Giáo án Toán Lớp 1 - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Giáo án Toán Lớp 1 - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết được ý nghĩa của Phép cộng là “gộp lại”, là “thêm vào”. Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả hoặc đếm thêm,

- Bước đầu nhận biết được đặc điểm của phép công với 0: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 công với số nào bằng chính số đó

. Vận dụng được đặc điểm này trong thực hành tinh

- Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10

- Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng

Theo thứ tự từ trái sang phải).

- Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua các công thức số (dạng 3+4 = 4 + 3). Vận dụng tính chất này trong thực hành tinh.

- Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng.

- Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | bài toán.

 

doc 3 trang hoaithuqn72 105302
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 10 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được ý nghĩa của Phép cộng là “gộp lại”, là “thêm vào”. Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm tất cả hoặc đếm thêm,
- Bước đầu nhận biết được đặc điểm của phép công với 0: số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó, 0 công với số nào bằng chính số đó
. Vận dụng được đặc điểm này trong thực hành tinh
- Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10
- Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng 
Theo thứ tự từ trái sang phải). 
- Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua các công thức số (dạng 3+4 = 4 + 3). Vận dụng tính chất này trong thực hành tinh.
- Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng.
- Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của | bài toán.
II. CHUẨN BỊ 
- Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV. 
- Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài :
- Hát
- Lắng nghe
Tiết 1 . Khám phá: Gộp lại thì bằng mấy?
a) Hình thành “khái niệm” ban đầu của phép cộng theo ý nghĩa là gộp lại. Cách tìm kết quả phép cộng dựa vào phép đếm và đếm tất cả.
- HS theo dõi
- GV cho HS quan sát hình vẽ trong SGK để các em tự nêu vấn đề (bài toán) cần giải quyết các em có thể nêu: Ban Nam có 3 quả bóng bay.Bạn Mai có 2 quả bóng bay . Gộp lại cả hai bạn có bao nhiêu quả bóng bay? 
- GV hướng dẫn HS tự nêu câu trả lời: cả hai bạn có 5 quả bóng bay. Hay gộp lại, có 5 quả bóng bay .GV nêu đầy đủ: 3 quả bóng và 2 quả bóng là 5 quả bóng.GV gọi một vài HS nhắc lại.
- HS quan sát
- Tương tự như vậy GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK hoặc lấy 3 chấm tròn màu đỏ và 2 chấm tròn màu xanh trong bộ đồ dùng học tập để nêu được 3 chấm tròn và 2 chấm tròn là 5 chấm tròn. 
- GV nêu: “3 chấm tròn và 2 chấm tròn là 5 chấm tròn,3 và 2 là 5” .
Gọi vài HS nêu laị: “3 và 2 là 5” 
- HS quan sát
HS nêu laị: “3 và 2 là 5” 
- GV nêu “Ta viết 3 và 2 là 5 như sau: 3+2=5 (viết lên bảng) đọc là: ba cộng hai là năm” GV chỉ vào dấu + và nói dấu này là dấu cộng: 
- GV gọi một vài HS đọc phép tính 3+2 = 5. GV gọi HS lên bảng viết 3 + 2 = 5 và đọc phép tính. GV có thể gọi một vài HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi “ba cộng hai bằng mấy?”.
- HS lên bảng viết
b) - GV cho HS quan sát hình vẽ trong SGK để các em tự nêu được 1 ô tô màu vàng và 3 ô tô màu đỏ là 4 ô tô (dựa vào đếm tất cả). GV cho HS đọc phép 1 + 3 = 4.
- GV gọi một vài HS lên bảng viết 1 + 3 = 4 và đọc phép tính. - GV gọi một vài HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi “một cộng ba bằng mấy?”.
- HS lên bảng viết
2. Hoạt động
*Bài 1: - Bài này nhằm củng cố “khái niệm” phép cộng theo ý nghĩa là gộp lại, tìm kết quả phép cộng dựa vào phép đếm tất cả.
- GV đọc và giải thích yêu cầu của đề bài rồi cho HS làm bài và chữa bài theo từng phần. GV có thể hướng dẫn HS quan sát, mô tả nội dung từng hình để tìm số thích hợp trong ô. Chẳng hạn: a) 1 quả táo màu đỏ và 1 quả táo màu xanh là 2 quả táo. Vậy số thích hợp trong ô là 2 (1 +1 = 2). Sau khi chữa bài, GV cho HS đọc từng phép tính.
- HS theo dõi
- HS đọc
Bài 2:
- GV đọc và giải thích yêu cầu của đề bài rồi cho HS làm bài. GV có thể hướng dẫn HS quan sát từng hình vẽ trong SGK để nêu tình huống bài toán tương ứng, từ đó tìm được số thích hợp trong ô. Chẳng hạn: 
a) Có 2 gấu bông màu vàng và 2 gấu bông màu đỏ. Hỏi có tất cả mấy gấu bông?
Từ đó HS thấy được 2 và 4 là các số thích hợp (2 + 2 = 4). 
b) Có 4 con vịt ở dưới nước và 1 con vịt ở trên bờ. Hỏi có tất cả mấy con vịt? Từ đó HS thấy được 1 và 5 là các số thích hợp (4+ 1 = 5). 
- HS theo dõi
Bài 3:
|- Bài tập này nhằm giúp HS biết biểu thị mối quan hệ giữa các số qua phép cộng, từ đó các em ghi nhớ các công thức công trong phạm vi 5.
- GV cho HS quan sát, nhận xét bài mẫu để nhận ra trong môi trường hợp đều |cộng hai số ở hai ô dưới được số ở ô trên. 
- GV cho HS làm rồi chữa bài. Sau mỗi phần, GV gọi HS đọc các phép tính 
- HS đọc
3.Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_1_bai_10_phep_cong_trong_pham_vi_10_sach_ke.doc