Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Bài 28: Con muỗi
1. Kiểm tra bài cũ :
- Hãy nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo
- Nuôi mèo để làm gì?
- Giáo viên nhận xét
2. Bài mới:.
Khởi động: Trò chơi: Bắt muỗi.
a. Mục tiêu: Khởi động gây hưng phấn trước khi vào bài và giới thiệu bài.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên cho cả lớp đứng lên và hô :
“Muỗi bay,muỗi bay”.
“-Muỗi đậu vào má em. Đập cho nó một cái”
Tương tự như vậy GV thay đổi vị trí đậu của con muỗi. Kết thúc trò chơi,
- GV nói: Tại sao khi trông thấy muỗi người ta lại đập cho nó chết? Để hiểu được điều đó, cô cùng các em tìm hiểu bài 28: Con muỗi.
*Hoạt động 1: Quan sát con muỗi.
a) Mục tiêu:
- Học sinh biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên việc quan sát con muỗi.
- Biết các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
b) Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh lấy túi ni lông có chứa con muỗi
- Cho HS thảo luận theo nhóm 4
*GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ So với con ruồi, con muỗi to hơn hay nhỏ hơn ?
Keá hoaïch baøi daïy Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI- LỚP MỘT BÀI 28 : CON MUỖI I/. MỤC TIÊU : * Nêu một số tác hại của muỗi. * Chỉ được tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ. * Biết cách phòng trừ muỗi. * Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt. II/. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: * Các hình trong bài 28 * Một bình chứa cá cảnh * Một lọ nhỏ đựng bọ gậy.( cung quăng ) * Vợt muỗi, nhang diệt muỗi, kem chống muỗi. * Tranh vẽ con muỗi. 2. Học sinh: * Sách giáo khoa * Mang đến lớp một túi ni lông nhỏ có chứa một vài con muỗi. * Bình đựng cá cảnh và bọ gậy.( cung quăng ) 3.Các hoạt động dạy HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ : - Hãy nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo - Nuôi mèo để làm gì? - Giáo viên nhận xét 2. Bài mới:. Khởi động: Trò chơi: Bắt muỗi. Mục tiêu: Khởi động gây hưng phấn trước khi vào bài và giới thiệu bài. Cách tiến hành: - Giáo viên cho cả lớp đứng lên và hô : “Muỗi bay,muỗi bay”. “-Muỗi đậu vào má em. Đập cho nó một cái” Tương tự như vậy GV thay đổi vị trí đậu của con muỗi. Kết thúc trò chơi, - GV nói: Tại sao khi trông thấy muỗi người ta lại đập cho nó chết? Để hiểu được điều đó, cô cùng các em tìm hiểu bài 28: Con muỗi. *Hoạt động 1: Quan sát con muỗi. a) Mục tiêu: - Học sinh biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên việc quan sát con muỗi. - Biết các bộ phận bên ngoài của con muỗi. b) Cách tiến hành: - Giáo viên cho học sinh lấy túi ni lông có chứa con muỗi - Cho HS thảo luận theo nhóm 4 *GV nêu câu hỏi gợi ý: + So với con ruồi, con muỗi to hơn hay nhỏ hơn ? + Khi đập muỗi, em thấy cơ thể muỗi cứng hay mềm ? - GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét ( bổ sung ). - GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 58, thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi sau: + Hãy chỉ vào đầu, thân, cánh, chân của con muỗi. + Con muỗi di chuyển như thế nào? - GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét ( bổ sung ). - GV quan sát phần đầu của con muỗi + Em nào chỉ cho cô và các bạn biết đâu là vòi của con muỗi? + Con muỗi dùng vòi để làm gì ? *GV kết luận: Muỗi là một loại sâu bọ bé hơn ruồi. Muỗi có đầu, thân, cánh và chân. Muỗi bay bằng cánh và đậu bằng chân. Nó dùng vòi hút máu người và động vật để sống. TRÒ CHƠI TIẾP SỨC: Ghép chữ vào hình. a) Mục tiêu: HS được củng cố lại những hiểu biết về các bộ phận của con muỗi b) Cách tiến hành: - GV nêu luật chơi. Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội chọn ra 4 bạn, 2 đội xếp thành 2 hàng dọc. Nhiệm vụ của mỗi đội là gắn vào ô trống sao cho phù hợp tên các bộ phận của con muỗi. Đội nào gắn đúng và nhanh thì đội đó thắng. Kết thúc trò chơi GV tuyên dương đội thắng cuộc. * Hoạt động 2: Nơi sống và tác hại của muỗi a) Mục tiêu: - HS biết được nơi sống của muỗi. - Nêu được tác hại của muỗi. b) Cách tiến hành: - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 + Dãy 1,2: Muỗi thường sống ở đâu? Vào lúc nào em thường nghe thấy tiếng muỗi vo ve và hay bị muỗi đốt nhất? - GV cho HS các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. GV kết luận : Muỗi thường sống ở các bụi rậm, cống rãnh, nơi tối tăm ẩm thấp. Muỗi cái hút máu người và động vật để sống ( Muỗi đực hút dịch hoa quả ). Muỗi cái đẻ trứng ở nơi nước đọng như : chum, bể nước, cống rãnh...Trứng muỗi nở thành bọ gậy. Bọ gậy sống dưới nước một thời gian rồi trở thành muỗi. + Dãy 3,4: Bị muỗi đốt có hại gì? Kể tên một số bệnh do muỗi truyền mà em biết. - GV cho HS các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. GV kết luận: Muỗi đốt sẽ bị mất máu, ngứa và đau. Muỗi không những hút máu của chúng ta mà nó còn là vật trung gian để truyền nhiều bệnh nguy hiểm từ người này sang người khác như: bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết... * Hoạt động 3: Cách diệt muỗi và phòng tránh muỗi. a) Mục tiêu : HS biết cách diệt trừ muỗi, biết cách phòng tránh muỗi đốt. b) Cách tiến hành: - GV cho cả lớp quan sát SGK trang 59 và hỏi: + Tranh vẽ những cách diệt muỗi nào? + Em còn biết cách diệt muỗi nào khác? GV kết luận: Có nhiều cách diệt muỗi như: dùng thuốc diệt muỗi, nhang diệt muỗi, vợt diệt muỗi, kem chống muỗi, khơi thông cống rãnh, đậy kín bể, chum nước, làm vệ sinh nơi ở, giữ nhà cửa sạch sẽ không cho muỗi đẻ trứng. nhiều nơi còn thả cá con vào bể hoặc chum nước để nó ăn bọ gậy. - GV cho HS thả bọ gậy vào lọ cá để quan sát điều gì xảy ra. + Em cần làm gì để không bị muỗi đốt? GV kết luận: Muốn không bị muỗi đốt, khi đi ngủ cần phải mắc màn cẩn thận để tránh bị muỗi đốt. ( Ở vùng núi thường hay có muỗi truyền bệnh sốt rét, người ta còn tẩm thuốc chống muỗi vào mùng để muỗi tránh xa ). 3. Củng cố: - Kể tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. - Người ta diệt muỗi bằng cách nào ? 4. Dặn dò: Thực hiện theo nội dung bài học. Chuẩn bị bài 29: Nhận biết cây cối và con vật - Nhận xét tiết học. -HS trả lời. - HS hô : “Vo ve ,vo ve”. - HS thực hiện theo lời GV. - 2 HS nhắc lại - HS thảo luận nhóm 4 - Các nhóm trình bày - HS thảo luận nhóm 2 - Các nhóm trình bày - 2 HS lên bảng chỉ và trả lời. - 1 HS đọc - HS lắng nghe và thực hiện. - HS thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày. - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời XÁC NHẬN CỦA BAN LÃNH ĐẠO GIÁO VIÊN THỰC HIỆN HIỆU TRƯỞNG
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_bai_28_con_muoi.doc