Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 13: Thăm quê - Bài 4: im, um

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 13: Thăm quê - Bài 4: im, um

I.MỤC TIÊU

Giúp HS:

- Biết trao đổi với bạn bè về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Thăm quê (chim sáo, chùm khế, tôm hùm, cái chum, )

- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần im, um (chim bồ câu, chùm khế, lim dim ngủ, )

- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần im, um. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “m”.

- Viết được các vần im, um và các tiếng, từ ngữ có các vần im, um.

- Đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng, đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.

- Tập đọc bằng mắt tăng tốc độ trơn, hiểu nội dung bài đọc ở mức độ đơn giản.

- Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học, biết nói lời cảm ơn.

 

doc 9 trang chienthang2kz 13/08/2022 11543
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 13: Thăm quê - Bài 4: im, um", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 13: THĂM QUÊ
BÀI 4 : IM UM
I.MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết trao đổi với bạn bè về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Thăm quê (chim sáo, chùm khế, tôm hùm, cái chum, )
- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần im, um (chim bồ câu, chùm khế, lim dim ngủ, )
- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần im, um. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “m”.
- Viết được các vần im, um và các tiếng, từ ngữ có các vần im, um.
- Đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng, đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.
- Tập đọc bằng mắt tăng tốc độ trơn, hiểu nội dung bài đọc ở mức độ đơn giản.
- Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học, biết nói lời cảm ơn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SHS, VTV, SGV
- Thẻ từ, chữ có các vần im, um.
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc, tranh chủ đề (nếu có)
- Video một số hoạt động có các sự vật, hoạt động có tên gọi chứa vần có âm cuối /m/ (nếu có).
- Tranh chủ đề (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
Ổn định lớp
- HS tham gia trò chơi “chùm nụm”
Ổn định lớp
- HS đọc, viết các tiếng chứa vần om, ôm, ơm.
- Yêu cầu vài HS nói câu có tiếng chứa vần om, ôm, ơm.
- GV NX 
- HS tham gia trò chơi.
- HS viết vào bảng con.
- Một vài HS nói câu chứa vần vừa học.
Khởi động
- HS quan sát tranh khởi động, nói về sự vật, hoạt động, trạng thái trong tranh (“Tranh vẽ những ai?”, “ Các bạn nhỏ đang làm gì?, “Con mèo đang làm gì?”, “Trong lồng có con gì?”, “Trên cây có gì?”)
- HS nêu các tiếng đã tìm được (có im, um).
- GV giúp HS phát hiện ra các vần im, um
- GV giới thiệu bài mới và quan sát chữ ghi tên bài (im, um).
- HS tìm các từ: chơi trốn tìm, lim dim ngủ, chim bồ câu, chùm khế 
- Học sinh trả lời.
- tìm, lim dim, chim, chùm khế 
- HS quan sát đọc lại tên bài 
3. Nhận diện vần, tiếng có từ mới
3.1 Nhận diện vần mới
a. Nhận diện vần im
- HS quan sát, phân tích vần im (gồm âm i và âm m, âm i đứng trước âm m).
- Cho HS đánh vần
b. Nhận diện vần um ( tương tự như với vần im)
c. Tìm điểm giống nhau giữa các vần im, um.
- HS so sánh vần im, um
- Sau khi HS nêu được các điểm giống nhau nhắc HS cách phát âm. 
- Cho HS đọc lại vần im, um.
3.2 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng
- HS quan sát mô hình tiếng có vần kết thúc bằng”m”.
- HS phân tích tiếng đại diện – chim
- HS đánh vần tiếng đại diện theo mô hình.
- HS đánh vần thêm tiếng khác.
- Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa
- Yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần vừa học
- Cho HS đọc trơn
Đánh vần và đọc trơn từ khóa chùm khế 
(tương tự với từ khóa chim sáo)
- HS quan sát
- HS đánh vần vân am: i - mờ - im.
- Giống nhau: đều có âm m đứng cuối vần.
- Khác nhau: vần im có âm i đứng trước, vần um có âm u đứng trước.
- HS đọc lại vần
- HS quan sát và phân tích: tiếng cam gồm âm c đứng trước vần am đứng sau.
- HS đánh vần: chờ - im - chim
- HS đánh vần, VD: chờ-um-chum-huyền-chùm.
- chờ-im-chim
- chim sáo
- Tiếng chim chứa vần im vừa học.
- HS đọc
4.Tập viết
4.1 Viết vào bảng con
* Viết vần im và từ chim
 + Viết vần im
- HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của vần im: chữ im gồm chữ i đứng trước, chữ m đứng sau.
- Cho HS viết vần im vào bảng con.
- Cho HS nhận xét bài viết của mình và bạn, sửa lỗi nếu có.
+ Viết từ chim sáo
- HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của chữ chim: gồm 2 tiếng: tiếng chim gồm chữ ch đứng trước, vần im đứng sau; tiếng sáo gồm chữ s đứng trước, vần ao đứng sau, dấu sắc đặt trên chữ a .
- HS viết từ chim sáo vào bảng con
- Cho HS nhận xét bài viết của mình và bạn, sửa lỗi nếu có.
- GV NX
* Viết vần um và từ chùm khế (tương tự viết im, chim sáo)
4.2 Viết vào vở tập viết
- Viết vào VTV: im, chim sáo, um, chùm khế.
- Yêu cầu HS nhận xét bài mình, bài bạn, sửa lỗi nếu có.
- Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
5. Củng cố:
- Chúng ta vừa học xong các vần nào? 
- GV yêu cầu HS đọc lại bài vừa học.
- HS nhận xét bài. GV nhận xét tuyên dương.
6. Dặn dò: 
Chuẩn bị tiết học tiếp theo.
- HS quan sát và lắng nghe
- HS viết vào bảng con
- HS nhận xét bài viết của mình và bạn.
- HS quan sát và lắng nghe
- HS viết vào bảng con
- HS nhận xét bài viết của mình và bạn.
- HS viết
- HS nhận xét bài mình, bài bạn
- HS tự đánh giá 
TIẾT 2
1. Ổn định
- HS tham gia trò chơi hoặc hoạt động giải trí có liên quan với chủ đề. 
- HS tham gia chọn bạn lên sắm vai (Bà và cháu ) giới thiệu với các bạn quê hương của mình những trò chơi, đặc sản mình nhớ khi về thăm quê 
- Gv nhận xét và giáo dục học sinh tình yêu quê hương.
- HS tham gia trò chơi
- HS sắm vai và giới thiệu với các bạn quê hương của mình.
- HS lắng nghe
2. Bài mới
 2.1 Luyện tập đánh vần, đọc trơn
a. Đánh vần đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng
- Cho HS quan sát các tranh rút ra các từ mở rộng chứa vần im, um 
- GV cho HS đánh vần và bước đầu đọc trơn các từ mở rộng chứa vần im, um (quả sim, bìm bìm, tôm hùm, cái chum)
- Cho HS giải nghĩa của các từ mở rộng và đặt câu với một, hai từ mở rộng
-GVNX- chốt ý – giải nghĩa từ.
- Cho HS tìm thêm các từ có chứa vần im, um và đặt câu.
 2.2 Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng
- GV đọc mẫu bài đọc ứng dụng.
- Yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần mới học có trong bài đọc.
- Cho HS đánh vần chữ có âm vần khó
- Cho HS đọc thành tiếng văn bản
- GV cho HS tìm hiểu nội dung của đoạn, bài (HS trả lời các câu hỏi, VD: ‘Không gian ở quê như thế nào?”, “Khi chơi trốn tìm, các bạn nhỏ có thể trốn ở những chỗ nào?”, )
Lưu ý: GV có thể nhắc nhở HS chú ý để tránh lỗi chính tả -m/-n
- HS quan sát rút ra các từ quả sim, bìm bìm, tôm hùm, cái chum.
- HS đánh vần, đọc trơn các từ rau sam, tăm tre, con tằm, thổ cẩm.
- HS giải nghĩa từ theo hiểu biết của mình
- HS nhận xét góp ý cho bạn
- HS quan sát và lắng nghe GV giải nghĩa từ.
- HS tìm từ và đặt câu.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu
- trốn tìm, bụi sim, um tùm.
- dẫn, rẫy, nấm.
- HS đọc thành tiếng.
- HS trả lời.
3. Hoạt động mở rộng
- GV yêu cầu HS đọc câu lệnh. 
- Cho HS quan sát tranh và phát hiện được nội dung tranh.
(GV có thể hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?)
- HS xác định yêu cầu của HĐMR : Giới thiệu về vật, việc ở quê hoặc nơi em sống với bạn. (Gv có thể gợi ý: nêu 1,2,3 vật ở quê em hoặc nơi em sống)
- HS thực hành: Giới thiệu về vật, việc ở quê hoặc nơi em sống với bạn. (nhóm, trước lớp)
- GV NX 
- Cho HS nêu việc vận dụng kể về quê mình khi về nhà.
- HS đọc câu lệnh Kể gì?.
- HS quan sát tranh
- Tranh vẽ hai bạn nhỏ đang kể nhau nghe về vật, việc ở quê của mình.
- HS thảo luận nhóm và trả lời qua các câu hỏi gợi ý của GV.
- HS nêu.
4. Củng cố, dặn dò
- Chúng ta vừa học xong bài gì ?
- GV cho HS nhận diện lại tiếng, từ ngữ có im, um.
- Hướng dẫn HS đọc, viết thêm ở nhà, ở giờ tự học, đọc mở rộng (lưu ý hướng dẫn cách tìm bài có liên quan chủ đề của tuần)
- HS biết chuẩn bị cho tiết học sau (Bài Ôn tập và kể chuyện)
- im, um
- HS đọc lại bài

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.doc