Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 25 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 25 - Năm học 2020-2021

BÀI 23: BIẾT NHẬN LỖI

I.MỤCTIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết được ý nghĩa của việc biết nhận lỗi.

- Thực hiện ứng xử khi mắc lỗi (nói lời xin lỗi một cách chân thành, có hành động sửa sai khi mắc lỗi).

- Rèn luyện thói quen biết nhận lỗi và sửa lỗi.

II.CHUẨN BỊ

- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát,. gắn với bài học “Biết nhận lối”;

- Máy tính, máy chiếu projector> bài giảng powerpoint,. (nếu có điều kiện).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động

 

doc 37 trang Hoàng Chinh 21/06/2023 3410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 25 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
 Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2021
ĐẠO ĐỨC:
BÀI 23: BIẾT NHẬN LỖI
I.MỤCTIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết được ý nghĩa của việc biết nhận lỗi.
Thực hiện ứng xử khi mắc lỗi (nói lời xin lỗi một cách chân thành, có hành động sửa sai khi mắc lỗi).
Rèn luyện thói quen biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II.CHUẨN BỊ
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát,... gắn với bài học “Biết nhận lối”;
Máy tính, máy chiếu projector> bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể
GV kể cho cả lớp nghe câu chuyện “Cái bình hoa” (Phỏng theo Kể chuyện Lê-nin)
GV đặt câu hỏi: Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì khi mắc lỗi?
HS suy nghĩ, trả lời.
Kết luận: Chúng ta cần biết nhận lỗi khi mắc lỗi. Biết nhận lỗi chứng tỏ mình là người dũng cảm, trung thực.
Khám phá
Khám phá vì sao phải biết nhận lỗi
GV treo ba tranh hoặc chiếu hình để HS quan sát, mời HS kể nội dung các bức tranh và cho biết: Em đồng tình với bạn nào? Không đồng tình với bạn nào?
Cả lớp lắng nghe, GV khen ngợi HS và nhắc lại nội dung các bức tranh.
+ Tranh 1: Anh trai vô tình giẫm vào chân em gái. Khi thấy em gái khóc vì đau, anh trai đã xin lỗi và hỏi han em.
+ Tranh 2: Trong lớp học, vào giờ uống sữa, bạn gái vô tình làm đổ sữa vào áo của bạn ngồi bên cạnh và đã xin lỗi bạn.
+ Tranh 3: Ba bạn nam chơi đá bóng làm vỡ cửa kính nhà bác hàng xóm nhưng
không xin lỗi, nhận lỗi mà cùng nhau trốn đi nơi khác.
GV mời HS chia sẻ:
+ Vì sao khi mắc lỗi em cần biết nhận lỗi?
+ Sau khi nhận lỗi và sửa lỗi, em cảm thấy như thế nào?
GV khen ngợi các ý kiến của HS, tổng kết:
Kết luận: Khi mắc lỗi, cần thật thà nhận lỗi, xin lỗi giống như bạn trong tranh 1, 2 để lần sau mình không mắc phải lỗi sai đó. Chúng ta không nên học theo hành động không biết nhận lỗi trong tranh 3.
Luyện tập
Hoạt động 1 Xử lí tình huống
GV cho HS quan sát tranh trong SGK hoặc treo/chiếu tranh lên bảng để HS đưa ra phương án xử lí khi mình ở trong mỗi tình huống đó.
+ Tình huống 1: Trong giờ học vẽ, chẳng may em làm màu vẽ nước dính vào quần áo đồng phục của bạn.
+ Tình huống 2: Trong giờ ra chơi, em và các bạn đùa nhau, xô ngã một bạn và
khiến bạn bị đau.
GV mời HS phát biểu và khen ngợi HS có cách xử lí đúng. Hoặc GV có thể cho HS đóng vai để xử lí tình huống.
Kết luận: Biết nhận lỗi khi làm giây màu vẽ nước ra áo bạn; mải chơi, xô ngã làm bạn bị đau, đã thành thật xin lỗi là cách xử lí đáng khen.
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
GV nêu yêu cầu: Em nhớ lại và chia sẻ với bạn: Em đã từng mắc lỗi với ai chưa? Em đã làm gì để nhận lỗi và sửa lỗi.
GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
GV nhận xét và khen ngợi những câu trả lời trung thực và dặn dò HS cần xin lỗi chân thành khi mắc lỗi.
4. Vận dụng
Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn
GV cho HS quan sát tranh mục Vận dụng trong SGK, chia HS theo nhóm đôi, nêu rõ yêu cầu: Kể nội dung bức tranh và cho biết: Em có lời khuyên gì cho bạn?
GV mời đại diện một nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung nếu bạn kể nội dung tranh chưa đủ ý. Các nhóm còn lại đưa ra lời khuyên của nhóm mình.
GV lắng nghe, khen ngợi HS, nhắc lại nội dung tranh để kết luận.
Kết luận: Khi mắc lỗi, biết nhận lỗi và xin lỗi sẽ được mọi người sẵn sàng tha thứ, yêu quý và tin tưởng mình hơn. Không nên đổ lỗi cho người khác.
Hoạt động 2 Em cùng các bạn rèn luyện thói quen biết nhận lỗi và sửa lỗi
HS đóng vai nhắc nhau biết nhận lỗi và sửa lỗi, HS có thể tưởng tượng và đóng vai theo các tình huống khác nhau.
Ngoài ra, GV có thể lấy một vài tình huống cụ thể để giúp HS có ý thức dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi. Ví dụ: đánh vỡ cốc hoặc bát khi ở nhà, làm rách vở, gãy thước, hỏng bút của bạn khi ở lớp,...
GV hướng dẫn HS cách xin lỗi:
+ Với người lớn cần khoanh tay, cúi đầu, xưng hô lễ phép, nhin thẳng vào người
mình xin lỗi.
+ Với bạn bè, có thể nắm tay, nhìn vào bạn thành thật xin lỗi.
Kết luận: Để trở thành người biết cư xử lịch sự, em cần biết nhận lỗi và dũng cảm sửa lỗi, có như vậy em sẽ nhận được sự tha thứ khi em mắc lỗi.
Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.
******************************`
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ 4: ĐIỀU EM CẦN BIẾT
Bài 1 - RỬA TAY TRƯỚC KHI ĂN ( T1 + 2)
I. MỤC TIÊU
 Giúp HS : 
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản , hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; nhận biết được trình tự của các sự việc trong VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát 
2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB 
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : quý trọng bản thân và ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể ; khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và biết đặt câu hỏi .
II. CHUẨN BỊ: 
Bài giảng điện tử . 
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
1.Khởi động
GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi . 
 a . Vì sao các bạn phải rửa tay ? 
b . Em thường rửa tay khi nào ? 
. GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn vào bài đọc Rửa tay trước khi ăn.
2.Đọc
- GV đọc mẫu toàn VB . 
HS đọc câu 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS như vi trùng , xà phòng , phòng bệnh , vước sạch . 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài . ( VD : Tay cầm thức ăn , vi trùng tự tay theo thức ăn đi vào cơ thể để phòng bệnh , chúng ta phải rửa tay trước khi ăn , ) 
HS đọc đoạn
+ GV chia VB thành 2 đoạn ( đoạn 1 : từ đầu đến mắc bệnh ; đoạn 2 : phần còn lại ) 
 + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt . GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài vi trùng : sinh vật rất nhỏ , có khả năng gây bệnh ; tiếp xúc : chạm vào nhau ( dùng cử chỉ mình hoạ ) ; mắc bệnh : bị một bệnh nào đó ; phòng bệnh ; ngăn ngừa để không bị bệnh ) .
 + HS đọc đoạn theo nhóm . HS và GV đọc toàn VB , 
+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi .
TIẾT 2
3.Trả lời câu hỏi
GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi 
a . Vi trùng đi vào cơ thể con người bằng cách nào ?
 b . Để phòng bệnh , chúng ta phải làm gì ?
 c . Cẩn rửa tay như thế nào cho đúng ? .
GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời , Các nhóm khác nhận xét , đánh giá .
 GV và HS thống nhất câu trả lời . ( a . Vì trùng đi vào cơ thể con người qua thức ăn ; b . Để phòng bệnh , chúng ta phải rửa tay đúng cách trước khi ăn ; C. Câu trả lời mở . ) Lưu ý : GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS ( nếu cần ) ,
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3
GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát ) và hướng dẫn 
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu , đặt dấu chấm , dấu phẩy đúng vị trí .
 - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .
******************************`
 ÔN TIẾNG VIỆT
Bài 1: RỬA TAY TRƯỚC KHI ĂN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Biết sắp xếp các từ ngữ thành câu
- Biết điền từ để hoàn thành câu
- Biết chọn đúng từ ngữ để điền vào chỗ trống
- Biết làm bài tập chính tả phân biệt ăng/âng, ương/ưng, x/s, ch/tr, ưt/ưc. Biết sử dụng vốn từ sẵn có để viết câu.
* Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
* Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
GV: VBT.
HS: VBT, bảng con, màu.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Luyện đọc.
*Gv cho hs đọc lại bài học buổi sáng.
2. Luyện Tiếng Việt
* Bài tập bắt buộc
Bài 1/ 29
- GV đọc yêu cầu
- GV gợi ý: Em thử ghép các tiếng đã cho thành câu xem câu nào phù hợp?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- GV cho HS đọc lại câu
- GV nhận xét tuyên dương.
- Lưu ý: Khi viết câu cần viết hoa chữ cái đầu câu và kết thúc câu có dấu chấm.
* Bài tập tự chọn
Bài 1/ 29
- GV đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS đọc sau đó chọn vần thchs hợp để điền vào chỗ trống 
- HS làm việc cá nhân
- Cho HS đọc lại câu
- GV nhận xét HS, tuyên dương.
Bài 2/29
- Nêu yêu cầu của bài
- HD học sinh lựa chọn câu đúng để điền vào chỗ trống
- Cho HS đọc lại câu đúng
- Vì sao con chọn câu đó?
- Nhận xét
Bài 3/30:
- Nêu yêu cầu
- Cho HS đọc các câu a và b
- Ghi câu trả lời vào vở
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 4/30:
- Nêu yêu cầu
- Cho HS QST
- Tranh vẽ gì?
- Ghi câu trả lời vào vở
- GV nhận xét, tuyên dương
******************************
Thứ Ba ngày 9 tháng 3 năm 2021
 TIẾNG VIỆT
Bài 1 - RỬA TAY TRƯỚC KHI ĂN ( Tiết 3 + 4)
I. MỤC TIÊU
 Giúp HS : 
 Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn . 
 Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung được thể hiện trong tranh . 
Phát triển phẩm chất và năng lực chung : quý trọng bản thân và ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể ; khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và biết đặt câu hỏi .
II. CHUẨN BỊ 
Bài giảng điện tử.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
GV hướng dẫn HS làm việc nhỏ để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu . 
GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả . 
GV và HS thống nhất câu hoàn thiện . ( Ăn chỉnh , tổng sôi để phòng bệnh . )
 GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở 
GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh .
 - GV yêu cầu HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dùng các từ ngữ đã gợi ý . 
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh . 
HS và GV nhận xét .
7. Nghe viết
GV đọc to cả hai câu ( Để phòng bệnh , chúng ta phải rửa tay trước khi ăn . Cần rửa tay bằng xà phòng với nước sạch . ) 
- GV lưu ý HS một số vần đề chính tả trong đoạn văn . 
+ Viết hoa chữ cái đầu cầu , kết thúc câu có dấu chấm .
 + Chữ dễ viết sai chính tả : bệnh , trước , xả , nước , sạch , GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách . 
Đọc và viết chính tả : 
+ GV đọc từng cầu cho HS viết . Mỗi câu cần đọc theo từng cụm tử ( Để phòng bệnh chúng ta phải rửa tay trước khi ăn . / Cần rửa tay bằng xà phòng với nước sạch . ) . Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần . GV cần đọc rõ ràng , chậm rãi , phù hợp với tốc độ viết của HS . 
+ Sau khi HS viết chính tả , GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi.
 + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .
8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa
GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu . GV nêu nhiệm vụ . 
- Yc một số ( 2 - 3 ) HS lên trình bày kết quả trước lớp ( có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng ) .
9 , Trò chơi: Em làm bác sĩ
- Mục đích của trò chơi : Thông qua việc nhập vai bác sĩ và bệnh nhân , HS có cơ hội phát triển các kĩ năng ngôn ngữ và mở rộng hiểu biết về vần để giữ gìn vệ sinh , sức khoẻ . 
- Cách thức : Lớp chia thành nhiều nhóm , mỗi nhóm khoảng 5 – 6 HS ( số nhóm tuỷ thuộc vào sĩ số của mỗi lớp ) . Mỗi nhóm cử 1 người làm bác sĩ , những bạn còn lại làm bệnh nhân , Hình dung tình huống diễn ra ở phòng khám . Bác sĩ khám , chẩn đoán bệnh , và đưa ra những lời khuyến phòng bệnh . 
- GV có thể cho lớp biết trước những bệnh và nguyên nhân thường gặp ở trẻ em : 
1. Đau bụng ( do ăn quá no , ăn uống không hợp vệ sinh ) 
2. Sâu răng ( do ăn nhiều kẹo , không đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách ) 
3. Cảm , sốt ( do di ra nắng không đội mũ nón hoặc dầm mưa lâu bị lạnh ) Sau khi các nhóm thực hành , GV cho một số nhóm trình diễn trước cả lớp và cả lớp chọn ra nhóm xuất sắc .
10. Củng cố
GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học . 
GV tóm tắt lại những nội dung chính 
GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học
- GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS .
 ************************
TOÁN
Bài 28: LUYỆN TẬP CHUNG ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Cảm nhận đúng về dài hơn – ngắn hơn, cao hơn – thấp hơn.
- Thực hành giải quyết được các vấn đề thực tế đơn giản liên quan đến đo độ dài.
-Thực hiên thao tác tu duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát,
- Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
- Xác định cách thức giải quyết vấn đề.
- Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bài giảng điện tử.
- HS: Bộ đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1: Luyện tập
Hoạt động 1: Khởi động: 
- Yêu cầu HS dùng thước có vạch chia xăng- ti – mét đê đo độ dài các đồ dùng học tập của mình (sách, vở, bút chì, hộp đựng bút, ).
- Gọi 2-3 HS trình bày kết quả làm việc của mình.
-GV nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập
* Bài 1: Đồ vật nào dài hơn?
- GV cho HS nêu tên các đồ vật trong tranh.
- GV nêu lưu ý bài này HS không dùng thước để đo độ dài mà chỉ ước lượng.
-GV hỏi từng câu một cho HS trả lời.
-Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận
a. Bút chì dài hơn bút sáp.
b. Cục tẩy dài hơn cái ghim.
* Bài 2: Bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV hỏi: 
+ Trong tranh gồm những bạn nào?
+ Bạn nào cao nhất?
+ Bạn nào thấp nhất?
-Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
a. Bạn Nam cao nhất.
b. Bạn Mi thấp nhất.
* Bài 3:Ngựa hay hươu cao cổ cao hơn? Thước hay bút chì dài hơn? 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV hỏi: 
a. Ngựa hay hươu cao cổ cao hơn?
+ Trong bức tranh thứ nhất, có con gì?
+ Con nào cao hơn?
+ Con nào thấp hơn?
- Yêu cầu HS nhận xét.
-GV nhận xét, kết luận.
+ Hươu cao cổ cao hơn.
+ Ngựa thấp hơn.
b. Thước hay bút chì dài hơn?
+ Trong tranh có những đồ vật nào?
GV lưu ý cho HS: bút chì đặt đứng, thước kẻ đặt ngang nên không so sánh trực tiếp chiều dài của hai vật với nhau được. Vì thế các em so sánh gián tiếp thông qua vật trung gian là quyển sách Toán 1.
+ Bút chì hay quyển sách Toán 1 dài hơn?
+ Thước kẻ hay quyển sách Toán 1 dài hơn?
+ Thước kẻ hay bút chì dài hơn?
- Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, kết luận.
Thước kẻ dài hơn quyển sách Toán 1, quyển sách Toán 1 dài hơn bút chì. Vậy thước kẻ dài hơn bút chì.
* Bài 4: Đo độ dài mỗi đồ vật
- GV nêu yêu cầu của bài 4.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh.
+ Trong tranh có những đồ vật nào?
- GV yêu cầu HS dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét để đo đúng độ dài mỗi đồ vật.
- GV yêu cầu HS nêu đồ dài mỗi đồ vật. Một HS nêu một đồ vật.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Bút chì dài 8cm
+ Bút sáp màu dài 6cm
+ Đồng hồ dài 12cm
+ Điện thoại dài 10cm.
* Bài 5: Đồ vật nào dưới đây cho được vào trong hộp bút?
- GV yêu cầu HS nêu các đồ vật trong tranh và hỏi độ dài của từng đồ vật.
+ Đồ vật nào cho được vào trong hộp bút?
- GV nhận xét, kết luận: Bút chì, cục tẩy cho được vào trong hộp bút.
* Hoạt động tiết chủ đề:
Cho học sinh thực hành đo và so sánh chiều cao các bạn trong lớp theo tổ.
Tìm ra bạn cao nhất tổ, cao nhất lớp bằng số đo
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý.
*************************************
MĨ THUẬT:
CHỦ ĐỀ 7: HOA, QUẢ
 (Thời lượng: 4 tiết)
Mục tiêu
Sau bài học, học sinh sẽ:
Sử dụng được các yếu tố tạo hình đã học để thể hiện một số loại hoa, quả quen thuộc.
Biết cách gọi tên các yếu tố tạo hình được thể hiện trong sản phẩm mĩ thuật.
Biết sử dụng hình ảnh, sắp xếp được vị trí trước, sau để thực hành, sáng tạo trong phần thực hành vẽ theo chủ đề.
Sử dụng được vật liệu sẵn có, công cụ an toàn, phù hợp với vật liệu để thực hành, sáng tạo.
Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, nhóm.
Chuẩn bị
Một số mô hình hoa, quả.
Một số hoa, quả thật (nếu có).
Một số tranh vẽ, tranh xé dán, tranh đất nặn đắp nổi, tạo dáng đất nặn 
Dụng cụ cho học sinh thực hành: Bút chỉ, màu, giấy a4, giấy màu, keo dán, đất nặn 
III.Tiến trình dạy học. 
Hoạt động 4: Vận dụng
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát phần tham khảo trong sgk trang 55 quan sát hình minh họa hai kiểu bày mâm quả (có thể cho học sinh quan sát thêm cách cắm bình hoa) và nêu câu hỏi để học sinh tìm hiểu cách thực hiện:
+ Quả nào to? Quả nào nhỏ?
+ Quả to đặt ở đâu? Quả nhỏ đặt ở đâu?
+ Nhìn vào hình minh họa em thấy mâm quả có cân đối không?
+ Em cắm hoa như thế nào? Cành cao đặt ở đâu? Cành thấp đặt ở đâu?
- Giáo viên cho các nhóm sắp xếp mâm quả, cắm hoa vào bình theo nhóm (sắp xếp các loại hoa, quả mà nhóm đã chuẩn bị).
- Giáo viên đến từng nhóm góp ý và kết luận:
+ Bày quả to trước.
+ Sắp xếp các quả còn lại xung quanh để tạo sự cân đối.
+ Những quả nhỏ bày xen kẽ để tạo điểm nhấn.
+ Cắm hoa cắm cành cao trước và ở phía sau bình, cắm cành thấp sau và đặt phía trước sao cho bó hoa nhìn cân đối.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và vẽ hoặc xé dán lại mâm quả, bình hoa nhóm đã thực hiện (làm theo nhóm).
* Lưu ý: Học sinh có thể vẽ, xé dán không nhất thiết phải giống với hình và màu của quả thật.
- Nếu có điều kiện, giáo viên có thể cho học sinh chăm sóc bồn hoa tại trường.
- Hướng dẫn học sinh giới thiệu sản phẩm của mình theo các gợi ý:
+ Nhóm em đã vẽ (xé dán) những hoa, quả nào?
+ Em đã sử dụng những màu gì để thực hiện sản phẩm?
+ Em thích mâm quả của nhóm nào nhất?
- Giáo viên nhận xét chung, giáo dục các em ăn uống lành mạnh nên ăn rau, quả nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe của mình, chăm sóc, giữ gìn quang cảnh xung quanh mình.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho chủ đề 8: Người thân của em.
 ******************************`
ÔN TIẾNG VIỆT
Bài 1: RỬA TAY TRƯỚC KHI ĂN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Biết sắp xếp các từ ngữ thành câu
- Biết điền từ để hoàn thành câu
- Biết chọn đúng từ ngữ để điền vào chỗ trống
- Biết làm bài tập chính tả phân biệt ăng/âng, ương/ưng, x/s, ch/tr, ưt/ưc. Biết sử dụng vốn từ sẵn có để viết câu.
* Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
* Phát triển phẩm chất học, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến, tự hòa nhập bản thân với mọi người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
GV: VBT.
HS: VBT, bảng con, màu.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Luyện đọc.
*Gv cho hs đọc lại bài học buổi sáng.
2. Luyện Tiếng Việt
* Bài tập bắt buộc
Bài 1/ 29
- GV đọc yêu cầu
- GV gợi ý: Em thử ghép các tiếng đã cho thành câu xem câu nào phù hợp?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- GV cho HS đọc lại câu
- GV nhận xét tuyên dương.
- Lưu ý: Khi viết câu cần viết hoa chữ cái đầu câu và kết thúc câu có dấu chấm.
* Bài tập tự chọn
Bài 1/ 29
- GV đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS đọc sau đó chọn vần thchs hợp để điền vào chỗ trống 
- HS làm việc cá nhân
- Cho HS đọc lại câu
- GV nhận xét HS, tuyên dương.
Bài 2/29
- Nêu yêu cầu của bài
- HD học sinh lựa chọn câu đúng để điền vào chỗ trống
- Cho HS đọc lại câu đúng
- Vì sao con chọn câu đó?
- Nhận xét
Bài 3/30:
- Nêu yêu cầu
- Cho HS đọc các câu a và b
- Ghi câu trả lời vào vở
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 4/30:
- Nêu yêu cầu
- Cho HS QST
- Tranh vẽ gì?
- Ghi câu trả lời vào vở
- GV nhận xét, tuyên dương
******************************
ÔN TOÁN:
BÀI 27: THỰC HÀNH ƯỚC LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG (tiết 2)
I. MỤC TIÊU :
1. Phát triển các kiến thức.
- HS biết vận dụng cách ước lượng độ dài các đồ vật để làm bài tập đúng
- Củng cố kĩ năng so sánh độ dài các đồ vật.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.
- Củng cố năng lực ước lượng độ dài các đồ vật.
II. CHUẨN BỊ:
- Vở bài tập toán tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức
2. Bài cũ:
- GV gọi 1 em lên đo cái bàn của em bằng thước kẻ và nêu độ dài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập
Bài 1(T39):Nêu yêu cầu bài tập
Cho HS tự làm. 
Yêu cầu hs trả lời miệng
GV nhận xét, kết luận
Bài 2(T39):Nối đồ vật với số đo độ dài thích hợp 
Cho HS thực hành thảo luận theo nhóm đôi và làm bài. 
Gọi các nhóm lên trình bày
GV nhận xét, kết luận
Bài 3(T40):
Nêu yêu cầu bài tập
Cho HS tự làm vào VBT
GV nhận xét
Bài 4(T40):
Nêu yêu cầu bài tập
GV gọi 3 em trả lời.
GV nhận xét
4. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực xây dựng bài.
- Chuẩn bị bài sau.
******************************`
Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 20
TIẾNG VIỆT
Bài 2 . LỜI CHÀO
I.MỤC TIÊU 
Giúp HS : 
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một bài thơ ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau , củng cố kiến thức về vần , thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thời quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát . 
2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh . 
3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : ý thức tôn trọng mọi người trong giao tiếp , khả năng làm việc nhóm . 
II. CHUẨN BỊ 
Bài giảng điện tử.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
1.Ôn và khởi động
Ôn : HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó .
 - Khởi động 
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi .
a . Haỉ người trong tranh đang làm gì ? 
b . Em thường cho những ai ? Em chào như thế nào ? 
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời ( a . Họ gặp nhau , bắt tay nhau và nói lời chào nhau ; b . Câu trả lời mở ) , sau đó dẫn vào bài thơ lời chào .
Đọc
- GV đọc mẫu toán bài thơ . Chú ý đọc diễn cảm , ngắt nghỉ đúng nhịp thơ . 
HS đọc từng dòng thơ .
 + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1 , 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc , ngất nghỉ đúng dòng thơ , nhịp thơ . 
- HS đọc từng khổ thơ . 
+ GV hướng dẫn HS nhận biết khó thở , 
+ Một số HS đọc nối tiếp từng khố , 2 lượt .
 + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ ( chân thành : rất thành thật , xuất phát từ đáy lòng ; cởi mở : dễ bảy tỏ suy nghĩ , tình cảm ) . 
+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm . 
+ Một số HS đọc khổ thơ , mỗi HS đọc một khổ thơ . Các bạn nhận xét , đánh giá , HS đọc cả bài thơ. 
+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ .
Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau
GV hướng dẫn HS làm việc nhóm , cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng củng vân với nhau ở cuối các dòng thơ , HS viết những tiếng tin được vào vở .
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả . GV và HS nhận xét , đánh giá . GV và HS thống nhất câu trả lời ( nhà – xa , ngày - tay , hào – bao , trước - bước )
TIẾT 2
Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi 
a . Lời chào được so sánh với những gì ? 
b . Em học được điều gì từ bài thơ thày ? 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời . Các bạn nhận xét , đánh 
- GV và HS thống nhất câu trả lời . ( a . Lời chào được so sánh với bông hoa , cơn gió , bàn tay ; b . Đi đâu cũng cần nhớ chào hỏi , )
5. Học thuộc lòng
GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ đầu .
 - Một HS đọc thành tiếng hại khổ thơ đầu .
 - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ đầu bằng cách xoả che dẫn một số tử ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xoá / che hết . HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoái che dần . Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lỏng hai khổ thơ này .
6 , Hát một bài hát về lời chào hỏi
7. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học . GV tóm tắt lại những nội dung chính .
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học , GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS .
******************************
 TOÁN
Bài 28: LUYỆN TẬP CHUNG ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Cảm nhận đúng về dài hơn – ngắn hơn, cao hơn – thấp hơn.
- Thực hành giải quyết được các vấn đề thực tế đơn giản liên quan đến đo độ dài.
-Thực hiên thao tác tu duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát,
- Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
- Xác định cách thức giải quyết vấn đề.
- Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bài giảng điện tử.
- HS: Bộ đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 2: Luyện tập
Hoạt động 1: Khởi động: 
- Yêu cầu HS so sánh xem mình và bạn ngồi bên cạnh ai cao hơn, ai thấp hơn?
2. Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập
* Bài 1: 
- GV đọc nội dung bài 1.
+ Bục nào cao nhất?
+ Bục nào thấp nhất?
GV nêu: Bạn về đích thứ nhất đứng ở bục cao nhất.
Bạn về đích thứ ba đứng ở bục thấp nhất.
+ Bạn nào về đích thứ nhất?
+ Bạn nào về đích thứ hai?
+ Bạn nào về đích thứ ba?
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Bạn Thỏ về đích thứ nhất.
+ Bạn Cáo về đích thứ hai.
+ Bạn Sóc về đích thứ ba.
* Bài 2: 
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV hỏi: 
+ Trong tranh gồm bao nhiêu cây?
+ Số cây từ chỗ cáo tới chỗ sóc là bao nhiêu?
+ Số cây từ chỗ cáo tới chỗ thỏ là bao nhiêu?
+ Cáo đứng gần thỏ hay sóc hơn?
-GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận: Từ chỗ cáo tới chỗ sóc dài hơn từ chỗ cáo tới chỗ thỏ.
* Bài 3: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
+ Sóc có thể đến chỗ hạt dẻ bằng hai con đường nào? (đường màu vàng, đường màu xanh).
+ Đường màu vàng gồm bao nhiêu bước?(4 + 6 = 10 bước).
+ Đường màu xanh gồm bao nhiêu bước?( 8 bước).
+ Bạn sóc đi đến chỗ hạt dẻ theo đường nào ngắn hơn? (đường màu xanh).
- GV nhận xét, kết luận: Bạn sóc đi đến chỗ hạt dẻ theo đường màu xanh ngắn hơn.
* Bài 4:
- GV nêu yêu cầu của bài 4a.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh.
- GV yêu cầu HS dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét để đo đúng độ dài mỗi cây bút chì.
- GV yêu cầu HS nêu độ dài mỗi cây bút chì. Một HS nêu một đồ vật.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Bút chì A: dài 7cm
+ Bút chì B: dài 8cm
+ Bút chì C: dài 3cm
+ Bút chì D: dài 5cm
+ Bút chì E: dài 9cm
- GV nêu yêu cầu của bài 4b.
-GV hỏi:
+ Bút chì nào dài nhất?
+ Bút chì nào ngắn nhất?
-GV nhận xét, kết luận: 
+ Bút chì E dài nhất
+ Bút chì C ngắn nhất.
* Hoạt động trải nghiệm: Cho học sinh đi xung quanh sân trường xác định những cây cao nhất, thấp nhất có trong sân trường.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý
- Dặn dò về nhà làm VBT và xem bài tiếp theo Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số.
******************************
TỰ NHIÊN XÃ HỘI:
CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI 20: CƠ THỂ EM (3 TIẾT)
I.MỤC TIÊU
Sau bài học, HS sẽ:
Xác định được vị trí, nói được tên của một số bộ phận bên ngoài cơ thể; vẽ hoặc sử dụng hình có sẵn để ghi chú hoặc nói được tên các bộ phận của cơ thể; phân biệt được con trai, con gái.
Nêu được chức năng của một số bộ phận bên ngoài cơ thể, nhận biết được các bộ phận trên cơ thể ngoài việc thực hiện các chứng năng cơ học còn có chức năng cơ học còn có chức năng thể hiện thái độ, tình cảm, 
Nêu và biết cách tự thực hiện các hoạt động (đơn giản) cần thiết để giữ gìn vệ sinh cơ thể và thời điểm nên thực hiện các hoạt động đó.
Yêu quý và có ý thức tự giác trong việc chăm sóc và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể mình, tôn trọng sự khác biệt của người khác, tôn trọng những người khuyết tật kém may mắn hơn mình.
II.CHUẨN BỊ
GV:
+ Hình phóng to trong SGK (nếu ), hình vẽ cơ thể người.
+ Hình bé trai, bé gái.
+ Thẻ chữ để chơi trò chơi (số bộ bằng số nhóm), xà phòng hoặc nước rửa tay.
HS: giấy, bút chì, bút màu, khăn lau, kem đánh răng, bàn chải, cốc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Mở đầu: Khởi động 
-GV cho HS hát bài hát có nhắc đến các bộ phận của cơ thể: : Năm ngón tay ngoan để dẫn dắt vào bài.
2.Hoạt động khám phá
Hoạt động 1
-GV cho HS quan sát hình trong SGK và đưa ra câu hỏi phù hợp để giúp HS gọi tên được các bộ phận mà hai ‘’bác sĩ’’ Minh và Hoa đang khám cho các bạn.
Yêu cầu cần đạt: HS biết được vị trí và tên gọi của một số bộ phận bên ngoài cơ thể.
Hoạt động 2
-GV cho HS nói với nhau về sự giống và khác nhau giữa các em.
-GV cho HS quan sát hình bạn trai, bạn gái; 
-GV đặt các câu hỏi, HS quan sát tranh đồng thời dựa vào hiểu biết thực tế để trả lời, qua đó thấy được sự khác nhau bên ngoài giữa bạn trai và bạn gái.
Yêu cầu cần đạt:
-HS hăng hái, tự tin nêu được sự giống nhau và khác nhau giữa các em. (giống: đều da, ). Từ đó giáo dục HS cần tôn trọng sự khác biệt của người khác.
-Phân biệt được bạn trai, bạn gái.
3. Hoạt động thực hành
-GV dựa vào hình gợi ý trong SGK, dựa vào vốn hiểu biết thực tế của HS để hướng dẫn và đưa ra luật chơi cụ thể 
-GV kết luận bằng việc sử dụng một hình ghi sẵn các bộ phận tương đối chi tiết như mắt, mũi, miệng, bàn chân, bàn tay, ngón tay, đồng thời đây cũng là gợi ý cho hoạt động tiếp theo.
Yêu cầu cần đạt: Ngoài những bộ phận đã biết, HS nói được thêm và chi tiết hơn tên các bộ phận ngoài cơ thể.
4.Đánh giá
-Xác định được vị trí, nói được tên của một số bộ phận bên ngoài cơ thể. 
-Biết yêu quý các bộ phận trên cơ thể mình cũng như tôn trọng sự khác biệt hình dáng bên ngoài của người khác.
-Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV tổ chức cho HS quan sát và thảo luận về hình ba bạn nhỏ (khác nhau về màu da, mái tóc, chủng tộc) đang vui chơi để rút ra 
-GV kết luận: Cơ thể chúng ta đều có các bộ phận giống nhau, tuy nhiên các bộ phận đó khác nhau ở mỗi người: màu da, mái tóc, Chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt đó.
5.Hướng dẫn về nhà
-Hãy tìm hiểu về những bộ phận bên ngoài của cơ thể và chức năng của chúng. 
* Tổng kết tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_tuan_25_nam_hoc_2020_2021.doc