu hỏi
- HS đọc theo
- HS lắng nghe
-HS nhắc lại tên bài
-HS trả lời: vần uân
- HS phân tích
- HS ghép bảng cài
-HS đánh vần (cá nhân, nối tiếp, lớp)
- HS lắng nghe
- Hs đọc trơn (cá nhân, nối tiếp, lớp)
-HS tiến hành tương tự theo yêu cầu GV
- HS quan sát tìm :
+ Điểm giống nhau: đều có âm uâ đứng trước
+ Khác nhau: Vần uâ có âm cuối /n/, vần uât có âm cuối /t/ 
- 4 HS đánh vần tiếng mẫu, lớp đánh vần đồng thanh.
- 4 HS nối tiếp đọc trơn tiếng xuân
- Cả lớp đồng thanh đọc trơn tiếng . 
-HS đánh vần tiếng nối tiếp
-HS đánh vần theo yêu cầu của GV
-Lớp đánh vần
- HS đọc trơn nối tiếp. 
-HS đọc không thứ tự
- Lớp đọc đồng thanh.
- đều có vần uân
- HS thực hiện tương tự
-HS đọc
-HS làm việc nhóm đôi và ghép vào bảng cài
-4 HS lên bảng
- HS trả lời theo yêu cầu của GV
-HS nhận xét
- 1 HS đọc
-HS trả lời
-HS nghe 
- HS trả lời: trong từ tuần tra, có tiếng tuần chứa vần uân. 
-HS tìm
- HS đánh vần, đọc trơn tiếng tuần, từ tuần tra
-HS thực hiện tương tự theo yêu cầu GV
-HS đọc
- 3 – 4 lượt HS đọc. 2-3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
- 4 nhóm lần lượt đọc cá tiếng, từ vừa học. Lớp đọc đồng thanh. 
-HS quan sát GV viết mẫu
-HS viết bảng con
 TIẾT 2
5. Viết vở
-GV gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần uân, uât; từ tuần tra, võ thuật.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
6. Đọc đoạn
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thẩm và tìm các tiếng có vần uân, uât.
- GV yêu cầu một số HS đọc trong các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vần tiếng nói mới đọc). Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng: quất, xuân trong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn văn.
- Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu (mỗi HS một câu). Khi HS đọc, GV cho HS dừng lại sau mỗi câu để giải thích nghĩa một số từ: cây quất, e ấp, xum xuê 
- GV hướng dẫn HS đọc ngắt, nghỉ một số câu dài:
+ Mẹ nhìn bố và Hà nói:/ “Hai bố con /đem cả mùa xuân về nhà rồi đấy”//
- GV đọc mẫu. Gọi HS đọc lại theo cách ngắt, nghỉ đúng.
-GV cùng HS nhận xét.
- GV cho HS đọc đoạn.
HS trả lời cầu hỏi về nội dung đoạn văn:
+ Gần Tết, bố và Hà đi đâu?
+ Hai bố con mua gì?
+ Cây đào và cây quất hai bố con mua thế nào?
+ Em đã bao giờ cùng bố hoặc mẹ đi chợ hoa chưa?
- GV nhận xét, chốt nội dung
-Cho lớp đồng thanh cả đoạn
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS, GV đặt từng câu hỏi và HS trả lời theo từng câu: 
+ Em thấy gì trong tranh? 
+ Em thưong làm gì trong những ngày Tết? + Em có thích Tết không? Vì sao? 
+ Không khí gia đình em trong ngày Tết thường như thế nào?
- GV cho HS lên bảng chia sẻ với các bạn
8. Củng cố
- GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa các vần uân, uât và đặt câu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.GV lưu ý HS ôn lại các vần uân, uât và khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.
- HS nhắc
- HS viết vào vở
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm và tìm: quất, xuân .
- HS đọc CN-N-ĐT
-5 câu
- HS đọc
- HS lắng nghe và đọc.
-HS đọc đoạn
-HS trả lời
-
-HS lắng nghe
-Lớp đồng thanh
- HS quan sát tranh và nói 
-Nhiều HS lên bảng
@ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
 ..................................................................................................................................................................
Tuần 16
Tiếng Việt:
BÀI 79: UYÊN, UYÊT
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết và đọc đúng các vần uyên, uyêt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần uyên, uyêt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần uyên, uyêt (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần uyên, uyêt
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uyên, uyêt có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói theo chủ điểm Cảnh vật được gợi ý trong tranh. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (Bà kể chuyện; tranh về trăng, tranh về cảnh vật: thuyền và trăng).
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, tình cảm gia đình.
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, quy trình và cách viết các vần uyên, uyêt; hiểu rồ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này.
III. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Sách học sinh, tranh ảnh minh họa bài học. 
Học sinh: Sách học sinh, bộ đồ dùng học tiếng việt, bảng con, vở tập viết.
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 TIẾT 1
Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
- Gọi 1 HS đọc các vần: uân, uât.
- Gọi 1 HS đọc các tiếng: chuẩn, huân, khuân, tuần. Yêu cầu HS phân tích tiếng chuẩn
-Gọi 1 HS đọc các tiếng: khuất, luật, thuật, xuất. Yêu cầu HS phân tích tiếng xuất
- Gọi HS đọc các từ. Yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần uât
-Gọi 1 HS đọc đoạn văn. Yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần đã học.
-GV nhận xét HS. Tuyên dương
 2. Nhận biết
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? 
- GV đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đoc theo, GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Bà kể chuyện hay tuyệt.
- GV giới thiệu các vần mới uyên, uyêt. Viết tên bải lên bảng. Gọi HS nhắc lại tên bài
3. Đọc
a. Đọc vần
+ vần uyên:
- GV ghi bảng và hỏi: cô có vần gì? 
-Cho 1 HS phân tích vần uyên
- Cho HS ghép bảng cài vần uyên. GV nhận xét bảng cài.
- Gọi 1 HS đánh vần uyên
- Cho HS đánh vần nối tiếp uyên
- Lớp đánh vần
- GV gọi 1 HS đọc trơn uyên GV nhận xét
- GV cho HS đọc trơn nối tiếp. Đồng thanh
+ vần uyêt
- GV tiến hành tương tự vần uyên
+ So sánh
- GV hỏi HS: Em nào cho cô biết vần uyên và vần uyêt giống và khác nhau ở điểm nào?
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc lại 2 vần (cá nhân, lớp)
b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng chuyện. ( Gv viết mô hình lên bảng ) 
+ GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng chuyện. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng chuyện.
+ GV yêu cầu một số HS đọc trơn tiếng chuyện. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng chuyện.
* Đọc tiếng chứa vần : 
- GV đưa các tiếng có vần uyên trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). 
- GV chỉ không thứ tự các tiếng cho HS đánh vần.
- Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
- GV gọi HS đọc trơn tiếng (mỗi HS nối tiếp đọc trơn một tiếng chứa vần uyên) 
- GV chỉ tiếng không thứ tự cho HS đọc.
- Cả lớp cùng đọc trơn 
- GV hỏi: Các tiếng chúng ta vừa học có điểm gì chung?
* Đọc tiếng chứa vần : uyêt
GV làm tương tự như vần uyên
* Đọc trơn các tiếng chứa 2 vần đang học 
- GV gọi 1 HS đọc các tiếng có vần uyên
- GV gọi 1 HS đọc các tiếng có vần uyêt
- GV gọi 1 HS đọc các tiếng chứa cả hai vần
- Lớp đồng thanh các tiếng
* Ghép chữ cái tạo tiếng
 - GV cho HS làm việc theo n

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_tieng_viet_lop_1_tuan_16_oan_oan_oat_oat_nam_hoc_2.docx