Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Những bài học đầu tiên - Bài 5: Ôn tập và kể chuyện

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Những bài học đầu tiên - Bài 5: Ôn tập và kể chuyện

A.ÔN TẬP ( 2 tiết)

I.MỤC TIÊU

Giúp học sinh

 Củng cố được các âm chữ, dấu ghi thanh: a, b, c, dấu huyền, dấu sắc, o, dấu hỏi.

 Sử dụng được các âm chữ và dấu ghi thanh được học trong tuần để tạo tiếng mới.

 Đánh vần và đọc đúng câu ứng dụng.

 Viết được cụm từ ứng dụng.

 Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.

 Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ thông qua các hoạt động tập viết chữ, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

 

docx 9 trang chienthang2kz 3790
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Những bài học đầu tiên - Bài 5: Ôn tập và kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG BÀI HỌC ĐẦU TIÊN
BÀI 5: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN (2 tiết)
A.ÔN TẬP ( 2 tiết)
I.MỤC TIÊU
Giúp học sinh
Củng cố được các âm chữ, dấu ghi thanh: a, b, c, dấu huyền, dấu sắc, o, dấu hỏi.
Sử dụng được các âm chữ và dấu ghi thanh được học trong tuần để tạo tiếng mới.
Đánh vần và đọc đúng câu ứng dụng.
Viết được cụm từ ứng dụng.
Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ thông qua các hoạt động tập viết chữ, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SHS, SGV, VBT, VTV
Thẻ các âm chữ đã học trong tuần.
Một số tranh ảnh, mô hình minh họa.
Chuẩn bị một số từ đính lên quả.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
TIẾT 1
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho hoạt động tiếp theo. Ôn lại kiến thức đã học.
Phương pháp: trò chơi
HS chơi: Hái quả
Luật chơi: HS lên hái quả và đọc từ ngữ có trong quả.
Nếu đọc đúng, cả lớp làm mặt cười ( chống tay lên cằm và cười haha). Nếu đọc sai, cả lớp làm động tác chống cằm rồi khóc huhu.
2.Ôn tập các âm chữ được học trong tuần
Mục tiêu: Ôn tập lại âm chữ đã học.
Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, nhóm.
HS mở sách trang 18, giáo viên giới thiệu bài học hôm nay: Ôn tập và kể chuyện.
Nhìn vào tranh, cô mời HS đọc các âm chữ, dấu thanh được trình bày trong sách.
HS tìm một số từ ngữ có tiếng chứa âm chữ, dấu thanh vừa học và đặt câu với những tiếng đó. 
HS nói câu có từ ngữ có tiếng chứa âm chữ vừa được học trong tuần.
Tùy năng lực HS mà GV cho HS nói từ ngữ hoặc câu.
HS quan sát bảng ghép các âm chữ , bảng ghép am chữ với dấu thanh và đánh vần các chữ được ghép. 
Sau đó các em sẽ đọc cho bạn kế bên nghe.
3.Luyện tập đánh vần, đọc trơn, tìm hiểu nội dung câu ứng dụng.
Mục tiêu: Đánh vần và đọc đúng câu ứng dụng.
Phương pháp: Vấn đáp, thực hành, nhóm.
GV đọc mẫu: Bà bó cỏ. ( Nhắc HS chữ B được in hoa).
HS đọc .
GV cho HS đọc trơn và hỏi:
Bà làm gì?
Ai bó cỏ?
HS nhận xét câu trả lời của bạn.
TIẾT 2
4.Tập viết và chính tả.
Mục tiêu: HS viết được cụm từ ứng dụng.
Phương pháp: Trực quan, thực hành.
4.1: Viết cụm từ ứng dụng
GV đưa bảng phụ viết sẵn từ: bó cỏ.
HS nhận diện từ bó cỏ.
GV cho HS phân tích bó cỏ: những con chữ nào cao 2 ô li và con chữ b cao mấy ô li.
GV viết trên bảng.
HS viết vở tập viết.
HS nhận xét bài viết của mình và của bạn.
4.2.Viết số 5
GV cho HS quan sát số 5 trên bảng phụ.
Số 5 cao mấy ô li?
GV hướng dẫn cách viết: Số 5 gồm 3 nét, nét ngang, nét sổ và nét cong phải.
GV viết mẫu.
HS viết vở.
HS nhận xét bài viết của mình và của bạn.
5. Hoạt động mở rộng
Mục tiêu: Giúp HS mở rộng vốn từ và phát triển lời nói chủ đề Những bài học đầu tiên.
Phương pháp: Vấn đáp.
Em hãy đọc bài thơ hoặc hát bài hát nói về chủ đề: Những bài học đầu tiên.
6.Củng cố, dặn dò:
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức đã học, chuẩn bị bài sau.
Phương pháp: Vấn đáp
HS đọc lại các từ chứa âm chữ và dấu thanh đã học.
Chuẩn bị bài: kể chuyện: Cá bò.
HS chơi trò chơi
HS mở sách,
 HS quan sát và đọc: a, b, c, dấu huyền, dấu sắc, o, dấu hỏi.
Ba ba, con bò, cái ca, cà, cá, cò, cỏ.
HS nêu.
HS đọc
HS đọc cho bạn kế bên nghe.
Bà bó cỏ
HS quan sát
Con chữ o, c cao 2 ô li, con chữ b cao 5 ô li.
HS quan sát
HS viết vào vở
HS nhận xét.
Số 5 cao 2 ô li
HS quan sát
HS viết vào vở
HS nhận xét
HS nêu
HS đọc
HS lắng nghe
B.KỂ CHUYỆN (1 TIẾT)
I.MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Cá bò và tranh minh họa.
Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa và câu gợi ý dưới tranh.
Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
Sử dụng âm lượng phù hợp khi kể.
Bày tỏ cảm xúc của bản thân với các nhân vật trong câu chuyện.
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
SHS, SGV
Tranh minh họa truyện phóng to
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Hoạt động 1:Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ.
a)Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái. 
b)Phương pháp: Hỏi – Đáp
c)Cách tiến hành :
Cả lớp hát bài: Hai vây xinh xinh
2/ Hoạt động Luyện tập nghe và nói: 
a)Mục tiêu: 
Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện, tên chủ đề và tranh minh họa.
Nhận diện các yếu tố chỉ trật tự diễn biến của câu chuyện.
b)Phương pháp: trực quan, nhóm.
c)Cách tiến hành :
Các em đọc tên truyện, quan sát tranh, phán đoán và thảo luận với bạn về nội dung câu chuyện.
(Do đây là bài kể chuyện đầu tiên nên GV cần hướng dẫn kỹ hơn
VD: Nên quan sát theo thứ tự các tranh từ 1đến 4, chú ý đến các nhân vật trong từng tranh, tranh vẽ những con vật gì? Con cá nào xuất hiện trong cả 4 bức tranh? Có những chuyện gì xảy ra với cá bò con?....)
3/ Hoạt động 3: Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện
a)Mục tiêu: 
Học sinh nghe và biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh và gợi ý.
b)Phương pháp: trực quan, nhóm, vấn đáp
c)Cách tiến hành :
+ GV kể 2 lần
Lần 1: Kể toàn bộ nội dung câu chuyện, GV sử dụng các câu hỏi kích thích sự chú ý, tạo hứng thú, tò mò muốn nghe câu chuyện ở HS. VD: Liệu cá bò có học bài như lời mẹ dặn không? Cá bò và cá cờ sẽ gặp những gì trên đường đi?...
GV lưu ý HS lắng nghe để liên hệ nội dung câu chuyện với những phỏng đoán lúc đầu của mình
Lần 2: GV kể kết hợp tranh.
GV lưu ý HS lắng nghe để nhớ nội dung từng đoạn
+ HS kể: Thảo luận nhóm 4:
Mỗi tổ thảo luận 1 tranh, thay phiên nhau kể với âm lượng vừa đủ nghe, chú ý lắng nghe bạn kể.
Kể trước lớp: Trong từng tổ, mỗi nhóm cử 1 bạn lên kể. GV lưu ý HS kể với âm lượng to hơn để cả lớp cùng nghe.
Cho HS nhận xét bạn kể - GV nhận xét
Tìm hiểu nội dung và liên hệ
GV nêu 1 số câu hỏi để giúp HS nhớ nội dung câu chuyện, nhận xét, đánh giá về các nhân vật và liên hệ bài học từ câu chuyện với bản thân. VD: Cá bò mẹ dặn cá bò con và cá cờ những việc gì? Trong câu chuyện, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Khi đi chơi xa em phải làm những gì?...
4/ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
GV hỏi để HS nhắc lại tên truyện, các nhân vật và nhân vật em thích.
Đọc và kể thêm ở nhà.
Chuẩn bị bài sau.
Học sinh hát và lắc lư theo nhạc
Học sinh quan sát tranh
Thảo luận nhóm 4
Học sinh lắng nghe GV kể lần 1
Học sinh lắng nghe GV kể lần 2
Học sinh tập kể theo nhóm
Học sinh kể trước lớp
Học sinh nhận xét bạn kể: giọng kể, cử chỉ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx