Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Những bài học đầu tiên - Bài 3: C, c

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Những bài học đầu tiên - Bài 3: C, c

I.MỤC TIÊU

 Giúp HS quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ tronng tranh có tên gọi có tiếng chứa âm c, dấu huyền, dấu sắc.

 Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ c, dấu huyền, dấu sắc.

 Đọc được chữ c, ca, cá, cà. Viết được chữ c, ca, cá, cà và số 3.

 Nhận biết được tiếng có âm chữ c, dấu huyền, dấu sắc. Nói câu có từ ngữ chưa tiếng có âm chữ c, dấu huyền, dấu sắc.

 Hình thành năng lực hợp tác qua việc hoạt động nhóm.

 Rèn luyện phâm chất chăm chỉ thông qua hoạt động tập viết.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 SHS,VTV, SGV

 Một số tranh minh họa, thẻ từ. Tranh chủ đề,

 Thẻ chữ b ( in thường, in hoa, viết thường)

 

docx 7 trang chienthang2kz 13/08/2022 4640
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Những bài học đầu tiên - Bài 3: C, c", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG BÀI HỌC ĐẦU TIÊN
BÀI 3: C, c 
I.MỤC TIÊU
Giúp HS quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ tronng tranh có tên gọi có tiếng chứa âm c, dấu huyền, dấu sắc.
Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ c, dấu huyền, dấu sắc.
Đọc được chữ c, ca, cá, cà. Viết được chữ c, ca, cá, cà và số 3.
Nhận biết được tiếng có âm chữ c, dấu huyền, dấu sắc. Nói câu có từ ngữ chưa tiếng có âm chữ c, dấu huyền, dấu sắc.
Hình thành năng lực hợp tác qua việc hoạt động nhóm.
Rèn luyện phâm chất chăm chỉ thông qua hoạt động tập viết.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SHS,VTV, SGV
Một số tranh minh họa, thẻ từ. Tranh chủ đề,
Thẻ chữ b ( in thường, in hoa, viết thường)
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
TIẾT 1
1.Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
HS hát
2.Khởi động
Mục tiêu: Biết trao đồi với các bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái có tên gọi chứa chữ c, dấu huyền, dấu sắc.
Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, trực quan.
Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
Trong các tiếng vừa tìm được có gì giống nhau?
GV giới thiệu bài: C, c, 
3.Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm chữ mới
Mục tiêu: Nhận diện được chữ c ( chữ in hoa, chữ in thường), dấu huyền, dấu sắc.
Phương pháp: vấn đáp, trực quan.
3.1: Nhận diện âm chữ mới
a.Nhận diện âm c
Học sinh quan sát chữ c in thường, in hoa.
GV đọc mẫu chữ c, HS đọc chữ c.
b.Nhận diện thanh huyền
Các em nghe cô đọc: a – à, ba – bà, ca – cà. Vậy bạn nào tìm ra được điểm khác nhau giữa 3 cặp từ cô vừa đọc?
Nêu cho cô tiếng có chứa thanh huyền?
HS quan sát dấu huyền. GV đọc mẫu: dấu huyền.
HS đọc.
c.Nhận diện dấu sắc
Các em nghe cô đọc: ca - cá, mi - mí, đa - đá. Vậy bạn nào tìm ra được điểm khác nhau giữa 3 cặp từ cô vừa đọc?
Nêu cho cô tiếng có chứa thanh sắc
HS quan sát dấu sắc. GV đọc mẫu: dấu sắc.
HS đọc.
Lưu ý: GV dùng cặp từ chỉ khác nhau ở một điểm thanh huyền, thanh sắc, kèm hình ảnh minh họa.
3.2.Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng
a. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm c
HS quan sát mô hình đánh vần tiếng ca và phân tích cho cô tiếng ca
Bạn nào đánh vần giúp cô?
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có thanh huyền
HS quan sát mô hình đánh vần tiếng cà và phân tích cho cô tiếng cà
Bạn nào đánh vần giúp cô?
c. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có thanh sắc
Tương tự các bước như mô hình tiếng cà
4.Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa
Mục tiêu: Đọc được chữ c, ca, cá, cà
Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, trực quan.
4.1.Đánh vần và đọc trơn từ khóa ca
Các em quan sát mô hình từ khóa ca và xem có âm gì hôm nay mình học?
Bạn nào đánh vần từ khóa này?
Đọc trơn.
4.2.Đánh vần và đọc trơn từ khóa cà
4.3.Đánh vần và đọc trơn từ khóa cá
Thực hiện tương tự như từ khóa ca
5.Tập viết
Mục tiêu: Viết được chữ c, ca, cà, cá và số 3
Phương pháp: Vấn đáp, trực quan.
a.Viết chữ c
GV cho HS phân tích cấu tạo chữ c
GV viết mẫu trên bảng.
HS viết vào bảng con.
HS nhận xét bài viết của mình, của bạn.
b.Viết chữ ca, cà, cá
GV cho HS phân tích cấu tạo chữ ca, cà, cá
GV viết mẫu trên bảng.
HS viết vào bảng con.
c.Viết số 3
Tương tự cách làm đối với viết chữ c.
HS viết vào vở tập viết chữ c, ca, cà, cá và số 3
HS nhận xét bài viết của mình và của bạn.
HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
TIẾT 2
6.Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới, luyện tập đánh vần, đọc trơn
Mục tiêu: HS nhận biết được tiếng có âm chữ c, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng vừa học. Đọc được và hiểu nghĩa của từ: ca, cà, cá
Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, trực quan.
6.1. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng chứa âm chữ mới
Quan sát tranh và tìm từ có tiếng chứa âm chữ c?
HS thảo luận, dùng ngón trỏ nối chữ c với các hình cò, cam, cáo, cua.
Nêu một số từ ngữ có tiếng chứa âm c?
6.2. Luyện tập đánh vần, đọc trơn.
GV đọc mẫu: ca, cà, cá
HS đánh vần , đọc trơn.
GV giúp HS hiểu nghĩa của từ vừa đọc.
7.Hoạt động mở rộng
Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu bài học
Phương pháp: Vấn đáp, trực quan.
Quan sát tranh và phát hiện được điều gì?
Hãy hát, nói kèm vận động bài hát có âm c, thanh huyền, thanh sắc
8.Củng cố, dặn dò
Cho HS đọc lại bài vừa học
Viết bài trong vở tập viết ( nếu chưa viết kịp)
Chuẩn bị bài o .
Tranh vẽ: cây cỏ, con công, cò, cá, cào cào.
Các tiếng có chứa chữ c, dấu huyền, dấu sắc..
HS quan sát GV viết tên bài
HS quan sát
HS đọc cá nhân, đọc nhóm 2.
Tiếng có thanh huyền và tiếng không có .
Cò, bò, mò, trò .
HS quan sát
HS đọc cá nhân, đọc nhóm 2
Tiếng có thanh sắc và tiếng không có .
Nóng, túi, má, tóc .
Cà – cá
Bò - bó
Tiếng ca gồm âm c và âm a, âm c đứng trước, âm a đứng sau.
Cờ - a – ca
Tiếng cà gồm âm c, âm a và thanh huyền, âm c đứng trước, âm a đứng sau, dấu huyền trên đầu âm a
Cờ - a – ca- huyền cà
HS đọc cá nhân, đọc nhóm đôi cho nhau nghe.
Trong tiếng ca có âm c hôm nay mình học.
Cờ - a - ca
ca
Chữ c cao 2 ô li, rộng 2,5 ô li, gồm nét cong trái
HS quan sát, 
HS viết
Viết chữ c trước, viết chữ a sau, chú ý nét nối giữa 2 con chữ.
Số 3 cao 2 ô li, rộng 0,5 ô li. Số 3 gồm nét ngang kết hợp nét xiên phải và nét cong phải
HS viết vở.
HS nhận xét.
Cò, cáo, cam, cua ( tùy năng lực mà các em nêu từ hoặc câu).
Cái cổ, cô giáo, cửa sổ 
HS đọc nhóm 2
Vẽ cào cào, nốt nhạc.
Hát: Con cào cào có cái cánh xanh xanh .

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_lop_1_chan_troi_sang_tao_chu.docx