Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Bài: Các bộ phận của con vật

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Bài: Các bộ phận của con vật

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nói được tên, chỉ được trên hình các bộ phận chính bên ngoài: đầu, mình và bộ phận di chuyển của một số con vật quen thuộc.

- Đặt được câu hỏi đơn giản để tìm hiểu về các bộ phận và đặc điểm bên ngoài nổi bật của con vật thường gặp.

2. Năng lực, phẩm chất

2.1. Năng lực

- Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.

- Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề do giáo viên đưa ra.

2.2. Phẩm chất

- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ.

- Mạnh dạn, tự tin trao đổi ý kiến, tự khẳng định bản thân với mọi người xung quanh.

3. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

 

doc 11 trang yenhap123 12510
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Bài: Các bộ phận của con vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 1 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống
Bài: Các bộ phận của con vật
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nói được tên, chỉ được trên hình các bộ phận chính bên ngoài: đầu, mình và bộ phận di chuyển của một số con vật quen thuộc.
- Đặt được câu hỏi đơn giản để tìm hiểu về các bộ phận và đặc điểm bên ngoài nổi bật của con vật thường gặp.
2. Năng lực, phẩm chất
2.1. Năng lực
- Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.
- Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề do giáo viên đưa ra.
2.2. Phẩm chất
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. 
- Mạnh dạn, tự tin trao đổi ý kiến, tự khẳng định bản thân với mọi người xung quanh.
3. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: 
+ Tranh ảnh một số con vật quen thuộc đặc điểm khác nhau.
+ Thẻ chữ ghi tên các bộ phận của con vật.
+ Vi deo mô tả cách di chuyển của một số con vật.
+ Bài hát: Gà trống, mèo con và cún con. Nhạc và lời Thế vinh
+ Một số con vật thật nếu có (chú ý đảm bảo an toàn)
- Học sinh:
+ Sưu tầm hình ảnh (hình chụp hoặc vẽ) một số con vật quen thuộc hoặc yêu thích.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
Nói về con vật bạn yêu thích. Nó có đặc điểm gì.
- GV nêu câu hỏi: Nội dung bài hát nói về con vật nào? Chúng như thế nào? Chúng mình có con vật nào yêu thích? Con vật đó có đặc điểm gì?
- Giới thiệu bài học
Hoạt động 2: Khám phá
Chỉ trên hình và nói tên các bộ phận bên ngoài của con vật
- Hoạt động cặp đôi:
+ Yêu cầu hs quan sát các hình từ 1 đến 4, nói tên từng con vật và các hoạt động của chúng.
+ Quan sát, giúp đỡ, gợi ý câu hỏi:
 Con vật có những bộ phận nào?
 Đấy là bộ phận gì?
- Hoạt động cả lớp:
+ GV gắn thẻ chữ vào hình bộ phận vừa được nhắc đến của con vật
+ Cho hs xem video về một số con vật trong tự nhiên, yêu cầu hs nhận xét cách di chuyển của chúng
(Có thể cho hs quan sát một con vật thật yêu cầu hs chỉ các bộ phận bên ngoài của nó.)
Hoạt động 3: Khám phá
Hỏi và trả lời về đặc điểm bên ngoài của con vật.
- Hoạt động cặp đôi:
+ Yêu cầu hs sử dụng các hình đã quan sát ở HĐ2, hỏi và trả lời theo từng hình 
+ Quan sát, giúp đỡ hs (Gợi ý hs: Quan sát, nhận xét về hình dạng, màu sắc, độ lớn, của các con vật)
- Hoạt động cả lớp:
- GV kết luận: các con vật có hình dạng, màu sắc, độ lớn, khác nhau. Chúng thường có đầu, mình và bộ phận di chuyển như chân, cánh, vây.
Hoạt động 4: Luyện tập
Làm bộ sưu tập và giới thiệu
- Hoạt động nhóm 4:
+ GV quan sát, giúp đỡ
- Hoạt động cả lớp:
Tổ chức: Hội chợ trưng bày
Hoạt động 5: Vận dụng
Cùng chơi: Bắt chước các con vật
- Hoạt động nhóm 4:
- Hoạt động cả lớp
Phương án 1: 
- Phương án 2: 
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
- HĐTQ điều khiển cả lớp hát bài: Gà trống, mèo con và cún con
- 2,3 hs trả lời
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe
- Hỏi đáp theo cặp về các bộ phận của con vật mà mình chưa biết.
- Đại diện các nhóm lên bảng chỉ vào hình con vật và nêu các bộ phận bên ngoài của con vật đó. (đầu, mình và cơ quan di chuyển)
- Nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi video
- 2, 3 hs nêu nhận xét
- Làm việc theo cặp: Hỏi và trả lời về đặc điểm bên ngoài của từng con vật.
- Một số cặp lên bảng đặt câu hỏi và trả lời về đặc điểm bên ngoài của con vật.
- Nhận xét được các con vật có 3 bộ phận chính bên ngoài và có những đặc điểm riêng biệt rất khác nhau.
- Giới thiệu với bạn hình các con vật đã chuẩn bị, nói tên gọi và các đặc điểm nổi bật của chúng.
VD: Con gà có đầu, mình và hai chân, có bộ lông dài, con gà kêu cục tác hay gáy ò ó o.
- HS trong nhóm cùng lựa chọn và sắp xếp các hình ảnh thành một sản phẩm chung của nhóm.
- Trưng bày sản phẩm
- Các nhóm đi tham quan sản phẩm của các nhóm khác; đặt câu hỏi với nhóm bạn tìm hiểu tên gọi, tiếng kêu, cách di chuyển của các con vật mà nhóm mình không có
- HS nhận xét, bình chọn bộ sưu tập đẹp nhất.
- HS chọn một con vật mình yêu thích và bắt chước hình dáng, cách di chuyển hoặc tiếng kêu của chúng
- HS trong nhóm nhận xét, giúp đỡ phần trình diễn của nhau sao cho thật giống
- Các nhóm lên thi đua 
- Nhận xét, bình chọn
- HS bất kì lên thể hiện khả năng của mình một cách tự do tạo không khí vui vẻ, thoải mái.
THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1
Bài 4: AN TOÀN KHI Ở NHÀ
I. Mục tiêu.
*Kiến thức, kỹ năng: 
- HS kể được một số đồ dung, thiết bị có thể gây nguy hiểm trong gia đình.
- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm khi sử dụng một số đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm trong gia đình.
- Xác định được một số tình huống và nhận biết được nguy cơ có thể bị đứt tay, chân, bỏng, điện giật.
- Nêu được cách xử li một số tình huống khi bản than hoặc người khác bị thương khi ở nhà. 
* Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
* Phát triển phẩm chất chăm học, mạnh dạn, tự tin trao đổi ý kiến, tự khẳng định bản thân với mọi người xung quanh.
II.Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: Tranh ảnh về một số đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm trong gia đình.
- Học sinh: Hình ảnh về một số đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm trong gia đình.
III.Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động học tập của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động 1: Khởi động
Những đồ dùng nào trong nhà bạn có thể gây nguy hiểm?
- HS trả lời theo ý hiểu
Hoạt động 2: Khám phá
Quan sát hình và nói tên các đồ dùng có thể gây nguy hiểm
* Hoạt động cặp đôi, cặp ba:
 Quan sát hình 1, thảo luận và trả lời các câu hỏi
- Những đồ dùng nào có thể làm đứt tay, chân?
- Những đồ dùng nào có thể gây bỏng?
* Hoạt động cả lớp:
- HS trả lời các câu hỏi trên theo ý hiểu
- HS kết luận
Hoạt động 3: Khám phá
 Cách sử dụng đồ dùng trong gia đình an toàn
* Hoạt động cặp đôi, cặp ba.
- Thảo luận với bạn và trả lời câu hỏi
+ Các bạn trong hình đã làm gì để sử dụng đồ dùng an toàn? 
* Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận 
+ HS chỉ từng hình, trả lời trước lớp
(Nhóm khác bổ sung nếu có)
- HS rút ra ghi nhớ
Hoạt động 4: Luyện tập
Điều gì có thể xảy ra với các bạn trong hình, vì sao?
* Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
* Đại diện nhóm trình bày trước lớp(Nhóm khác bổ sung nếu có)
- HS rút ra kết luận
* Hoạt động mở rộng: 
- HS trả lời theo ý hiểu
Hoạt động 5: Vận dụng
Khi bị thương, bạn sẽ làm gì?
* HS hoạt động nhóm 4(hoặc nhóm 5, nhóm 6) để xử lí các tình huống mà giáo viên đưa ra.
- Các nhóm nêu cách xử lí tình huống(nhóm khác bổ sung nếu có)
* Hoạt động mở rộng
HS học cách sử dụng miếng dán y tế để băng vết thương. (hoạt động cặp đôi)
- Nhận xét khái quát một số đồ dùng có thể gây nguy hiểm và dẫn dắt vào hoạt động khám phá.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn
- Giáo viên có thể hỏi thêm:
+ Tại sao dao,kéo lại có thể gây nguy hiểm?
+ Nếu va chạm vào ấm nước đun sôi thì em sẽ bị làm sao?...
- GV kết luận.
- GV quan sát các nhóm học sinh, có thể đưa ra các câu hỏi nhỏ gợi ý nếu hs gặp khó khăn
+ Khi muốn sử dụng đồ điện thì chúng ta nên làm gì? 
+ Chúng ta nên làm gì khi cầm cốc nước thủy tinh di chuyển?
+ Có nên lại gần bàn là khi mẹ đang là quần áo hay không?
- GV hỗ trợ hs rút rag hi nhớ nú hs gặp khó khăn.
- GV quan sát các nhóm học sinh, có thể đưa ra các câu hỏi nhỏ gợi ý nếu hs gặp khó khăn
+ Khi dùng tay giật dây điện thì dây điện có thể bị đứt không? Nếu dây điện bị đứt, hở thì điều gì sẽ xảy ra với bạn ở hình 5?
+ Bạn ở hình 6 đang làm gì? Mảnh vỡ có thể làm bạn bị thương như thế nào?
- GV hỗ trợ hs rút ra kết luận.
- GV nêu câu hỏi mở để hs tự lien hệ bản than
+ Nếu có mặt ở đó, em sẽ khuyên các bạn như thế nào?
+ Để đảm bảo an toàn (tránh bị điện giật, bị bỏng, bị đứt tay) khi ở nhà, em nên chú ý điều gì? 
- GV quan sát hỗ trợ nếu hs gặp khó khăn.
- GV nhấn mạnh những điều cần lưu ý
- GV hướng dần học sinh cách sử dụng miếng dán y tế để băng vết thương.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_bai_cac_bo_phan_cua_con_vat.doc