Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 21: Các giác quan của cơ thể (3 tiết)

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 21: Các giác quan của cơ thể (3 tiết)

2. Hoạt động khám phá

-GV cho HS quan sát các hình vẽ minh họa hoạt động cảnh Hoa đến nhà Minh chơi.

-GV hỏi tên, vị trí, chức năng và vai trò của các giác quan thông qua việc tự phân tích nội dung các hình.

- GV kết luận: Hoa và Minh sử dụng các giác quan (sử dụng mắt để nhìn thấy hoa hồng màu đỏ và đẹp, mũi để ngửi thấy mùi thơm của hoa, lưỡi để cảm nhận vị ngọt của dưa hấu, tai để nghe tiếng chim hót và da tay giúp cảm nhận lông mèo mượt mà) để nhận biết mọi vật xung quanh.

-GV nhấn mạnh với HS: toàn bộ bề mặt da trên cơ thể là một giác quan có chức năng xúc giác giúp cơ thể cảm nhận được vật xù xì/ thô ráp hay mượt mà, mềm hay cứng, nóng hay lạnh, khi tiếp xúc chứ không phải chỉ là ngón tay hay bàn tay như nhiều người lầm tưởng.

Yêu cầu cần đạt: HS biết được tên, xác định được vị trí và chức năng của 5 giác quan.

3. Hoạt động thực hành

- GV nhấn mạnh lại cho HS nhớ giác quan dùng để cảm nhận độ cứng, mềm, nhiệt độ, là da chứ không phải dấu ngón tay.

Yêu cầu cần đạt: HS xác định đúng vị trí, nhắc lại được đầy đủ 5 giác quan.

 

doc 8 trang thuong95 64714
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 21: Các giác quan của cơ thể (3 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 21: CÁC GIÁC QUAN CỦA CƠ THỂ (3 TIẾT)
MỤC TIÊU
Sau bài học, HS sẽ:
Xác định được vị trí, nêu được tên và chức năng của 5 giác quan của cơ thể. Nhận biết được vai trò quan trọng của các giác quan là giúp cơ thể nhận biết mọi vật xung quanh.
Nêu được các việc nên làm, không nên làm để bảo vệ các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, da và biết vận dụng kiến thức vào thực tế để bảo vệ các giác quan của mình và của người thân trong gia đình. Nêu được những nguy cơ gây nên cận thị và cách phòng tránh.
Biết yêu quý, trân trọng, có ý thức tự giác thực hiện các việc cần làm để chăm sóc và bảo vệ các giác quan. Biết tôn trọng, cảm thông và giúp đỡ các bạn bị hỏng các giác quan.
CHUẨN BỊ
GV:
+ Hình phóng to trong SGK (nếu ), các hình sưu tầm, đoạn phim về cách chăm sóc và bảo vệ mắt, tai, mũi, lưỡi, da.
+ Thẻ chữ để chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
 Mở đầu
-GV cho HS hát theo lời nhạc trên màn hình bài hát Năm giác quan. HS vừa hát vừa nhún nhảy theo giai điệu của bài hát.
Hoạt động khám phá
-GV cho HS quan sát các hình vẽ minh họa hoạt động cảnh Hoa đến nhà Minh chơi.
-GV hỏi tên, vị trí, chức năng và vai trò của các giác quan thông qua việc tự phân tích nội dung các hình.
- GV kết luận: Hoa và Minh sử dụng các giác quan (sử dụng mắt để nhìn thấy hoa hồng màu đỏ và đẹp, mũi để ngửi thấy mùi thơm của hoa, lưỡi để cảm nhận vị ngọt của dưa hấu, tai để nghe tiếng chim hót và da tay giúp cảm nhận lông mèo mượt mà) để nhận biết mọi vật xung quanh.
-GV nhấn mạnh với HS: toàn bộ bề mặt da trên cơ thể là một giác quan có chức năng xúc giác giúp cơ thể cảm nhận được vật xù xì/ thô ráp hay mượt mà, mềm hay cứng, nóng hay lạnh, khi tiếp xúc chứ không phải chỉ là ngón tay hay bàn tay như nhiều người lầm tưởng.
Yêu cầu cần đạt: HS biết được tên, xác định được vị trí và chức năng của 5 giác quan.
Hoạt động thực hành
- GV nhấn mạnh lại cho HS nhớ giác quan dùng để cảm nhận độ cứng, mềm, nhiệt độ, là da chứ không phải dấu ngón tay.
Yêu cầu cần đạt: HS xác định đúng vị trí, nhắc lại được đầy đủ 5 giác quan.
Hoạt động vận dụng
-GV cho HS quan sát hình vẽ minh họa 5 nhóm đồ vật, nhiệm vụ của HS là
+ Nêu được tên giác quan phù hợp dùng để nhận biết nhóm đồ vật tương ứng. 
+ Sử dụng các hình vẽ khác để diễn tả về chức năng của các giác quan.
Yêu cầu cần đạt: HS cần nói được tên các giác quan cùng chức năng của chúng, GV tổng hợp lại vai trò quan trọng của các giác quan là dùng để nhận biết thế giới xung quanh (kích thước, hình dạng, màu sắc, mùi vị, âm thanh, độ cứng mềm, nhiệt độ, ).
Đánh giá
-HS xác định được vị trí, nêu được tên và chức năng của 5 giác quan của cơ thể, có ý thức bảo vệ chúng.
Hướng dẫn về nhà
-Yêu cầu HS chuẩn bị kể về các việc làm hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ các giác quan.
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
HS vừa hát vừa nhún nhảy theo giai điệu của bài hát.
- HS quan sát các hình vẽ minh họa 
- 2,3 hs trả lời
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
HS lắng nghe
- HS lắng nghe
HS quan sát và trả lời
HS trả lời
HS lắng nghe, đánh gia
HS lắng nghe
HS nhắc lại
HS lắng nghe
Tiết 2
Mở đầu: 
-GV cho HS chơi trò chơi có nội dung liên quan tới chức năng của các giác quan: GV bịt một mắt HS rồi đưa các đồ vật cho HS này sờ và đoán. Các HS khác theo dõi
Hoạt động khám phá
Hoạt động 1
-GV yêu cầu HS dùng tay bịt mắt lại và đặt câu hỏi
+Các em có nhìn thấy gì không?
+ Bịt tai xem có nghe thấy gì không.
GV kết luận
Yêu cầu cần đạt: HS tự giác thực hiện hoạt động và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2
-GV cho HS quan sát tranh và nêu các việc làm để bảo vệ mắt và tai
- GV nhận xét, bổ sung
- GV kết luận: đi khám bác sĩ; nhảy lò cò cho nước ra khỏi tai; bịt tai, đeo kính không cho nước vào tai, mắt khi bơi; nhỏ mắt bằng nước muối sinh lí, đọc sách ở nơi có đủ ánh sáng. 
-GV khuyến khích HS kể thêm các việc khác không có trong SGK. 
-GV cho HS quan sát và tìm các việc làm trong hình giúp các em phòng tránh cận thị (đọc sách ở nơi có đủ ánh sáng, ngồi viết đúng tư thế).
Yêu cầu cần đạt: HS nêu được các việc làm để bảo vệ mắt và tai. Biết được các việc nên làm để phòng tránh cận thị.
Hoạt động 3
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: 
+Theo em, vì sao phải bảo vệ giác quan?
GV nhận xét, bổ sung
Yêu cầu cần đạt: HS thảo luận và trả lời câu hỏi, nêu được sự cần thiết phải bảo vệ các giác quan.
Hoạt động thực hành
-GV cho HS thảo luận cả lớp để chỉ ra những việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
-GV kết luận
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được các việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
Hoạt động vận dụng
-GV sử dụng phương pháp hỏi đáp yêu cầu HS nêu được những việc mà HS và người thân thường làm để bảo vệ mắt và tai.
- GV nhận xét
Yêu cầu cần đạt: HS tự tin, mạnh dạn nêu ra các việc mình và người thân đã làm ở nhà để bảo vệ mắt và tai.
Đánh giá
Nêu các việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt và tai, biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành bảo vệ mắt và tai cho mình và người thân.
Hướng dẫn về nhà
-Yêu cầu HS chuẩn bị kể về những việc làm hằng ngày để chăm sóc, bảo vệ mũi, lưỡi và da.
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
HS tham gia
Các HS khác theo dõi
- HS thực hiện các hoạt động và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh
- HS nêu
- HS lắng nghe
- Nghe
HS kể
HS bổ sung cho bạn
HS quan sát và tìm các việc làm trong hình
HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi
HS nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận cả lớp
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
HS nêu
HS nhận xét
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS nhắc lại
HS lắng nghe
Tiết3
1.Mở đầu: 
-GV cho HS chơi trò chơi có nội dung liên quan tới chức năng của các giác quan: GV bịt một mắt HS rồi đưa các đồ vật cho HS này sờ và đoán. 
Hoạt động khám phá
-GV cho HS quan sát hình và nêu tên các việc cần làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da. 
- GV nhận xét, bổ sung
-Khuyến khích HS kể thêm những việc làm khác không có trong SGK.
-GV kết luận
Yêu cầu cần đạt: HS nêu được các việc làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da.
Hoạt động thực hành
-GV cho HS thảo luận cả lớp nội dung
- GV nhận xét
- GV kết luận những việc nên là (súc miệng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí, đeo găng tay khi dọn vệ sinh, ). Không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da (ăn quá cay, nóng; dùng tay ngoáy mũi; không đeo găng tay khi làm vườn, ).
Một số gợi ý về các hoạt động nên, không nên làm để bảo vệ da:
- Nên: tắm, gội đầu, thay quần áo sạch sẽ, mặc quần áo khô, sạch, đeo găng tay khi dọn vệ sinh, rửa tay, đi dép, xoa kem chống nắng khi đi biển, mặc quần áo dài tay khi đi dưới trời nắng gắt, 
- Không nên: gãi trầy xước da, đi chân đất, để móng tay, mặc quần áo ẩm, để tóc ướt đi ngủ, phơi quần áo nươi ẩm thấp thiếu nắng, tắm ao, chơi đùa gần ấm hoặc phích nước sôi, 
Yêu cầu cần đạt: HS tự tin nêu được những việc nên làm, không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da.
Hoạt động vận dụng
-GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp yêu cầu HS nêu được những việc mà HS và người thân thường làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da.
- GV nhận xét
Yêu cầu cần đạt: HS tự tin, mạnh dạn nêu ra những việc mình và người thân đã làm để bảo vệ mũi lưỡi và da.
Đánh giá
-Nêu được các việc nên, không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da. Biết vận dụng kiến thức vào thực tế, tự giác thực hiện các việc làm đơn giản để chăm sóc và bảo vệ mũi, lưỡi, da.
-Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV cho HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài theo những câu hỏi: Em bé trong hình đang làm gì? Mình đã nhắc em điều gì? Vì sao?
-GV cho HS liên hệ bản thân trong thực tế về vấn đề này. Sau đó cho HS đóng vai theo tình huống.
Hướng dẫn về nhà
-Yêu cầu HS chuẩn bị kể về các bữa ăn hàng ngày, các hoạt động nên, không nên làm trong ăn uống để đảm bảo an toàn và giúp cơ thể khỏe mạnh.
6. Hướng dẫn về nhà
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
HS tham gia
Các HS khác theo dõi
- HS quan sát hình và nêu tên
- 2,3 hs trả lời
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận cả lớp
- HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe.
-
- HS nêu
-HS nhận xét
- HS lắng nghe
- 2, 3 hs nêu 
- HS lắng nghe
HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài và trả lời câu hỏi
HS lắng nghe và thực hiện
HS nhắc lại
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.doc