Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Hoạt động 3: Hoàn thiện báo cáo kết quả sau khi đi tham quan thiên nhiên

 * Mục tiêu: Biết làm báo cáo sau khi đi tham quan.

 - Trình bày kết quả báo cáo.

*Cách tiến hành

Bước 1: Hướng dẫn HS hoàn thiện bảo cáo

Hỏi: Các em đã rút ra được những điều gì sau buổi tham quan? Đã quan sát thấy những gì?

Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm

 GV khuyến khích HS ngoài việc thực hiện báo cáo theo mẫu, các em có thể sáng tạo, trình bày báo cáo theo cách riêng của mỗi nhóm và tuyên dương đối với những nhóm có sáng tạo đặc biệt.

Bước 3: Tổ chức

Dưới đây là mẫu Phiếu quan sát cây và con vật. Trong mẫu dưới đây có bổ sung thêm cột để HS phân biệt cây rau, cây cho bóng mát, cây ăn quả,. tuỳ nơi tham quan mà GV có thể yêu cầu HS ghi cột này cho phù hợp. Ví dụ: Ở công viên thì khó có cây rau,. Cột ghi chú để khuyến khích HS ghi thêm những điều quan sát được, ví dụ như: thân cao, khẳng khiu hoặc cây bò sát đất,.

 

doc 4 trang thuong95 8901
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 22 
MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI
BÀI: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CÂY XANH VÀ CÁC CON VẬT - Tiết 3
Ngày: - - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học:
- Kết nối được các kiến thức đã học về thực vật, động vật trong bài học và ngoài tự nhiên.
- Biết sử dụng những đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên.
 * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
- Quan sát, đặt được câu hỏi và trả lời câu hỏi về những cây và con vật nơi tham quan. 
- Bước đầu làm quen cách quan sát, ghi chép, trình bày kết quả khi đi tham quan. 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
 - Có ý thức giữ an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật. 
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. 
- Cân nhắc không sử dụng các đồ dùng bằng nhựa dùng một lần để bảo vệ môi trường
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình ảnh trong SGK. Phiếu bài tập. Bảng phụ giấy A4. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Hoàn thiện báo cáo kết quả sau khi đi tham quan thiên nhiên 
 * Mục tiêu: Biết làm báo cáo sau khi đi tham quan.
 - Trình bày kết quả báo cáo. 
*Cách tiến hành
Bước 1: Hướng dẫn HS hoàn thiện bảo cáo 
Hỏi: Các em đã rút ra được những điều gì sau buổi tham quan? Đã quan sát thấy những gì? 
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
 GV khuyến khích HS ngoài việc thực hiện báo cáo theo mẫu, các em có thể sáng tạo, trình bày báo cáo theo cách riêng của mỗi nhóm và tuyên dương đối với những nhóm có sáng tạo đặc biệt. 
Bước 3: Tổ chức 
Dưới đây là mẫu Phiếu quan sát cây và con vật. Trong mẫu dưới đây có bổ sung thêm cột để HS phân biệt cây rau, cây cho bóng mát, cây ăn quả,... tuỳ nơi tham quan mà GV có thể yêu cầu HS ghi cột này cho phù hợp. Ví dụ: Ở công viên thì khó có cây rau,... Cột ghi chú để khuyến khích HS ghi thêm những điều quan sát được, ví dụ như: thân cao, khẳng khiu hoặc cây bò sát đất,... 
HS hoàn thiện báo cáo 
- Hs ghi kết quả và những suy nghĩ của mình vào báo cáo. 
- HS hoàn thiện báo cáo theo mẫu Phiếu quan sát. 
làm việc nhóm
Nhóm báo cáo về đề tài Thực vật 
nhóm báo cáo về đề tài Động vật
Mỗi nhóm hoàn thành báo cáo vào bảng theo sự sáng tạo của từng nhóm.
làm việc cả lớp
Mỗi nhóm lên trình bày, HS khác nhận xét, hỏi nhóm bạn.
- Chọn ra nhóm làm tốt nhất, tuyên dương, tổng kết.
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 22 
MÔN: TỰ NHIÊN và XÃ HỘI
 BÀI: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT - Tiết 1
Ngày: - - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học, HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học: 
Hệ thống lại được các kiến thức đã học về chủ đề thực vât và động vật: tên gọi, các bộ phận, lợi ích, chăm sóc, giữ an toàn.
 - Những việc nên làm để chăm sóc cây trồng và vật nuôi.
 * Vẽ tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
Làm một bộ sưu tập về các cây, con vật qua việc quan sát, sưu tự nhiên và sách báo. 
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng và vật nuôi. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình ảnh trong SGK. Phiếu bài tập. Bảng phụ giấy A4. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Chúng mình đã học được gì về chủ đề Thực vật và động vật? 
* Mục tiêu: Hệ thống lại các kiến thức đã học về chủ đề Thực vật và động vật 
- Tên của một số cây và các con vật ;
 - Các bộ phận của một số cây và các con vật - Lợi ích của một số cây và các con vật ;
 - Cách chăm sóc của một số cây và vật nuôi ; Cách giữ an toàn khi tiếp xúc với một số cây và vật nuôi. 
*Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức làm việc nhóm
 - GV khuyến khích HS ngoài việc thực hiện theo mẫu, các em có thể sáng tạo, trình bày Sơ đồ theo cách riêng của nội nhóm như: dán các hình ảnh đã sưu tập hoặc minh hoạ bằng chính các hình các em tự vẽ. 
Bước 2: Tổ chức làm việc cả lớp
- GV kiểm tra lại sự hiểu biết các kiến thức của chủ đề đối với một số HS thế hiện chưa tích cực tham gia trong quá trình làm việc nhóm hoặc những HS yếu hơn các bạn. 
- GV chọn hai kết quả tốt nhất của hai nhóm tổng kết về Thực vật và Động vật để tổng kết trước lớp. 
Hoạt động 2: Làm một bộ sưu tập hình ảnh và thông tin về cây hoặc các mon vật
 * Mục tiêu: Hệ thống các kiến thức về thực vật và động vật. 
- Hình thành năng lực tự tìm tòi, nghiên cứu, 
*Cách tiến hành
- Chọn một vài nhóm lên trình bày (nếu còn thời gian) hoặc yêu cầu HS hoản
 - GV phân nhóm, yêu cầu 
Hoạt động 3: Làm bài tập ôn tập tổng kết chủ đề
 GV có thể sử dụng câu 1, 2, 3 (VBT).
làm việc nhóm
 Nhóm làm tổng kết phần thực vật và Nhóm làm tổng kết Động vật.
Nhóm thể hiện theo sơ đồ gợi ý ở trang 90, 91 (SGK) và hoàn hinh những chỗ có dấu? trong Sơ đồ trên giấy.
làm việc cả lớp
- Cử đại diện của mỗi nhóm lên trình bày, HS khác nhận xét, hỏi nhóm bạn.
 - Tuyên dương các nhóm có sản phẩm và phần trình bày tốt nhất, sáng tạo nhất.
mỗi HS sưu tập các hình ảnh về thực vật và động vậtvà tập hợp lại để cùng làm bộ sưu tập của nhóm.
 - Mỗi nhóm làm một bộ sưu tập theo sự sáng tạo riêng, tuy nhiên cần thể hiện rõ Tên cây con vật, hình dạng, kích thước và một số đặc điểm nổi bật, lợi ích của chúng, Khuyến khích HS sưu tập, giới thiệu những cây và con vật có ở địa phương, 
- Chọn một vài nhóm lên trình bày (HS hoàn thiện tiếp và nộp cho GV vào buổi học sau để tổng kết, khen thưởng. (Lưu ý: Những bộ sưu tập tốt GV có thể bố trí treo ở Góc trưng bày của lớp.)
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_canh_dieu_tuan_22_nam_hoc_2020.doc