Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Hoạt động 1: Thảo luận về lợi ích của việc rửa tay

* Mục tiêu: Nêu được lợi ích của việc rửa tay.

* Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo cặp

các câu hỏi dưới đây:

 + Có nên dụi mắt, cầm thức ăn ngay sau khi chơi như các bạn trong hình không? Tại sao?

(Gợi ý: Các bạn không nên dụi mắt, cầm thức ăn ngay sau khi tay tiếp xúc với đất vì tay bẩn dụi vào mắt sẽ làm đau mắt, tay bần cầm thức ăn sẽ gây đau bụng,.)

+ Hãy nói về lợi ích của việc rửa tay,

+ Hằng ngày bạn thường rửa tay khi nào?

Bước 2: Làm việc cả lớp

Đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận, các bạn khác bổ sung. GV chốt lại những ý chính.

 Kết thúc hoạt động này, HS đọc mục “Em có biết? ” ở cuối trang 116 (SGK).

 LUYỆN TẬP

2/ Rửa tay như thế nào?

Hoạt động 2: Thực hành rửa tay

* Mục tiêu: Thực hiện được một trong những quy tắc giữ vệ sinh cơ thể là rửa tay đúng cách.

 

doc 4 trang thuong95 7750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 29 
MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI
 BÀI : THỰC HÀNH: RỬA TAY - Tiết 1
Ngày: - - 2021
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học:
Nêu được lợi ích của sự rửa tay, chải răng, rửa mặt.
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
 Thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể: rửa tay, đúng cách 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình vẽ trong SGK. VBT Tự nhiên và Xã hội 1. 
- Xà phòng. Nước sạch. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
RỬA TAY
 KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1/ Lợi ích của việc rửa tay
 Hoạt động 1: Thảo luận về lợi ích của việc rửa tay 
* Mục tiêu: Nêu được lợi ích của việc rửa tay. 
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
các câu hỏi dưới đây:
 + Có nên dụi mắt, cầm thức ăn ngay sau khi chơi như các bạn trong hình không? Tại sao? 
(Gợi ý: Các bạn không nên dụi mắt, cầm thức ăn ngay sau khi tay tiếp xúc với đất vì tay bẩn dụi vào mắt sẽ làm đau mắt, tay bần cầm thức ăn sẽ gây đau bụng,...) 
+ Hãy nói về lợi ích của việc rửa tay,
+ Hằng ngày bạn thường rửa tay khi nào? 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
Đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận, các bạn khác bổ sung. GV chốt lại những ý chính.
 Kết thúc hoạt động này, HS đọc mục “Em có biết? ” ở cuối trang 116 (SGK).
 LUYỆN TẬP 
2/ Rửa tay như thế nào? 
Hoạt động 2: Thực hành rửa tay
* Mục tiêu: Thực hiện được một trong những quy tắc giữ vệ sinh cơ thể là rửa tay đúng cách. 
* Cách tiến hành
 Bước 1: Làm việc theo cặp 
GV gợi ý cho HS làm ướt tay, lấy xà phòng và thực hiện các động tác theo hình trang 117 (SGK) (chà xát lòng bàn tay ; Cọ từng ngón tay ; Chà xát mu bàn tay, Chà xát các kẽ ngón tay ; Chụm 5 ngón tay này cọ vào lòng bàn tay kia và đổi lại) và cuối cùng xả cho tay sạch hết xà phòng dưới vòi nước sạch rồi lau khô tay bằng khăn mặt hoặc khăn giấy sạch.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Lưu ý: GV có thể làm mẫu rửa tay đúng cách cho cả lớp quan sát trước khi các em thực hành rửa tay thật theo nhóm,
Bước 3: Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm ; phát vật dụng (hình “Chúng mình cần ” trang (117 (SGK)) dùng để thực hành rửa tay. 
- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm thực hành. 
Bước 4: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình diễn rửa tay theo đúng cách. 
- Đại diện các nhóm trình diễn rửa tay trước lớp. Các bạn nhận xét góp ý. Kết thúc tiết học, HS đọc lời con ong ở trang 117 (SGK). 
Làm việc theo cặp
- HS làm việc theo cặp,cùng quan sát hình và nói về nội dung của hình vẽ trang 116 (SGK) (hình vẽ cho thấy sau khi tiếp xúc với đấtmột bạn lấy tay dụi mắt một bạn cầm thức ăn để ăn), sau đó sẽ cùng hỏi và trả lời nhau
Rửa tay sạch giúp loại bỏ các mầm bệnh, phòng tránh được các bệnh về ăn uống, về da, mắt
Rửa tay khi tay bẩn, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 
Làm việc cả lớp 
Đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận, các bạn khác bổ sung. GV chốt lại những ý chính.
 Kết thúc hoạt động này, HS đọc mục “Em có biết? ” ở cuối trang 116 (SGK).
Làm việc theo cặp 
HS trao đổi với nhau những việc cần làm khi rửa tay.
Làm việc cả lớp
Một số HS xung phong lên làm từng động tác theo các bước rửa tay như hình
HS khác nhận xét.
Làm việc theo nhóm
- HS thực hành rửa tay với xà phòng và nước sạch theo nhóm. 
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 29 
MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI
 BÀI : THỰC HÀNH: CHẢI RĂNG - Tiết 2
Ngày: - - 2021
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học:
 Nêu được lợi ích của sự chải răng.
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
 Thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể: chải răng đúng cách 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình vẽ trong SGK. VBT Tự nhiên và Xã hội 1. 
- Bàn chải răng (mỗi HS chuẩn bị một bàn chải riêng) ; cốc (li đựng nước) ; kem cánh răng trẻ em. Mô hình hàm răng. Nước sạch. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
CHẢI RĂNG 
KHÁM PHÁ KIÊN THỨC MỚI
1/ Lợi ích của việc chải răng
Hoạt động 1: Thảo luận về lợi ích của việc chải răng
 * Mục tiêu Nêu được lợi ích của việc chải răng. 
* Cách tiến hành
 Bước 1: Làm việc theo cặp
 HS trả lời câu hỏi: Hằng ngày, em chải răng vào lúc nào?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Kết thúc hoạt động này, HS đọc mục kiến thức chủ yếu ở trang 118 (SGK). 
 LUYỆN TẬP 
2/ Chải răng như thế nào? 
Hoạt động 2: Thực hành chải răng
 * Mục tiêu :Thực hiện được một trong những quy tắc giữ vệ sinh cơ thể là chải răng đúngcách, 
* Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc cả lớp
+ Hãy chỉ và nói đâu là mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng trên mô hình hàm răng.
+ Hằng ngày em quen chải răng như thế nào?
 GV làm mẫu lại các động tác chải răng trên mô hình hàm răng, vừa làm, vừa nói các bước:
 (1) Chuẩn bị cốc (li) và nước sạch.
 (2) Lấy kem chải răng vào bàn chải 
(3) Chải răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên. Lần lượt từ phải qua trái ; chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. 
(4) Súc miệng kĩ rồi nhổ ra, vài lần.
 (5) Sau khi chải răng xong phải rửa bàn chải thật sạch, vẫy khô, cắm ngược bàn chải vào giá. 
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
GV đi đến các nhóm và giúp đỡ. 
Bước 3: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS đại diện các nhóm lên làm động tác mẫu trước lớp. Các bạn nhận xét và góp ý.
 - HS khác nhận xét cách chải răng của bạn đúng hay sai. Nếu bạn làm sai, em đó lên làm lại.
 Kết thúc tiết học, HS đọc lời con ong ở trang 119 (SGK). 
Làm việc theo cặp
 HS quan sát hình trang 118 (SGK) và nói với nhau về lợi ích của việc chải răng. Tiếp theo, các em liên hệ bản thân trả lời câu hỏi
Làm việc cả lớp
 Một số cặp trình bày kết quả thảo luận với cả lớp. 
Làm việc cả lớp
Cả lớp quan sát mô hình hàm răng và lần lượt trả lời câu hỏi.
HS lên trước lớp, chỉ vào mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng trên mô hình hàm răng.
HS trả lời câu hỏi
HS lắng nghe
Làm việc theo nhóm 
Các nhóm thực hành chải răng thật bằng nước sạch và bàn chải răng do các em mang theo,
 - Lần lượt HS chải răng theo quy trình GV hướng dẫn trên mô hình, các bạn trong nhóm quan sát, nhận xét.
Làm việc cả lớp
HS đại diện các nhóm lên làm động tác mẫu trước lớp. Các bạn nhận xét và góp ý.
 - HS khác nhận xét cách chải răng của bạn đúng hay sai. Nếu bạn làm sai, em đó lên làm lại.
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_canh_dieu_tuan_29_nam_hoc_2020.doc