Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 4: An toàn khi sử dụng đồ trong nhà (Tiết 1)

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 4: An toàn khi sử dụng đồ trong nhà (Tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt

- Kể tên một số đồ dùng sắc nhọn trong nhà.

- Nhận biết được một số tình huống thường gặp khi sử dụng đồ dùng, thiết bị trong nhà.

- Có ý thức giữ gìn an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

- Giải quyết được một số tình huống đơn giản khi có người bị thương.

1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: hoàn thành các nhiệm vụ học tập nhóm, cá nhân mà giáo viên đưa ra.

- Trách nhiệm: có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ nhóm

2. Về năng lực

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, tìm hiểu với các thành viên trong nhóm về những đồ dùng vật dụng sắc nhọn có trong gia đình

- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh suy nghĩ trả lời các yêu cầu giáo viên đưa ra

- Năng lực khoa học: Học sinh được tìm hiểu về các vật dụng, đồ dùng trong nhà và cách sử dụng chúng

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- SGK, powerpoint bài dạy

- Video bài hát “đồ dùng bé yêu” (HĐ khởi động), Video ”An toàn cho trẻ - An toàn với vật sắc nhọn.”(HĐ luyện tập).

- Hình ảnh những đồ dùng sắc nhọn. (HĐ hình thành kiến thức mới)

2. Học sinh

- Sách, vở.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

1. HĐ KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS, giới thiệu bài mới.

 

docx 5 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 7000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 4: An toàn khi sử dụng đồ trong nhà (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn học: Tự nhiên và xã hội	 Lớp 1
Sách: kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 4: An toàn khi sử dụng đồ trong nhà
(Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt
- Kể tên một số đồ dùng sắc nhọn trong nhà.
- Nhận biết được một số tình huống thường gặp khi sử dụng đồ dùng, thiết bị trong nhà.
- Có ý thức giữ gìn an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
- Giải quyết được một số tình huống đơn giản khi có người bị thương.
1. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: hoàn thành các nhiệm vụ học tập nhóm, cá nhân mà giáo viên đưa ra.
- Trách nhiệm: có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ nhóm
2. Về năng lực
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, tìm hiểu với các thành viên trong nhóm về những đồ dùng vật dụng sắc nhọn có trong gia đình
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh suy nghĩ trả lời các yêu cầu giáo viên đưa ra
- Năng lực khoa học: Học sinh được tìm hiểu về các vật dụng, đồ dùng trong nhà và cách sử dụng chúng
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- SGK, powerpoint bài dạy
- Video bài hát “đồ dùng bé yêu” (HĐ khởi động), Video ”An toàn cho trẻ - An toàn với vật sắc nhọn.”(HĐ luyện tập).
- Hình ảnh những đồ dùng sắc nhọn. (HĐ hình thành kiến thức mới)
2. Học sinh
- Sách, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. HĐ KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS, giới thiệu bài mới.
* Cách tiến hành:
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
3’
 GV cho học sinh hát theo bài “Đồ dùng bé yêu”
- Bật video và hướng dẫn học sinh hát và nhảy theo nhạc .
- Dẫn dắt vào bài: Hôm nay cả lớp chúng ta sẽ học về an toàn khi sử dụng đồ dùng trong nhà
- HS thực hiện.
2. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: nêu được tên một số đồ dùng sắc nhọn xung quanh nhà.
* Cách tiến hành:
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
14’
- GV yêu cầu HS quan sát trong thời gian 2 phút và trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì? 
+ Trong bức tranh, có những vật dụng gì sắc nhọn?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo hình thức cá nhân: “Hãy kể tên các đồ dùng sắc nhọn trong nhà có thể gây nguy hiểm.”
- GV gọi 4 bạn trả lời câu hỏi. GV và HS nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS quan sát các bức ảnh đồ dùng sắc nhọn và liệt kê các đồ dùng sắc nhọn.
- GV đặt câu hỏi:“Có rất nhiều đồ dùng sắc nhọn xung quanh chúng ta, vậy tại sao những vật dụng trên được gọi là đồ dùng sắc nhọn có thể gây nguy hiểm.”
- GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi. GV và HS cùng nhận xét.
- GV đặt câu hỏi: “Những vật dụng như dao, kéo, kim, dĩa, được gọi là đồ dùng nguy hiểm vì nó có thể gây thương tích, chảy máu nếu chúng ta sử dụng không đúng cách đấy. Vậy qua bức tranh này, các con rút ra lưu ý gì khi sử dụng đồ vật sắc nhọn?”
- GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi. GV và HS cùng nhận xét.
- GV kết luận: “Khi sử dụng đồ dùng sắc nhọn, chúng mình cần phải được người lớn dạy cách cầm thật cẩn thận và khi dùng cần chú ý để không gây thương tích cho cơ thể.” 
- GV dẫn dắt vào HĐ tiếp theo: “Những đồ dùng sắc nhọn nguy hiểm như vậy thì chúng ta nên sử dụng sao cho đúng, mời các con sang HĐ tiếp theo.
- HS trả lời:
+ Bức tranh vẽ bạn Hoa, bố mẹ của bạn Hoa đang ở trong phòng bếp. Bố đeo tạp dề đang bê rổ rau, bé đang thái của quả, còn mẹ đứng bên cạnh để quan sát Hoa làm việc.
+ Trong bức tranh có những vật dụng sắc nhọn là: dao, kéo
- HS thảo luận.
- HS trả lời: 
+ Vì chúng có thể gây chảy máu.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Sử dụng đồ dùng sắc nhọn một cách cẩn thận.
- HS lắng nghe.
3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH/ LUYỆN TẬP
	* Mục tiêu: Biết cách nhận biết, sử dụng an toàn một số đồ dùng , vật dụng sác nhọn.
	* Cách thực hiện:
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
8’
- GV cho HS xem video ”An toàn cho trẻ - An toàn với vật sắc nhọn.”
- GV đặt câu hỏi: “Với kiến thức các em vừa được cung cấp qua video và hiểu biết của bản thân, em hãy chia sẻ cho cô và cả lớp biết những điều mình biết khi sử dụng những đồ dùng sắc nhọn.”
- GV gọi 3 HS trả lời câu hỏi. GV và HS cùng nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS duy nghĩ và trả lời:
Quan sát tranh trong sách giáo khoa và cho biết bức tranh có gì? Bức tranh muốn nói với chúng ta điều gì?(tranh 1, 2, 3 tr19)
-HS đưa ra ý nghĩa của bức tranh. Sau đó chia sẻ với cả lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Khi dùng dao, kéo và những đồ dùng dễ vỡ và sắc nhọn, cần phải rất cẩn thận để tránh bị đứt tay và mất an toàn.
- HS xem video.
- HS trả lời. 
- HS thảo luận.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
	* Mục tiêu: Nhận biết được nhiều đồ dùng sắc nhọn có thể gây nguy hiểm cho mình hoặc người khác và tự biết cách xử lí trong những tình huống đơn giản khi mình hoặc người khác bị thương.
	* Cách tiến hành
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
7’
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu tranh trong SGK thông qua một số câu hỏi như:
	+ Bạn nhỏ trong tranh sử dụng đồ vật gì?
	+ Bạn nhỏ đã bị làm sao khi đồ vật đó bị vỡ?
	+ Nếu là bạn nhỏ trong tranh, em sẽ làm gì?
	- HS đề xuất các cách xử lí.
	- GV cùng cả lớp chia sẻ, thảo luận về các đề xuất đó là đúng hay sai và nguyên nhân.
	- GV tổng kết lại một số cách xử lí khi bị dao hay đồ vật sắc nhọn làm bị thương.
- HS tìm hiểu và trả lời.
5. KẾT THÚC
* Mục tiêu: giúp HS tự tổng hợp lại kiến thức theo ý hiểu của mình.
* Cách tiến hành:
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
3’
- GV hướng dẫn HS tự tổng hợp lại kiến thức bài học. Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện các HĐ tự chăm sóc sức khỏe hằng ngày.
- Yêu cầu HS đọc lại bài và chuẩn bị bài mới.
- HS thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_c.docx