Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 32: Biển đảo quê hương - Bài 3: Nữ hoàng của đảo

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 32: Biển đảo quê hương - Bài 3: Nữ hoàng của đảo

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề.

- Năng lực ngôn ngữ:

 *Kĩ năng đọc:

+ Đọc đúng và rõ ràng các tiếng, từ ngữ, các câu trong bài; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng trong 1 phút; biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.

+ Trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của văn bản Nữ hoàng của đảo.

+ Bước đầu nhận biết được đặc điểm và vẻ đẹp của cây bàng vuông.

* Kĩ năng nói và nghe: Hỏi và trả lời được câu hỏi về hoạt động trồng cây ở biển đảo.

- Năng lực văn học: Bộ đội Trường Sa gọi cây bàng vuông là nữ hoàng của đảo.

- Phẩm chất: Góp phần hình thành phẩm chất yêu nước (biểu hiện qua tình yêu thiên nhiên, hành động chăm sóc và bảo vệ cây xanh).

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

- Hình ảnh cây, hoa bàng vuông; hình ảnh các chú hải quân đang trồng cây.

- Vật thật: Hoa bàng vuông (nếu có).

- Nhạc bài hát Cây bàng vuông Trường Sa

- Giáo án điện tử ghi sẵn nội dung văn bản, đánh dấu ngắt câu, ngắt đoạn, in đậm (hoặc gạch dưới) các từ khó.

- Tranh: hoa muống biển, sóng cuồn cuộn.

2. Học sinh: Sách Tiếng Việt 1

 

docx 8 trang chienthang2kz 11211
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 32: Biển đảo quê hương - Bài 3: Nữ hoàng của đảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 32: BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG
BÀI 3: NỮ HOÀNG CỦA ĐẢO
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề.
- Năng lực ngôn ngữ:
	*Kĩ năng đọc: 
+ Đọc đúng và rõ ràng các tiếng, từ ngữ, các câu trong bài; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng trong 1 phút; biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. 
+ Trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của văn bản Nữ hoàng của đảo. 
+ Bước đầu nhận biết được đặc điểm và vẻ đẹp của cây bàng vuông.
* Kĩ năng nói và nghe: Hỏi và trả lời được câu hỏi về hoạt động trồng cây ở biển đảo.
- Năng lực văn học: Bộ đội Trường Sa gọi cây bàng vuông là nữ hoàng của đảo.
- Phẩm chất: Góp phần hình thành phẩm chất yêu nước (biểu hiện qua tình yêu thiên nhiên, hành động chăm sóc và bảo vệ cây xanh).
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
Hình ảnh cây, hoa bàng vuông; hình ảnh các chú hải quân đang trồng cây.
Vật thật: Hoa bàng vuông (nếu có).
Nhạc bài hát Cây bàng vuông Trường Sa
Giáo án điện tử ghi sẵn nội dung văn bản, đánh dấu ngắt câu, ngắt đoạn, in đậm (hoặc gạch dưới) các từ khó.
Tranh: hoa muống biển, sóng cuồn cuộn.
2. Học sinh: Sách Tiếng Việt 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động – Luyện nói: Hỏi đáp về hoạt động trồng cây ở biển đảo
- Mục tiêu: Nhận biết được hoạt động trồng cây của các chú hải quân, hỏi và trả lời được câu hỏi về hoạt động trồng cây ở biển đảo; giới thiệu được tên bài “Nữ hoàng của đảo”.
- Thiết bị dạy học: Hình ảnh các chú hải quân đang trồng cây, hình ảnh cây bàng vuông.
- Phương pháp, hình thức tổ chức: quan sát, thảo luận nhóm đôi, vấn – đáp.
a. Cho HS hát bài: Cây bàng vuông Trường Sa
- Hỏi: 
+ Bài hát nhắc đến loại cây gì, được trồng ở đâu?
- GV chuyển ý.
b. Yêu cầu học sinh mở SGK xem hình ảnh các chú hải quân đang trồng cây.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn tìm hiểu nội dung hình.
- GV đưa hình, hỏi: 
+ Trong tranh có những ai?
+ Họ đang làm gì?
+ Cây được trồng ở đâu?
+ Người ta trồng cây để làm gì?
- Yêu cầu HS trình bày.
- GV chốt trả lời 3 câu hỏi.
Các em có biết ở ngoài đảo người ta thường trồng cây gì không?
- GV đưa hình ảnh cây bàng vuông.
GV giải thích lí do cây bàng vuông được trồng ở đảo -> Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài: Nữ hoàng của đảo.
- Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 2: Luyện đọc thành tiếng 
- Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài, tốc độ đọc khoảng 60 tiếng trong 1 phút; biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
- Thiết bị dạy học: Slide trình chiếu nội dung văn bản, đánh dấu ngắt câu, ngắt đoạn, in đậm (hoặc gạch dưới) các từ khó.
- Phương pháp, hình thức tổ chức: Đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm, thi đọc.
a. Cho HS đọc thầm bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm và cho biết: Bài văn có mấy câu?
b. GV đọc mẫu. 
GV đọc mẫu và yêu cầu HS lắng nghe, để ý chỗ ngắt nghỉ hơi của GV sau dấu phẩy và dấu chấm.
- GV yêu cầu HS ngắt câu. 
- GV chốt:
Cây bàng vuông không chỉ che mát/ mà còn tạo cảnh sắc tươi đẹp cho đảo.//
 Yêu cầu HS đọc câu.
c. Cho HS đọc tiếng, từ ngữ: 
- Cho HS đọc các từ khó, dễ phát âm sai, kết hợp phân tích tiếng: Nữ hoàng, Trường Sa, hoa, trắng tím, nhụy vàng, bàng vuông.
GV chốt lại.
b. Tổ chức cho HS đọc từng câu, từng đoạn
 Cho HS đọc nối tiếp câu.
Hỏi: Trong bài có mấy đoạn?
-Cho 3 HS đọc nối tiếp đoạn
GV cho HS luyện đọc theo nhóm 3 HS.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp đoạn. Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét theo gợi ý:
+ Nhóm nào đọc đúng, rõ ràng và không vấp?
+ Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ chưa?
- Cho HS nhận xét.
 GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm đọc tốt.
c. Tổ chức cho HS đọc cả bài.
- Gọi HS đọc cả bài
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài văn:
a. Mở rộng vốn từ “uôn”, “uông”:
 - Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về sự vật có vần “uông”, “uôn”
 - Thiết bị dạy học: Tranh ảnh (hoa muống biển, buồng chuối, sóng cuồn cuộn, chuồn chuồn). Thẻ từ có ghi các từ chứa vần uông, uôn.
- Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm, trò chơi
- GV cho HS đọc yêu cầu
+ Tìm trong bài đọc có vần uông
 - Gọi HS nêu
 - Nhận xét
+ Tìm từ ngữ ngoài bài đọc chứa tiếng có vần uông, uôn
 - GV cho HS xem tranh và giới thiệu các từ: hoa muống biển, sóng cuồn cuộn 
 - Cho HS xem tranh (buồng chuối, chuồn chuồn) và thực hiện:
 - Cho HS đọc lại các từ theo tranh
 - Trò chơi: Ai nhanh hơn?
 - GV đưa các hình ảnh, yêu cầu HS nhìn hình ảnh ghi vào thẻ từ có tiếng chứa vần uông, uôn phù hợp với hình ảnh. Nhóm nào thực hiện đúng và nhanh hơn là thắng.
 - Cho 2 nhóm thi đua.
 - Cho HS nhận xét
 - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
 - GV có thể hỏi thêm tại sao còn từ mà các em không chọn? 
 - GV chốt lại các từ đúng, cho HS đọc lại các từ có vần uông, uôn.
b. Đọc hiểu
 - Mục tiêu: Trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung của văn bản bài Nữ hoàng của đảo. Bước đầu nhận biết được đặc điểm của cây bàng vuông.
 - Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học: thảo luận nhóm, vấn – đáp.
 - Thiết bị dạy học: Phiếu học tập.
- Phát phiếu cho các nhóm (đã chuẩn bị).
 - GV cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời vào phiếu học tập.
Câu 1: Cây bàng vuông mọc nhiều ở đâu?
 - GV chốt ý kiến
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2
 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi tìm câu trả lời: chọn ý cần điền vào chỗ khuyết bằng cách khoanh tròn vào ý đúng nhất.
Câu 2: Quả bàng vuông có hình dáng như thế nào?
- GV chốt ý kiến đúng.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3.
Câu 3: Bộ đội Trường Sa gọi cây bàng vuông là gì?
 - GV chốt ý kiến đúng: Bộ đội Trường Sa gọi bàng vuông là nữ hoàng của đảo.
*Tổng kết giờ học:
- Qua bài học hôm nay, các em có biết Nữ hoàng của đảo là cây gì không?
- Qua bài học em học được điều gì?
- GV giáo dục: Yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước và tham gia chăm sóc cây, bảo vệ môi trường.
- Dặn dò: Đọc lại bài, trả lời câu hỏi, xem trước bài sau.
- GV nhận xét về giờ học.
HS nghe nhạc.
Trả lời: 
Cây bàng vuông, trồng ở Trường Sa.
 HS lắng nghe.
 HS thảo luận nhóm bốn nói với nhau về nội dung hình.
 Các chú hải quân.
Họ đang trồng cây.
 ở ngoài đảo.
 Che bóng mát, giúp không khí trong lành, chắn gió,...
 HS trình bày -> nhận xét, bổ sung.
 HS kể theo hiểu biết của bản thân.
 HS quan sát.
 Lắng nghe
 - Nhắc lại
Bài văn có 7 câu.
HS lắng nghe.
 HS dùng viết chì đánh dấu chỗ ngắt nhịp 
- HS đọc.
Nhiều HS đọc: Nữ hoàng, Trường Sa, hoa, trắng tím, nhụy vàng, bàng vuông.
- Học sinh phân tích tiếng -> Nhận xét
HS đọc nối tiếp từng câu đến hết bài
 Có 3 đoạn. 
3 HS đọc nối tiếp nhau, mỗi bạn đọc 1 đoạn đến hết bài.
HS đọc nhóm 3.
 Đại diện các nhóm đọc.
- Nhận xét theo gợi ý đã nêu.
- 3 HS đọc, cả lớp theo dõi nhận xét bạn.
- HS đọc thầm SGK để tìm tiếng có vần uông.
 - HS: vuông
- Quan sát và lắng nghe.
- Đọc từ, phát hiện tiếng chứa vần uôn, vần uông.
 - Quan sát tranh.
 - Đọc từ, phát hiện tiếng chứa vần uôn, vần uông.
 - HS đọc.
 - Nghe GV phổ biến luật chơi
 - HS tham gia trò chơi theo nhóm.
 - Lớp theo dõi, nhận xét.
 - HS nêu. 
- HS đọc lại
- 1 em đọc to yêu cầu và Hs trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất ở phiếu.
 - HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1.
 a. trên các đảo ở Trường Sa.
 b. ở đất liền.
 c. ở trên núi.
HS đọc thầm đoạn 2 và thảo luận nhóm đôi
- Quả bàng vuông có hình dáng như thế nào? 
Quả bàng vuông có hình .. 
a. lồng đèn
b. có bốn cạnh vuông
c. đèn lồng, có bốn cạnh vuông
 - HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe. Nhận xét.
HS đọc đoạn 3
 HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân.
- Cây bàng vuông
 - HS chia sẻ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx