Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 9 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 9 - Năm học 2020-2021

Bài 8. QUAN TÂM, CHĂM SÓC CHA MẸ

I. MỤC TIÊU:

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

- Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc cha mẹ.

- Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

2. CHUẨN BỊ

GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1

- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

• - Tranh ảnh, tuyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Bàn tay mẹ” – sáng tác: Bùi Đình Thảo

• Máy tính, bài giảng PP (nếu có điều kiện)

HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 53 trang Hoàng Chinh 21/06/2023 1760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
ĐẠO ĐỨC:
Bài 8. 	QUAN TÂM, CHĂM SÓC CHA MẸ
I. MỤC TIÊU:
Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
- Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc cha mẹ.
- Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.
2. CHUẨN BỊ
GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, tuyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Bàn tay mẹ” – sáng tác: Bùi Đình Thảo 
Máy tính, bài giảng PP (nếu có điều kiện)
HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
1. Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Bàn tay mẹ”
- GV tổ chức cho cả lớp cùng hát để HS hát bài “Bàn tay mẹ”.
- GV đặt câu hỏi:
+ Bàn tay mẹ đã làm những việc gì cho con? (bế con, chăm con, nấu cơm cho con ăn, đun nước cho con uống, quạt mát cho con ngủ, ủ ấm cho con để con khôn lớn, )
Kết luận: Bàn tay mẹ đã làm rất nhiều việc chăm sóc con khôn lớn. Công ơn của cha mẹ lớn như trời, như biển. Vậy chúng ta cần quan tâm, chăm sóc cha mẹ để đáp lại tình cảm yêu thương đó.
2. Khám phá
Tìm hiểu vì sao phải quan tâm, chăm sóc cha mẹ.
- GV treo 5 tranh ở mục Khám phá trong SGK (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình), 
- Chia HS thành các nhóm (từ 4 – 6 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Bạn trong mỗi tranh đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ? 
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm thông qua các tranh (có thể đặt tên cho nhân vật trong tranh). Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến cho nhóm vừa trình bày.
+ Tranh l: Bạn tặng hoa chúc mừng mẹ nhân ngày 8-3/ Bạn chúc mừng sinh nhạt mẹ,...
+ Tranh 2: Bạn thơm má bố/ Bạn rất yêu bố,...
+ Tranh 3: Bạn cùng chị gái phụ giúp mẹ nấu cơm.
+ Tranh 4: Bạn cùng bố lau nhà.
+ Tranh 5: Bạn cùng chị gái rửa và xếp gọn bát đĩa.
- GV đặt câu hỏi: Vì sao cần quan tâm, chăm sóc cha mẹ?
- GV lắng nghe, khen ngợi HS có những câu trả lời đúng và hay.
Kết luận: Hằng ngày, cha mẹ đã làm việc vất vả để nuôi dạy con cái khôn lớn, dành tất cả tình yêu thương cho con. Để đáp lại tình yêu thương lớn lao ấy, con cái cần quan tâm, chăm sóc cha mẹ bằng những việc làm như: yêu thương, chia sẻ niềm vui, phụ giúp gia đình, chăm chỉ học tập,...
3. Luyện tập
Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm
- GV chia HS thành các nhóm (từ 4 - 6 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh trong SGK để lựa chọn: Đồng tình với việc làm nào? Không đồng tình với việc nào? Vì sao?
- GV treo tranh lên bảng để HS lên gắn sticker mặt cười hay mặt mếu (hoặc dùng thẻ xanh, đỏ để bày tỏ ý kiến).
- Mời đại diện các nhóm lên gắn sticker (hoặc giơ thẻ đỏ hay xanh).
+ Đồng tình: tranh 1,2.
+ Không đồng tình: tranh 3, 4.
- HS nêu ý kiến vì sao đồng tình với việc làm ở tranh 1, 2; không đồng tình với việc làm ở tranh 3,4. Cả lớp lắng nghe và bổ sung ý kiến.
+ Đồng tình: Mẹ ốm, bạn lấy nước cho mẹ uống; bạn biết giữ trật tự cho me nghỉ ngơi.
+ Không đồng tình: Mẹ ốm, đã gọi mà bạn vẫn thản nhiên xem ti-vi và reo cười; bạn vẫn vô tư đi chơi, không quan tâm đến mẹ.
Kết luận: Hành vi của bạn nhỏ ở bên mẹ, giữ im lặng cho mẹ nghỉ ngơi, chăm sóc khi mẹ bị ốm thật đáng khen. Không nên thờ ơ, thiếu sự quan tâm đến mẹ như hành vi của bạn nhỏ: mẹ ốm và vẫn ngồi xem ti-vi, bỏ đi chơi không quan tâm mẹ.
Hoạt động 2. Chia sẻ cùng bạn:
- GV đặt câu hỏi: Em đã làm được những việc gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ?
- GV tùy thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ.
4. Vận dụng
Hoạt động 1. Xử lí tình huống
- GV cho cả lớp quan sát tranh ở đầu mục Vận dụng và đặt câu hỏi: Bố em đi làm về vừa nóng vừa mệt, em sẽ làm gì? (Lấy nước cho bố uống, lấy khăn cho bố lâu mồ hôi, bật quạt cho bố, )
- GV khen ngợi HS trả lời tốt và động viên các bạn trả lời còn thiếu, chưa đủ. 
- GV mời HS chia sẻ những việc mình đã làm thể hiện quan tâm, chăm sóc cha mẹ. 
- GV khen ngợi những việc làm của HS. 
Kết luận: Khi bố đi làm về mệt, em nên hỏi han bố, xách đồ giùm bố, lấy nước mời bố, quạt mát cho bố, là những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc mẹ.
Hoạt động 2. Em thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi
GV cho HS quan sát tranh cuối mục Vận dụng và hướng dẫn HS thảo luận theo cặp, kể cho nhau nghe những việc em đã làm và sẽ làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ (HS có thể kể những việc giống trong tranh hoặc việc khác mà các em đã làm). 
Kết luận: Em luôn quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ những việc làm vừa sức.
 -----------------------˜&™----------------------- 
TIẾNG VIỆT:
BÀI 36: Om, ôm, ơm
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Gìúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng vần om, ôm, ơm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có vần om, ôm, ơm; hiểu và trả lời được các cầu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng vần vần om, ôm, ơm; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần om, ôm, ơm.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần om, ôm, ơm có trong bài học.
2. Kĩ năng
- Phát triển kỹ năng nói lời xin lỗi.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật (nhận biết nhân vật bạn Hà, bạn Nam qua trang phục, đầu tóc) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ: "Hương cốm",“Gìỏ cam của Hà" và tranh minh hoạ "Xin lỗi. 
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
II.CHUẨN BỊ 
- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, và cách viết các vần om, ôm, ơm.
- Hiểu rõ nghĩa của một số từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ ngữ này. Cốm: Món ăn chế từ lúa nếp non rang chin, gìã sạch vỏ, cỏ màu xanh, vị ngọt thơm.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
2. Nhận biết 
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? –HSTL.
- GV thuyết minh ngắn gọn nội dung tranh (Gợi ý: (Cốm thường có vào mùa nào trong tầm?
Cốm làm tử hạt gì? Em ăn cốm bao gìð chưa?..)).
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. GV cũng có thể đọc thành tiếng cầu nhận biết và yêu câu HS đọc theo. 
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Hương cốm/ thơm/ thôn xóm.
- GV gìới thiệu các vần mới om, ôm, ơm. Viết tên bài lên bảng. 
3, Đọc vần, tiếng, từ ngữ
a. Đọc vần an, ăn, ân
- So sánh các vần: + GV gìới thiệu vần om, ôm, ơm.
+ GV yêu cầu HS so sánh vần om, ôm, ơm để tìm ra điểm gìống và khác nhau.
(Gợi ý: Gìống nhau là đều có m đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: o, ô, ơ).
+ GV nhắc lại điểm gìống và khác nhau gìữa các vần.
- Đánh vần các vần 
+ GV đánh vần mẫu các vẫn om, ôm, ơm. GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.
+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần.
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.
- Đọc trơn các vần 
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.
- Ghép chữ cái tạo vần 
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần om.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ o, ghép ơ vào để tạo thành ơm.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ ơ, ghép ô vào để tạo thành ôm.
- Lớp đọc đồng thanh om, ôm, ơm một số lần.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV gìới thiệu mô hình tiếng xóm. (GV: Từ các vần đã học, làm thế nào để có tiếng? Hãy lấy chữ ghi âm x ghép trước vần om, thêm dấu sắc xem ta được tiếng nào? 
+ GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng xóm.
+ GV yêu cầu một số (4 5) HS đánh vần tiếng xóm. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng bạn.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng xóm. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng bạn.
- Đọc tiếng trong SHS
 + Đánh vần tiếng: GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nói tiếp nhau (số HS dánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+ Đọc trơn tiếng. (HS nào lúng tùng không đọc trơn ngay được thì GV cho HS đó đánh vẫn lại tiếng). Mỗi HS đọc trơn một tiếng, nối tiếp nhau, hai lượt.
+ Mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng 
+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần om, ôm, ơm. (GV đưa mô hình tiếng xóm, vừa nói vừa chỉ mô hình: Muốn có tiếng "xóm" chúng ta thêm chữ ghi âm x vào trước vần om và dấu sắc. Hãy vận dụng cách làm này để tạo các tiếng có chứa vần ăn hoặc vần ân vừa học! GV yêu cầu HS trình kết quả ghép chữ với vần, lấy kết quả ghép của một số HS gắn lên bảng và hỏi HS: Đó là tiếng gì?)". 
+GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được. +GV yêu cầu HS phân tích tiếng
+GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép, 
+ +GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép dược.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: đom đóm, chó đốm, mâm cơm. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn đom đóm
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ đom đóm xuất hiện dưới tranh. 
- GV nêu yêu HS nhận biết tiếng chứa vần ân trong đom đóm
- GV nêu yêu HS phân tích và đánh vần đom đóm, đọc trơn từ ngữ đom đóm. 
- GV thực hiện các bước tương tự đối với chó đốm, mâm cơm
- GV nêu yêu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng
- GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần om, ôm, ơm
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần om, ôm, ơm
- HS viết vào bảng con: vần om, ôm, ơm, đóm, đốm, cơm (chữ cỡ vừa). 
- HS viết vào bảng con từng vần và tiếng chứa vần đó
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- Sau khi HS viết xong mỗi vần và tiếng chứa vần đó, GV đưa bảng con của một số HS để các bạn khác nhận xét chữ viết, GV sửa (nếu cán). HS xoá bảng để viết vần và tiếng tiếp theo.
- GV nhận xét, đánh gìá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.
- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng
cách gìữa các chữ. GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút.
-GV yêu cầu HS viết vào vở các vần om, ôm, om; từ ngữ, chó đốm, mâm cơm.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách
- GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.
6. Đọc
- GV đọc mẫu cả đoạn
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần om, ôm, om
- GV yêu cầu một số (4 5) HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vần tiếng rồi mới đọc). Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần om, ôm, om trong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- GV yêu cầu một số (2 3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc: 
Cô Mơ cho Hà cái gì?; 
Theo em, tại sao mẹ khen Hà (Vi Hà là cô bé hiếu thảo, biết yêu thương bố mẹ)?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS, 
Tranh vẽ cảnh ở đâu?
 Em nhìn thấy những gì trong tranh? 
Điều gì xảy ra khi quả bóng rơi vào bàn?
Hãy thử hình dung tâm trạng của Nam khi gây ra sự việc. Em hãy đoán xem mẹ Nam sẽ nói gì ngay khi nhìn thấy sự việc? 
Nam sẽ nói gì với mẹ? 
Theo em, Nam nên làm gì sau khi xin lỗi mẹ? (Gợi ý: lau khô bàn, sàn nhà...)
8. Củng cố 
- HS tham gìa trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần om, ơm, ôm và đặt câu với các từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung gìờ học, khen ngợi và động viên HS.
- Khuyến khích HS thực hành gìao tiếp ở nhà
-----------------------˜&™----------------------- 
TẬP VIẾT:
 ÔN LUYỆN TUẦN 9
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về đọc viết các vần om, ôm, ơm đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở ô ly.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
om, ôm, ơm, gom, gôm, gơm. Mỗi chữ 1 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
2. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà
 -----------------------˜&™----------------------- 
Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2020
TIẾNG VIỆT:
BÀI 37: Em, êm, im, um
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng các vần em, êm, im, um; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần em, êm, im, um; hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần em, êm, im, um; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần em, êm, im, um.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần em, êm, im, um có trong bài học.
- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Cuộc sống được gợi ý trong tranh Gìúp bạn.
 2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật (nhận biết nhân vật bạn Hà qua trang phục, đầu tóc) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ: Chị em Hà chơi trốn tìm; Chim sẻ, chim sơn ca, chim ri; Gìúp bạn
3.Thái độ
-Thêm yêu thích môn học
II.CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo và cách viết các vần em, êm, im, um.
- Hiểu rõ nghĩa của một số từ ngữ trong bài và cách gìải thích những từ ngữ như: tủm tỉm cười không mở miệng, chỉ thấy cử động của đôi môi một cách kín đáo), thềm nhà (phần nền trước cửa nhà, có mái che).
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS viết bảng om, ôm ,ơm
2. Nhận biết 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? –HSTL.
- GV thuyết minh ngắn gọn nội dung tranh,
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. 
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo, GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Chị em Hà chơi trốn tìm./ Hà/ tùm tỉm/ đếm:/ một,/ hai,/ ba,.
- GV gìới thiệu vần mới em, êm, im, um. Viết tên bài mới lên bảng.
3. Đọc
a. Đọc vần
- So sánh các vần
 + GV gìới thiệu vẫn em, êm, im, um.
+ GV yêu cầu một số (2 3) HS so sánh vần êm, im, um với em để tìm ra điểm gìống và khác nhau. GV nhắc lại điểm gìống và khác nhau gìữa các vần.
- Đánh vần các vần 
+ GV đánh vần mẫu các vần em, êm, im, um.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 4 vần.
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 4 vần một lần.
- Đọc trơn các vần 
+ GV yêu cầu một số (4 -5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 4 vần.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh 4 vần một lần.
- Ghép chữ cái tạo vần 
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành em.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ e, ghép ê vào để tạo thành êm.
+ HS tháo chữ ê, ghép i vào để tạo thành im.
chữ i, ghép u vào để tạo thành um.
+ GV yêu cầu HS tháo Lớp đọc đồng thanh em, êm, im, um một số lần.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+GV gìới thiệu mô hình tiếng đếm. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng đếm.
+ GV yêu cầu một số (4 5) HS đánh vần tiếng đếm (đờ êm đêm – sắc đếm). Lớp đánh vần đồng thanh tiếng đếm.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng đếm. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng đếm.
- Đọc tiếng trong SHS 
+ Đánh vần tiếng. GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+ Đọc trơn tiếng. Mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt. 
+ Mỗi HS đọc trong các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng
 + HS tự tạo các tiếng có chứa vần em, êm, im, um. GV yêu cầu HS phân tích tiếng, HS nêu lại cách ghép.
+ Lớp đọc đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: tem thư, thêm nhà, tủm tỉm. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn tem thư
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ tem thư xuất hiện dưới tranh. - GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần em trong tem thư, phân tích và đánh vần tiếng tem, đọc trơn từ ngữ tem thư.
- GV thực hiện các bước tương tự đối với thêm nhà, tủm tỉm.
- GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3- 4 lượt HS đọc. 2-3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng 
- GV đưa mẫu chữ viết các vần em, êm, im, um, thêm, tủm, tỉm.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình viết các vần em, êm, im um.
- HS viết vào bảng con: em, êm, im, um và thêm, tủm, tìm
- GV nhận xét, đánh gìá và sửa lỗi chữ viết của HS.
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần em, êm, im, um; các từ ngữ thềm nhà, tủm, tìm.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bải của một số HS.
6. Đọc đoạn
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm tiếng có các vần em, êm, im, um.
- GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vần tiếng rồi mới đọc). Từng nhóm rói cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần em, êm, im, um trong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. Một số HS đọc thành tiếng nổi tiếp từng câu (mỗi HS một câu), khoảng 1 - 2 lần. Sau đó từng nhóm rối cả lớp đọc đống thanh một lần.
- GV yêu cầu một số (2 - 3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc: 
Chim ri tìm gì về làm to? (tìm cỏ khoe) Chim sẻ và sơn ca mang cái gì đến cho chim ri? (mang theo túm rơm). 
Chim ri làm gì để thể hiện tình cảm với hai bạn? (nói lời cảm ơn).
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:
+ Tranh 1: 
Em nhìn thấy những gì trong tranh? 
Hai bạn gìúp nhau việc gì? 
Bạn được đeo bờm có nơ sẽ nói gì với bạn của mình? 
Em đã bao gìờ gìúp bạn việc gì chưa?
+ Tranh 2: 
Em nhìn thấy những gì trong tranh?
 Em đoán thử xem, bạn nhỏ sẽ nói gì khi được bạn cho đi chung ô?
- GV yêu cầu một số (2 3) HS trả lời những câu hỏi trên.
8. Củng cố
- GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chua vần em, êm, im, um và đặt cầu với từ ngữ tìm đưoc.
- GV nhận xét chung gìờ học, khen ngợi và động viên HS.
- GV lưu ý HS ôn lại các vần em, êm, im, um và khuyến khích HS thực hành gìao tiếp
nhà.
-----------------------˜&™----------------------- 
TOÁN:
BÀI 9 : Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU :
1. Phát triển các kiến thức.
- Nhận dạng được hình đã học( hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.) thông qua vật thật
2. Phát triển năng lực 
- Làm quen phân tích, tổng hợp hình, phát triển tính độc lập, sáng tạo ..... khi thực hiện xếp, ghép hình, đếm hình. Bước đầu phát triển tư duy lô gic khi xếp ghép hình theo các nhóm có quy luật
 II. CHUẨN BỊ:
- Một số que tính , các hình trong bộ đồ dùng học toán
-Bộ đồ dùng học Toán 1
- Sưu tầm vật thật tranh ảnh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 1. Khởi động
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài :
3. Hoạt động:
* Bài 1: Mỗi đồ vật có dạng gì
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát các hình vẽ, nêu tên từng đồ vật trên hình vẽ có dạng đã học 
- HS chỉ vào từng hình và nêu tên đồ vật , tên hình gắn với mỗi đồ vât.
- GV mời HS lên bảng chia sẻ
- GV cùng HS nhận xét
* Bài 2: Xếp hình
- GV nêu yêu cầu của bài.
 a)Cho HS quan sát xếp các que tính để được như hình vẽ trong SGK
 b) Yêu cầu học sinh bằn 5 que tính xếp thành một hình có 2 hình tam giác
-HS thực hiện, GV theo dõi chỉ dẫn
- GV mời HS lên bảng chia sẻ
- GV cùng HS nhận xét
*Bài 3: Nhận dạng đắc điểm hình
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát các hình vẽ và tìm ra quy luật theo đặc điểm nhóm hình để tìm hình thích hợp
a) Xếp nhóm hình theo quy luật về màu sắc
b) Xếp nhóm hình theo quy luật về hình dạng
- HS tìm ra hình thích hợp để xếp.
- GV mời HS lên bảng chia sẻ
- GV cùng HS nhận xét
3.Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-----------------------˜&™----------------------- 
TẬP VIẾT:
ÔN LUYỆN TUẦN 9
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về viết các vần em, êm, im, um đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở ô ly.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
em, êm, im, um nem, nêm, lim, chum. Mỗi chữ 1 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
2. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
-----------------------˜&™----------------------- 
ÔN TIẾNG VIỆT:
ÔN : OM - ÔM – ƠM
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức
Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng vần om, ôm, ơm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có vần om, ôm, ơm.
- Viết đúng vần vần om, ôm, ơm; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần om, ôm, ơm.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần om, ôm, ơm có trong bài học.
2. Kĩ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết để nối, điền đúng từ ngữ, vần và dấu thanh phù hợp. 
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh, ảnh/1, 2; bảng phụ.
HS: VBT TV.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
KHỞI ĐỘNG: 2’
- GV tổ chức cho cả lớp hát: Em yêu hòa bình.
- GV giảng giải, dẫn dắt vào bài học.
- Ghi bảng: om ôm ơm.
LUYỆN TẬP:30’
Bài 1/34: Nối
- GV nêu yêu cầu đề.
- GV chiếu các bức tranh, Y/C HS quan sát tranh và thảo luận xem tranh vẽ gì. Sau đó GV đưa các từ ngữ, Y/C HS đọc thầm, thảo luận và nối từ ngữ với bức tranh cho thích hợp.
- Y/C HS viết vào VBT.
- GV quan sát, nhận xét, hỗ trợ các em.
Bài 2/34: Giúp máy bay vượt qua các đám mây bằng cách điền đúng om ôm hoặc ơm và dấu thanh phù hợp
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV y/c HS thảo luận nhóm 2 và ghi kết quả vào PBT. 1 HS làm bảng phụ.
- GV cùng HS nhận xét bài làm ở bảng phụ của HS.
- GV nhận xét PBT của HS dưới lớp.
Bài 3/34: Khoanh vào tiếng có vần om, ôm, ơm trong các câu dưới đây:
a) Nam đơm cơm cho mẹ.
b) Bà đi lom khom.
c) Đầm tôm kia là của chú Năm.
- GV nêu yêu cầu của bài. GV treo bảng phụ.
- GV Y/C HS đọc thầm nội dung bài tập và làm bài vào VBT.HS làm xong chia sẻ bài cho bạn bên cạnh.
- GV mời 1 HS lên bảng làm bảng phụ.
- GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ HS khó khăn.
- GV cùng HS nhận xét bài ở bảng phụ.
VẬN DỤNG: 3’
4. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS chơi trò chơi “Tìm nhà cho các con vật”: 
 - Nhắc nhở, dặn dò HS hoàn thành các bài tập trong VBT.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
-----------------------˜&™----------------------- 
TOÁN :
ÔN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố hình thành:
1. Phát triển các kiến thức: Nhận dạng được các hình đã học (hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật) thông qua vật thật, đồ dùng học tập.
2. Phát triển các năng lực, phẩm chất 
+ Năng lực: Làm quen, phân tích, tổng hợp hình, phát triển tính độc lập, sáng tạo,... khi thực hiện xếp, ghép hình, đếm hình. Bước đầu phát triển tư duy lôgic khi xếp ghép hình theo các nhóm có quy luật. Gắn việc nhận dạng hình với các đồ vật thực tế ở xung quanh.
+ Phẩm chất: Rèn tính tự lập, kỉ luật, chăm chỉ, siêng năng, hứng thú trong môn học.
II. CHUẨN BỊ
- GV: vở BT Toán, tranh ảnh minh hoạ, 
- HS: vở BT Toán, bộ thực hành Toán, bút 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KHỞI ĐỘNG: - Cho cả lớp xem video về các dạng hình học.
- GV dẫn dắt vào bài, ghi bảng
LUYỆN TẬP:
Bài 1: Vở BT/ 49
- GV nêu yêu cầu
- Cho HS quan sát các hình vẽ, nêu tên từng đồ vật trên hình vẽ có dạng đã học. 
- HS chỉ vào từng hình và nêu tên đồ vật, tên hình gắn với mỗi đồ vât.
- Hướng dẫn học sinh tô màu đỏ vào ô trống dưới các đồ vật có dạng hình tam giác, màu vàng dưới các đồ vật có dạng hình tròn, màu xanh dưới các đồ vật có hình vuông, màu nâu dưới các đồ vật có hình chữ nhật.
- GV mời HS lên bảng chia sẻ
- GV cùng HS nhận xét
Bài 2:Vở BT/ 49
- GV nêu yêu cầu của bài.
 a)Cho HS quan sát xếp các que tính để được như hình vẽ trong SGK
 b) Yêu cầu học sinh đếm số hình tam giác trong hình vừa xếp được
-HS thực hiện, GV theo dõi chỉ dẫn
- GV mời HS lên bảng chia sẻ
- GV chấm 1 số bài, nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Vở BT/ 49
- GV nêu yêu cầu
a) GV hướng dẫn HS tô màu theo thứ tự đỏ- vàng -xanh
- GV nhận xét, tuyên dương
b) Yêu cầu HS quan sát và nhận xét về quy luật sắp xếp các hình.
- Yêu cầu HS quan sát và tìm ra hình còn thiếu theo quy luật đã tìm ra.
- GV mời HS lên bảng chia sẻ
- HS nhận xét bạn
c) Yêu cầu HS quan sát và nhận xét về quy luật sắp xếp các hình.
- Yêu cầu HS quan sát và tìm ra hình còn thiếu theo quy luật đã tìm ra và vẽ
- GV mời HS lên bảng chia sẻ
- HS nhận xét bạn
Bài 4: Vở BT/ 49
- GV nêu yêu cầu
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm 2 để làm bài.
- Mời HS lên bảng chia sẻ.
- GV nhận xét, tuyên dương
VẬN DỤNG:
+ Trò chơi: “Ai nhanh- Ai đúng”
- Chia lớp thành 2 đội chơi.
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- Cho cả lớp chơi. 
- GV nhận xét tuyên dương đội thắng.
+ Dặn dò: Về nhà tập nhận dạng hình với các đồ vật thực tế ở xung quanh.
-----------------------˜&™----------------------- 
Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2020
TIẾNG VIỆT:
 BÀI 38: AI, AY, ÂY
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng các vần ai, ay, ây; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ai, ay, ây; hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần ai, ay, ấy; viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần ai, ay, ây.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần ai, ay, ây có trong bài học.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nói lời xin lỗi.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về hoạt động của con người và loài vật (được nhân cách hoá).
3. Thái độ
- Cảm nhận được những điều thú vị trong đời sống của con người cũng như của loài vật được thể hiện trong tranh, từ đó biết trân trọng gìá trị cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ
- Nắm rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách gìải thích nghĩa của những từ này. Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, quy trình và cách viết các vần ai, ay, ây; 
- Hiểu được trong 2 vần ai, ây, mặc dù cùng viết bằng chữ a, nhưng hai nguyên âm của hai vần khác nhau về đặc điểm âm vị học. 
- Tuy nhiên, khi dạy cho HS, GV không cần gìải thích sâu như vậy. Khi so sánh hai vẫn này, nên bám theo chữ viết, ai và ay gìống nhau ở chữ đứng đầu (chữ a), khác nhau ở chữ đứng sau (chữ và chữ y).
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS viết bảng em, êm, im, um
2. Nhận biết 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi Em thấy gì trong tranh? 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
- GV cũng có thể đọc thành tiếng cầu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo.
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Hai bạn/ thi nhảy dây.
- GV gìới thiệu các vần mới ai, ay, ây. Viết tên bài lên bảng.
3. Đọc
a. Đọc vần
- So sánh các vần 
+ GV gìới thiệu vần ai, ay, ây.
+ GV yêu cầu một số (2 - 3) HS so sánh vần ai, ay, ây để tìm ra điểm gìống và khác nhau. GV nhắc lại điểm gìống và khác nhau gìữa các vần.
-Đánh vần các vần 
+ GV đánh vần mẫu các vần ai, ay, ây.
+ GV yêu cầu một số (4 5) HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần.
+ Lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.
- Đọc trơn các vần 
+ GV yêu cầu một số (4 5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vẩn. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.
Ghép chữ cái tạo vần 
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần ai.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ i, ghép y vào để tạo thành ay.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ a, ghép â vào để tạo thành ây.
- GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh ai, ay, ây một số lần.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu
 + GV gìới thiệu mô hình tiếng hai (trong SHS). GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng hai.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đánh vần tiếng hai (hờ – ai hai). Lớp đánh vần đồng thanh tiếng hai.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng hai. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng hai. -Đọc tiếng trong SHS 
+ Đánh vần tiếng. GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
- Đọc trơn tiếng. 
+ GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, hai lượt.
+ GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng 
+ GV yêu cầu HS tự tạo các tiếng có chứa vần ai, ay, ây. 
+ GV yêu cầu 1 - 2 HS phân tích tiếng và 1- 2 HS nêu lại cách ghép.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: chùm vải, máy cày đám mây. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn chùm vải
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. - GV cho từ ngữ chùm vải xuất hiện dưới tranh. 
- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần ai trong chùm vải, phân tích và đánh vần tiếng vải, đọc trơn từ ngữ chùm vài. 
- GV thực hiện các bước tương tự đối với máy cày, đám mây.
- GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 – 4 lượt HS đọc. 2- 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần ai, ay, ây.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình viết các vần ai, ay, ây.
- HS viết vào bảng con: ai, ay, ây và vải, máy, mây (chữ cỡ vừa). HS có thể chỉ viết các vần ai và ây vì trong các vần ây đã có ay.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, đánh gìá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
TIẾT 2
5. Viết vở
HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các vần ai, ay, ây; từ ngữ chùm vải, đám mây.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
6. Đọc đoạ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_tuan_9_nam_hoc_2020_2021.docx