Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 9 đến 35 - Năm học 2013-2014

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 9 đến 35 - Năm học 2013-2014

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài:

+ Nêu mục tiêu tiết học

+Ghi bài lên bảng

- Tìm hiểu nội dung

* Hoạt động 1: Thảo luận

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp

- Giao nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời các câu hỏi

+ Theo em khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?

+ Có bạn nào ngủ ít không? Nêu cảm giác của em sau đêm ít ngủ?

+ Nêu điều kiện để có giấc ngủ tốt?

+ Hằng ngày bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ?

+ Bạn đã làm gì trong cả ngày?

- Bước 2: Làm việc cả lớp

+ Gọi các cặp trình bày

* Hoạt động 2: Cho HS thực hành lập thời gian biểu

- Hướng dẫn cả lớp

+ Thời gian biều trong cả ngày gồm các mục: Thời gian trong các buổi sáng, trưa, chiều, tối.

 

doc 117 trang thuong95 2510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 9 đến 35 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội
VỆ SINH THẦN KINH (Tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ
- Biết lập và thực hiện thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập, vui chơi,.... một cách hợp lý.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong sgk phóng to
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu câu hỏi và gọi HS trả lời:
+ Kể tên những thức ăn, đồ uống có hại cho cơ quan thần kinh?
- Đánh giá, nhận xét 
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
+ Nêu mục tiêu tiết học
+Ghi bài lên bảng
- Tìm hiểu nội dung
* Hoạt động 1: Thảo luận
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp
- Giao nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời các câu hỏi
+ Theo em khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
+ Có bạn nào ngủ ít không? Nêu cảm giác của em sau đêm ít ngủ?
+ Nêu điều kiện để có giấc ngủ tốt?
+ Hằng ngày bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ?
+ Bạn đã làm gì trong cả ngày?
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Gọi các cặp trình bày
* Hoạt động 2: Cho HS thực hành lập thời gian biểu
- Hướng dẫn cả lớp
+ Thời gian biều trong cả ngày gồm các mục: Thời gian trong các buổi sáng, trưa, chiều, tối.
- Cho HS làm vào phiếu đã phát cho HS
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp
- Cho HS trình bày trước lớp
+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
+ Sinh hoạt, học tập theo thời gian biểu có ích lợi gì?
- KL: Thực hiện theo thời gian biểu giúp ta sinh hoạt và làm việc có khoa học.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, thái độ học tập của học sinh.
- Dặn về nhà thực hiện tốt thời gian biểu đã đề ra; Ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời:
- Bia, rượu, thuốc lá, cà phê, ma tuý,...
- Nghe giới thiệu
- Nhắc lại tên bài, ghi bài
a) Vai trò của giấc ngủ
- Lớp thảo luận theo cặp trả lời một số câu hỏi mà nhiệm vụ được giao:
- Khi ngủ CQTK được nghỉ ngơi, đặc biệt là bộ não
- Trẻ càng nhỏ càng cần được ngủ nhiều; Từ 10 tuổi trở lên mỗi người cần ngủ từ 7h -> 10h. Nếu mất ngủ sau đêm đó dậy người mệt mỏi, đau đầu.....
- Hàng ngày em thức dậy từ lúc 5h30, đi ngủ lúc 10h
- HS nêu
- Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- HS lập thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian
- 1 vài HS lên điền thử bảng treo mẫu
- Phát phiếu in sẵn, HS khác theo dõi
Buổi
Giờ
Công việc h.động
Sáng
Trưa
Chiều
Tối
5h30 đến6h
10h30 đến 1h
......
- Ngủ dậy, thể dục buổi sáng, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng đi học
- Ăn trưa, rửa bát
- Nghỉ ngơi, đi học
.............
- Cùng nhau trao đổi để hoàn thiện thời gian biểu
- 1 số HS lên giới thiệu thời gian biểu của mình. Các bạn khác nghe và nhận xét, bổ sung
- Để làm việc có giờ giấc và đúng khoa học
- Nâng cao hiệu quả học tập và bảo vệ thần kinh
- Một số HS đọc mục cần biết
Ngày soạn: Ngày . .../ ../ 201. 
Ngày dạy: Thứ .., ngày . ../ ../ 201. 
Tự nhiên & xã hội
ÔN TẬP
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I/ MỤC TIÊU:
- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.
- Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu.
- Có ý thức bảo vệ và vệ sinh môi trường, tự chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK phóng to
- Bộ phiếu rời ghi các câu hỏi để HS bốc thăm.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc lập thời gian biểu của HS
- Nhận xét
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học
- Ghi tên bài lên bảng 
b) Nội dung ôn tập:
* Tổ chức trò chơi: Ai nhanh nhất? Ai đúng?
- GV tổ chức hướng dẫn chơi trò chơi
+ GV chia lớp thành 4 nhóm và sắp xếp lại bàn ghế phù hợp với trò chơi
- GV phổ biến luật chơi, cách chơi
+ GVnêu câu hỏi, HS lắc chuông TLCH
- Cách tính điểm: Trả lời đúng: 5 đ’; Trả lời sai: Không trừ điểm
- GV cho HS chuẩn bị trước: Hội ý với HS cử bạn vào ban giám khảo. Ban giám khảo nhận đáp án, để theo dõi, nhận xét. Hướng dẫn ban giám khảo đánh giá, ghi chép
- GV cho lần lượt bóc thăm và đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi. VD:
+ Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào?
+ Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?
+ Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào?
- Đánh giá tổng kết
- Đánh giá, nhận xét.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn ôn lại bài, xem lại các sơ đồ, chuẩn bị bài sau.
- Hát
- Nghe giới thiệu
- Nhắc lại tựa bài
- Chia làm 4 nhóm: 5 HS làm giám khảo, cùng theo dõi, ghi lại câu trả lời của các đội
- Đội nào có câu trả lời thì lắc chuông
- HS trao đổi trong đội những thông tin đã học từ trước
- Cử ban giám khảo
- Nghe thống nhất
- Nghe câu hỏi và bấm chuông trả lời. VD:
+ Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận: Mũi, khí quản, phế quản, 2 lá phổi
+ Tim, các mạch máu
+ Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
- Ban giám khảo hội ý và thống nhất điểm, tuyên bố cho các đội
Ngày soạn: Ngày . .../ ../ 201. 
Ngày dạy: Thứ .., ngày . ../ ../ 201. 
Tự nhiên & xã hội
ÔN TẬP
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
(Tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU:
- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.
- Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu.
- Có ý thức bảo vệ và vệ sinh môi trường, tự chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK phóng to
- Bộ phiếu rời ghi các câu hỏi để HS bốc thăm
- Giấy A4  và bút vẽ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra chuẩn bị của HS
- Nhận xét
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài, ghi tựa.
- Nêu yêu cầu vẽ tranh: vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý, ...
- GV hướng dẫn mỗi HS chọn một nội dung để vẽ tranh vận động. VD:
+ Vận động không hút thuốc lá
+ Không uống rượu
+ Không sử dụng ma tuý
- Hướng dẫn HS thực hành
- Giúp đỡ các nhóm còn yếu
- Yêu cầu SH trình bày, đánh giá
- Đánh giá, nhận xét 
- Khen các ý tưởng hay
4. Nhận xét, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhắc tựa
- HS nghe hướng dẫn
- Chọn nội dung và thực hành vẽ
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và cử đại diện nêu ý tưởng của bức tranh vận động do nhóm mình vẽ
- Nhóm khác bình luận, góp ý
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên và xã hội
CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu: 
 - HS nêu được các thế hệ trong một gia đình.
 - Phân biệt các thế hệ trong gia đình.
 - Biết giới thiệu về các thế hệ trong gia đình của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các hình trong SGK phóng to.
 - HS mang ảnh chụp gia đình mình, giấy, bút vẽ.
III. Hoạt động dạy học:
- Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng 
- Tìm hiểu nội dung
a) Tìm hiểu về gia đình
- Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?
- KL: Như vậy trong mỗi gia đình chúng ta có nhiều người ở lứa tuổi khác nhau cùng chung sống. VD như: Ông bà, cha mẹ, anh chị em và em
- Những người ở các lứa tuổi khác nhau đó được gọi là các thế hệ trong một gia đình
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm; GV nêu nhiệm vụ cho mỗi nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Tranh vẽ những ai? Nêu những người đó?
+ Ai là người nhiều tuổi nhất? Ai ít tuổi nhất?
+ Gồm mấy thế hệ?
- KL: Trong gia đình có thể có nhiều hoặc ít người chung sống. Do đó, cũng có thể nhiều hay ít thế hệ cùng chung sống
b) Gia đình các thế hệ:
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi
- GV giao nhiệm vụ: Quan sát hình SGK và TLCH:
+ Hình vẽ trang 38 nói về gia đình ai? Gia đình đó có mấy người? Bao nhiêu thế hệ?
+ Hình trang 39 nói về gia đình ai? Gia đình đó có bao nhiêu người? Bao nhiêu thế hệ?
- GV tổng kết ý kiến của các cặp đôi
- KL: Trang 38, 39 ở đây giới thiệu về 2 gia đình bạn Minh và bạn Lan. Gia đình Minh có 3 thế hệ cùng sống, gia đình Lan có 2 thế hệ chung sống
- Theo em mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ?
c) Giới thiệu về gia đình mình:
- Yêu cầu HS giới thiệu, nêu gia đình mình mấy thế hệ chung sống?
- Khen những bạn giới thiệu hay, đầy đủ thông tin, có nhiều sáng tạo.
* Củng cố, dặn dò:
- Về nhà vẽ 1 bức tranh về GĐ mình. Học bài, CB bài sau: Họ nội, họ ngoại.
- Nhận xét tiết học.
- Nghe giới thiệu, nhắc lại đề bài
- 5 HS trả lời:
+ Trong gia đình em có ông bà em là người nhiểu tuổi nhất
+ Trong gia đình em, bố mẹ em là người nhiều tuổi nhất, em em ít tuổi nhất
- Nghe giảng
- HS thảo luận nhóm 4: Nhận tranh và TLCH dựa vào nội dung tranh
- HS dựa vào tranh và nêu:
- Trong tranh gồm có ông bà em, bố mẹ em, em và em của em
- Ông bà em là người nhiều tuổi nhất, và em của em là người ít tuổi nhất
- Gồm 3 thế hệ
- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét 
- Nghe, ghi nhớ
- 2 HS cùng bàn thảo luận
- Nhận n.vụ và T. luận TL câu hỏi:
- Đại diện trình bày kết quả
+ Đây là gia đình bạn Minh. Gia đình có 6 người: ông bà, bố mẹ, Minh và em gái Minh. Gia đình Minh có 3 thế hệ
+ Đây là GĐ bạn Lan, gồm có 4 người: Bố mẹ Lan và em trai Lan. GĐ Lan có 2 thế hệ
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Nghe giới thiệu
- Có thể có: 2, 3, 4 thế hệ cùng sống, cũng có thể có 1 thế hệ, VD: gia đình 2 vợ chồng chưa có con
- HS GT bằng ảnh, tranh
- Các bạn nghe, nhận xét.
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội
HỌ NỘI – HỌ NGOẠI
I. Mục tiêu:
- Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại và biết cách xưng hô đúng.
- Biết giới thiệu về họ nội, ngoại của mình.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh SGK.
- HS mang tranh ảnh họ hàng nội - ngoại đến lớp.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Ôn định: 
2. KT bài cũ:
- Gọi HS trả lời CH: Gia đình thường có mấy thế hệ chung sống?
- Nhận xét, đánh giá
3. Bài mới:
a) GT bài: 
- Y/C lớp hát bài cả nhà thương nhau hoặc Ba mẹ là quê hương
- Kể tên những người họ hàng mà em biết? Như vậy: mỗi bạn đều có chú, bác, cô, dì,... là họ hàng của mình. Để hiểu rõ hơn những mối quan hệ này và giúp các em xưng hô đúng, hôm nay ta tìm hiểu bài “Họ nội- Họ ngoại”
b) Tìm hiểu về họ nội- họ ngoại:
- GV tổ chức HS thảo luận nhóm
- Chia lớp thành 6 nhóm, giao n.vụ cho các lớp thảo luận, y/c báo cáo KQ
+ Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
+ Ông bà ngoại Hương sinh ra những ai trong ảnh?
+ Quang đã cho bạn xem ảnh của những ai?
+ Ông bà nội quang sinh ra những ai trong ảnh
- Nghe HS báo cáo nhận xét, bổ sung
+ Những người thuộc họ nội gồm những ai?
+ Những người họ ngoại gồm những ai?
KL: Cả 4 bạn có chung ông bà nhưng Hồng, Hương phải gọi là ông bà ngoại vì mẹ bạn là con gái ông bà. Quang và Thủy gọi là ông bà nội. Như vậy: ông bà nội, bố Quang, Thuỷ được gọi là họ nội. Còn ông bà ngoại, mẹ, Hồng, Hương là họ ngoại
- GV cho HS kể tên họ nội, họ ngoại
+ Họ nội gồm những ai?
+ Họ ngoại gồm những ai?
Nhận xét: Tổng kết các câu trả lời của HS
KL: Như vậy ông bà sinh ra bố và các anh chị của bố cùng với các con của họ... là những người thuộc họ nội
Ông bà sinh ra mẹ và các anh chị em của mẹ, cùng với các con của họ thì gọi là họ ngoại
c) Tổ chức trò chơi “Ai hô đúng”
- Phổ biến luật chơi và cách chơi:
+ GV đưa ra những miếng ghép ghi lại các quan hệ họ hàng khác nhau. HS đưa ra cách xưng hô và họ bên nào
VD: GV đưa Em gái của mẹ
 HS nói Dì- họ ngoại
- Tổ chức cho HS chơi
- Tuyên dương, động viên
d) Thái độ, tình cảm với họ nội- họ ngoại:
- Y/C HS thảo luận nhóm, đóng vai tình huống
- Nêu tình huống:
+ Anh của bố đến chơi khi bố đi vắng
+ Em của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng
- Em có nhận xét gì cách ứng xử vừa rồi?
- Tại sao phải yêu quý những người họ hàng của mình
KL: Ông bà nội, ông bà ngoại là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm giúp đỡ,... 
4. củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn bài, CB bài sau
- Nhận xét tiết học.
Hát tập thể
- HS trả lời: GĐ thường có 2 hoặc 3 người cùng chung sống, nhưng cũng có khi có 1 hoặc 4 thế hệ
- HS hát tập thể
- 3 HS kể
- Nghe giới thiệu
- Thảo luận nhóm 5
- Nhận nội dung thảo luận, cử đại diện trình bày KQ, nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ Hương cho bạn xem ảnh ông bà ngoại và mẹ, và bác
+ Ông ngoại sinh ra mẹ Hương và bác Hương
+ Quang cho bạn xem ảnh ông bà nội và bố cùng cô của Quang
+ Ông bà nội của Quang sinh ra bố Quang và mẹ của Hương
- Ông bà nội và bố
- Ông bà ngoại, mẹ.
- Nghe và ghi nhớ
- Làm việc cả lớp
- Họ nội: Ông bà nội, bố, cô,...
- Họ ngoại: Ông bà ngoại, mẹ, dì, cậu...
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Nghe và ghi nhớ
- HS chơi dưới sự hướng dẫn của GV, HS đoán đúng được thưởng tràng vỗ tay, nếu sai nhường bạn khác trả lời
 - HS nhận tình huống đóng vai thể hiện cách ứng xử
- Trình bày và cách ứng xử
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Nêu ý kiến
- Vì họ là những người họ hàng ruột thịt
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội
THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG
I/ Mục tiêu:.
- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng.
- Phân tích mối quan hệ họ hàng của 1 số trường hợp cụ thể, ví dụ: 2 bạn Quang và Hương (anh em họ), Quang và em Hương(cháu và cô ruột)...
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Sơ đồ mẫu.
- SGK, vở, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động dạy - học:
a) Khởi động: trò chơi đi chợ mua gì? cho ai?
- HD HS chơi:
- Trò chơi kết thúc
b) Nhận biết mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ:
- Y/C làm việc trên phiếu học tập
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình trang 42 và TL câu hỏi:
+ Ai là con trai, con gái của ông bà?
+ Ai là con dâu, con rể của ông bà?
+ Ai là cháu nội, cháu ngoại của ông bà?
+ Những ai thuộc họ nội của Quang?
+Những ai thuộc họ ngoại của Hương?
- Yêu cầu HS đổi chéo phiếu học tập
- Bổ sung, nhận xét 
- KL: Đây là gia đình 3 thế hệ đó là ông bà, bố mẹ và các con. Ông bà có một con gái và một con trai, một con dâu và một con rể, 2 cháu nội và hai cháu ngoại.
* Dặn chuẩn bị tranh ảnh về gia đình mình để vẽ sơ đồ tiết sau.
- HS chơi đứng thành vòng tròn đếm từ 1- hết 
- 1 HS làm quản trò:
 + Quản trò: Đi chợ, đi chợ!
 + Lớp mua gì? Mua gì?
 + Q.trò: mua 2 cái áo,1 HS số 2 đứng dậy chạy
 + Lớp: cho ai? Cho ai?
 + HS số 2 vừa chạy, vừa nói: Cho mẹ cho mẹ. Cuối cùng trưởng trò nói: Tan chợ
- Lớp thảo luận nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm theo Y/Ccủa GV. Ghi câu trả lời vào PBT.
- Con gái của ông bà là mẹ Hương, con trai là bố Quang
- Mẹ Quang là con dâu, bố Quang là con rể
- Quang và Thuỷ là cháu nội, Hương và Hồng là cháu ngoại của ông bà
- Họ nội của Quang: Ông bà, bố mẹ Hương và Hương
- Ông bà, bố mẹ Quang và anh em Quang
- Các nhóm kiểm tra lẫn nhau
- Các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung, nhận xét 
- Nghe giảng
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội
THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG
(Tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng.
 - Phân tích mối quan hệ họ hàng của 1 số trường hợp cụ thể, ví dụ: 2 bạn Quang và Hương (anh em họ), Quang và em Hương(cháu và cô ruột)...
II/ Đồ dùng dạy - học:
 - Sơ đồ mẫu.
 - SGK, vở, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động dạy – học:
* Hướng dẫn phân tích:
+ Gia đình trong tranh có mấy thế hệ?
+ Ông bà Quang có bao nhiêu người con? Đó là ai?
+ Ai là con dâu? Rể?
- Cho xem sơ đồ và HD quan sát, NX.
* Vẽ sơ đồ gia đình mình:
- Yêu cầu lớp làm việc cá nhân 
- Gọi 1 số HS lên bảng giới thiệu sơ đồ
- KL: Cần tôn trọng lễ phép với ông bà, cô bác, dì, cậu,... thương yêu đùm bọc anh chị em.
Tổ chức trò chơi: Xếp hình gia đình và liên hệ
- GV phổ biến luật chơi:
+ Phát phiếu cho các nhóm ghép tên các thành viên của gia đình, các nhóm phải vẽ mối quan hệ họ hàng của gia đình đó
+ Tổ chức chơi mẫu: Gắn lên bảng: ông bà, bố mẹ Nam, Nam, bố mẹ Linh, Linh.
- Quan sát các nhóm.
- Tổng kết, nhận xét 
* Yêu cầu vẽ sơ đồ gia đình mình, rồi giới thiệu cùng các bạn.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: “Phòng cháy khi ở nhà”.
- Quan sát và phân tích:
- Gồm mười người và 3 thế hệ
- Ông bà và Quang có 2 con, bố Quang và mẹ Hương
- Mẹ Hương là con dâu, bố Hương là con rể
- HS quan sát sơ đồ
- HS nhìn sơ đồ nêu lại mối quan hệ của mọi người trong gia đình
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS vẽ sơ đồ, điền tên các thành viên trong gia đình mình.
- 3 HS lên bảng nói trước lớp.
- Nghe, ghi nhớ
- Nghe hướng dẫn 
- Các nhóm nhận nội dung 
+ Nhóm 1: Hương, bố mẹ Hương, Linh, bố mẹ Linh, Tuấn( anh trai Linh)
+ Nhóm 2: Ông, con trai, con rể, con gái, con dâu, bà
+ Nhóm 3: Ông bà, Giang Sơn, bác Thư, bố mẹ Giang Sơn
+ Nhóm 4: Cô Lan, chú Tư, Tùng, bố mẹ Tùng, ông bà
- Gọi các nhóm lên trình bày.
- HS làm việc cá nhân, Trình bày trước lớp
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội
PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ
I. Mục tiêu:
- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
- Biết cách sử lí khi xảy ra cháy.
- Nêu được 1 số thiệt hại do cháy gây ra.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các hình trong SGK phóng to
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định: Hát
2. Bài cũ:
- Gia đình em có mấy thế hệ?
- Con phải có nghĩa vụ như thế nào đối với người thân?
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng 
- Nội dung
a) Một số đồ vật dễ cháy
- Cho HS hoạt động tập thể lớp
+ Đọc một số tin về những vụ hoả hoạn.
+ Nêu nguyên nhân của các vụ cháy đó?
+ Vật nào gây dễ cháy?
+ Tại sao những vật đó dễ gây cháy?
+ Qua đây con rút ra được bài học gì?
- KL: Một số vật, chất dễ gây cháy như ga, thuốc pháo, tàn lửa, diêm,... bởi vậy ta không nên để các chất này gần lửa nếu không sẽ xảy ra các vụ cháy
b) An toàn khi đun nấu:
- Cho HS quan sát hình SGK và thảo luận nhóm và tìm câu trả lời
- Gọi HS lên báo cáo
+ Theo con đun nấu ở hình 1 hay hình 2 an toàn?
- Để giữ an toàn khi đun nấu ở nhà, trong bếp cần để các vật dễ cháy tránh xa khỏi lửa như: Củi, xăng, diêm,...
c) Tác hại của cháy- Cách phòng cháy
- Yêu cầu HS làm việc cả lớp
+ Từ các mẩu chuyện trên báo, đài, qua quan sát SGK hãy nói thiệt hại do cháy gây ra?
- Nhận xét, tổng kết ý kiến
* Cách phòng chống
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Ghi ra giấy các biện pháp phòng cháy khi ở nhà?
- Gọi nhóm trình bày ý kiến
d) Cần làm gì khi ở nhà
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
- GV đưa ra tình huống
+ Nhà con ở thành phố, nhà con bị chập điện, con phải làm gì?
+ Con đang ở nông thôn phát hiện ra cháy do đun bếp bất cẩn, con phải làm gì?
+ Con đang ở vùng núi, nhà con bị cháy con phải làm gì?
- Gọi các nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét và tổng kết các ý kiến của nhóm
KL: Dù sống ở miền nào, khi phát hiện ra cháy cách xử lí tốt nhất là em nên nhờ người lớn cùng giúp để dập cháy, tránh gây ra lớn thiệt hại xung quanh. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- Thực hiện phòng cháy, chữa cháy.
- 1 HS trả lời
- Biết yêu thương, quí trọng, giúp đỡ
- Nghe giới thiệu, nhắc lại tên bài
- Nghe giới thiệu
- Do bất cẩn làm lửa rơi xuống miếng xốp gây cháy, do bình ga bị hở, lại để gần lửa, do thuốc pháo để gần lửa
- Bình ga, thuốc pháo, xốp,...
- Những vật đó để gần lửa
- Không để các vật dễ gây cháy gần lửa
- Nghe giảng
- Thảo luận nhóm 6: Nhận yêu cầu thảo luận quan sát tranh và trả lời
- HS thảo luận và đại diện trình bày
- Đun nấu ở hình 2 an toàn hơn vì các chất dễ cháy như củi, thùng cót đã được để xa ngọn lửa
- Nghe giảng
- 1 vài HS nêu ý kiến: Cháy làm của cải xã hội bị thiệt hại, gây chết người, làm cho người bị thương: bỏng, gãy chân tay, gây tắc nghẽn giao thông
- Các cặp nhận yêu cầu, thảo luận và ghi ra giấy:
+ Sắp xếp thứ tự gọn gàng nhất là khi đun nấu
+ Khi đun nấu xong phải dập, tắt ngọn lửa
- Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, nhận xét 
- HS thảo luận nhóm 6
- HS nhận tình huống và nêu cách giải quyết
- Nhanh chóng cắt cầu dao điện, chạy ra hô hoán người tới giúp. Cháy to gọi 114.
- Chạy ra hô hoán người tới giúp, lấy nước trong bể, trong chum vại để dập tắt lửa
- Báo cho người lớn biết, nếu không có ai phải đi tìm người tới giúp...
- Nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG
I/ Mục tiêu:
 - Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, TDTT, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khoá.
 - Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó.
 - Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt. Có ý thức giữ vệ sinh trường lớp.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Các hình trong SGK
- Các miếng ghép trò chơi
III/ hoạt động dạy - học:
1. Ổn định: Hát
2. Bài cũ:
+Nêu tên một số vật dễ cháy?
+Nêu cách phòng cháy?
Đánh giá, nhận xét 
3. Bài mới:
- GTB, ghi tên bài lên bảng 
a) Các môn học và hoạt động học:
+ Hàng ngày HS đến trường lớp để làm gì?
+ Ở trường các em học những môn gì?
- Cho HS thảo luận nhóm
- GVgiao nhiệm vụ: Hoạt động của GV và HS trong giờ học của các môn học.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung
- KL: Trong giờ học, hoạt động chủ yếu của GV là dạy, truyền kiến thức cho HS. Hoạt động chủ yếu của HS là thảo luận nhóm, trao đổi học tập, học và làm bài để tiếp thu những kiến thức đó
b) Hoạt động học trong SGK:
- GV cho HS thảo luận nhóm: Quan sát ảnh trong SGK nói về các hoạt động đang diễn ra của HS trong ảnh?
- Nhận xét câu trả lời của các bạn
KL: Như vậy, cũng là dạy và học những môn học lại được tổ chức thành những HĐ phong phú khác nhau. Chính điều đó đã làm nên sự thú vị của mỗi một giờ học
+ Trong các giờ học, em thích môn học nào nhất? Vì sao?
+ Vậy em có thích đi học không? Vì sao?
+ Em cần có thái độ và phải làm gì để hoạt động tốt?
+ Khi đến trường ngoài việc tham gia vào hoạt động học tập, em còn tham gia vào các hoạt động nào nữa không?
- Cho HS thảo luận nhóm: Y/C quan sát hình, chỉ và nói rõ các hoạt động do nhà trường tổ chức ở hình ảnh, giới thiệu mô tả hành động đó
- Gọi các nhóm trình bày
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm
KL: Ngoài giờ lên lớp, HS có thể tham gia các hoạt động như: Vui chơi, giải trí, văn nghệ, TDTT, làm vệ sinh, trồng cây
+ Trường em đã tổ chức những HĐ nào?
+ Em đã tham gia những HĐ nào?
+ Theo em, hoạt động ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa gì?
- Tuyên dương, giáo dục HS tích cực tham gia các hoạt động trong nhà trường và tham gia vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh cũng được xem là một trong các hoạt động không thể thiếu (liên hệ đến việc vệ sinh môi trường).
4. Nhận xét, dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng nêu: Vật dễ cháy: xăng, dâu, diêm, thuốc nổ,...
- Gọn gàng khi đun nấu, để các chất dễ cháy xa lửa.
- Nghe giới thiệu, nhắc lại tên bài 
- Để học
- 2 HS nêu: Toán, TV, TD, TNXH, ...
+ Nhóm 1: Toán + Hát nhạc
+ Nhóm 2: Tiếng việt + Mĩ thuật
+ Nhóm 3: TNXH + Thể dục
+ Nhóm 4: Đạo đức + Thủ công
- Các nhóm trình bày kết quả. VD:
+ Trong giờ học môn toán, cô giáo giảng bài còn chúng em học bài và làm bài
+ Trong môn học hát nhạc cô giáo dạy chúng em hát, chúng em hát, gõ nhịp phách theo 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Nghe giảng, ghi nhớ
- Các nhóm tiến hành thảo luận nhóm, quan sát bức ảnh tương ứng và ghi kết quả ra giấy
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ Em thích môn toán nhất vì môn toán có nhiều bài toán hay....
+ Em thích đi học vì ở trường có môn học mà em thích, có bạn bè, thầy cô
+ Em phải nghiêm túc trong học tập, chăm chỉ học và làm bài
+ Em phải ngoan ngoãn, nghe lời dạy bảo của thầy cô
- Ngoài hoạt động học tập, em còn tham gia vào các hoạt động khác như: Vui chơi; Tham quan di tích lịch sử; Vệ sinh trường lớp,....
- HS thảo luận nhóm 4
- Nhận nhiệm vụ và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường nhu hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khoá.
 - Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó.
 - Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. Biết tham gia tổ chức các hoật động để đạt được kết quả tốt.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Các hình trong SGK
- Phiếu bài tập
- Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận
III/ Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định: Hát
2. Bài cũ:
- Nêu các môn học ở trường?
- Đánh giá, nhận xét 
3. Bài mới:
a) Tìm hiểu hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Yêu cầu HS hoạt động cả lớp
+ Khi đến trường ngoài việc tham gia vào hoạt động học tập, em còn tham gia vào các hoạt động nào nữa không?
- Chốt lại câu trả lời của HS: Như vậy ngoài học tập, HS còn tham gia các hoạt động khác như vui chơi, văn nghệ,...
- Cho HS thảo luận nhóm
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình chỉ và nói rõ các hoạt động do nhà trường tổ chức ở hình ảnh, giới thiệu mô tả hành động đó
- Gọi các nhóm trình bày
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm
KL: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, HS có thể tham gia vào các hoạt động như: Vui chơi, giải trí, văn nghệ, TDTT, làm vệ sinh, trồng cây
b) Giới thiệu một số HĐ ở trường em
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:
+ Trường em đã tổ chức những hoạt động nào?
+ Em đã tham gia những HĐ nào?
- GV tổng kết ý kiến của HS
c) ý nghĩa các hoạt động ngoài giờ
+ Theo em, hoạt động ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa gì?
- GV ghi ý kiến của HS lên bảng 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: “Không chơi trò nguy hiểm”.
2 HS nêu: Toán, tiếng việt, TNXH,...
- Ngoài hoạt động học tập, khi đến trường em còn tham gia vào các hoạt động khác như: 
+ Vui chơI; tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, văn nghệ; TDTT,....
- Lắng nghe, ghi nhớ
- HS thảo luận nhóm 4
- Nhận nhiệm vụ và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày:
+ ảnh 1: Nhà trường tổ chức cho HS thăm viện bảo tàng, các bạn HS đang nghe cô hướng dẫn viên thuyết minh về các vật trong viện bảo tàng
+ ảnh 2: HS vui chơi đêm trung thu, các bạn đang rước đèn ông sao
+ ảnh 3: Nhà trường tổ chức cho các bạn HS văn nghệ. Các bạn HS đang hát, múa, biểu diễn văn nghệ cho các bạn trong trường xem
+ ảnh 4: Nhà trường tổ chức cho HS đồng diễn, các bạn HS cùng nhau tập thể dục
- Nghe ghi nhớ
Thảo luận cặp đôi, TLCH
 - HS nêu: Văn nghệ, TDTT, trò chơi dân gian,...
- Trò chơi dân gian, giúp đỡ bạn nghèo có hoàn cảnh khó khăn, xổ số điểm 10,...
- Giúp em thư giãn đầu óc, học tập tốt hơn. Tăng cường rèn luyện sức khoẻ cho em, giúp em khoẻ hơn. Cung cấp cho em nhiều kinh nghiệm phong phú
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội
KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau...
 - Biết sử dụng thời gian giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn.
 - Biết cách sử lí khi xảy ra tai nạn: Báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo, đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu bài tập
- Phiếu ghi các tình huống
III/ Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định: Hát
2. Bài cũ:
- Nêu một số hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường em?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
- GTB, ghi tên bài lên bảng 
a) Kể tên các trò chơi:
- Cho HS hoạt động lớp. Nêu tên các trò chơi mà em thường thấy ở trường?
- Tổng kết lại những trò chơi mà HS thường chơi ở lớp
* Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi:
- Nêu nhiệm vụ: Quan sát các hình vẽ trong SGK và nêu các bạn chơi trò chơi trò gì? Trò chơi nào gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác?
Nhận xét câu trả lời của HS 
Kết luận: Trong giờ giải lao hay ra chơi để thư giãn, các em có thể chơi rất nhiều các trò chơi khác nhau .Tuy nhiên, trong khi chơi các em cần chú ý đến các trò gây nguy hiểm cho bản thân mà còn cho cả người khác nữa.
b, Nên và không nên cơi những trò chơi nào?
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 
-Giao nhiệm vụ :Khi ở trường bạn nên chơi và không nên chơi những trò chơi nào?
-Yêu cầu học sinh làm vào phiếu 
Nhận xét câu trả lời của HS.
Kết luận: ở trường các em nên chơi những trò chơi lành mạnh, không gây nguy hiểm, nhẹ nhàng như nhảy dây, đọc sách truyện....Các em không nên chơi trò chơi nguy hiểm như leo trèo ,đánh nahu đuổi bắt,../. Có như thế mới bảo vệ được mình và không gây nguy hiểm cho bản thân và cho những người thân xung quanh.
c,Làm gì khi thấy bạn chơi trò chơi nguy hiểm?
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời.
- Nhận xét,đưa ra ý kiến đúng, GDHS
4. Củng cố và dặn dò:
 -Yêu cầu học sinh đọc bài học 
 -Về nhà thực hành những điều đã học.
- 2 HS nêu: HD văn nghệ, TDTT, tham quan bảo tàng, vệ sinh trường, lao động trồng cây, thăm viếng nghĩa trang, thăm gia đình TBLS,....
- HS nhắc lại tên bài
HS nêu: VD: mèo đuổi chuột, bắn bi, đọc truyện, nhảy dây, chuyền,...
-Nghe giới thiệu 
- Quan sát và nêu các trò chơi trong nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung
- Nghe, ghi nhớ
- Học sinh thảo luận nhóm tổ và nhận câu hỏi, sau đó tiến hành thảo luận 
Thư kí kết quả vào phiếu
- thư kí ghi kêt quả vào phiếu :
Nên chơi
Không nên chơi
vì sao
 ăn quan
Nhảy dây
+...
Leo trèo
 cầu
thang
đuổi bắt
+...
vì trò chơi nhẹ nhàng không nguy hiểm
vì leo trèo gây bị ngã gây tai nạn.
vì trò chơi phù hợp với lứa tuổi 
vì khi chạy nhảy có thể xô đẩy nhau gây tai nạn, chảy máu
+....
Đại diện nhóm dán kết quả, trình bày.
Nghe và ghi nhớ.
HS thảo luận và đại diện nêu ý kiến. 
Ngày dạy: Thứ , ngày .tháng .. . năm 20 ..
Tự nhiên xã hội
TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN SỐNG
I. Mục tiêu:
 - Kể tên tên 1 số cơ quan hành chính văn hoá,giáo dục, y tế ở địa phương.
 - Nói về 1 danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Hình vẽ SGK phóng to
 - Giấy trắng, giấy màu, bút vẽ....
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định: hát
2. Bài cũ:
Giờ giải lao em nên chơi trò chơi nào?
Nhận xét đánh giá
3. Bài mới:
- GTB và ghi bài lên bảng
a. Hướng dẫn chơi TC: người đi đường
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm
- GV giao nhiệm vụ: quan sát H1 SGK và các tranh đã chuẩn bị
-Chuẩn bị 4 phiếu bắt thăm
- Yêu cầu học sinh chơi
- Kết luận: ở mỗi tỉnh, thành phố đều có nhiều cơ quan công sở, đó là các cơ quan nhà nước như: UBND, HDDND, công an, các cơ quan y tế, GD, trường học, nơi vui chơi giải trí
- Nêu các cơ quan công sở trong sách giáo khoa?
b. vai trò nhiệm vụ của các cơ quan 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_tuan_9_den_35_nam_hoc_2013_201.doc