Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Bài: Em biết tự bảo vệ - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thu Hằng

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Bài: Em biết tự bảo vệ - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thu Hằng

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực chung

 -Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

 -Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

 -Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề

2.Năng lực đặc thù:

 -Nhận biết được vùng riêng tư cảu cơ thể cần được bảo vệ.(HĐ1)

 -Thực hành nói không và tránh xa người có hành vi đụng chạm hay đe dọa đến sự an toàn của bản thân. (HĐ2)

 -Thực hành nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cần. (HĐ3)

3.Phẩm chất:

-Biết tự bảo vệ bản thân.

- Giải quyết vấn đề qua các hoạt động giải quyết tình huống.

II. Đồ dùng:

- Giáo viên:Bài giảng điện tử, đường truyền, thiết bị dạy học,

- Học sinh:Thiết bị điện tử, đường truyền, sgk.

 

docx 4 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 4880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Bài: Em biết tự bảo vệ - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Nguyễn Viết Xuân GV: Nguyễn Thị Thu Hằng
Tổ : 1. Lớp: 1 
 Ngày dạy:8,13/4/2022
Bài: EM BIẾT TỰ BẢO VỆ 
(Dạy tuần 29,30) 
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực chung
 -Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
 -Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
 -Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề
2.Năng lực đặc thù:
 -Nhận biết được vùng riêng tư cảu cơ thể cần được bảo vệ.(HĐ1)
 -Thực hành nói không và tránh xa người có hành vi đụng chạm hay đe dọa đến sự an toàn của bản thân. (HĐ2)
 -Thực hành nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cần. (HĐ3)
3.Phẩm chất:
-Biết tự bảo vệ bản thân.
- Giải quyết vấn đề qua các hoạt động giải quyết tình huống.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên:Bài giảng điện tử, đường truyền, thiết bị dạy học, 
- Học sinh:Thiết bị điện tử, đường truyền, sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Pha 1: 
-GV gửi đường link để học sinh tìm hiểu bài trước giờ học.
*Pha 2:
-GV giới thiệu bài 
1.Hoạt động khởi động và khám phá 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ghép hình theo nhóm 4.
- GV yêu cầu HS nbhận xét, GV nhận xét dẫn dắt HS vào bài học:” Em biết tự bảo vệ.”
2.Nội dung bài học:
2.1 Hoạt động 1: Vùng riêng tư của cơ thể
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh 1,2 trang 112 SGK. Chỉ các vùng riêng tư trên cơ thể của hai bạn trong tranh theo nhóm 2.
- GV mời một số bạn chia sẻ trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận.
Kết luận: Các vùng riêng tư trên cơ thể gồm: miệng, ngực, phần giữa hoa đùi và phân mông.
2.2 Hoạt động 2: Nói không với những hành vi đụng chạm vào vùng riêng tư trên cơ thể
- GV treo hai tranh ở phía dưới trang 112, tổ chức cho HS hoạt động chung cả lớp với câu hỏi
 + Trong tranh, bạn Hoa và bạn Nam đã nói gì? Tại sao ?
 + Khi nào em có phản ứng giống như của bạn Hoa và bạn Nam?
-GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.
Kết luận: Em bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể mình và giữ an toàn cho bản than
2.3 Hoạt động 3: Ứng xử với những đối tượng khác nhau
-GV tổ chức HS quan sát tranh 1,2,3,4,5 trang 113 
-GV mời HS chia sẻ trước lớp.
-GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
Kết luận: Đối với ba mẹ, ông bà, anh chị em ruột, em được phép ôm thân mật. Đối với bạn bè, thầy cô giáo, bà con họ hàng em được phép năm tay. Khi gặp người quen em chỉ được phép đứng xa và cuối chào.
3.Hoạt động nối tiếp
*Pha 3:
-GV nhận xét dặn HS về kể cho ba mẹ nghe bài học hôm nay và nhờ ba mẹ chỉ thêm nhiều cách khác để bảo vệ bản thân. 
-HS chơi trò chơi ghép tranh theo nhóm 4.
-HS nhận xét.
-HS quan sát tranh 
-HS trình bày trước lớp
-HS nhận xét
-HS đọc kết luận theo GV.
-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi của GV
-HS nhận xét.
-HS đọc kết luận theo GV 
-Hs quan sát tranh
-Chia sẻ theo cảm nhận
-HS thực hiện
*Điều chỉnh sau bài dạy: .
**********************************
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động nối tiếp 
*Pha 1: 
-GV gửi đường link để học sinh tìm hiểu bài trước giờ học.
*Pha 2:
-GV giới thiệu bài 
1.Hoạt động khởi động và khám phá 
- GV tổ chức cho HS múa hát bài hát vận động cơ thể: Chicken dance 
- GV yêu cầu HS nbhận xét, GV nhận xét dẫn dắt HS vào bài học:” Em biết tự bảo vệ.” Tiết 2
2.Nội dung bài học
2.1 Hoạt động 1: Những tình huống nguy hiểm cho bản thân
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh 1,2,3,4 SGK trang 114. Với câu hỏi gợi ý như sau:
 +Điều gì có thể xảy ra trong các tình huống sau?
 +Em phải làm gì trong những trường hợp trên?
- GV tổ chức một số nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận.
Kết luận: 
 + Tranh 1: Dù là người lọa hay quen cho em quà hay đồ chơi, thức ăn, em phải nói không và bỏ đi.
+ Tranh 2: Em không ở lâu một mình trong nhà vệ sinh.
+ Tranh 3: Khi ở một mình, em không cho người khác ba mẹ, anh chị em, ông bà vào nhà.
+ Tranh 4: Em không đi theo người lạ.
2.2 Hoạt động 2: Nói không với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cẩn
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh SGK trang 115, thảo luận nhóm 2 với câu hỏi gợi ý sau :
 + Chuyện gì đã xảy ra với bạn An?
 + Bạn An kể lại chuyện với ai?
-GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp.
-GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.
Kết luận: Em tìm người lớn tin cậy hoặc gọi 111 để được giúp đỡ.
- GV hướng dẫn HS tập đọc các từ khóa của bài: “ Vùng riêng tư – tự bảo vệ”.
3.Hoạt động nối tiếp, củng cố
*Pha 3: GV nhận xét, dặn HS về kể cho ba mẹ nghe bài học hôm nay và nhờ ba mẹ chỉ thêm nhiều cách khác để bảo vệ bản thân. 
-HS múa Chicken dance.
-HS quan sát tranh và thảo luận nhóm.
-HS lắng nghe
-HS quan tranh 
- HS trình bày.
-HS nhận xét
-HS đọc ghi nhớ theo GV
-HS luyện đọc từ cá nhân

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_c.docx