Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 35 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 35 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

/ Em đã học được gì về bầu trời ban ngày, ban đêm và thời tiết?

Hoạt động 1: Thi đặt câu hỏi về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện thượng thời tiết

* Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết.

- Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi về các hiện tượng tự nhiên.

* Cách tiến hành

 - GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm.

Lưu ý: các em đặt câu hỏi tránh trùng lặp và đa dạng về loại câu hỏi, về nội dung.

 - GV tổ chức hoạt động chung cả lớp:

GV nêu tình huống: Ví dụ một bạn mới đi du lịch ở nước ngoài hoặc ở một tỉnh, thành phố khác, HS sẽ cần đặt các câu hỏi cho bạn để tìm hiểu về thời tiết ở nơi đó.

Hai đội tham gia chơi sẽ có thời gian khoảng 2 phút để chuẩn bị các câu hỏi. Sau đó chơi dưới hình thức “chơi tiếp sức ”, các câu hỏi không trùng lặp với các câu đã nêu,

 

doc 4 trang thuong95 6993
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 35 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 35 
MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI
 BÀI : ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI - Tiết 1
Ngày: - - 2021
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học: 
Ôn lại nội dung đã học về chủ đề Trái Đất và bầu trời.
 * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
Thu thập thông tin và trình bày thông tin về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết. 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
 Vận dụng kiến thức về hiện tượng thời tiết để đưa ra cách ứng xử phù hợp. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK. Một số tranh ảnh hoặc video clip về bầu trời ban ngày và ban đêm, hiện tượng thời tiết (để trình bày chung cả lớp).
 - Tranh ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm, hiện tượng thời tiết (do HS sưu tầm theo nhóm). 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Em đã học được gì về bầu trời ban ngày, ban đêm và thời tiết?
Hoạt động 1: Thi đặt câu hỏi về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện thượng thời tiết 
* Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết. 
- Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi về các hiện tượng tự nhiên. 
* Cách tiến hành
 - GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm.
Lưu ý: các em đặt câu hỏi tránh trùng lặp và đa dạng về loại câu hỏi, về nội dung.
 - GV tổ chức hoạt động chung cả lớp: 
GV nêu tình huống: Ví dụ một bạn mới đi du lịch ở nước ngoài hoặc ở một tỉnh, thành phố khác, HS sẽ cần đặt các câu hỏi cho bạn để tìm hiểu về thời tiết ở nơi đó. 
Hai đội tham gia chơi sẽ có thời gian khoảng 2 phút để chuẩn bị các câu hỏi. Sau đó chơi dưới hình thức “chơi tiếp sức ”, các câu hỏi không trùng lặp với các câu đã nêu,
 Đội nào nếu được nhiều câu hỏi, các câu hỏi phong phú và phù hợp hơn với tình huống sẽ thắng.
 Hoạt động 2: Sưu tầm và giới thiệu với các bạn hình ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết
 * Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết. 
- Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin và trình bày thông tin về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết.
 * Cách tiến hành
 - GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm. 
Nhóm trưởng chỉ định các bạn trong nhóm luân phiên đặt câu hỏi về bầu trời ban ngày, ban đêm và các hiện tượng thời tiết. 
Các nhóm được giao nhiệm vụ sưu tầm tranh ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết từ tiết học trước. 
- Các nhóm sắp xếp, trưng bày tranh ảnh ở một vị trí được giao trong lớp học. Cách bố trí sản phẩm do từng nhóm tự lựa chọn sao cho đẹp, khoa học. 
- Cả lớp tham quan khu vực của từng nhóm, nghe các thành viên trong nhóm trình bày và trao đổi, thảo luận,.
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 35 
MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI
 BÀI : ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI - Tiết 2
Ngày: - - 2021
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học: 
Ôn lại nội dung đã học về chủ đề Trái Đất và bầu trời.
 * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
Thu thập thông tin và trình bày thông tin về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết. 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
 	Vận dụng kiến thức về hiện tượng thời tiết để đưa ra cách ứng xử phù hợp. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK. Một số tranh ảnh hoặc video clip về bầu trời ban ngày và ban đêm, hiện tượng thời tiết (để trình bày chung cả lớp).
 - Tranh ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm, hiện tượng thời tiết (do HS sưu tầm theo nhóm). 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2. Cần làm gì để giữ sức khoẻ trong các trường hợp thời tiết khác nhau? 
Hoạt động 3: Trao đổi với các bạn về việc nên làm và không nên làm để sức khoẻ khi trời nắng, mưa, nóng, lạnh
 * Mục tiêu: Củng cố, vận dụng kiến thức về việc nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ, đảm bảo an toàn khi trời nắng, mưa, nóng, lạnh.
 * Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu các nhóm trao đổi về nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ, đảm bảo an toàn khi trời nắng, mưa, nóng lạnh ; ghi lại kết quả chung của nhóm để chia sẻ với cả lớp. 
- Tuỳ vào thực tế, GV có thể để các nhóm tự đưa ra cách trình bày kết quả hoặc gợi ý cho các em một phương án trình bày. Ví dụ sử dụng bảng: Việc nên làm.Việc không nên làm.Trời nắng, Trời mưa,Trời nóng,Trời lạnh.
Lưu ý: Các nhóm cũng có thể trình bày theo những cách khác.
 Hoạt động 4: Đóng vai xử lý tình huống 
* Mục tiêu: Thực hành vận dụng kiến thức về việc nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ trong các trường hợp thời tiết khác nhau vào xử lí tình huống. 
* Cách tiến hành
 - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- Các nhóm tiến hành thảo luận tìm mối quan hệ về việc nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ, đảm bảo an toàn khi trời nắng, mưa, nóng, lạnh.
 - Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV mời đại diện của các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV nhận xét và tuyên dương các nhóm làm tốt.
Từng nhóm trao đổi, đưa ra ý kiến xử lí trong tình huống đã cho ; đưa ra kịch bản trình bày tình huống ; phân công các bạn đóng vai một bạn đóng vai bố, một bạn đóng vai bạn nhỏ trong tình huống, ngoài ra có thể có các nhân vật khác (tuỳ vào sự sáng tạo của từng nhóm).
- Sau khi các nhóm chuẩn bị xong, GV tổ chức cho các nhóm lên đóng vai xử lí tình huống. Các nhóm khác quan sát, nhận xét về phần trình bày của nhóm bạn.
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_canh_dieu_tuan_35_nam_hoc_2020.doc