Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 34: Gửi lời chào lớp một - Bài 1: Buổi học cuối năm

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 34: Gửi lời chào lớp một - Bài 1: Buổi học cuối năm

I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

1. Từ tên chù đề, trao đổi vời bạn về những điều mình nhớ nhất trong năm học vừa qua.

2. Từ việc quan sát tranh minh hoạ và tên bài đọc, tăng cường khả năng phán đoán về nhân vật chính và nội dung bài đọc.

3. Đọc trơn bài đọc, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.

4. Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.

5. Nhận diện lời nhân vật trong bài đọc. Từ đó, liên hệ đến những cảm xúc của bản thân trước kì nghỉ hè, và bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, biết yêu thương thầy cô, bè bạn, trường lớp.

6. Tô đúng kiểu chữ hoa chữ X và viết câu ứng dụng. Thực hành kĩ năng nhìn - viết đoạn văn.

7. Phân biệt đúng chính tả s-/x- và âc/ ât.

8. Luyện tập đặt và trả lời câu hỏi. Luyện nói và viết sáng tạo theo gợi ý. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.

9. Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành.

 

docx 9 trang chienthang2kz 13/08/2022 3062
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 34: Gửi lời chào lớp một - Bài 1: Buổi học cuối năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 34: GỬI LỜI CHÀO LỚP MỘT
BÀI 1: BUỔI HỌC CUỐI NĂM
MỤC TIÊU
Giúp HS:
Từ tên chù đề, trao đổi vời bạn về những điều mình nhớ nhất trong năm học vừa qua.
Từ việc quan sát tranh minh hoạ và tên bài đọc, tăng cường khả năng phán đoán về nhân vật chính và nội dung bài đọc.
Đọc trơn bài đọc, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.
Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.
Nhận diện lời nhân vật trong bài đọc. Từ đó, liên hệ đến những cảm xúc của bản thân trước kì nghỉ hè, và bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, biết yêu thương thầy cô, bè bạn, trường lớp.
Tô đúng kiểu chữ hoa chữ X và viết câu ứng dụng. Thực hành kĩ năng nhìn - viết đoạn văn.
Phân biệt đúng chính tả s-/x- và âc/ ât.
Luyện tập đặt và trả lời câu hỏi. Luyện nói và viết sáng tạo theo gợi ý. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.
Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thực hành.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SHS, VTV, SGV.
Một số tranh ảnh có trong SHS được phóng to; hình minh hoạ từ ngữ chứa tiếng có vần iu, ui, uôi kèm theo thẻ từ (nếu có).
Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, video (nếu có).
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của Giáo viên
	Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
*Mục tiêu: Dẫn dắt vào chủ đề 34, tạo tâm thế cho HS
*Cách tiến hành: 
HS thực hiện một trò chơi hay một hoạt động giải trí khác liên quan đến chủ đề Gửi lời chào lớp Một để tạo tâm thế cho giờ học (có thề thực hiện hoặc không). 
(Bài đọc này trước tuần ôn tập cuối năm, GV có thể dựa vào đó để tổ chức hoạt động khởi động như hỏi HS đã học tập như thế nào trong năm học đầu tiên ở trường tiểu học, thích nhất hoạt động nào...)
HS thực hiện một vài hoạt động nhằm ôn luyện bài học trước.
- Tham gia trò chơi
- Trả lời câu hỏi
- Giới thiệu về ước mơ của em.
Khởi động
*Mục tiêu: Giới thiệu chủ đề 34 và bài mới.
*Cách tiến hành: 
HS nghe GV giới thiệu tên chủ đề Gửi lời chào lớp Một. HS trao đổi với bạn về điều mình thích nhất trong năm học vừa qua.
(Gợi ý: “Lớp học này có gì đặc biệt?”, “Theo em, các bạn đang
thảo luận về điều gì?”,..
GV giới thiệu bài mới.
- HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, quan sát tranh minh hoạ và nói về các sự vật, hình ảnh trong tranh theo câu hỏi gợi ý. 
- HS nghe GV giới thiệu bài mới.
Luyện đọc văn bản
*Mục tiêu: Đọc trơn bài đọc, bước đầu ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.
*Cách tiến hành: 
HS nghe GV đọc mẫu (Lưu ý: GV nhấn mạnh ở những từ ngữ chỉ các hoạt động, cảm xúc của bạn nhỏ, của cô giáo (náo nức, liến thoắng, líu lo, reo, rơm rớm...), đọc diễn cảm những câu biểu cảm (“Bỗng bồ câu gù gù thút thít”, “Thế là/ cả lớp lại cười tươi/
và hát véo von.
HS nghe GV hướng dẫn đọc một số từ khó đọc như: náo nức, liến thoắng, líu lo, thút thít, rom rớm, vẻo von,...
HS đọc thành tiếng bài đọc.
TIẾT 2
Hoạt động của Giáo viên
	Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ
*Mục tiêu: Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.
*Cách tiến hành: 
Y/c HS đọc thầm lại bài đọc.
Tìm tiếng trong bài có chứa vần iu, ui, uôi. 
Yêu cầu HS đọc to từ/ tiếng chứa vần iu, ui, uôi.
HS tìm từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần iu, ui, uôi 
Yêu cầu đặt câu với từ vừa tìm được.
- Đọc thầm lại bài
- Làm việc cá nhân
- Đọc to (có thể tham gia trò chơi thi đua theo đội, nhóm)
- Nêu miệng
- Làm việc cá nhân.
VD: “Cây nhãn sai trĩu quả.”; “Em đi bắt dế trũi.”; “Nông dân tần tảo trên các ruộng muối.”;...
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
*Mục tiêu: Nhận diện lời nhân vật trong bài đọc. Từ đó, liên hệ đến những cảm xúc của bản thân trước kì nghỉ hè, và bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, biết yêu thương thầy cô, bè bạn, trường lớp.
*Cách tiến hành: 
- Cho HS đọc thầm cả bài
HS thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ đề trả lời câu hỏi trong SHS.
+ Bài đọc cho biết cả lớp náo nức chờ điều gì?
+ Đọc lời của chích choè, nhạn bé, chào mào.
+ Nêu một, hai việc em dự định sẽ làm trong kì nghỉ hè sắp tới.
GV chốt lại nội dung chính của bài.
Làm việc cá nhân
Làm việc nhóm đôi
+ Trả lời
+ Trả lời
+ Trả lời theo cảm nghĩ của em.
TIẾT 3
Hoạt động của Giáo viên
	Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Luyện tập viết hoa, chính tả
*Mục tiêu: Tô đúng kiểu chữ hoa chữ X và viết câu ứng dụng
*Cách tiến hành: 
Tô chữ viết hoa chữ X và viết câu ứng dụng
a. Tô chữ viết hoa chữ X
HD HS tô (Gợi ý: Xem phần Hướng dẫn dạy tập viết).
b. Viết câu ứng dụng
HD HS viết
HS quan sát cách GV tô và phân tích cấu tạo nét chữ của con chữ X 
HS dùng ngón tay viết con chữ X hoa lên không khi hoặc mặt bàn.
HS tô chữ X hoa vào VTV.
HS đọc câu ứng dụng.
HS quan sát GV viết chữ Xuân.
HS quan sát cách GV viết phần còn lại.
HS viết câu ứng dụng vào VTV.
HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn (theo hướng dẫn của GV).
Hoạt động 2: Chính tả nhìn - viết
*Mục tiêu: Thực hành kĩ năng nhìn - viết đoạn văn.
*Cách tiến hành: 
GV hướng dẫn HS viết theo các bước
HS đọc lại đoạn cần viết.
HS đánh vần một số tiếng/từ khó đọc, dễ viết sai, VD: Ve sầu, vành khuyên, thút thít, khướu,...
HS nhìn và viết vào VTV.
HS tự đánh giá bài viết của mình và của bạn (theo sự hướng dẫn của GV).
Hoạt động 3: Thực hành Bài tập chính tả lựa chọn
*Mục tiêu: Phân biệt đúng chính tả s-/x- và âc/ ât.
*Cách tiến hành: 
 Cho HS đọc yêu cầu của bài tập được giao. Tuỳ đặc điềm phương ngữ của HS trong lớp hoặc nhóm, GV giao bài tập tương ứng.
HS quan sát tranh gợi ý đính kèm từng bài tập.
HS thực hiện bài tập.
HS đặt câu (nói miệng, không yêu cầu viết) với những từ vừa điền đúng.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn
TIẾT 4
Luyện tập nói, viết sáng tạo
Hoạt động của Giáo viên
	Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Nói sáng tạo
*Mục tiêu: Luyện tập đặt và trả lời câu hỏi. Luyện nói sáng tạo theo gợi ý. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.
*Cách tiến hành: 
Yêu cầu HS nói với bạn về một buổi học em thích theo các gợi ý
Em học những môn nào trong buổi học đó?
Buổi học đó có gì vui?
HS trao đổi trong nhóm nhỏ về yêu cầu bài tập.
HS quan sát tranh gợi ý, chú ý các bóng nói.
HS thực hiện theo cặp/ nhóm nhỏ hoạt động nói theo yêu cầu.
Hoạt động 2: Viết sáng tạo
*Mục tiêu: Luyện viết sáng tạo theo gợi ý. 
*Cách tiến hành: 
Yêu cầu HS viết vào vở điều em vừa nói
HS tìm hiểu cách đổi nội dung vừa nói thành câu văn viết.
HS thực hiện yêu cầu viết sáng tạo vào vở.
HS tự đánh giá, nhận xét về phần trình bày của mình theo hướng dẫn cùa GV.
Hoạt động 3:Hoạt động mở rộng
* Mục tiêu: 
- Giúp HS kết nối điều mình vừa học với các môn học khác: Mỹ thuật, Âm nhạc.
- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
* Cách tiến hành:
- Cho HS nghe và hát theo bài hát: Chúng em là học sinh lớp Một của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
- GV nhận xét.
- Nghe và hát theo theo lớp.
HS hát bài Chúng em là học sinh lớp Một của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung vừa được học (tên bài, các hình ảnh trong bài, hình ảnh em thích,...).
- HS nghe GV hướng dẫn chuẩn bị cho tiết học sau (Bài Gửi lời chào lớp Một).
HS nêu
Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx