Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Bùi Thị Hương

Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Bùi Thị Hương

BÀI 1: CÁC SỐ 0, 1, 2, 3, 4, 5

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS

* Kiến thức:

- Đếm, đọc, viết được các số từ 0 đến 5.

- Sắp xếp được thứ tự các số từ 0 đến 5.

* Phát triển năng lực:

Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Bộ đồ dùng học Toán 1 (các mô hình, que tính, ghim, .

- Tranh ảnh minh họa.

- Máy chiếu. (nếu có)

2. Học sinh:

- Độ đồ dùng học toán

- SGK, vở, bút, bảng, phấn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

TIẾT 1

1. Khám phá.

- GV hỏi về số cá trong bể ở các bức tranh.

- Trong phần này, GV cần cho HS bước đầu làm quen với số lượng và nhận mặt các số từ 0 đến 5. GV có thể chỉ vào bức tranh đầu tiên và giới thiệu: “Trong bể có một con cá. Có một khối vuông.” GV viết số 1 lên bảng. Sau đó, GV chuyển sang các bức tranh khác.

Lưu ý:

- Khi sang bức tranh thứ hai, GV nên chỉ vào con cá thứ nhất và đếm “một”, rối chỉ vào con cá tứ hai và đếm “hai”, sau đó giới thiệu: “Trong bể có hai con cá”.

- GV thực hiện đếm, giới thiệu và viết số tương tự với các bức tranh còn lại.

- Với bức tranh cuối cùng, GV có thể đặt câu hỏi: “Trong bể có con cá nào không? Có khối vuông nào không?”. Sau đó, GV giới thiệu: “Trong bể không có con cá nào. Không có khối vuông nào,” GV viết số 0 lên bảng.

2. Hoạt động

Bài 1: Gv có thể chấm các chấm theo hình số lên bảng rồi hướng dẫn HS viết các số theo chiều mũi tên được thể hiện trong SGK.

Bài 2:

- Với câu a, GV có thể hỏi HS về nội dung các bức tranh (bức tranh minh họa gì? ) sau đó yêu cầu HS đếm và nêu kết quả.

- Với câu b, GV có thể hỏi HS về điểm giống nhau trong ba bức tranh minh họa (đều vẽ bể) và điểm khác nhau trong ba bức tranh (tranh có cá, tranh không có cá), HS đếm số con cá trong mỗi bể.

Bài 3:

- Trước tiên, GV nên yêu cầu HS đếm số lượng các chấm xuất hiện trên mỗi mặt xúc xắc.

- Tùy theo mức độ tiếp thu của HS mà GV có thể yêu cầu HS làm luôn bài tập hoặc cùng HS làm ví dụ trước.

3. Củng cố, dặn dò.

- Cho HS đọc lại các số từ 0 đến 5 và ngược lại.

- Về ôn luyện, viết và đọc lại các số từ 0 đến 5 và ngược lại.

- Tập đếm và liệt kê một số đồ vật trong gia đình, có mấy cái bàn, mấy cái ghế, mấy cái quạt, .

 

docx 129 trang Kiều Đức Anh 4143
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Bùi Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
MỤC TIÊU
Giúp HS
- Bước đầu biết yêu cầu đạt được trong học tập toán lớp 1
- Giới thiệu các hoạt động chính khi học môn Toán lớp 1
- Làm quen với đồ dùng học tập của môn toán lớp 1
II. CHUẨN BỊ.
- Sách toán 1.
- Bộ đồ dùng học toán lớp 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
GV hướng dẫn HS sử dụng sách Toán lớp 1.
- GV cho HS xem sách Toán 1.
- GV giới thiệu ngắn gọn về sách, từ bìa 1 đến tiết học đầu tiên.
- Sau “tiết học đầu tiên”, mỗi HS sẽ gồm 2 trang. GV giải thích cho HS cách thiết kế bài học sẽ gồm 4 phần “Khám phá”, “Hoạt động”, “Trò chơi” và “Luyện tập”.
- Gv cho HS thực hành gấp sách, mở sách, đặc biệt là hướng dẫn HS giữ gìn sách.
2. GV giới thiệu nhóm nhân vật chính của sách Toán 1.
GV cho HS mở đến bài “Tiết học đầu tiên” và giới thiệu về các nhân vật Mai, Nam, Việt và Rô – bốt. Các nhân vật này sẽ đồng hành cùng các em trong suốt 5 năm tiểu học. Ngoài ra sẽ có bé Mi, em gái của Mai cùng tham gia với nhóm bạn.
GV hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập Toán ở lớp 1.
GV gợi ý HS quan sát tưng tranh về hoạt động của các bạn nhỏ. Từ đó giới thiệu những yêu cầu cơ bản và trọng tâm của Toán 1 như:
- Đếm, đọc số, viết số.
- Làm tính cộng, trừ.
- Làm quen với hình phẳng và hình khối.
- Đo độ dài, xem giờ, xem lịch.
4. GV cho HS xem từng tranh miêu tả các hoạt động chính khi học môn Toán:
Nghe giảng, học theo nhóm, tham gia trò chơi toán học, thực hành trải nghiệm Toán và tự học.
5. GV giới thiệu bộ đồ dùng học Toàn lớp 1.
- Cho HS mở bộ đồ dùng học Toán 1 của HS.
- GV giới thiệu từng đồ dùng cho HS, nên tên gọi, giới thiệu tính năng cơ bản để HS làm quen. Tuy nhiên chưa cần yêu cầu HS ghi nhớ.
- Hướng dẫn HS cách cất, mở và bảo quản đồ dùng học tập.
_____________________________________________
BÀI 1: CÁC SỐ 0, 1, 2, 3, 4, 5
MỤC TIÊU:
Giúp HS
* Kiến thức:
- Đếm, đọc, viết được các số từ 0 đến 5.
- Sắp xếp được thứ tự các số từ 0 đến 5.
* Phát triển năng lực:
Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Bộ đồ dùng học Toán 1 (các mô hình, que tính, ghim, .
- Tranh ảnh minh họa.
- Máy chiếu. (nếu có)
2. Học sinh:
- Độ đồ dùng học toán
- SGK, vở, bút, bảng, phấn 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
TIẾT 1
Khám phá.
- GV hỏi về số cá trong bể ở các bức tranh.
- Trong phần này, GV cần cho HS bước đầu làm quen với số lượng và nhận mặt các số từ 0 đến 5. GV có thể chỉ vào bức tranh đầu tiên và giới thiệu: “Trong bể có một con cá. Có một khối vuông.” GV viết số 1 lên bảng. Sau đó, GV chuyển sang các bức tranh khác.
Lưu ý: 
- Khi sang bức tranh thứ hai, GV nên chỉ vào con cá thứ nhất và đếm “một”, rối chỉ vào con cá tứ hai và đếm “hai”, sau đó giới thiệu: “Trong bể có hai con cá”.
- GV thực hiện đếm, giới thiệu và viết số tương tự với các bức tranh còn lại.
- Với bức tranh cuối cùng, GV có thể đặt câu hỏi: “Trong bể có con cá nào không? Có khối vuông nào không?”. Sau đó, GV giới thiệu: “Trong bể không có con cá nào. Không có khối vuông nào,” GV viết số 0 lên bảng.
2. Hoạt động
Bài 1: Gv có thể chấm các chấm theo hình số lên bảng rồi hướng dẫn HS viết các số theo chiều mũi tên được thể hiện trong SGK.
Bài 2: 
- Với câu a, GV có thể hỏi HS về nội dung các bức tranh (bức tranh minh họa gì? ) sau đó yêu cầu HS đếm và nêu kết quả.
- Với câu b, GV có thể hỏi HS về điểm giống nhau trong ba bức tranh minh họa (đều vẽ bể) và điểm khác nhau trong ba bức tranh (tranh có cá, tranh không có cá), HS đếm số con cá trong mỗi bể.
Bài 3: 
- Trước tiên, GV nên yêu cầu HS đếm số lượng các chấm xuất hiện trên mỗi mặt xúc xắc.
- Tùy theo mức độ tiếp thu của HS mà GV có thể yêu cầu HS làm luôn bài tập hoặc cùng HS làm ví dụ trước.
3. Củng cố, dặn dò.
- Cho HS đọc lại các số từ 0 đến 5 và ngược lại.
- Về ôn luyện, viết và đọc lại các số từ 0 đến 5 và ngược lại.
- Tập đếm và liệt kê một số đồ vật trong gia đình, có mấy cái bàn, mấy cái ghế, mấy cái quạt, .
TIẾT 2 
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU:
Giúp HS
* Kiến thức:
- Đếm, đọc, viết được các số từ 0 đến 5.
- Sắp xếp được thứ tự các số từ 0 đến 5.
* Phát triển năng lực:
Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Bộ đồ dùng học Toán 1 (các mô hình, que tính, ghim, .
- Tranh ảnh minh họa.
- Máy chiếu. (nếu có)
2. Học sinh:
- Độ đồ dùng học toán
- SGK, vở, bút, bảng, phấn 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Ôn và khởi động.
Cho HS chơi trò chơi “truyền điện” truyền đến tên bạn nào bạn đó đứng dậy đọc to số GV đã chuẩn bị và giơ lên.
Hoạt động:
Bài 1: GV hỏi về nội dung mỗi bức tranh, sau đó yêu cầu HS đếm và nêu kết quả.
- Bức tranh số 1 có mấy con vật – Không có con vật nào.
- Ta viết được số mấy? – số 0.
- Bức tranh số 2 vẽ con gì? Có mấy con? – con chó – có 3 con.
- Ta viết số mấy trong ô vuông? – số 3.
- HS cùng thảo luận nhóm bàn làm tiếp các bức tranh còn lại.
- Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả.
- GV quan sát giúp đỡ một số nhóm còn chậm.
- GV và HS nhận xét, bổ xung.
Bài 2: GV giải thích đề bài.
- Điền số còn thiếu vào ô có dấu “?”
- GV hướng dẫn HS theo 2 cách
+ Các 1 đếm các số từ 0 đến 5 xuôi
+ Cách 2 đếm các số từ 5 về 0 ngược.
- HS thực hiện đếm và tìm ra số cần điền.
- GV và HS nhận xét, bổ xung.
Bài 3: GV giải thích yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS phân biệt củ cà rốt tô màu và chưa tô màu.
- Tiến hành đếm số củ cà rốt đã tô màu ở từng phần, so sánh với kết quả của bạn bên cạnh để sửa chữa bổ xung câu trả lời.
- GV cho một số HS tiến hành trên phiếu bài tập.
- GV quan sát hướng dẫn HS còn chậm làm bài.
- GV đưa kết quả của HS làm phiếu bài tập để HS cùng so sánh và nhận xét kết quả bài làm của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: GV hướng dẫn nhận biết các con số.
- GV đưa tranh, chỉ vào từng con gà hỏi HS đó là con số mấy? – HS lần lượt trả lời.
- GV nêu yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, cùng nhau tìm xem có bao nhiêu con gà ghi số 2.
- HS hoạt động – GV Quan sát giúp đỡ nhóm còn chậm.
- Đại diện một vài nhóm lên trình bày kết quả.
- GV và HS nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò.
- Cho HS đọc lại các số từ 0 đến 5 và ngược lại.
- Về ôn luyện, viết và đọc lại các số từ 0 đến 5 và ngược lại.
- Tập đếm và liệt kê các đồ vật trong bếp nhà em: Có mấy cái rổ, mấy cái xoong, mấy con dao, mấy cái thớt, mấy cái chảo, 
TIẾT 3
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU:
Giúp HS
* Kiến thức:
- Đếm, đọc, viết được các số từ 0 đến 5.
- Sắp xếp được thứ tự các số từ 0 đến 5.
* Phát triển năng lực:
Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Bộ đồ dùng học Toán 1 (các mô hình, que tính, ghim, .
- Tranh ảnh minh họa.
- Máy chiếu. (nếu có)
2. Học sinh:
- Độ đồ dùng học toán
- SGK, vở, bút, bảng, phấn 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Ôn và khởi động.
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
- GV chuẩn bị các thẻ từ có các con số từ 0 đến 5. Chia lớp thành 2 nhóm, cử đại diện mỗi nhóm 3 bạn lên bảng lần lượt nghe cô đọc đến số nào, nhóm nào nhanh lấy được số đó gắn vào bảng của tổ mình. Kết thúc trò chơi nhóm nào được nhiều số nhóm đó thắng.
2. Hoạt động.
Bài 1: GV hướng dẫn HS hiểu được yêu cầu bài tập.
- GV đưa tranh, chỉ vào từng tranh và hỏi: Trong tranh có gì?
- GV hướng dẫn HS làm mẫu bức tranh 1.
+ Tranh vẽ gì? – Vẽ những con gà và các số 1, 3, 4.
+ Tranh có mấy con gà? – Có 3 con gà.
+ Vậy em hãy khoanh vào số 3.
- Bây giờ tương tự như vậy em hãy đếm các con vật ở các bức tranh còn lại và khoanh vào số tương ưng với số con vật có trong tranh.
- Cùng so sánh kết quả với bạn để sửa và bổ sung kết quả của mình.
- GV quan sát giúp đỡ HS còn chậm.
- GV cho một số HS làm vào phiếu bài tập.
- Gắn kết quả của HS.
- GV và HS nhận xét.
Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập và giải thích cho HS hiểu yêu cầu của bài tập.
- GV đưa hình ảnh câu a.
- GV chỉ từng thùng trên xe cho HS đếm, sau đó chỉ tiếp sang phương án A HS đếm số tiếp theo. Tương tự chỉ lại các thùng trên xe rồi chỉ tiếp các thùng của phương án B để HS đếm xem số thùng trên xe và số thùng của phương án B là tất cả bao nhiêu thùng.
- GV kết luận vậy phương án đúng là phương án nào? – phương án A.
- GV hướng dẫn tương tự với câu B.
Bài 3: GV nêu yêu cầu bài tập.
- Cả hai đoàn tàu gồm mấy toa: 5 toa.
- GV chỉ đoàn tàu 1 và chỉ vào số dầu tiên cho HS đọc số.
- Em thường đọc số 1 rồi đến số mấy? – số 2.
- GV chỉ tiếp để HS đọc và điền tiếp vào các toa tàu có dấu “?”
- GV cho HS đọc lại dãy số.
- Đối với đoàn tàu 2 GV hướng dẫn HS đọc ngược lại hoặc đọc xuôi để HS tìm ra số cần điền vào “?”
- Gv cho HS đọc lại 2 dãy số.
Bài 4: GV nêu yêu cầu – Đưa tranh.
- Tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu, bức tranh vẽ một trang trại, có bầu trời, có mây, có hoa lá cỏ cây.
- Tìm số lượng các đối tượng có trong tranh rồi viết số thích hợp vào dấu “?”.
- GV hướng dẫn đối tượng bò sữa làm mẫu.
+ Có mấy con bò sữa trong tranh? – hai con
+ Vậy ta viết số mấy vào dấu “?” trong ô vuông? – số 2.
- HS tiến hành làm nhóm đôi.
- GV cho một số nhóm làm phiếu bài tập.
- GV quan sát hướng dẫn một số nhóm còn chậm.
- Đưa kết quả và thuyết minh bài làm của nhóm mình.
- GV và HS cùng nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò.
- Cho HS đọc lại các số từ 0 đến 5 và ngược lại.
- Về ôn luyện, viết và đọc lại các số từ 0 đến 5 và ngược lại.
- Đếm và liệt kê số phòng trong nhà em.
______________________________________________
BÀI 2: CÁC SỐ 6, 7, 8, 9, 10
MỤC TIÊU:
Giúp HS:
* Kiến thức:
- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10.
- Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
* Phát triển năng lực:
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng.
II. CHUẨN BỊ.
Giáo viên:
- Bộ đồ dùng học Toán 1.
- Tranh ảnh, phiếu bài tập.
- Máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh:
- Bộ đồ dùng học Toán 1.
- SGK, vở, bút, bảng, phấn.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
TIẾT 1
Ôn và khởi động
Cho HS chơi trò chơi “truyền điện” truyền đến tên bạn nào bạn đó đứng dậy đọc sô, hoặc dãy số GV chuẩn bị sẵn để HS ôn lại các số từ 0 đến 5 và sắp xếp dãy số từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- GV nhận xét, tuyên dương – giới thiệu bài.
2. Khám phá.
 - GV đưa tranh. Có mấy bức tranh? Các bức tranh vẽ gì?
- Quan sát bức tranh đầu tiên. GV chỉ lần lượt từng con ông cho HS đếm “mmotj, hai, ba, bốn, năm, sáu”. 
- GV giới thiệu: Có 6 con ong vậy ta có số 6 (GV viết số 6 lên bảng).
- GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 4 đếm các con vật, đồ vật (nhìn tranh GV treo, hoặc chiếu)còn lại để tìm ra xem tương ứng với số nào. GV chuẩn bị phiếu bài tập đưa cho một vài nhóm đếm và điền số tương ưng.
- GV chiếu hoặc treo kết quả bài làm, gọi HS trình bày bài của nhóm mình, GV rút ra các số viết lần lượt lên bảng.
- Gọi HS đọc các số từ bé đến lớn và ngược lại (đọc cá nhân – nhóm – đồng thanh cả lớp).
3. Hoạt động: 
Bài 1: GV nêu yêu cầu:
- GV hướng dẫn HS viết các số 6, 7, 8, 9, 10.
- GV đưa mẫu các số, thực hiện viết và nêu cách viết các số.
- GV chấm mẫu bảng phụ, gọi một – hai HS viết.
- Dưới lớp tập viết bảng con.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Nêu yêu cầu:
- Các bức tranh gồm những đồ vật gì? – HS trả lời.
- Trong giỏ có mấy cái bánh mì? – 5 cái bánh mì.
- Vậy trong dấu “?” ta có số 5.
- GV tổ chức trò chơi “đi chợ”
- GV phổ biến luật chơi, chia lớp thành 3 nhóm. Các nhóm cùng nhau đi chợ mua các đồ vật còn lại, sao cho đúng số lượng các đồ vật đó (muốn mua đúng cần phải biết các con số ở dấu “?” để đi mua cho đúng.) Sau 2 phút, nhóm nào có về nhanh và mua đúng số nhóm đó chiến thắng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: GV nêu yêu cầu bài toán.
- GV hướng dẫn HS làm bài phần a.
- Đưa hình ảnh (đưa đĩa bánh thật) cùng đếm xem trên đĩa cô có mấy cái bánh – HS đếm.
- Bây giờ trên đĩa cô muốn có 6 chiếc bánh cô cần phải đặt thêm lên đĩa mấy cái bánh nữa. 
+ GV chỉ từng cái ánh trên đia rồi chỉ phương án A – Đặt thêm 1 cái có đúng không? – không.
+ GV chỉ từng cái ánh trên đia rồi chỉ phương án B – Đặt thêm 2 cái có đúng không? – đúng.
- Phần B GV yêu cầu HS làm tương tự để tìm ra phương án đúng (HS làm theo nhóm bàn)
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV quan sát giúp đỡ.
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò.
- Cho HS đọc lại các số từ 0 đến 10 và ngược lại.
- Về ôn luyện, viết và đọc lại các số từ 0 đến 10 và ngược lại.
- Tập đếm và liệt kê các đồ vật học tập của mình xem mình có bao nhiêu quyển sách, bao nhiêu quyển vở, bao nhiêu cái bút, 
TIẾT 2
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU:
Giúp HS:
* Kiến thức:
- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10.
- Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
* Phát triển năng lực:
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng.
II. CHUẨN BỊ.
Giáo viên:
- Bộ đồ dùng học Toán 1.
- Tranh ảnh, phiếu bài tập.
- Máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh:
- Bộ đồ dùng học Toán 1.
- SGK, vở, bút, bảng, phấn.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Ôn và khởi động.
Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
- GV chuẩn bị các thẻ số từ 1 đến 10 xếp lộn sộn. Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 5 bạn đứng xếp hàng.
- GV vừa hát một bài hát vừa nêu một con số, cả hai nhóm nghe thật kỹ số giáo viên đọc tìm nhanh số đặt vào vị trí nhóm mình sau khi 2 người tìm được số chạy xuống cuối hàng xếp hàng để những người tiếp theo chơi. Kết thúc trò chơi đội nào tìm được nhiều số đội đó thắng.
2. Hoạt động: 
Bài 1: 
- GV đưa tranh hỏi: Các bức tranh vẽ gì?
- Dưới hồ có mấy con thiên nga? – 3 con
- Vậy ta viết số 3 vào “?”.
- Cho HS chơi trò chơi “Đố bạn tìm số”
- HS thực hiện chơi nhóm đôi để tìm ra số cần tìm trong dấu “?” của mỗi bức tranh.
- GV quan sát hướng dẫn các nhóm còn chậm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: GV nêu yêu cầu: 
- GV hương dẫn HS hãy tìm những số thích hợp để điền vào những dấu “?”.
- Chú ý muốn làm được ta đếm các số lần lượt từ 0 đến 10 và ngược lại.
- GV chuẩn bị ra bảng phụ, phát cho 2 HS làm, các bạn còn lại làm vở.
- GV treo kết quả của 2 bạn làm.
- HS nhận xét, bổ xung và sửa lại bài làm nếu sai.
- GV nhận xét, tuyên dương. Cho HS đọc lại các số (cá nhân – nhóm – đồng thanh).
Bài 3: GV đưa tranh rồi hỏi: Em có biết những con vật này là con gì không?
- Hãy đi đếm chân của chúng xem chúng có mấy chân.
- Cho cô biết có mấy con vật có 6 chân? Đó là những con nào? (hoạt động nhóm đôi)
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Bài 4: GV đưa tranh, Quan sát tranh và cho cô biết bức tranh có các đối tượng nào?
- HS trả lời: Có mây, mặt trời, cây, thỏ, vịt.
- Nhìn tranh và đếm số các đối tượng có trong tranh rồi điền vào ô trống thay cho dấu “?”.
- HS thực hiện theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả bài làm.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò.
- Cho HS đọc lại các số từ 0 đến 10 và ngược lại.
- Về ôn luyện, viết và đọc lại các số từ 0 đến 10 và ngược lại.
- Tập đếm và liệt kê các đồ vật học tập của mình xem mình có bao nhiêu quyển sách, bao nhiêu quyển vở, bao nhiêu cái bút, 
____________________________________
TIẾT 3
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU:
Giúp HS:
* Kiến thức:
- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10.
- Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
* Phát triển năng lực:
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng.
II. CHUẨN BỊ.
Giáo viên:
- Bộ đồ dùng học Toán 1.
- Tranh ảnh, phiếu bài tập.
- Máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh:
- Bộ đồ dùng học Toán 1.
- SGK, vở, bút, bảng, phấn.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Ôn và khởi động.
Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
- GV chuẩn bị 2 bộ số thẻ số có các số từ 1 đến 10 xếp lộn sộn. Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 5 bạn đứng xếp hàng.
- GV ra hiệu lệnh HS lần lượt xếp dãy số từ 1 đến 10 và ngược lại.
- Nhóm nào xếp nhanh và đúng nhóm đó là nhóm chiến thắng.
2. Hoạt động: 
Bài 1: GV nêu yêu cầu: Chọn số thích hợp với số con vật.
- GV đưa toàn bộ tranh.
- Tranh 1 vẽ con gì? Hãy đếm xem có mấy con chim? – 5 con chim.
- Vậy ta khoanh vào số 5.
- Tương tự các em hãy đếm số con vật trong các tranh còn lại và khoanh vào số thích hợp.
- Sau khi làm xong bài làm có thể chia sẻ với bạn kết quả của mình để sửa chữa bổ xung bài làm.
- GV chuẩn bị các tranh, cho HS khoanh
- Treo kết quả và gọi HS lên bảng trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập: Chọn câu trả lời đúng.
- GV cho HS chơi trò chơi Nhặt trứng
- Chuẩn bị mô hình xúc sắc.
- HS tiến hành chơi theo nhóm
- Người chơi lần lượt gieo xúc xắc, đếm số chấm ở mặt trên xúc xắc. Lấy một quả trứng trong ô được bao quanh bởi số đó.
- Trò chơi kết thúc khi lấy được 6 quả trứng đặt trên khay.
- Muốn khay có 8 quả trứng ta cần phải nhặt thêm mấy quả trứng nữa đặt vào khay?
- HS tiếp tục lấy trứng và khoanh vào đáp án đúng.
- Lưu ý: Mỗi lần lấy trứng ở vị trí nào HS lấy bút chì gạch chéo quả trứng đã lấy để đặt vào khay.
3. Củng cố, dặn dò.
- Cho HS đọc lại các số từ 0 đến 10 và ngược lại.
- Về ôn luyện, viết và đọc lại các số từ 0 đến 10 và ngược lại.
- Tập đếm và liệt kê các đồ vật học tập của mình xem mình có bao nhiêu quyển sách, bao nhiêu quyển vở, bao nhiêu cái bút, 
_____________________________________________
BÀI 3: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN, BẰNG NHAU.
MỤC TIÊU:
Giúp HS:
* Kiến thức:
- Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
- So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
* phát triển năng lực:
So sánh được số lượng của mỗi cặp nhóm trong bài toán thực tiễn có hai hoặc ba nhóm sự vật.
II. CHUẨN BỊ.
Giáo viên:
- Bộ đồ dùng Toán 1
- Máy chiếu, tranh ảnh liên quan đến bài học.
2. Học sinh:
- Bộ đồ dung Toán 1
- SGK, vở, bút, bảng, thước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC.
Ôn và khởi động. 
HS chơi trò chơi “truyền hoa” truyền đến bạn nào bạn đó đứng dậy đọc các số GV chuẩn bị sẵn các số từ 0 đến 10 để HS đọc.
Khám phá.
- GV hỏi HS một số câu hỏi vui: Bạn nào đã từng nhìn thấy con ếch? Các em nhìn thấy ếch ngồi trên lá chưa?
- GV đưa tranh và hỏi: “Có đủ lá cho ếch ngồi lên không” – HS trả lời.
+ Số ếch có nhiều hơn số lá không?
+ Số ếch có ít hơn số lá không?
- Gv chỉ vào tranh và hỏi:
+ Các em có nhìn thấy đường nối giữa mấy chú ếch và mấy chiếc lá không?
- GV giải thích: cứ một chú ếch nối với một chiếc lá vậy theo em “có đủ lá để nối với ếch không?”
- Gv kết luận: “Khi nối ếch với lá, ta thấy hết lá sen nhưng thừa ếch, vậy: Số ếch nhiều hơn số lá sen. Số lá sen ít hơn số ếch.”.
- GV hướng dẫn HS khám phá bức tranh số 2
+ Đố các em biết thỏ thích ăn gì nhất nào?
+ Các em thấy đường nối giữa thỏ và cà rốt có đủ không?
- Khi nối thỏ với cà rốt cả hai đều được nối hết nên số thỏ và số cà rốt bằng nhau, hay số thỏ bằng số cà rốt.
- GV cho HS nhắc lại các câu chốt (cá nhân – nhóm – đồng thanh).
3. Hoạt động
Bài 1: GV đưa tranh, nêu yêu cầu bài toán.
- Dùng thước nối bướm với hoa (Mỗi con bướm chỉ nối với 1 bông hoa.)
- GV hỏi: 
+ Bướm còn thừa hay hoa còn thừa?
+ Vậy số bướm nhiều hơn hay số hoa nhiều hơn?
- GV chuẩn bị ra bảng phụ để 1 HS làm và treo bảng lên, gọi HS lên trình bày bài làm của mình.
- Dưới lớp đối chiếu kết quả, nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập.
- Có mấy đồ vật?
- Có mấy ổ cắm?
- Nối ổ cắm với số đồ vật.
+ Số đồ vật còn thừa hay số ổ cắm còn thừa?
+ Vậy số đồ vật nhiều hơn hay số ổ cắm nhiều hơn?
- HS làm theo nhóm bàn
- Đại diện nhóm lên trình bày bài làm.
- GV nhận xét và kết luận: Số đồ vật ít hơn số ổ cắm hay số ổ cắm nhiều hơn số đồ vật.
Bài 3: GV đưa tranh.
- Đếm xem
+ Trong tranh có mấy con cá?
+ Mấy con chim?
+ Mấy con mèo?
- Hãy nối số cá với số chim.
- Số cá với số mèo.
+ Số cá thừa hay số chim thừa?
+ Số mèo thừa hay số cá thừa?
Vậy: 	+ Đáp án a sai
	+ Đáp án b đúng
	+ Đáp án c sai.
Củng cố, dặn dò.
- Về so sánh các đồ vật trong nhà, đồ vật nào nhiều hơn, đồ vật nào ít hơn, đồ vật nào bằng nhau.
_________________________________________
TIẾT 2 – LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU:
Giúp HS:
* Kiến thức:
- Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
- So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
* phát triển năng lực:
So sánh được số lượng của mỗi cặp nhóm trong bài toán thực tiễn có hai hoặc ba nhóm sự vật.
II. CHUẨN BỊ.
Giáo viên:
- Bộ đồ dùng Toán 1
- Máy chiếu, tranh ảnh liên quan đến bài học.
2. Học sinh:
- Bộ đồ dung Toán 1
- SGK, vở, bút, bảng, thước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC.
Ôn và khởi động. 
Tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng” 
- GV chuẩn bị các bức tranh, chiếu lần lượt các bức tranh lên bảng và hỏi HS trả lời theo câu hỏi “Đúng - sai” Số đồ vật bằng nhau, nhiều hơn hay ít hơn đúng hay sai.
- Mỗi câu trả lời cho HS nhận xét và tuyên tương HS.
2. Hoạt động:
Bài 1: GV nêu yêu cầu, HS thực hiện làm bài – GV gọi một vài HS trình bày kết quả
- GV quan sát giúp đỡ HS còn chậm
- GV và HS nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: GV nêu yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm bàn.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả bài làm
- GV quan sát, giúp đỡ nhóm có HS chưa làm được.
- GV và HS nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: GV nêu yêu cầu.
- GV đưa hình ảnh, yêu cầu HS quan sát bức tranh a: 
+ Tranh vẽ gì?
+ Số bắp cải như thế nào với số cà rốt?
+ Muốn có số bắp cải bằng số cà rốt ta phải thêm mấy cây cà rốt?
+ Vậy ta chon phương án nào?
- GV nhận xét
- Tương tự câu b hãy tìm số cà rốt thêm vào để số cà rốt nhiều hơn số bắp cải.
- HS làm theo nhóm 4. 
- Đại diện nhóm lên trình bày bài làm của mình.
- GV quan sát, giúp đỡ nhóm chưa làm được.
- GV Và HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài 4: GV nêu yêu cầu.
- HS cùng làm việc theo nhóm 4 nối số vịt dưới nước với số vịt trên bờ để đưa ra kết luận số vịt nào nhiều hơn.
- Nối số vịt trên bờ với mèo để biết số vịt trên bờ với số mèo, số nào nhiều hơn (bằng màu khác).
- Nối số vịt với mèo để biết số mèo và số vịt số nào nhiều hơn (bằng màu bút khác nhau.)
- GV quan sát, giúp đỡ nhóm chưa làm được.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- GV và HS nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò.
- Hãy về so sánh các đồ dùng học tập của em xem đồ dùng nào nhiều hơn, đồ dùng nào ít hơn, đồ dùng nào bằng nhau.
_____________________________
BÀI 4: SO SANH SỐ.
MỤC TIÊU:
Giúp HS:
* Kiến thức:
- Nhận biết được các dấu >, <, =.
- Sử dụng được các dấu >, <, = khi so sánh hai số.
- Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10 (ở các nhóm có không quá 4 số).
* Phát triển năng lực:
Biết tìm ra nhóm sự vật có số lượng nhiều nhất hoặc ít nhất.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Bộ đồ dùng Toán 1.
- Máy chiếu, các tranh ảnh, phiều bài tập cần thiết.
2. Học sinh:
- Bộ đồ dùng Toán1. 
- SGK, vở, bút, bảng, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TIẾT 1: LỚN HƠN, DẤU LỚN
Ôn và khởi động
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
- Gv chuẩn bị các bức tranh, yêu cầu HS đếm nhanh các đồ vật, con vật có trong tranh và cho biết cái nào nhiều hơn, cái nào ít hơn. 2 HS lên bảng đếm và viết số đồ vật biểu thị bằng con số sau đó nói nhanh đồ nào nhiều hơn, đồ nào ít hơn.
2. Khám phá:
GV dẫn dắt vào bài bằng câu hỏi vui:
- “Đố các em con vịt kêu thế nào?”
- Bây giờ chúng ta sẽ đi so sánh với những chú vịt nhé.
- GV treo/ chiếu tranh HS quan sát và đếm số vịt ở hai bên.
- Số vịt ở mỗi bên tương ứng với các chữ số tương ứng.
- Hãy nối số vịt hai bên và cho cô biết số vịt bên nào nhiều hơn, số vịt bên nào ít hơn? – HS thực hiện nối và trả lời.
- Số vịt bên này thừa ra vậy số vịt bên này nhiều hơn số vịt bên kia (GV chỉ vào tranh)
- Số vịt bên này có 4 con, nhiều hơn số vịt bên kia có 3 con. Như vậy 4 lớn hơn 3.
- GV viết phép so sánh 4 > 3 trên bảng đọc bốn lớn hơn ba – chỉ và giới thiệu dấu lớn. 
- GV đọc – HS đọc theo (cá nhân – nhóm – đồng thanh).
- Với số dưa GV dẫn dắt tương tự
2. Hoạt động: 
Bài 1: GV đưa mẫu dấu lớn 
- GV Viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình, nêu cấu tạo của dấu lớn
- HS viết dấu vào vở.
- GV quan sát hướng dẫn một số HS chưa viết được.
- GV và HS nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: GV nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS thực hiện thử điền lần lượt các số để tìm ra số cần nối.
+ GV có thể lấy một bên 2 que tính và một bên 3 que tính và hỏi HS bên nào có số que tính nhiều hơn? Vậy điền số 2 có đúng không?
+ + GV có thể lấy một bên 4 que tính và một bên 3 que tính và hỏi HS bên nào có số que tính nhiều hơn? Vậy điền số 4 có đúng không?
- Tương tự HS cùng làm theo nhóm bàn để tìm ra số cần điền vào ô trống thay cho dấu “?” ở hai xe còn lại.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của mình.
Bài 3: GV nêu yêu cầu:
- GV đưa tranh mẫu và hướng dẫn HS:
+ GV chỉ vào tranh 1 và hỏi có mấy con kiến kéo củ khoai? - Ta viết số 5
+ GV chỉ vào tranh 2 và hỏi có mấy con kiến kéo củ khoai? – Ta viết số 2
+ 5 con kiến nhiều hơn hay ít hơn 2 con kiến? – Vậy ta điền dấu lớn: 5 > 2
- Tương tự quan sát tranh và điền số và dấu tương ứng vào cuối các bức tranh còn lại.
- GV chuẩn bị 3 bức tranh, chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm làm một bức tranh.
- Các nhóm làm xong quan sát tranh sách giáo khoa làm các bức tranh còn lại để so sánh kết quả với nhóm bạn.
- HS thực hiện làm bài.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- GV và HS nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: Đưa tranh, yêu cầu HS quan sát và lên bảng chỉ
+ Mai đang ở đâu?
+ Nhà mai ở đâu?
- GV nêu yêu cầu bài toán
+ Những số nhiều hơn 4 là những số nào? 
+ Vậy những số đó chính là những số lớn hơn 4.
- Hãy dùng bút chì để tìm đường cho bạn mai về nhà (Đối với HS học tốt có thể yêu cầu con đường ngắn nhất.)
- HS tiến hành cá nhân.
- GV đưa bảng phụ cho một HS làm.
- HS lên trình bày, kết quả - Có em nào có con đường khác không? – HS trình bày nhanh.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà luyện viết dấu lớn hơn. 
- Thực hiện so sánh các đồ vật trong gia đình.
______________________________________________
TIẾT 2: BÉ HƠN, DẤU <
MỤC TIÊU:
Giúp HS:
* Kiến thức:
- Nhận biết được các dấu >, <, =.
- Sử dụng được các dấu >, <, = khi so sánh hai số.
- Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10 (ở các nhóm có không quá 4 số).
* Phát triển năng lực:
Biết tìm ra nhóm sự vật có số lượng nhiều nhất hoặc ít nhất.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Bộ đồ dùng Toán 1.
- Máy chiếu, các tranh ảnh, phiều bài tập cần thiết.
2. Học sinh:
- Bộ đồ dùng Toán1. 
- SGK, vở, bút, bảng, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ôn và khởi động: 
- GV cho HS chơi trò chơi “xì điện” Xì đến tên HS nào HS đó lên bảng điền dấu vào chỗ trống để HS ôn lại các viết dấu lớn.
2. Khám phá:
- GV dẫn dắt GTB
- GV đưa tranh 1 và giới thiệu: Tranh vẽ những chú chim chào mào.
- GV chỉ vào tranh và hỏi (tranh có 2 chim): Có mấy con chim chào mào? – 2 con – Viết số 2 dưới bức tranh.
- GV chỉ bức tranh bên kia (3 con chim): Có mấy con chim chào mào? – 3 con – Viết số 3 dưới tranh.
- Hai con chim ít hơn hay nhiều hơn 3 con chim? – ít hơn.
- Hai con chim ít hơn ba con chim, vậy 2 bé hơn 3 viết là 2 < 3 (GV viết dấu bé vào giữa số 2 và số 3 và giới thiệu đây là số bé)
- GV đọc – HS đọc theo (cá nhân – nhóm – đồng thanh).
- Tranh 2 thực hiện tương tự như tranh 1.
2. Hoạt động.
Bài 1: GV đưa mẫu dấu bé
- GV Viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình, nêu cấu tạo của dấu bé.
- HS viết dấu vào vở.
- GV quan sát hướng dẫn một số HS chưa viết được.
- GV và HS nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: GV nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS thực hiện thử điền lần lượt các số để tìm ra số cần nối.
+ GV có thể lấy một bên 4 que tính và một bên 3 que tính và hỏi HS bên nào có số que tính nhiều hơn? Vậy điền số 4 có đúng không?
+ GV có thể lấy một bên 2 que tính và một bên 3 que tính và hỏi HS bên nào có số que tính nhiều hơn? Vậy điền số 2 có đúng không?
- Tương tự HS cùng làm theo nhóm bàn để tìm ra số cần điền vào ô trống thay cho dấu “?” ở hai xe còn lại.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của mình.
Bài 3: GV nêu yêu cầu:
- GV đưa tranh mẫu và hướng dẫn HS:
+ GV chỉ vào tranh 1 và hỏi có mấy rau củ quả? - Ta viết số 4
+ GV chỉ vào tranh 2 và hỏi có mấy rau củ quả? – Ta viết số 5
+ 4 rau củ quả nhiều hơn hay ít 5 rau củ quả? – Vậy ta điền dấu 4 < 5
- Tương tự quan sát tranh và điền số và dấu tương ứng vào cuối các bức tranh còn lại.
- GV chuẩn bị 3 bức tranh, chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm làm một bức tranh.
- Các nhóm làm xong quan sát tranh sách giáo khoa làm các bức tranh còn lại để so sánh kết quả với nhóm bạn.
- HS thực hiện làm bài.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- GV và HS nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: Đưa tranh, yêu cầu HS quan sát.
- Gv chỉ từng tranh hỏi số dê và số cỏ.
- Vậy để số dê trong chuồng ít hơn số cỏ ta đẩy xe cỏ nào vào chuồng dê thứ nhất? Vì sao?
- HS trả lời.
- Vậy để số dê trong chuồng ít hơn số cỏ ta đẩy xe cỏ nào vào chuồng dê thứ hai. Vì sao?
- HS trả lời
- Gv nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà luyện viết dấu lớn hơn. 
- Thực hiện so sánh các đồ vật trong gia đình
___________________________________________________
TIẾT 3: BẰNG NHAU, DẤU BẰNG
MỤC TIÊU:
Giúp HS:
* Kiến thức:
- Nhận biết được các dấu >, <, =.
- Sử dụng được các dấu >, <, = khi so sánh hai số.
- Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10 (ở các nhóm có không quá 4 số).
* Phát triển năng lực:
Biết tìm ra nhóm sự vật có số lượng nhiều nhất hoặc ít nhất.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Bộ đồ dùng Toán 1.
- Máy chiếu, các tranh ảnh, phiều bài tập cần thiết.
2. Học sinh:
- Bộ đồ dùng Toán1. 
- SGK, vở, bút, bảng, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ôn và khởi động: 
- GV cho HS chơi trò chơi “Bắn tên” Bắn đến tên HS nào HS đó lên bảng điền dấu vào chỗ trống để HS ôn lại các viết dấu bé.
2. Khám phá:
- GV dẫn dắt GTB
- GV đưa tranh và hỏi, bạn nào biết đây là những dụng cụ gì? – Cuốc và xẻng.
- GV đây là những dụng cụ để làm gì? – Dụng cụ phục vụ cho trồng trọt.
- GV chỉ vào xẻng và hỏi hãy đếm giúp cô xem có bao nhiêu cái xẻng?
- GV chỉ vào cuốc và hỏi 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuon.docx