Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

3/ Đi bộ qua đường

KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 5: Tìm hiểu các yêu cầu đi bộ qua đường

* Mục tiêu: Nêu được các yêu cầu đi bộ qua đường.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các yêu cầu đi bộ qua đường

 * Cách tiến hành

 Bước 1: Làm việc theo nhóm

 - Nhóm chẵn: HS quan sát các hình ở trang 62 trong SGK để nêu yêu cầu đi bộ đường ở đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ.

 - Nhóm lẻ: HS quan sát các hình ở trang 62 trong SGK để nêu yêu cầu đi bộ | đường ở đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ.

Bước 2: Làm việc cả lớp

 GV chốt thông tin, hướng HS đến thông điệp: “Chúng ta cần phải thực hiện những quy định về trật tự an toàn giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác ”

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 6: Tập đi bộ qua đường an toàn

* Mục tiêu:Biết thực hiện đúng theo các yêu cầu đi bộ qua đường

* Cách tiến hành

 

doc 4 trang thuong95 6241
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 15 
MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI
BÀI : AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG - Tiết 3
Ngày: 15 - 12 - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học:
 - Nói được tên và ý nghĩa của một số biển báo và tín hiệu đèn hiệu giao thông, 
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
 – Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống giao thông. 
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống giao thông, về biển báo và đèn tín hiệu giao thông... 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ: đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông ; đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK. - VBT Tự nhiên và Xã hội 1.
 - Các tấm bìa có hình tròn (màu xanh và màu đỏ) ; hình xe ô tô, xe máy, xe đạp.
 - Phiếu tự đánh giá,
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
3/ Đi bộ qua đường 
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 5: Tìm hiểu các yêu cầu đi bộ qua đường
* Mục tiêu: Nêu được các yêu cầu đi bộ qua đường.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các yêu cầu đi bộ qua đường
 * Cách tiến hành
 Bước 1: Làm việc theo nhóm
 - Nhóm chẵn: HS quan sát các hình ở trang 62 trong SGK để nêu yêu cầu đi bộ đường ở đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ.
 - Nhóm lẻ: HS quan sát các hình ở trang 62 trong SGK để nêu yêu cầu đi bộ | đường ở đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
 GV chốt thông tin, hướng HS đến thông điệp: “Chúng ta cần phải thực hiện những quy định về trật tự an toàn giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác ” 
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 6: Tập đi bộ qua đường an toàn
* Mục tiêu:Biết thực hiện đúng theo các yêu cầu đi bộ qua đường 
* Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị thực hành
- GV và HS làm một số tấm bìa có hình tròn (màu xanh và màu đỏ)hình xe ô tô, xe máy, xe đạp.
- GV vẽ trước ở sân trường đoạn đường có vạch kẻ và đoạn đường không có vạch kẻ((số lượng đoạn đường theo số nhóm)
Bước 2: Thực hành đi bộ qua đường trong nhóm
 - Các nhóm sẽ phân vai một người đóng vai đèn hiệu, một số người đi bộ một người đóng ô tô / xe máy / xe đạp) 
- GV vẽ trước ở sân trường đoạn đường có vạch kẻ và đoạn đường không có. vạch kẻ (số lượng đoạn đường theo số nhóm). 
Bước 3: Thực hành đi bộ qua đường trước lớp
 GV nhận xét, hoàn thiện cách đi bộ qua đường của các bạn (theo đúng yêu cầu đi bộ qua đường). 
IV. ĐÁNH GIÁ 
* Đánh giá kết quả học tập bài học: GV có thể sử dụng kết quả làm các câu 1 2, 3, 4 của Bài 9 (VBT) để đánh giá kết quả học tập bài này của HS. 
Làm việc theo nhóm
 - Nhóm chẵn: HS quan sát các hình ở trang 62 trong SGK 
 - Nhóm lẻ: HS quan sát các hình ở trang 62 trong SGK 
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
 - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
HS có thể làm câu 4 của Bài 9 (VBT). 
Chuẩn bị thực hành
GV và HS làm một số tấm bìa 
Thực hành đi bộ qua đường trong nhóm
 - Các nhóm sẽ phân vai một người đóng vai đèn hiệu, một số người đi bộ một người đóng ô tô / xe máy / xe đạp) 
- Mỗi nhóm thực hành đi bộ qua cả hai loại đoạn đường (HS trong nhóm đổi vai cho nhau)
Thực hành đi bộ qua đường trước lớp
 Đại diện một số nhóm thực hành đi bộ qua đường trước lớp.
Tự đánh giá việc thực hiện những quy định về an toàn giao thông 
- HS sẽ tự đánh giá việc thực hiện những quy định về an toàn giao thông trên đường đi học
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 15 
MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI
BÀI : ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG - Tiết 1
Ngày: 17 - 12 - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được
* Về nhận thức khoa học: 
Hệ thống được những kiến thức đã học về chủ đề Cộng đồng địa phương. 
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
Củng cố kĩ năng sưu tầm, xử lý thông tin. 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
Thể hiện được việc em có thể làm để đóng góp cho cộng đồng. 91 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Các hình ở Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng địa phương trong SGK,
 - Chuẩn bị 6 biển báo giao thông rời (xem hình trang 65 SGK) và 6 lá thăm ghi 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Em đã học được gì về chủ đề Cộng đồng địa phương?
 Hoạt động 1: Giới thiệu các thông tin và hình ảnh về cộng đồng địa phương 
* Mục tiêu: Hệ thống và mở rộng những kiến thức về chủ đề Cộng đồng địa phương. 
* Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Từng cá nhân đưa ra những hình ảnh, thông tin đã sưu tầm được theo sự phân công trong nhóm về cộng đồng địa phương.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Các nhóm trưng bày và giới thiệu bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp. 
Hoạt động 2: Trò chơi “Thi nói về ngày tết Nguyên đán ”
 Mục tiêu: Ôn tập và mở rộng những kiến thức về tết Nguyên đán. 
* Cách tiến hành 
* Làm việc cả lớp 
HS được chia thành hai nhóm lớn. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng.
Lần lượt mỗi nhóm cử một người nói về một nội dung liên quan đến tết Nguyên đán. Mỗi nội dung nêu ra được 1 điểm. Nhóm nào nói lại một nội dung đã được nhắc đến sẽ bị trừ 1 điểm. Trong một khoảng thời gian cho phép, nhóm nào được nhiều điểm hơn là thắng cuộc. 3 HS xung phong làm trọng tài. 
Làm việc theo nhóm 
- Từng cá nhân đưa ra những hình ảnh, thông tin đã sưu tầm được theo sự phân công trong nhóm về cộng đồng địa phương.
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận về cách nhóm sẽ trình bày, sắp xếp bộ sưu tập những hình ảnh, thông tin về cộng đồng địa phương của nhóm mình. Đồng thời cùng nhau tập trình bày. 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Các nhóm trưng bày và giới thiệu bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp. HS các nhóm tham quan sản phẩm của nhau và lắng nghe khi nhóm bạn giới thiệu về những hình ảnh, thông tin mà các bạn đã sưu tầm được. Đồng thời, nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều hình ảnh, thông tin bổ ích về cộng Lồng địa phương. 
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_canh_dieu_tuan_15_nam_hoc_2020.doc