Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1- Bài 8: Cùng vui ở trường (2 tiết) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1- Bài 8: Cùng vui ở trường (2 tiết) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

- Kể được những hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ ở trường, nhận biết được những trò chơi an toàn, không an toàn cho bản thân và mọi người.

- Biết lựa chọn những trò chơi an toàn khi vui chơi ở trường và nói được cảm nhận của bản thân khi tham gia trò chơi.

- Có kĩ năng bảo vệ bản thân và nhắc nhở các bạn cùng vui chơi an toàn

- Nhận biết được những việc nên làm và không nên làm để giữ trường lớp sạch đẹp.

- Có ý thức và làm được một số việc phù hợp giữ gìn lớp sạch đẹp và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

II. CHUẨN BỊ

- GV:

+ 2 bộ cờ đuôi nheo, trên mỗi cờ có gắn tên các trò chơi

+ Các viên sỏi nhỏ, không có cạnh sắc nhọn

+ Một số hình ảnh về giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- HS:

+ Sưu tầm tranh ảnh, những trò chơi ở trường.

+ Đồ trang trí lớp học.

III. Các hoạt động dạy- học

 

doc 7 trang Hoàng Chinh 22/06/2023 4282
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1- Bài 8: Cùng vui ở trường (2 tiết) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thảo - Trường Tiểu học Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 8: CÙNG VUI Ở TRƯỜNG (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS sẽ:
- Kể được những hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ ở trường, nhận biết được những trò chơi an toàn, không an toàn cho bản thân và mọi người.
- Biết lựa chọn những trò chơi an toàn khi vui chơi ở trường và nói được cảm nhận của bản thân khi tham gia trò chơi.
- Có kĩ năng bảo vệ bản thân và nhắc nhở các bạn cùng vui chơi an toàn
- Nhận biết được những việc nên làm và không nên làm để giữ trường lớp sạch đẹp.
- Có ý thức và làm được một số việc phù hợp giữ gìn lớp sạch đẹp và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
II. CHUẨN BỊ
- GV:
+ 2 bộ cờ đuôi nheo, trên mỗi cờ có gắn tên các trò chơi
+ Các viên sỏi nhỏ, không có cạnh sắc nhọn
+ Một số hình ảnh về giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- HS:
+ Sưu tầm tranh ảnh, những trò chơi ở trường.
+ Đồ trang trí lớp học.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Mở đầu: 
- GV sử dụng phần mở đầu trong SGK, đưa ra câu hỏi để HS trả lời:
- Em thường chơi những trò chơi gì?
- GV khuyến khích một số HS kể về trò chơi em thích ở trường, sau đó kết nối, dẫn dắt vào nội dung tiết học.
2. Hoạt động khám phá
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, thảo luận theo câu hỏi gợi ý:
+Kể tên các hoạt động vui chơi trong từng hình
+ Hoạt động vui chơi nào không an toàn? Vì sao? 
+ Hoạt động vui chơi nào an toàn? Vì sao? 
- Khuyến khích HS kể tên những hoạt động an toàn khác mà các em đã chơi ở trường của mình như: xếp hình logo, đọc sách, oẳn tù tì, 
Yêu cầu cần đạt: HS nhận biết được những hoạt động vui chơi không an toàn và nhắc nhở các bạn cùng vui chơi an toàn.
3. Hoạt động thực hành
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Cướp cờ”, “ô ăn quan”
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị một số lá cờ có gắn tên các trò chơi (ví dụ: nhảy dây, đá cầu, đánh quay, tư lơ khơ, đuổi bắt, nhảy cừu )
- Tổ chức chơi:
+ Chia lớp thành 2 đội
+ Yêu cầu: Chọn cờ để sắp xếp vào nhóm các trò chơi an toàn và không an toàn.
+ Khi GV hô: “Bắt đầu”, lần lượt thành viên của từng đội lên chọn cờ.
+ Kết thúc, đội nào “cướp” được nhiều cờ và sắp xếp đúng, đội đó sẽ thắng cuộc.
Tương tự với trò chơi “Ô ăn quan”, GV tổ chức cho HS chơi theo cặp đôi, hướng dẫn và khuyến khích các em
Yêu cầu cần đạt: HS hào hứng tham gia trò chơi để khắc sâu kiến thức bài học.
4. Hoạt động vận dụng
- GV cho HS quan sát các hình trong SGK,
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình: 
+ Đây là trò chơi hay hành động gì?
+ Nên hay không nên chơi các trò chơi đó? + Lí do tại sao nên chơi hay không nên chơi hay nên và không nên có hành động đó? 
+ Khi thấy các bạn chơi hay có những hành động đó, em sẽ làm gì?
- GV nhận xét và đánh giá 
Yêu cầu cần đạt: HS biết được những trò chơi không an toàn và không nên chơi. Đồng thời có ý thức nhắc nhở các bạn vui chơi an toàn, không nguy hiểm cho mình và người khác
5. Đánh giá
Thực hiện vui chơi an toàn và nhắc nhở các bạn cùng vui chơi an toàn.
6. Hướng dẫn về nhà
Chuẩn bị một số vật dụng: cờ, hoa, dây kim tuyến, để trang trí lớp học ở tiết sau.
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
HS lắng nghe
HS trả lời
HS kể về trò chơi mình thích
HS quan sát hình trong SGK, thảo luận
Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS kể tên
HS nghe luật chơi
HS tham gia trò chơi
HS chơi trò chơi theo cặp
HS quan sát tranh trong SGK
Nhóm thảo luận và trình bày ý kiến
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS nêu
HS lắng nghe
Tiết 2
1. Mở đầu: 
- GV đặt câu hỏi cho HS: 
+ Các em có yêu quý lớp học, trường học của mình không? 
+ Yêu quý lớp học thì các em phải làm gì?
- GV khái quát đó là những việc làm để giữ lớp học, trường học sạch đẹp và dẫn dắt vào tiết học mới.
2. Hoạt động khám phá
- GV tổ chức cho HS quan sát hình trong SGK, thảo luận theo câu hỏi gợi ý:
+ Các bạn đang làm gì? Nên hay không nên làm việc đó, vì sao? 
+ Những việc làm đó mang lại tác dụng gì? 
-Từ đó, HS nhận biết được những việc nên làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp (úp cốc uống nước để giữ vệ sinh; chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, )
- Khuyến khích HS kể những việc làm khác của mình để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- GV kết luận: Nhưng việc làm tuy nhỏ nhưng thể hiện các em có ý thức tốt và góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp, vì vậy các em cần phát huy.
Yêu cầu cần đạt: HS biết được những việc nên làm và tác dụng của những việc làm đó để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
3. Hoạt động thực hành
- GV hướng dẫn HS quan sát, thảo luận theo yêu cầu gợi ý:
+ Trong từng hình, các bạn đã làm gì? 
+ Nên hay không nên làm việc đó? Vì sao?, ). 
-Từ đó HS nhận biết được những việc nên làm và không nên làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp
- GV gọi một số HS lên bảng kể về những việc mình đã làm ( làm một mình hoặc tham gia cùng các bạn) để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
- GV và các bạn động viên.
Yêu cầu cần đạt: Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
4. Hoạt động vận dụng
Xây dựng kế hoạch và thực hiện vệ sinh., trang trí lớp học
- GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch vệ sinh và trang trí lớp học (địa điểm trang trí, cách trang trí, vệ sinh lớp học, )
- Phân công công việc cho từng nhóm thực hiện.
Yêu cầu cần đạt: thực hiện được kế hoạch vệ sinh và trang trí lớp học.
5. Đánh giá
- HS tự giác thực hiện các hoạt động để giữ gìn trường lớp sạch đẹp
- Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: GV tổ chức cho HS thảo luận về nội dung hình tổng kết cuối bài, và đưa ra một số tình huống khác để HS tự đề xuất cách xử lí từ đó phát triển kĩ năng ứng xử trong các tình huống khác nhau.
6. Hướng dẫn về nhà
Kể với bố mẹ, anh chị những việc đã tham gia để lớp học sạch đẹp.
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau
2,3 HS trả lời
HS lắng nghe
HS quan sát hình ảnh trong SGK
HS thảo luận và trả lời câu hỏi
Đại diện nhóm trình bày
HS nêu
HS lắng nghe
HS quan sát và thảo luận theo gợi ý
Đại diện nhóm trình bày
HS lên bảng chia sẻ
HS lắng nghe, góp ý
HS thực hiện xây dựng kế hoạch
HS làm việc theo nhóm
HS lắng nghe
HS thảo luận và trình bày
HS lắng nghe và thực hiện
HS nêu
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_bai_8_cung_vui_o_truong_2_t.doc