Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Đồ chơi-Trò chơi - Bài 5: Ôn tập và kể chuyện

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Đồ chơi-Trò chơi - Bài 5: Ôn tập và kể chuyện

A. ÔN TẬP ( Tiết 10 – 11)

I. MỤC TIÊU:

- Ôn luyện và củng cố được các vần ai, oi, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây.

- Sử dụng được các vần đã học trong tuần để ghép tiếng mới.

- Đánh vần và bước đầu đọc trơn bài đọc.

- Thực hiện đúng các bài tập chính tả.

- Viết đúng cụm từ ứng dụng, tập chép đúng hai dòng thơ.

- Luyện nói và mở rộng vốn từ về chủ đề của tuần học.

- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

- Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

 

doc 9 trang chienthang2kz 13/08/2022 5091
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Đồ chơi-Trò chơi - Bài 5: Ôn tập và kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 8: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI
BÀI 5: Ôn tập và kể chuyện
A. ÔN TẬP ( Tiết 10 – 11)
I. MỤC TIÊU:
- Ôn luyện và củng cố được các vần ai, oi, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây.
- Sử dụng được các vần đã học trong tuần để ghép tiếng mới. 
- Đánh vần và bước đầu đọc trơn bài đọc.
- Thực hiện đúng các bài tập chính tả.
- Viết đúng cụm từ ứng dụng, tập chép đúng hai dòng thơ.
- Luyện nói và mở rộng vốn từ về chủ đề của tuần học.
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
- Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh minh họa, thẻ từ,VTV, VBT, SGV,SHS..
- Bảng phụ dung ghi nội dung cần rèn đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh mắt nhất.GV phát cho các nhóm 1 bảng rất nhiều vần trong 1 bức tranh vẽ liên quan đến chủ đề.. Nhiệm vụ của HS là tìm từ ngữ có vần đươc học và khoanh tròn
- GV cho HS đọc câu, đoạn, viết từ ngữ; nói câu có chứa tiếng có vần mới được học.
- GV nhận xét, chuyển ý và giới thiệu bài học.
3. Ôn tập các vần được học trong tuần:
- GV cho HS chơi trò chơi “Ong tìm tổ”. GV hướng dẫn luật chơi.
- GV nhận xét và yêu cầu HS đọc lại các vần ai, oi, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây.
- GV yêu cầu HS tìm điểm giống nhau giữa các vần ai, oi, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây.
- GV cho HS thi đua tìm từ ngữ chứa tiếng có vần ai, oi, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây
- GV lắng nghe và nhận xét.
- GV yêu cầu HS nói câu có từ ngữ chứa tiếng có vần vừa tìm .
- GV lắng nghe và chỉnh sửa cho HS.
4 . Luyện tập đánh vần, đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc.
- GV yêu cầu HS mở SGK/88 và giới thiệu bài đọc.
- GV đọc mẫu bài “ Quà của bé ” và yêu cầu HS tìm các tiếng có vần được học trong tuần.
- GV mời 1 HS lên bảng gạch chân các vần đã học có trong bài.
- GV yêu cầu HS đánh vần các tiếng có vần đã học trong tuần 
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng văn bản 
( tập đọc trơn )
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về văn bản qua các câu hỏi gợi ý :
+ Tên của bài thơ em vừa đọc là gì?
+ Tác giả của bài đó là ai?
+ Bài em vừa đọc là thơ hay là văn?
+ Có những nhân vật nào được nhắc đến trong bài?
+ Bé nhận được những trò chơi gì?
+ Ai đã chơi cùng bé?
+ Em thích món đồ chơi nào nhất?
GV nhận xét và chuyển sang tiết 2.
TIẾT 2 
5. Tập viết và chính tả:
5.1 Tập viết cụm từ ứng dụng
- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng chơi nhảy dây ( GV giải thích nghĩa của cụm từ).
- GV yêu cầu HS tìm từ có chứa vần đã học trong tuần (chơi, nhảy, dây)
- GV hướng dẫn HS viết và phân tích hình thức chữ viết của tiếng trong cụm từ.
- GV nhận xét
5.2 Bài tập chính tả
- HS thực hiện bài tập chính tả vào VBT ( Dựa trên cơ sở bài đọc và tên chủ đề, GV tự soạn bài tập cho HS. Bài tập chính tả quy tắc hay chính tả phương ngữ tùy thuộc vào lỗi chính tả thường gặp/ những trường hợp chính tả mà GV muốn luyện tập cho HS lớp mình.)
- GV hướng dẫn HS làm bài và tự đánh giá.
6. Hoạt động mở rộng
- GV hướng dẫn HS luyện nói chủ đề Đồ chơi – trò chơi.
- GV cho HS nói về các trò chơi và đồ chơi mà em yêu thích
- GV cho HS đọc bài thơ, hát các bài hát có liên quan đến chủ đề Đồ chơi – trò chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
7. Củng cố, dặn dò 
- GV cho nhận diện lại tiếng/từ chứa vần vừa được ôn tập, nhắc lại mô hình vần được học.
- Hướng dẫn HS đọc, viết thêm ở nhà, ở giờ tự học, hướng dẫn HS đọc mở rộng.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau (Cho nhau đồ chơi).
- HS tham gia trò chơi.
- HS đọc câu, đoạn, viết từ ngữ; nói câu có chứa tiếng có vần mới được học.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài ôn tập.
- HS tham gia trò chơi và tìm ra các vần ai, oi, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
- vần ai, oi, ôi, ơi, ui, ưi giống nhau đều có âm i đứng sau
- vần ay, ây giống nhau đều có âm y đứng sau.
- HS thực hiện nối tiếp.
- HS thực hiện cá nhân.
- HS lắng nghe.
- HS vừa nghe GV đọc vừa dung ngón trỏ chỉ vào các tiếng có vần được học trong tuần (gửi, túi, chơi, hơi, còi, gọi, ơi, lại, vui, này, đây).
- HS thực hiện trên bảng lớp.
 - HS thực hiện đánh vần
- HS đọc thành tiếng văn bản.
- HS tìm hiểu về văn bản. HS thảo luận nhóm đôi.
+ Tên của bài thơ là Quà gửi bé
+ Tác giả của bài đó là Hải Châu
+ Bài em vừa đọc là thơ 
+ Có những nhân vật ba và bé được nhắc đến trong bài
+ Bé nhận được những trò chơi xe hơi, ngựa gỗ, chì màu.
+ Cả nhà đã chơi cùng bé
+ HS trả lời theo ý kiến của mình.
- HS lắng nghe.
- HS tìm chơi, nhảy, dây
- HS quan sát và viết cụm từ ứng dụng vào vở.
- HS thực hiện bài tập chính tả vào VBT.
- HS chia sẻ ý kiến của mình.
- HS đọc bài thơ, hát các bài hát có liên quan đến chủ đề Đồ chơi – trò chơi.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
B. KỂ CHUYỆN 
I. MỤC TIÊU :
- Phán đoán nội dung câu chuyện dựa tên truyện, tên chủ đề và tranh minh họa.
- Nhận diện các yếu tố chỉ trật tự diễn biến của một câu chuyện.
- Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa và câu hỏi dưới tranh.
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
- Sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng đoạn của câu chuyện khi kể.
- Bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện.
- Năng lực sử dung ngôn ngữ của học sinh thể hiện qua nghe và kể lại đúng câu chuyện.
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái: biết chia sẻ với bạn bè.
- Biết cách thực hiện hoạt động cá nhân và nhóm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- SGK, SGV, tranh minh họa truyện phóng to ( nếu có)
- mặt nạ các nhân vật (sóc, thỏ, cún) bằng giấy bìa hoặc A4 để dùng đóng vai.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
- HS hát
- Kiểm tra HS về truyện kể tuần trước. 
+ Tên câu chuyện là gì? 
+Câu chuyện kể về những nhân vật nào?
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?
+ Em thích nhân vật/chi tiết nào nhất? Vì sao
- GV nhận xét
2. Luyện tập nghe và nói 
- GV giới thiệu tên truyện : Cho nhau đồ chơi.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa, dựa vào tên truyện, HS phán đoán và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện theo các câu hỏi gợi ý :
- Trong các bức tranh có những con vật nào?
- Những con vật nào xuất hiện nhiều?
- Câu chuyện diễn ra ở đâu?
- Câu chuyện kết thúc thế nào?
- GV giới thiệu bài mới.
3. Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện.
- GV kể cho HS nghe câu chuyện Cho nhau đồ chơi.
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh.
- GV giúp HS phát triển ý tưởng và lời nói bằng các kĩ thuật mở rộng ý và thêm từ ngữ để kể từng đoạn của cây chuyện.
- GV sử dụng các câu hỏi phụ :
+ có mấy nhân vật?
+ Nhờ điều gì mà thỏ và cún có thể chơi chung món đồ chơi?
+ Câu chuyện khuyên em điều gì?
+ Em thích nhân vật nào? Vì sao?
- GV cho từng nhóm lên đóng vai và dùng các mặt nạ các con vật để minh họa.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên truyện, nhân vật yêu thích, lí do yêu thích.
- Khuyến khích HS đọc, nghe kể thêm truyện ở nhà.
- GV hướng dẫn HS đọc mở rộng ( tên sách, tên truyện, trang mở rộng)
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau (Chủ đề Vui học).
- HS hát
HS nhắc lại câu chuyện kể tuần trước.
+ Tên câu chuyện là Rùa và Thỏ
+Câu chuyện kể về Rùa và Thỏ
+ Câu chuyện kết thúc Rùa chạy đua thắng Thỏ
+ Em thích nhân vật Rùa nhất vì bạn luôn kiên trì cố gắng để vượt thắng Thỏ.
- HS đánh vần tên truyện.
HS quan sát tranh minh họa, dựa vào tên truyện, HS phán đoán và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Trong các bức tranh có những con vật cô sóc, thỏ, cún, bố cún, heo.
- Những con vật sóc, thỏ, cún xuất hiện nhiều.
- Câu chuyện diễn ra: cô giáo Sóc đưa cho thỏ túi những thanh tre để ráp đồ chơi. Hai cha con thỏ lắp ráp được một chú ngựa gỗ. Cún không có gì chơi nên thỏ đưa cho cún chú ngựa gỗ,..
- Câu chuyện kết thúc : Bố cún lắp thêm cái thùng xe để các bạn cùng chơi
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.
- HS lắng nghe.
-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh.
- HS thực hiện nhóm đôi.
- HS trao đổi với bạn về nội dung tranh.
- HS kể từng đoạn của câu chuyện với bạn trong nhóm và trước lớp.
- HS thực hiện
+ có các nhân vật: sóc, thỏ con, thỏ cha, cún con, cún cha, heo.
+ Nhờ bố cún lắp thêm cái thùng xe.
+ Câu chuyện khuyên em điều biết chia sẻ món đồ chơi của mình cho bạn bè, biết yêu thương và quý mến bạn bè.
+ HS trả lời theo ý kiến bản thân
- Các nhóm lên trình bày, nhóm bạn khác nhận xét, đánh giá.
- HS nhắc lại tên truyện, nhân vật yêu thích, lí do yêu thích.
- HS biết đọc, nghe kể thêm truyện ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.doc