Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 2: Xử lí tình huống khi bản thân và người khác bị thương
* Mục tiêu: Lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị thương.
- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân có thể gây đứt tay, chân ; bỏng, điện giật.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi, gợi ý như sau:
+ Bạn hoặc người thân trong gia đình đã từng bị thương (đứt tay, chân ; bỏng, điện giật) chưa? (mỗi câu hỏi chỉ hỏi một ý).
+ Theo bạn, tại sao lại xảy ra như vậy?
Bước 2: Làm việc nhóm
- Thảo luận cả nhóm để đưa ra cách xử lý khi em hoặc người nhà bị thương (đứt tay, chân ; bóng, điện giật).
Bước 3: Làm việc cả lớp
GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lí của từng nhóm. Hướng HS đến lời con ong: “Nếu bạn hoặc người khác bị thương, hãy báo ngay cho người lớn hoặc gọi điện thoại tới số 115 khi thật cần thiết ”.
(Nếu có thời gian, GV có thể cho HS đóng vai xử lý tình huống.)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 4 MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI BÀI : AN TOÀN KHI Ở NHÀ - Tiết 1 Ngày: - - 2020 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được * Về nhận thức khoa học: - Xác định được một số nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà. - Chỉ ra được tên đồ dùng trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận, không đúng cách có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm. - Nêu được những lưu ý khi sử dụng một số đồ dùng trong nhà để đảm bảo an toàn. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân, cách xử lý trong một số tình huống có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà. * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lựa chọn được cách xử lý tình huống khi bản thân hoặc người nhà có nguy cơ bị thương hoặc đã bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình trong SGK. VBT Tự nhiên và Xã hội 1, Bộ tranh ảnh đồ dùng trong nhà (3 hoặc 6 bộ). Phiếu tìm hiểu đồ dùng trong nhà. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH MỞ ĐẦU: Hoạt động chung cả lớp: GV ghi nhanh tất cả ý kiến của HS lên bảng và gạch chân đồ dùng có thể dẫn đến bị thương, nguy hiểm. GV dẫn dắt vào bài học: 1/ Một số nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà * Mục tiêu: Xác định được một số nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân, cách xử lí trong một số tình huống có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm + Mọi người trong mỗi hình đang làm gì? + Việc làm nào có thể gây đứt tay, chân ; bỏng, điện giật? + Nếu là bạn Hà, bạn An, em sẽ nói gì và làm gì? Lưu ý: Tuỳ trình độ HS, GV có thể cho mỗi nhóm thảo luận cả 5 tình huống hoặc 3 hoặc 2 tình huống nhưng cả lớp vẫn thảo luận đủ cả 5 tình huống Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp GV bình luận, hoàn thiện các câu trả lời. Gợi ý: Một số nguyên nhân dẫn đến bị thương, nguy hiểm: Bị đứt tay do sử dụng dao không cẩn thận, đứt tay, chân do mảnh cốc vỡ không được thu dọn đúng cách ; bị bỏng do bàn là nóng ; bị điện giật vì chơi gần ổ điện và cầm dây điện, nên đi dép khi sử dụng đồ điện trong nhà, bị bỏng do nước sôi hoặc do chơi diêm,... LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 2: Xử lí tình huống khi bản thân và người khác bị thương * Mục tiêu: Lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị thương. - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân có thể gây đứt tay, chân ; bỏng, điện giật. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi, gợi ý như sau: + Bạn hoặc người thân trong gia đình đã từng bị thương (đứt tay, chân ; bỏng, điện giật) chưa? (mỗi câu hỏi chỉ hỏi một ý). + Theo bạn, tại sao lại xảy ra như vậy? Bước 2: Làm việc nhóm - Thảo luận cả nhóm để đưa ra cách xử lý khi em hoặc người nhà bị thương (đứt tay, chân ; bóng, điện giật). Bước 3: Làm việc cả lớp GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lí của từng nhóm. Hướng HS đến lời con ong: “Nếu bạn hoặc người khác bị thương, hãy báo ngay cho người lớn hoặc gọi điện thoại tới số 115 khi thật cần thiết ”. (Nếu có thời gian, GV có thể cho HS đóng vai xử lý tình huống.) Lần lượt mỗi HS sẽ nói tên một đồ dùng trong nhà nếu sử dụng không cần thận, không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác. HS lắng nghe Làm việc theo nhóm HS quan sát các hình ở trang 20 – 22 (SGK) để trả lời các câu hỏi: Làm việc cả lớp Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời HS làm câu 1 của Bài 3 (VBT). Làm việc theo cặp - HS làm cầu 2 của Bài 3 (VBT). - Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời Làm việc nhóm Khuyến khích mỗi HS trong nhóm đưa ra một cách xử lí và nhóm sẽ lựa chọn cách xử lý của nhóm. Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày cách xử lí của nhóm mình. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 4 MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI BÀI : AN TOÀN KHI Ở NHÀ - Tiết 2 Ngày: - - 2020 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được * Về nhận thức khoa học: - Xác định được một số nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà. - Chỉ ra được tên đồ dùng trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận, không đúng cách có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm. - Nêu được những lưu ý khi sử dụng một số đồ dùng trong nhà để đảm bảo an toàn. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân, cách xử lý trong một số tình huống có thể dẫn đến bị thương khi ở nhà. * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lựa chọn được cách xử lý tình huống khi bản thân hoặc người nhà có nguy cơ bị thương hoặc đã bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình trong SGK. VBT Tự nhiên và Xã hội 1, Bộ tranh ảnh đồ dùng trong nhà (3 hoặc 6 bộ). Phiếu tìm hiểu đồ dùng trong nhà. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 2.Những lưu ý khi sử dụng một số đồ dùng trong nhà để đảm bảo an toàn KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 3: Xác định cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà * Mục tiêu: Biết quan sát và nêu được cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp Phương án 1: HS quan sát các hình ở trang 23 (SGK) để trả lời: + Chi vào hình thể hiện cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà. + Giải thích tại sao em lại chọn như vậy. Phương án 2: + Giải thích tại sao em lại chọn như vậy. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV có thể gợi ý để HS nói được: Hình thể hiện cách sử dụng an toàn m số đồ dùng trong nhà là hình (vì cầm ở cán dao) ; hình 4 (cầm vào đĩa sẽ khôn bị nóng tay) ; hình 5 (tay khô khi tiếp xúc với dụng cụ điện). - LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 4: Thảo luận nhóm về những lưu ý khi sử dụng một số độ trong nhà để đảm bảo an toàn an toàn * Mục tiêu: Nêu được những lưu ý khi sử dụng một số đồ dùng trong nhà để đảm bảo - Cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm (chia lớp thành 3 hoặc 6 nhóm) - Nhóm 1, 2: Quan sát bộ tranh đồ dùng trong nhà + Chọn 2- 3 đồ dùng trong nhà có thể gây đứt tay và giải thích trong trường hợp nào khi sử dụng chúng có thể bị đứt tay + Nêu một số lưu ý khi sử dụng những đồ dùng đó để đảm bảo an toàn. - Nhóm 3, 4: Quan sát bộ tranh đồ dùng trong nhà. +Chọn 2- 3 đồ dùng trong nhà có thể gây bỏng và giải thích trong trường hợp não khi sử dụng chúng có thể bị bỏng. + Nêu một số lưu ý khi sử dụng những đồ dùng đó để đảm bảo an toàn. - Nhóm 5, 6: Quan sát bộ tranh đồ dùng trong nhà. + Tìm 2 - 3 đồ dùng trong nhà có thể gây điện giật và giải thích trong trường hợp nào khi sử dụng chúng có thể bị điện giật. + Nêu một số lưu ý khi sử dụng những đồ dùng đó để đảm bảo an toàn, Bước 2: Làm việc cả lớp GV bình luận và hoàn thiện các câu trả lời. Gợi ý: Cẩn thận khi sử dụng đồ dùng sắc nhọn như dao, kéo, com - pa,... ; tay ướt không được cắm điện,... Hoạt động 5: Tìm các đồ dùng trong gia đình có thể dẫn đến bị thương, nguy hiểm (đứt tay, chân ; bổng ; điện giật) * Mục tiêu: Chỉ ra được những đồ dùng trong nhà mình có thể gây đứt tay, chân ; bỏng ; điện giật. * Cách tiến hành HS làm câu 4 của Bài 3 (VBT). ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng kết quả của các câu 1, 2, 3 của Bài 3 (VBT) để đánh giá kết quả học tập bài này của HS. Làm việc theo cặp Phương án 1: HS quan sát các hình ở trang 23 (SGK) để trả lời: Phương án 2: + HS làm câu 3 của Bài 3 (VBT). + Giải thích Bước 2: Làm việc cả lớp – Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời Làm việc theo nhóm (chia lớp thành 3 hoặc 6 nhóm) Nhóm 1, 2: Quan sát bộ tranh đồ dùng trong nhà Chọn 2- 3 đồ dùng trong nhà có thể gây đứt tay và giải thích trong trường hợp nào khi sử dụng chúng có thể bị đứt tay Nêu một số lưu ý khi sử dụng những đồ dùng đó để đảm bảo an toàn. Nhóm 3, 4: Quan sát bộ tranh đồ dùng trong nhà. Chọn 2- 3 đồ dùng trong nhà có thể gây bỏng và giải thích trong trường hợp não khi sử dụng chúng có thể bị bỏng. Nêu một số lưu ý khi sử dụng những đồ dùng đó để đảm bảo an toàn. Nhóm 5, 6: Quan sát bộ tranh đồ dùng trong nhà. Tìm 2 - 3 đồ dùng trong nhà có thể gây điện giật và giải thích trong trường hợp nào khi sử dụng chúng có thể bị điện giật. Nêu một số lưu ý khi sử dụng những đồ dùng đó để đảm bảo an toàn, Làm việc cả lớp Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. HS làm câu 4 của Bài 3 (VBT). GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_canh_dieu_tuan_4_nam_hoc_2020.doc