Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp:

 GV trình bày: Hằng ngày, vào giữa buổi học chúng ta có giờ ra chơi. Chuyển từ tiết này sang tiết khác, chúng ta được nghỉ 5 phút và ngay trong một tiết học, nhiều lúc chúng ta cũng có những trò chơi giữa giờ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu sự cần thiết của vận động và nghỉ ngơi đối với sức khoẻ.

1/ Hoạt động vận động và nghỉ ngơi

 KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận về các hoạt động vận động và nghỉ ngơi

* Mục tiêu: Nêu được tên một số hoạt động, nghỉ ngơi và tác dụng của hoạt động đó.

- Liên hệ thực tế.

 * Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo cặp

Các bạn trong hình đang làm gì?

Việc làm đó có tác dụng gì?

Bước 2: Làm việc cả lớp

Trong số những hoạt động các em vừa nêu, hoạt động nào đòi hỏi cơ thể vận động, di chuyển và hoạt động nào không đòi hỏi sự vận động của cơ thể (xem gợi ý đáp án Phụ lục 2).

Kết thúc hoạt động 1, GV chuyển ý sang hoạt động 2: Hằng đêm chúng ta đều đi ngủ. Ngủ là một trong những cách nghỉ ngơi cần thiết đối với mỗi người.

 

doc 4 trang thuong95 12510
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 28 
MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI
 BÀI : VẬN ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI - Tiết 1
Ngày: - - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học:
- Xác định được các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ. 
- Nêu được sự cần thiết phải vận động và nghỉ ngơi hằng ngày.
 * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
Quan sát các hình ảnh để tìm ra những hoạt động nào nên thực hiện thường xuyên và những hoạt động nào nên hạn chế. 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 
 Liên hệ đến những hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK. VBT Tự nhiên và Xã hội 1. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp:
 GV trình bày: Hằng ngày, vào giữa buổi học chúng ta có giờ ra chơi. Chuyển từ tiết này sang tiết khác, chúng ta được nghỉ 5 phút và ngay trong một tiết học, nhiều lúc chúng ta cũng có những trò chơi giữa giờ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu sự cần thiết của vận động và nghỉ ngơi đối với sức khoẻ.
1/ Hoạt động vận động và nghỉ ngơi
 KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận về các hoạt động vận động và nghỉ ngơi 
* Mục tiêu: Nêu được tên một số hoạt động, nghỉ ngơi và tác dụng của hoạt động đó. 
- Liên hệ thực tế.
 * Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc theo cặp
Các bạn trong hình đang làm gì? 
Việc làm đó có tác dụng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Trong số những hoạt động các em vừa nêu, hoạt động nào đòi hỏi cơ thể vận động, di chuyển và hoạt động nào không đòi hỏi sự vận động của cơ thể (xem gợi ý đáp án Phụ lục 2).
Kết thúc hoạt động 1, GV chuyển ý sang hoạt động 2: Hằng đêm chúng ta đều đi ngủ. Ngủ là một trong những cách nghỉ ngơi cần thiết đối với mỗi người. 
Hoạt động 2: Thảo luận về những việc nên làm và không nên làm để có giấc ngủ tốt
* Mục tiêu: Nhận biết được ngủ là cách nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ. 
- Nêu được những việc nên và không nên làm trước khi đi ngủ để có giấc, ngủ tốt,
 * Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc theo cặp
 - HS hỏi và trả lời câu hỏi 
 + Bạn thường đi ngủ lúc mấy giờ?
 + Chúng ta có nên thức khuya không? Vì sao? 
+ Theo bạn, vào buổi tối trước khi đi ngủ chúng ta nên làm gì và không nên làm gi? 
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV chốt lại những ý chỉnh. 
GV yêu cầu một số HS nhắc lại tầm quan trọng của giấc ngủ.
 ĐÁNH GIÁ 
GV có thể sử dụng câu 1, 2, 3 và 4 của Bài 17 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS sau hoạt động 1 và 2 của bài học này.
HS lắng nghe
Làm việc theo cặp
HS quan sát các hình trang 112, 113 (SGK)
HS chỉ vào từng hình vẽ để hỏi bạn về nội dung của hình 
HS xung phong trả lời câu hỏi trang 113 trong SGK
Làm việc cả lớp
HS chi và nói tên hoạt động được vẽ trong từng hình ở trang 112, 113 (SGK) và nói tác dụng của hoạt động đó (xem đáp án ở Phụ lục 1).
Cả lớp thảo luận câu hỏi
Làm việc theo cặp
 - HS hỏi và trả lời với bạn theo các câu hỏi gợi ý ở trang 114 (SGK)
Làm việc cả lớp
 Đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận, các bạn khác bổ sung. 
Kết thúc hoạt động này, HS đọc mục “Em có biết? trang 114 (SGK). 
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 28 
MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI
 BÀI : VẬN ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI - Tiết 2
Ngày: - - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học:
- Xác định được các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ. 
- Nêu được sự cần thiết phải vận động và nghỉ ngơi hằng ngày.
 * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
Quan sát các hình ảnh để tìm ra những hoạt động nào nên thực hiện thường xuyên và những hoạt động nào nên hạn chế. 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 
 Liên hệ đến những hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK. VBT Tự nhiên và Xã hội 1. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2/ Lợi ích của hoạt động vận động và nghỉ ngơi 
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
 Hoạt động 3: Trình bày về lợi ích của hoạt động vận động, nghỉ ngơi và việc thực hiện các hoạt động vận động, nghỉ ngơi hợp lí 
* Mục tiêu: Nêu được lợi ích của hoạt động vận động và nghỉ ngơi. Liên hệ đến những hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh. 
*Cách tiến hành
Bước 1: Làm theo nhóm
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV khen các nhóm đưa ra được thêm những cụm từ khác ngoài những cụm từ được gợi ý trong SGK khi nói về lợi ích của hoạt động vận động và nghỉ ngơi, 
Hoạt động 4: Liên hệ về việc thực hiện các hoạt động vận động và nghỉ ngơi của bản thân
 * Mục tiêu: Liên hệ đến những hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh.
 * Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc theo cặp
Ví dụ: Em cần hạn chế thời gian xem ti vi hoặc em cần tăng thêm thời gian làm việc nhà,... 
Bước 2: Làm việc cả lớp
 Đại diện một số cập trình bày trước lớp. Kết thúc bài học, HS đọc và ghi nhớ kiến thức chủ yếu ở trang 115 (SGK). 
IV. ĐÁNH GIÁ 
GV có thể sử dụng câu 5, 6 và 7 của Bài 17 (VBT) để đánh giá kết quả học tập của HS sau hoạt động 3 và 4 của bài học này.
Làm theo nhóm
 HS nhớ lại tác dụng của các hoạt động vận động và nghỉ ngơi nói chung và lợi ch của giấc ngủ nói riêng, kết hợp với các từ ngữ được gợi ý trong khung ở trang 115 (SGK) để nói về lợi ích của hoạt động vận động và nghỉ ngơi.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
Làm việc theo cặp
 Dựa vào việc quan sát hình ở trang 115 (SGK), HS hỏi và trả lời với bạn về những việc các em nên làm thường xuyên và những việc các em nên hạn chế thực hiện. Đồng thời, liên hệ xem các em cần thay đổi thời gian vận động, nghỉ ngơi của mình như thế nào.
Làm việc cả lớp
 Đại diện một số cập trình bày trước lớp. Kết thúc bài học, HS đọc và ghi nhớ kiến thức chủ yếu ở trang 115 (SGK). 
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_canh_dieu_tuan_28_nam_hoc_2020.doc