Kế hoạch bài dạy Lớp 1 - Sách Cánh Diều - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

Kế hoạch bài dạy Lớp 1 - Sách Cánh Diều - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

Môn học: Tự nhiên và xã hội Lớp: 1B

Tên bài dạy: Bài: Trường học của em Số tiết: ( Tiết 4 )

1.Yêu cầu cần đạt:

- Nói được tên, địa chỉ của trường mình.

- Xác định được vị trí các khu vực, các phòng của trường học và kể được tên một số đồ dùng có ở trường học.

 - Nêu được các thành viên trong nhà trường và nhiệm vụ của họ.

- Kể được tên các hoạt động chính ở trường học: nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.

- Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ.

 - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về trường học, các thành viên và hoạt động trường học,

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về trường học, hoạt động ở trường học.

- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận các đồ dùng của trường học.

- Lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn khi ở trường. Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với bạn bè, GV và các thành viên khác trong nhà trường.

2. Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong SGK.

- VBT Tự nhiên và Xã hội 1. - Giấy, bút màu.

- Tranh ảnh hoặc video về các hoạt động của trường học.

 - Một số tình huống để HS thể hiện được tình cảm và cách ứng xử với thành viên trong nhà trường tốt nhất tình huống được thể hiện bằng kênh chữ và kênh hình).

 

doc 26 trang chienthang2kz 13/08/2022 4410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 1 - Sách Cánh Diều - Tuần 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
( Từ ngày 18/10 đến ngày 22/10/2020 )
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
2
18/10
1
2
3
4
HĐTN
Tiếng Việt
Tiếng Việt
TN - XH
Chào cờ đầu tuần
Bài 34: v, y (Tiết 1)
Bài 34: v, y (Tiết 2)
Lớp học của em (Tiết 3)
3
19/10
1
2
3
4
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Toán
TV(T.viết)
Bài 35: Chữ hoa (Tiết 1)
Bài 35: Chữ hoa (Tiết 2)
Phép cộng trong phạm vi 6 ( Tiết 2 )
Tiết 13(sau bài 34, 35)
4
20/10
1
2
3
4
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Toán
HĐTN
Bài 36: am, ap (Tiết 1)
Bài 36: am, ap (Tiết 2)
Phép cộng trong phạm vi 6 (tiếp theo) 
HĐGD theo chủ đề: Tự chăm sóc bản thân.
5
21/10
1
2
3
4
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Toán
TN - XH
Bài 37: ăm , ăp (Tiết 1)
Bài 37: ăm , ăp (Tiết 2)
Phép cộng trong phạm vi 6 (tiếp theo)
Trường học của em (Tiết 1)
6
22/10
1
2
3
4
 5
TV(KC)
Tiếng Việt
TV(T.viết)
 HĐTN
Ôn tập
Chú thỏ thông minh
Tiết 14(sau bài 36, 37)
Sinh hoạt lớp: Chia sẻ việc thực hiện nề nếp sinh hoạt.
 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021
HĐ trải nghiệm: Chào cờ đầu tuần 
 (1tiết)
...............................................................
Tiếng Việt Bài 34: v, y 
 ( 2 tiết) 
1.Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết âm và chữ v, y; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có v, y.
- Nhìn chữ dưới hình, tìm đúng tiếng có âm v, âm y.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Dì Tư.
- Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng: v, y, tiếng ve, y (tá).
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
2. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa SGK. Bộ chữ
Vở BT Tiếng việt 1, tập một.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐBT
TIẾT 1
1. HĐ mở đầu: (5’)
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Tập đọc Thỏ thua rùa 
- Nhận xét
1. HĐ hình thành kiến thức mới: (30’)
- Giới thiệu bài
- GV viết lên bảng: v, y. GT: Hôm nay, các em học bài về âm v và chữ y, âm v và y
1. HĐ 1: Chia sẻ và khám phá
* Dạy âm v, chữ v:
- GV chỉ hình con ve, hỏi: Đây là hình gì? (con ve).
- GV: Trong từ con ve, tiếng nào có chữ vờ?
- GV chỉ: ve.
- HS phân tích: Tiếng ve có âm vờ đứng trước, âm e đứng sau. Âm vờ viết bằng chữ vờ . Một số HS nhắc lại.
HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhìn mô hình, đánh vần và đọc tiếng: vờ - e - ve / ve
HS gắn lên bảng cài chữ ve mới học
 - Nhận xét
* Dạy âm y, chữ y:
Quy trình tương tự
b. HĐ 2: Luyện tập
* Mở rộng vốn từ (BT 2: BT 2: Tìm từ ngữ ứng với mỗi hình)
- GV nêu yêu cầu BT
- Yêu cầu HS đọc từng từ ngữ. / HS nối từ ngữ với hình trong VBT.
- GV chỉ hình, cả lớp nhắc lại.
- Yêu cầu HS tìm tiếng ngoài bài
*Tập đọc (BT 3)
- GV chỉ hình, giới thiệu: Bài đọc kể về dì Tư của bạn Hà. Các em nghe bài để biết về dì Tư: Dì làm nghề gì, dì đến nhà Hà, chỉ cho Hà làm gì?
- GV đọc mẫu.
- HD HS Luyện đọc từ ngữ: dì Tư, y tá, trưa qua, y tế xã, khi về, ghé, vẽ lá, vẽ ve.
Tiết 2
c. HĐ 3 (18’) Luyện đọc 
* Luyện đọc câu
- GV: Bài có mấy câu? ( 6 câu)
- (Đọc vỡ từng câu): GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc
- Đọc tiếp nối từng câu 
* Thi đọc đoạn, bài. (Bài chia 2 đoạn - mỗi đoạn 3 câu). Quy trình đã hướng dẫn.
* Tìm hiểu bài đọc
- GV gắn lên bảng nội dung BT; chỉ từng từ ngữ cho HS đọc.
- HS làm bài, báo cáo kết quả, 
- GV ghi lại kết quả nối ghép
- Yêu cầu Cả lớp đọc:
 a - 2) Dì Tư chỉ cho Hà vẽ. 
 b - 1) Hà vẽ lá, vẽ ve, vẽ bé Lê.
d. HĐ 4:Tập viết (bảng con - BT 4) (12’)
-Cả lớp đọc các chữ, tiếng vừa học được viết trên bảng lớp.
- GV vừa viết từng chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn
- Chữ v: cao 2 li; viết 1 nét móc hai đầu, phần cuối nối với nét thắt, tạo thành vòng xoắn nhỏ.
- Chữ y: cao 5 li (2 li trên ĐK 1, 3 li dưới ĐK 1); viết 1 nét hất, 1 nét móc ngược, 1 nét khuyết ngược.
- Tiếng ve: viết chữ v trước, chữ e sau, chú ý nối nét giữa v và e.
- Từ y tá: viết y trước, tá sau.
- GV cùng HS nhận xét
3. HĐ củng cố và nối tiếp: (5’)
- Cho HS đọc lại bài ở SGK.
- Nhận xét tiết học.
- HD HS xem trước bài 29: tr, ch.
- 2 HS thực hiện đọc
- HS lắng nghe
- Lắng nghe
- Quan sát
- HS trả lời
- 3 HS phân tích
- Cá nhân, nhóm, cả lớp
- 1 HS nói kết quả: 1) ví, 2) vẽ,... 
- Cả lớp nhắc lại.
- HS nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài có âm v (vé, vai, vải, voi, vui,...); có âm y (ý nghĩ, chú ý, cố ý, ý chí,...).
-Cả lớp đọc thầm; sau đó 1 HS đọc, cả lớp đọc. / Tiếp tục với câu 2, 3, 4.
- HS trả lời
Cả lớp đọc thầm; sau đó 1 HS đọc, cả lớp đọc. 
- (Đọc tiếp nối từng câu) HS (cá nhân, từng cặp) luyện đọc tiếp nối từng câu.
- HS thực hiện
- HS viết: v, y (2 - 3 lần)
 Sau đó viết: ve, y tá(2 lần)
- Cá nhân đọc
+ Điều chỉnh sau bài dạy: ..
 ..
..............................................
Tự nhiên và xã hội: Lớp học của em (Tiết 3) 
: ( 1tiết ) 
1.Yêu cầu cần đạt: 
 - Nói được tên lớp học và một số đồ dùng có trong lớp học .
 - Xác định được các thành viên trong lớp học và nhiệm vụ của họ .
 - Kể được tên các hoạt động chính trong lớp học ; nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó .
 - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về lớp học , các thành viên và hoạt động trong lớp học . 
- Biết cách quan sát , trình bày ý kiến của mình về lớp học , hoạt động ở lớp học
 - Làm được những việc phù hợp để giữ lớp học sạch , đẹp . 
 - Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận , đúng cách đồ dùng học tập trong lớp
2. Đồ dùng dạy học:
 – Các hình trong SGK.
 - Phiếu tự đánh giá cá nhân và bút chì màu.
 - VBT Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
HĐBT
1. HĐ mở đầu: (2’) Ổn định
1. HĐ hình thành kiến thức mới:
a.HĐ 1: Thảo luận về lớp học sạch, đẹp
* Mục tiêu
Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp. Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về lớp học sạch đẹp
*Cách tiến hành
 Bước 1 : Làm việc theo cặp
-GV yêu cầu HS quan sát các hình ở trang 32 trong SGK , trả lời các câu hỏi :
 + Nêu những điểm khác nhau của lớp học trong hai hình . 
+ Em thích lớp học của em như thế nào ? 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
 - GV yêu cầu lần lượt mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp .
 - GV có thể gợi ý để HS nói 
-GV cùng HS nhận xét
 b. HĐ 2 : Xác định những việc có thể làm để lớp học sạch , đẹp 
* Mục tiêu
 - Nêu được một số việc làm phù hợp để giữ lớp học sạch , đẹp .
 - Có ý thức giữ lớp học sạch , đẹp mỗi ngày .
* Cách tiến hành
 Bước 1 : Làm việc theo nhóm 4 
- Yêu cầu HS liệt kê những việc có thể làm để giữ lớp học sạch , đẹp . 
- Liên hệ xem trong nhóm các bạn đã thực hiện những việc đó như thế nào ?
 Bước 2 : Làm việc cả lớp
 - GV yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp .
- GV nhận xét
Bước 3 : Làm việc cá nhân 
- Yêu cầu làm câu 4 của Bài 4 ( VBT ) . 
- GV hướng HS đến thông điệp cả bài : “ Lớp học như là nhà . Cô giáo như mơ hiền . Bạn bè như là anh em ” . 
3. Hoạt động củng cố, nối tiếp.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
-Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận , đúng cách đồ dùng học tập trong lớp .
- Hát
-HS làm việc theo cặp
- HS Lần lượt nêu 
-Đại diện mỗi nhóm lên trình bày
 -HS nhận xét nhóm bạn
+ Lớp học ở hình lộn xộn , bừa bộn , chưa sạch sẽ . 
+ Lớp học ở hình 2 gọn gàng , ngăn nắp , sạch sẽ . 
+ Em thích lớp học của em như lớp học ở hình 2 . 
HS thảo luận theo nhóm: liệt kê những việc có thể làm để giữ lớp học sạch , đẹp . 
HS đại diện nhóm báo cáo kết quả
Các nhóm còn lại sẽ bổ sung và nhận xét phần trình bày của các bạn . Sắp xếp đồ dùng gọn gàng , ngăn nắp , lau chùi bàn , ghế , bảng đen ; quét lớp ; trang trí lớp , ... 
Lắng nghe
 + Điều chỉnh sau bài dạy: .
 ..
.................................................
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2021
Tiếng Việt Bài 35: Chữ hoa 
 (2 tiết) 
1. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết chữ in hoa trong câu; bước đầu làm quen với chữ viết hoa.
- Nhận ra và đọc được các chữ in hoa trong câu ứng dụng; ghi nhớ quy tắc viết hoa chữ đầu bài, đầu câu, tên riêng.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Chia quà. Tìm được trong bài chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu, chữ hoa ghi tên riêng.
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
2. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhỏ viết 2 điều cần ghi nhớ về quy tắc viết hoa
- Bảng chữ thường, chữ hoa
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐBT
1. HĐ mở đầu:
- GV kiểm tra 2 HS viết, đọc các chữ: ve, y tá.
 - GV nhận xét
 2.HĐ hình thành kiến thức mới:
- Giới thiệu bài: Kết thúc bài 34, các em đã học xong các âm và chữ tiếng Việt. Bài Chữ hoa sẽ giúp các em làm quen với chữ hoa (chữ in hoa và chữ viết hoa), nắm được quy tắc viết hoa
a. HĐ1:Chia sẻ và khám phá (BT 1: Tìm chữ hoa trong câu)
- GV viết lên bảng câu “Dì Tư là y tá.”, cả lớp đọc.
 GV giải thích: Đây là 1 câu văn, cuối câu có dấu chấm.
- GV nêu YC: Phát hiện những chữ được viết hoa trong câu.
 - GV: Vì sao chữ D trong tiếng Dì viết hoa?
 - GV: Vì sao chữ T trong tiếng Tư viết hoa?.
 - GV mời 3 - 4 HS nói tên mình, đầy đủ họ, tên; nhắc HS: Khi viết tên riêng của mình, của mọi người, các em cần viết hoa. Viết hoa tên riêng, viết hoa cả họ và tên đệm. Không viết hoa tên riêng là viết sai chính tả.
* Ghi nhớ (BT 2):
 -GV gắn lên bảng quy tắc viết hoa; đọc quy tắc cho HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhắc lại.
Dặn HS ghi nhớ 2 quy tắc vừa học để viết hoa đúng chính tả3.
b. HĐ 2: Luyện tập
* Tập đọc (BT 3)
* GV đưa lên bảng lớp hình minh hoạ bài Chia quà; giới thiệu: Trong hình là gia đình Hà: có bà, có ba má, có Hà và bé Lê
* GV đọc mẫu.
* Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): chia quà, thị xã, cả nhà, mía, sữa, quà quý. 
* Luyện đọc câu
- GV: Bài có mấy câu? ( 8 câu)
- Đọc vỡ từng câu: GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc.
 - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
 -Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (6 câu / 2 câu); thi đọc cả bài. 
 * Tìm hiểu bài đọc
GV: Đi thị xã về, má chia quà cho cả nhà. Má không chia quà cho má vì má đã có quà quý. Quà quý đó là gì?
 GV: Hai đứa con là quà quý của má. Con cái luôn là món quà quý giá nhất của cha mẹ.
Tiết 2.
c. HĐ 3:Tìm trong bài đọc những chữ hoa (BT 4)
- Cho cả lớp nhắc lại quy tắc chính tả viết hoa.
- GV nêu YC; từng cặp HS đọc bài trong SGK, tìm chữ hoa bắt đầu từ tên bài. 
- 4 cặp (8 HS) tiếp nối nhau báo cáo kết quả (mỗi em nói 1 câu):
-Yêu cầu HS nói lại những chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu
--Yêu cầu HS nói lại những chữ hoa ghi tên riêng trong bài
d. HĐ 4:Giới thiệu bảng chữ in thường - in hoa, viết thường - viết hoa
- GV chỉ Bảng chữ thường, chữ hoa (trên bảng lớp); giới thiệu các kiểu chữ (in thường - in hoa, viết thường - viết hoa); giải thích: chữ viết là chữ viết bằng tay.
- GV chỉ từng chữ in thường, in hoa. Cả lớp đọc.
- GV chỉ từng chữ viết thường, viết hoa. Cả lớp đọc.
- GV mời 1 HS lên bảng; đọc cho HS chỉ: chữ nào là chữ in thường, chữ nào là chữ in hoa. 
- GV mời 1 HS khác, đọc cho HS chỉ: chữ nào là chữ viết thường, chữ nào viết hoa. 
- GV chỉ câu Dì Tư là y tá, hỏi đó là kiểu chữ gì? 
- GV chỉ từng chữ trên Bảng chữ thường, chữ hoa, cả lớp phát hiện đó là chữ in hay chữ thường, chữ viết hoa hay chữ viết thường.
- GV: Chữ hoa nào gần giống chữ thường nhưng kích thước lớn hơn
- GV: Chữ hoa nào không giống chữ thường và kích thước lớn hơn?
-GV kết luận
3. HĐ củng cố và nối tiếp: 
-1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa.
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc lại bài Tập đọc cho nguôi thân nghe; quan sát kĩ bảng mẫu chừ hoa trong trường tiểu học (in trong vở Luyện viết 1, tập một).
- HS đọc, viết các chữ: ve, y tá
- HS chú ý theo dõi
- HS đọc:Dì Tư là y tá
- Chữ D trong tiếng Dì viết hoa, chữ T trong tiếng Tư viết hoa.
- Vì Dì đứng đầu câu. HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại.
- Vì Tư là tên riêng của dì. 
- HS nói tên mình
- HS lắng nghe
- HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhắc lại.
- HS đọc quy tắc
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc
- HS đếm: 8 câu
- HS luyện đọc
- HS thi đọc bài
- Quà quý đó là bé Lê và Hà.
- HS trả lời
- HS đọc bài và tìm chữ hoa
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS nêu
+ Điều chỉnh sau bài dạy: .
 ..
..........................................
Toán Phép cộng trong phạm vi 6 
Tên bài dạy: Bài : Số tiết: ( Tiết 3 ) 
1. Yêu cầu cần đạt: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
2. Yêu cầu cần đạt:
- Sách giáo khoa, Sách bài tập
- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐBT
1. HĐ mở đầu: (2’) Ổn định
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (30’)
 a. HĐ 1: Hoạt động khởi động
Chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép cộng trong phạm vi 6 đã học
 3. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1
- GV hướng dẫn HS cách làm 1 phép tính.
- Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (HS có thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm để tìm kết quả phép tính), rồi ghi phép tính vào vở.
- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau, nói cho nhau về tình huống đã cho và phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
- GV có thể nêu ra một vài phép tính khác để HS củng cố kĩ năng, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính.
Bài 2
- Cá nhân HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (HS có thể dùng thao tác đếm đê tìm kết quả phép tính).
- HS thảo luận với bạn về kết quả tính được, lí giải bằng ngôn ngữ cá nhân.
Chia sẻ trước lóp.
- GV chốt lại cách làm bài.
Bài 3
- Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống theo bức tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Ví dụ câu a): Bên trái có 3 chú mèo. Bên phải có 2 chú mèo. Có tất cả bao nhiêu chú mèo?
 Phép tính tương ứng là: 3 + 2 = 5.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
 HS nghĩ ra một số tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6.
5. HĐ củng cố và nối tiếp: ( 3’)
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn. 
- Hát
Chia sẻ trước lớp
HS quan sát và thực hiện
HS thực hiện
HS đọc các phép tính 
HS đố nhau tìm kết quả
HS thảo luận và làm bài
HS nêu
Môn học: Đạo đức: Lớp: 1 
Tên bài dạy: Bài: Sạch sẽ , gọn gàng Số tiết: ( Tiết 4 ) 
1. Yêu cầu cần đạt: Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
- Nêu được những việc làm chăm sóc bản thân như: vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể; ăn mặc chỉnh tề để sạch sẽ, gọn gàng. 
- Giải thích được vì sao phải sạch sẽ, gọn gàng. 
- Tự làm được một số việc vừa sức để bản thân luôn sạch sẽ, gọn gàng. 
2. Đồ dùng dạy học:
- SGK Đạo đức 1
3 . Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐBT
1. HĐ mở đầu: (2’) 
- GV tổ chức cho HS hát hoặc nghe bài hát “Thật đáng yêu” - Nhạc và lời: Nghiêm Bá Hồng. 
- GV nêu câu hỏi: Vì sao bạn nhỏ trong bài hát lại đáng yêu?
- GV nhận xét và giới thiệu bài mới. 
1. HĐ hình thành kiến thức mới: (30’)
 Khám phá
a. HĐ 1: Quan sát tranh
Mục tiêu: HS xác định được ai là người sạch sẽ, gọn gàng. 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát tranh ở mục a SGK đạo đức 1, trang 19 và xác định ai là người sạch sẽ, gọn gàng. 
- GV mời một số HS trình bày ý kiến. 
- GV kết luận
b. HĐ 2: Tìm hiểu những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng
Mục tiêu: HS nêu được những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng. 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu những biểu hiện của sạch sẽ, gọn gàng. 
- GV mời một số HS lên trình bày. 
- GV kết luận
c.HĐ 3: Tìm hiểu những việc cần làm để sạch sẽ, gọn gàng
Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để luôn sạch sẽ, gọn gàng và lợi ích của những việc làm đó. 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 20 và trả lời các câu hỏi:
+ Bạn trong mỗi tranh đang làm để sạch sẽ, gọn gàng?
+ Những việc làm đó nên được thực hiện vào lúc nào?
+ Những việc làm đó có ích lợi gì?
- GV mời một số HS đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến. 
- GV kết luận
d. Hoạt động 4: Nhận xét tranh
Mục tiêu:
HS xác định được những việc không nên làm để bản thân sạch sẽ, gọn gàng. 
HS được phát triển kỹ năng tư duy phê phán. 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 21 và nêu những việc không nên làm. Vì sao?
- GV mời một số HS đại diện các nhóm trình bày ý kiến. 
- GV kết luận
3.HĐ luyện tập, thực hành
 Xử lí tình huống
Mục tiêu:
- HS có kĩ năng ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể để bản thân sạch sẽ, gọn gàng. 
- HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các tranh tình huống ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 22 và lựa chọn cách xử lí tình huống trong môi tranh. 
- GV mời một số nhóm lên trình bày cách xử lí tình huống. 
- GV định hướng cách giải quyết:
+ Tình huống 1: Em nên khuyên bạn, không nên vừa đí vừa ăn ngoài đường, vì mất vệ sinh, bị bẩn tay và quần áo. 
+ Tình huống 2: An nên cảm ơn chị vì đã nhắc và vào chải tóc cho gọn gàng rồi mới đi học. 
4. HĐ củng cố và nối tiếp: (3’)
- GV hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
- GV yêu cầu HS đọc lời khuyên trong sgk
- GV đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả.
- Nhận xét tiết học
- HS trả lời
- HS thực hiện cá nhân
- Trình bày ý kiến
- HS lắng nghe
- HS nêu.
- HS quan sát tranh
- HS trả lời 
- Lắng nghe
- HS làm việc nhóm
- HS trình bày ý kiến
- Lắng nghe
- HS làm việc nhóm
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc lời khuyên trong sgk
Thời gian thực hiện: Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2021
Môn học: Tiếng Việt Lớp: 1B 
Tên bài dạy: Bài 36: am , ap Số tiết: ( Tiết 1, 2 ) 
1. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết các vần am, ap; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần am, ap với mô hình “âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”.
- Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần am, vần ap.
- Đọc đúng, hiếu bài Tập đọc Ve và gà (1).
- Viết đúng trên bảng con các vần: am, ap, các tiếng (quả) cam, (xe) đạp.
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
2. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh
Vở BT Tiếng việt 1, tập 1
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐBT
TIẾT 1
1. HĐ mở đầu: (5’)
- GV cho 2 HS đọc bài Chia quà 
- Nhận xét
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (30’)
- GT bài
- GV giới thiệu : vần am , ap
a. HĐ 1: Chia sẻ và khám phá (BT 1: làm quen)
* Dạy vần am
- Chia sẻ: GV chỉ từng chữ a, m (đã học). 
- Khám phá: GV giới thiệu hình ảnh quả cam, hỏi: Đây là quả gì? 
- Trong từ quả cam, tiếng nào có vần am? (Tiếng cam).
 + Phân tích: tiếng cam có âm c đứng trước, vần am đứng sau.
Đánh vần và đọc trơn 
+ GV giới thiệu mô hình vần am
 + GV giới thiệu mô hình tiếng cam..
* Dạy vần ap : ( Tương tự dạy vần am )
- So sánh: vần am với vần ap
* Củng cố: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? (Vần am, vần ap).
 Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? (Tiếng cam, tiếng đạp). GV chỉ mô hình từng vần, tiếng..
b. HĐ 2:Luyện tập
- Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần am ? Tiếng nào có vần ap ?) (như những bài trước)
- GV đưa lên bảng 6 hình minh hoạ; nêu YC của BT.
- Đọc tên sự vật:
- GV chỉ từng từ theo số TT. 
- Giải nghĩa từ: Tháp Rùa (tháp nằm giữa Hồ Gươm); quả trám (loại quả dùng làm thức ăn, rất bùi và ngon); sáp nẻ (sáp dùng để bôi lên da mặt, lên môi nhằm chống nứt nẻ).
- Tìm tiếng có vần am, vần ap: Từng cặp HS làm bài trong VBT, tìm nhanh tiếng có vần am, vần ap. 
- Báo cáo kết quả
- Một cặp HS nói kết quả 
- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng khám có vần am. Tiếng tháp (Rùa) có vần ap...
c. HĐ 3. Tập viết (bảng con - BT 5) 
- HS đọc các chữ, tiếng vừa học
- GV viết trên bảng.
- GV vừa viết chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn.
- Vần am: viết a trước, m sau; chú ý nối nét giữa a và m.
- Vần ap: viết a trước, p sau; chú ý nối nét giữa a và p.
- quả cam: viết tiếng quả trước, tiếng cam sau. Trong tiếng cam: viết c trước, am sau. 
- xe đạp: viết xe trước (x nối sang e), đạp sau (viết đ gần vần ap, dấu nặng đặt dưới a).
- HS viết bảng con: am, ap. Viết cam, đạp
TIẾT 2
d. HĐ 4: (30’) Tập đọc (BT 4) 
* Giới thiệu: Đây là phần 1 của truyện Ve và gà.Truyện có hai nhân vật là ve sầu và gà mái. Ve sầu là loài côn trùng đầu to, hai cánh trong, có khả năng tạo âm thanh rỉ rả, inh ỏi suốt mùa hè. Các em hãy lắng nghe để biết chuyện gì đã xảy ra giữa ve và gà.
* GV đọc mẫu.
* Luyện đọc từ ngữ: mùa hè, ham múa ca, đạp đạp, giũ giũ lúa, thỏ thẻ, làm, thú vị, đáp, lũ nhỏ.	
* Luyện đọc câu
- GV: Bài đọc có mấy câu? (5 câu).
- Đọc vỡ: GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc 
- Đọc nối tiếp từng câu 
* Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (2 câu / 3 câu);
* Thi đọc theo vai
- ( Làm mẫu) GV (vai người dẫn chuyện) cùng 2 HS (vai ve, gà) đọc mẫu
- Từng tốp 3HS cùng luyện đọc theo vai và thi 
- Gọi 1 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc đồng thanh
- GV khen, tuyên dương
* Tìm hiểu bài đọc (Thay hình ảnh bằng từ ngữ thích hợp)
- GV nêu yêu cầu, mời HS nói về từng hình
- Hình ảnh trong câu a là gì ? ( Con ve )
- Hình ảnh trong câu b là gì ? ( Lũ gà nhỏ )
- 1 HS hoàn chỉnh 2 câu văn
- GV: Qua cuộc nói chuyện giữa ve và gà mẹ, em nghĩ gì về ve ?
* Cả lớp đọc lại 2 trang nội dung bài 36
3. HĐ củng cố và nối tiếp: (5’)
- Cho HS đọc bài ở SGK
- Dặn HS về nhà đọc bài cho bố mẹ nghe.
- Nhận xét tiết học
- HD HS xem bài sau: ăm, ăp.
- 2 HS đọc
- HS trả lời
HS lắng nghe
- 1 HS đọc: a - mờ - am. Cả lớp: am.
- Quả cam
- Tiếng cam
- HS lắng nghe
- HS cá nhân, tổ, cả lớp: a-mờ- am/ am
HS: cờ- am- cam/ cam
- Trả lời
- Cá nhân, nhóm , lớp đánh vần lại
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS 1 chỉ bảng, nói tiếng có vần am. HS 2 nói tiếng có vần ap.Vài HS đọc, cả lớp
- Quan sát
- Lắng nghe
- HS viết
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc cá nhân, cả lớp
- HS trả lời
HS đọc từng câu
HS đọc nối tiếp từng câu
HS thi đọc nối tiếp( cặp, tổ)
- Lắng nghe
- Vài tốp thi đọc
- 1HS đọc cả bài
- HS trả lời
- a) Ve chỉ ham múa ca
 b) Chị gà làm để có lúa cho lũ gà nhỏ
Môn học: Toán Lớp: 1B 
Tên bài dạy: Bài: Phép cộng trong phạm vi 6 ( TT) Số tiết: ( Tiết 3 ) 
 1. Yêu cầu cần đạt: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Tìm được kết quả các phép cộng trong phạm vi 6 và thành lập Bảng cộng trong PV 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học
2. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa, Sách bài tập
- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐBT
1. HĐ mở đầu: (2’) Ổn định
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (30’)
 a. HĐ 1: Hoạt động khởi động
Chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép cộng trong phạm vi 6 đã học
b. HĐ 2 : Hình thành phép cộng trong phạm vi 6
- HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
- Tìm kết quả từng phép cộng trong phạm vi 6 (thể hiện trên các thẻ phép tính).
Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS tự tìm kết quả từng phép tính dưới dạng trò chơi theo cặp/nhóm: Bạn A rút một thẻ rồi đọc phép tính; bạn B nêu kết quả phép tính đó (có thể viết kết quả ra bên cạnh hoặc mặt sau).
Sắp xếp các thẻ phép cộng theo một quy tắc nhất định. Chẳng hạn: GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành bảng cộng như SGK, đồng thời HS xếp các thẻ thành một bảng cộng trước mặt.
- GV giới thiệu Bảng cộng trong phạm vi 6 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong bảng.
- HS nhận xét về đặc điểm của các phép cộng trong từng dòng hoặc từng cột và ghi nhớ Bảng cộng trong phạm vi 6.
HS đưa ra phép cộng và đố nhau tìm kết quả (làm theo nhóm bàn)
- GV tổng kết: Có thể nói:
- Dòng thứ nhất được coi là Bảng cộng: Một số cộng 1.
- Dòng thứ hai được coi là Bảng cộng: Một số cộng 2.
- Dòng thứ ba được coi là Bảng cộng: Một số cộng 3.
- Dòng thứ tư được coi là Bảng cộng: Một số cộng 4.
 - Dòng thứ năm được coi là Bảng cộng: Một số cộng 5.
3. HĐ củng cố và nối tiếp: ( 3’)
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn. 
- Hát
HS quan sát và thực hiện
Chia sẻ trước lớp
HS thực hiện
HS đọc các phép tính trong bảng
HS đố nhau tìm kết quả
HS nói
Môn học: HĐ trải nghiệm: Lớp: 1B 
Tên bài dạy: Bài: HĐGD theo chủ đề: Tự chăm sóc bản thân Số tiết: ( Tiết 4 ) 
1.Yêu cầu cần đạt: Sau hoạt động, HS có khả năng: 
– Hình thành một số thói quen tự phục vụ, chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi như: tự vệ sinh cá nhân, tự phục vụ bản thân, chăm sóc cơ thể.
2. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐBT
1.HĐ mở đầu (3 phút)
- Ổn định:
- Giới thiệu bài
- Hát
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về những việc cần làm để tự chăm sóc bản thân.
- Lắng nghe
2.HĐ hình thành kiến thức mới. (10 phút)
a. Hoạt động 1. Liên hệ và chia sẻ.
* Mục tiêu: Hình thành một số thói quen tự phục vụ, chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi như: tự vệ sinh cá nhân, tự phục vụ bản thân, chăm sóc cơ thể
HS tự liên hệ bản thân, nhận xét và đánh giá về những việc đã làm được và chưa làm được để chăm sóc bản thân 
* Cách tiến hành :
- Chia lớp thành cặp đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:
+ Hằng ngày, bạn đã làm gì để chăm sóc bản thân? 
+ Bạn làm những việc đó vào lúc nào? 
+ Bạn cảm thấy như thế nào khi tự mình làm những công việc đó?
- Y/C HS cử đại diện trình bày trước lớp.
- GV và HS cùng nhận xét.
* Kết luận:
- Hằng ngày, em cần tự mình làm những việc phù hợp để chăm sóc bản thân: vệ sinh cá nhân, ăn uống, rèn luyện sức khoẻ.
- HS thảo luận
- HS trả lời
- HS trả lời theo quan điểm của bản thân.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
 Thực hành chăm sóc bản thân
* Mục tiêu: 
- HS thực hành tại chỗ một số kĩ năng chăm sóc, vệ sinh cơ thể gọn gàng.
 * Cách tiến hành:
Bước 1. Hoạt động chung cả lớp: 
- GV nêu yêu cầu: 
+ Quan sát lại trang phục của em
+ Chỉnh sửa lại đầu tóc, trang phục (quần áo, giày dép) gọn gàng.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS
- Làm việc cả lớp
- HS quan sát.
- Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét nhóm bạn
Bước 2. Làm việc cặp đôi: 
- Từng cá nhân HS thực hành chỉnh sửa quần áo, giày dép, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ.
 - Y/C HS trong nhóm quan sát, sửa trang phục đầu tóc cho nhau.
- GV cho HS trả lời theo các câu hỏi:
Bước 3. Chia sẻ trước lớp: 
- GV mời số bạn chia sẻ trước lớp về hoạt động tự thực hành của bản thân.
 - GV và HS cùng hỏi đáp về những lưu ý khi chuẩn bị trang phục và vệ sinh cá nhân.
* Kết luận: 
Các em cần lựa chọn, chuẩn bị trang phục gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp với thời tiết. Tự chăm sóc bản thân giúp em tự tin và chủ động hơn
- HS thực hành
- 2 đến 3 nhóm HS lên hỏi – đáp các câu hỏi trên trước cả lớp.
- HS nhận xét nhóm bạn.
Lắng nghe, ghi nhớ
4. Hoạt động củng cố và nối tiếp: (2 phút)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà chia sẻ với người thân về cách tự chăm sóc cho bản thân.
- Lắng nghe
Thời gian thực hiện: Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2021
Môn học: Tiếng Việt Lớp: 1B 
Tên bài dạy: Bài 37: ăm, ăp Số tiết: ( Tiết 1, 2 ) 1.Mục tiêu:
- Nhận biết các vần ăm, ăp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ăm, ăp với mô hình “âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”.
- Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần ăm, vần ăp.
- Đọc đúng, hiếu bài Tập đọc Ve và gà (2).
- Viết đúng trên bảng con các vần: ăm, ăp, các tiếng chăm (chỉ), cặp (da) .
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
2. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh. Bảng viết bài đọc.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐBT
TIẾT 1
1. HĐ mở đầu: (5’)
- 2 HS đọc bài Tập đọc Ve và gà (1) và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (30’)
- GT bài
- Hôm nay, các em học bài vần ăm vần ăp
a. HĐ 1: Chia sẻ và khám phá
* Dạy vần ăm:
- Chia sẻ: GV chỉ từng chữ ă, m. 1HS đọc:ă- mờ- ăm.Cả lớp ăm 
- Khám phá: GV giới thiệu hình ảnh em bé, hỏi: Em bé đang làm gì? 
- Trong từ chăm chỉ, tiếng nào có vần ăm? (Tiếng chăm).
+ Phân tích: tiếng chăm có âm ch đứng trước, vần ăm đứng sau.
Đánh vần và đọc trơn 
+ GV giới thiệu mô hình vần ăm
 + GV giới thiệu mô hình tiếng chăm..
* Dạy vần ăp : ( Tương tự dạy vần ăm )
- So sánh: vần ăm với vần ăp
* Củng cố: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? (Vần ăm, vần ăp).
 Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? (Tiếng chăm, tiếng cặp). GV chỉ mô hình từng vần, tiếng..
 - Nhận xét, sửa phát âm cho HS
b. HĐ 2: Luyện tập
- Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ăm ? Tiếng nào có vần ăp ?) 
+ GV đưa lên bảng 6 hình minh hoạ; nêu YC của BT.
GV chỉ từng chữ dưới hình, gọi HS đọc
- GV chỉ từng từ, cả lớp đọc: Tiếng thắp, bắp ngô,...
- HS nói thêm 3- 4 tiếng ngoài bài có vần ăm có vần ăp
c. HĐ3: Tập viết( bảng con- BT 4)
- Cả lớp đọc các vần, tiếng vừa học
- GV vừa viết mẫu vừa HD
+ Vần ăm, vần ăp
+ Tiếng chăm, cặp
GV nhận xét
Tiết 2
d. HĐ 4.Tập đọc (BT 3)
-GV chỉ hình minh hoạ bài Ve và gà (2): Gà cho ve đồ ăn. Các em hãy lắng nghe để biết câu chuyện kết thúc thế nào.
-GV đọc mẫu.
-Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): mùa thu, cỏ lá, chả có gì, gặp, ngỏ ý, thủ thỉ, chăm múa, chăm làm, chả lo gì.
 - Luyện đọc câu
+ GV: Bài đọc có 7 câu. (GV đánh số TT từng câu).
+ GV chỉ từng câu cho..
 + Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). GV nhắc HS nghỉ hơi ở câu cuối (Ve chăm múa và chăm làm nữa/thì sẽ chả lo gì).
+Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (5 câu / 2 câu); thi đọc cả bài (theo cặp, tổ). 
-Tìm hiểu bài đọc
- GV nêu YC của BT, chỉ từng vế câu trên bảng cho cả lớp đọc.
1 HS nói kết quả: Ý đúng: a) Vừa chăm múa vừa chăm làm - 1) thì chả lo gì.
Ý sai: a) Vừa chăm múa vừa chăm làm - 2) thì chả 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_lop_1_sach_canh_dieu_tuan_7_nam_hoc_2020_20.doc