Giáo án Tiếng việt, Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Võ Ngọc Kim Cương

Giáo án Tiếng việt, Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Võ Ngọc Kim Cương

. Giới thiệu bài:

- GV viết lên bảng tên bài: o, ô giới thiệu: hôm nay, các em học bài về: âm o và chữ ô; âm o và chữ ô.

-GV chỉ chữ o, nói o.

-GV chỉ chữ ô, nói ô.

 2. Chia sẻ và khám phá: ( BT1)

a, Dậy âm o, chữ o:

-GV đưa ra hình các bạn đang kéo co và hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì?

-GV chỉ tiếng co và hỏi: tiếng ca gồm mấy âm?

-GV đưa mô hình tiếng co và HD cả lớp vừa nói vừa thể hiện bằng động tác tay:

+ Chập 2 bàn tay vào nhau để trước mặt, phát âm: co

+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về phía bên trái, vừa phát âm: cờ

+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về phía bên phải, vừa phát âm: o

+ Vừa chập 2 bàn tay lại, vừa phát âm: co

-GV cùng 1 tổ HS đánh vần lại( vừa nói vừa thể hiện động tác tay), với tốc độ nhanh hơn: cờ-o-co.

b, Dậy âm ô, chữ ô: ( Dạy như âm o, chữ o )

-GV chỉ hình cô giáo và hỏi: Đây là hình ai?

-GV chỉ chữ cô và hỏi chữ có mấy âm?

-GV đưa mô hình tiếng cô và yêu cầu cả lớp đánh vần, đọc trơn.

3- Luyện tập:

a, Mở rộng vốn từ: ( BT2)

-GV nêu yêu cầu của bài tập: Nói to tiếng có âm o vừa vỗ tay.

 

docx 28 trang thuong95 3710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt, Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Võ Ngọc Kim Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày . tháng . năm 20 .
Kế hoạch bài dạy
 Môn: Học vần
Bài 4: O, Ô
A.Mục tiêu:
1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết các âm và chữ cái o,ô, đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có mô hình “ âm đầu + âm chính”: co, cô.
- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm ( Hoặc được GV HD phát âm) và tự phát hiện được tiếng có âm o, âm ô; tìm được chữo, chữô trong bộ chữ.
- Viết đúng các chữ cái o,ô và tiếng co, cô.
2.Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất.
* GDHS: tình yêu thiên nhiên, khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế
B.Đồ dùng dạy học:
 - GV: tranh ảnh.
 - HS: SGK, bảng con, vở luyện viết 
C.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Tổ chức:
II. Kiểm tra:
- GV viết bảng: ca, cá, cà.
- GV đọc cho cả lớp viết bảng con: cà, cá
-GV nhận xét đánh giá. 
III. Dạy bài mới:
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài:
- GV viết lên bảng tên bài: o, ô giới thiệu: hôm nay, các em học bài về: âm o và chữ ô; âm o và chữ ô.
-GV chỉ chữ o, nói o.
-GV chỉ chữ ô, nói ô.
 2. Chia sẻ và khám phá: ( BT1)
a, Dậy âm o, chữ o:
-GV đưa ra hình các bạn đang kéo co và hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì?
-GV chỉ tiếng co và hỏi: tiếng ca gồm mấy âm?
-GV đưa mô hình tiếng co và HD cả lớp vừa nói vừa thể hiện bằng động tác tay:
+ Chập 2 bàn tay vào nhau để trước mặt, phát âm: co
+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về phía bên trái, vừa phát âm: cờ
+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về phía bên phải, vừa phát âm: o
+ Vừa chập 2 bàn tay lại, vừa phát âm: co
-GV cùng 1 tổ HS đánh vần lại( vừa nói vừa thể hiện động tác tay), với tốc độ nhanh hơn: cờ-o-co.
b, Dậy âm ô, chữ ô: ( Dạy như âm o, chữ o )
-GV chỉ hình cô giáo và hỏi: Đây là hình ai?
-GV chỉ chữ cô và hỏi chữ có mấy âm?
-GV đưa mô hình tiếng cô và yêu cầu cả lớp đánh vần, đọc trơn.
3- Luyện tập:
a, Mở rộng vốn từ: ( BT2)
-GV nêu yêu cầu của bài tập: Nói to tiếng có âm o vừa vỗ tay.
-GV y/c HS quan sát tranh và nêu tên từng con vật.
-GV chỉ tranh, HS đọc.
-GV chỉ hình, mời 2 HS làm mẫu, vừa nói to tiếng có âm o vừa vỗ tay, nói thầm tiếng không có âm o.
-GV chỉ hình
+ Nói to, vỗ tay: cò, thỏ, nho, mỏ
+ Nói thầm, không vỗ tay: dê, gà.
-Em có thể tìm những tiếng có âm o khác không?
b, Mở rộng vốn từ: ( BT 3- Thực hiện như BT2)
-GV nêu y/c: Tìm tiếng có âm ô, vừa nói vừa vỗ tay.
-GV chỉ tranh
-GV chỉ hình tìm tiếng ô và vỗ tay, nói thầm tiếng không có âm ô, không vỗ tay.
-GV chỉ từng hình:
+ Nói to, vỗ tay: hổ, tổ, rổ, hồ, xô.
+Nói thầm, không vỗ tay: dế.
-Em có thể tìm các tiếng khác có âm ô nữa không?
c, Tìm chữ o, ô:
*GV giới thiệu chữ o, ô:
-GV giới thiệu chữ o, ô in thường.
-GV giới thiệu chữ O, Ô in hoa.
*Tìm chữ o, ô trong bộ chữ:
-GV đưa lên bảng hình minh họa BT4, giới thiệu tình huống: Bi và Hà đang lúi húi đi tìm chữ o và chữ ô trong bộ chữ. Hai bạn chưa tìm được chữ nào.
-GV y/c HS tìm chữ o, ô trong bộ chữ.
-Gv nhận xét tuyên dương.
-GV y/c HS đọc lại bài vừa học.
TIẾT 2
d, Tập viết: ( Bảng con-BT5 )
-GV hướng dẫn HS cách lấy bảng con và dùng bảng.
-GV giới thiệu mẫu chữ viết thường o, ô cỡ vừa.
-GV viết mẫu từng chữ và tiếng trên bảng vừa hướng dẫn quy trình.
+ Chữ o: cao 2 li, rộng 1,5 li, gồm 1 nét cong kín. Đặt bút dưới đường kẻ 3, viết nét cong kín ( từ phải sang trái), dứng bút ở điểm xuất phát.
+ Chữ ô: viết nét chữ o, nét 2 và 3 là hai nét xiên ngắn ( trái-phải) chụm vào nhau tạo thành mũ.
+ Tiếng co: viết chữ c trước, chữ o sau, chú ý nét nối giữa chữ c và o.
+ Tiếng cô: viết chữ c trước, chữ ô sau, chú ý nét nối giữa chữ c và ô.
-GV y/c HS thực hành viết:
-GV nhận xét, tuyên dương.
-GV nhận xét, tuyên dương.
IV. Củng cố- Dặn dò:
- Gv tổng kết bài .
-Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau
Hát
- 3 HS đọc
-HS viết bảng con
- Nhận xét
-HS lắng nghe.
- HS đọc theo.
-HS quan sát và trả lời: Đang keo co ạ.
-HS trả lời gồm 2 âm, âm c và âm o, âm c đứng trước âm o đứng sau. Đọc : co theo cá nhân, tổ, cả lớp.
-2HS làm mẫu.
-Cả lớp đánh vần.
-HS trả lời: Cô giáo.
- HS trả lời: có 2 âm, âm c và âm ô, âm c đứng trước, âm ô đứng sau.
-HS thực hiện đánh vần và đọc trơn bằng động tác tay: cờ-ô-cô.
-HS quan sát tranh và trả lời: cò, thỏ, dê, nho, mỏ, gà.
-1 HS đọc.
-HS thực hiện làm bài tập trong VBT
-2HS làm mẫu.
-Cả lớp đồng thanh thực hiện
-1vài HS: bò, mò, ho, nho, kho ..
-HS lắng nghe.
-HS nói: hổ, tổ, rổ, dế, hồ, xô.
-HS nối trong VBT
-2 HS làm mẫu.
-HS đồng thanh thực hiện.
-Vài HS thực hiện.
-HS lắng nghe, quan sát
-HS thực hiện tìm. Giơ bảng.
-HS đọc bài.
-HS lấy bảng con.
-HS quan sát và đọc chữ cái cô giáo giới thiệu.
-HS lắng nghe, quan sát.
-HS tập viết trên bảng con 2-3 lần chữ o,ô.
-HS giơ bảng.
-HS xóa bảng viết tiếng co, cô 2-3 lần.
-HS giơ bảng
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
 .
 .
 Người soạn: Võ Ngọc Kim Cương
Thứ ba, ngày . tháng . năm 20 .
Kế hoạch bài dạy
 Môn: Học vần
BÀI 5: Cỏ, cọ
A.Mục tiêu:
1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết thanh hỏi, dấu hỏi, thanh nặng và dấu nặng.
-Biết đánh vần tiếng có mô hình “ âm đầu + âm chính + thanh” : cỏ, cọ.
- Nhìn hình minh họa, phát âm( Hoặc được GV hướng dẫn phát âm), tự tin được tiếng có thanh hỏi, thanh nặng.
-Đọc đứng bài tập đọc
-Viết đúng các tiếng cỏ, cọ, cổ, cộ( trên bảng con ).
2.Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất.
* GDHS: tình yêu thiên nhiên, khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế
B.Đồ dùng dạy học:
 - GV: hình ảnh.
 - HS: SGK, vở luyện viết 1, tập một, bảng con.
C.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Tổ chức:
II. Kiểm tra:
- GV viết bảng : o, ô, co, cô.
-GV đọc tiếng : co, cô
-GV nhận xét đánh giá.
III. Dạy bài mới:
TIẾT 1
1. Giới thiệu:
- GV viết lên bảng tên bài: cỏ, cọ và giới thiệu nội dung bài học.
2. Chia sẻ và khám phá: ( BT1: làm quen)
a, Tiếng cỏ
-GV đưa lên bảng hình ảnh cây cỏ và hỏi: Đây là gì?
-GV viết lên bảng tiếng cỏ và đọc mẫu.
- Phân tích tiếng cỏ.
+ GV che dấu huyền ở tiếng cỏ, nói: Ai đọc được tiếng này?
+GV chỉ vào tiếng cỏ, nói: Đây là một tiếng mới. So với tiếng ca các em đã học thì tiếng này có điểm gì khác?
+ GV : tiếng cà có thêm dấu hỏi, GV đọc mẫu: cỏ.
+GV chỉ tiếng cỏ và hỏi: Tiếng cà gồm những âm nào, thanh nào?
- Đánh vần tiếng cỏ:
+GV: Hôm trước các em đã đánh vần được tiếng ca: cờ-o-co. Hôm nay tiếng ca có thêm dấu hỏi, ta đánh vần ntn?
+ GV cùng cả lớp thực hiện bằng động tác tay: chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát âm: cỏ. Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: co. Vừa tách bàn tay phải ra, ngả ra bên phải, vừa phát âm: hỏi. Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: cỏ.
+ GV: Bây giờ chúng ta gộp bước đánh vần tiếng co với bước đánh vần tiếng cỏ cho gọn. GV đánh vần tiếng: cờ-o-co-hỏi-cỏ.
b, Tiếng cọ:
-Gv chỉ hình cây cọ và hỏi: Đây là cây gì?
-GV đưa tiếng cọ và đọc mẫu.
-GV chỉ tiếng cọ và hỏi: Đây là tiếng mới. Tiếng cọ khác tiếng co ở điểm nào?
-GV hỏi: Tiếng cỏ khác tiếng cọ ở dấu thanh gì?
-GV hỏi: tiếng cọ có những âm nào và dấu gì?
-GV đánh vẫn nhanh và đọc đơn mẫu: co-nặng-cọ/cọ.
-GV đánh vần rút gọn và đọc trơn: cờ-o-co-nặng-cọ/cọ.
-GV nói: các em vừa học nhận biết thanh hỏi và thanh nặng, dấu hỏi và dấu nặng.
-GV y/c HS cài bảng chữ: cỏ, cọ.
-GV nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập:
a, Mở rộng vốn từ ( BT2: Đố em: tiếng nào có thanh hỏi)
-GV nêu y/c bài tập: nói to tiếng có thanh hỏi, nói thầm tiếng không có thanh hỏi.
-GV chỉ từng hình
-Gv y/c Hs làm bài vào VBT
-GV mời 1 HS làm mẫu: Gv chỉ hình 1, hình 6
-GV chỉ từng hình.
-GV chỉ từng hình lần 2
-GV đố HS tìm thêm tiếng có thanh hỏi.
b, Mở rộng vốn từ: ( BT3 tìm tiếng có thanh nặng)
-GV: nêu y/c : Vừa nói vừa vỗ tay tiếng có thanh nặng.
-GV chỉ từng hình có trong bài.
-Gv y/c Hs thực hiện trong VBT.
-GV chỉ hình 1
-GV chỉ từng hình 
-GV chỉ từng hình lần 2
-GV đố HS tìm thêm những tiếng có thanh sắc.
TIẾT 2
d, Tập đọc: ( BT 3 )
-GV đưa lên bảng nội dung bài đọc, giới thiệu: Bài đọc nói về các con vật, các sự vật. Các em xem đó là những gì.
-GV chỉ hình 1: Gà trống đang làm gì?
-GV chỉ chữ
-Gv chỉ hình 2: Đây là con gì?
-GV: Con cò thường thấy ở làng quê Việt Nam. Con cò tượng trưng cho sự chăm chỉ, cần cù, chịu thương, chịu khó của người nông dân.
-Gv chỉ chữ
-GV chỉ hình 3: Đây là cái gì?
-GV chỉ chữ
-GV chỉ hình 4: Đây là gì?
-GV: Hươu cao cổ có cái cổ rất dài.
-GV chỉ chữ
-GV chỉ các hình theo thứ tự đảo lộn.
-GV đọc lại: ò ó o; cò, ô, c
e, Tập viết: ( BT5)
-GV viết mẫu: cỏ, cọ, cổ, cộ.
-GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết:
+ Dấu hỏi: viết 1 nét cong từ trên xuống. Dấu nặng là 1 dáu chấm.
+ Tiếng cỏ: Viết chữ c, sau đó viết chữ o, đánh dấu thanh hỏi trên chữ o. Chú ý nét nối giữa chữ c và chữ o.
+ Tiếng cọ: Viết chữ c, sau đó viết chữ o, đánh dấu thanh nặng dưới chữ o. Chú ý nét nối giữa chữ c và chữ o.
+ Tiếng cổ: Viết chữ c, sau đó viết chữ ô, đánh dấu thanh hỏi trên chữ ô. Chú ý nét nối giữa chữ c và chữ ô.
+ Tiếng cộ: Viết chữ c, sau đó viết chữ ô, đánh dấu thanh nặng dưới chữ ô. Chú ý nét nối giữa chữ c và chữ ô.
-GV nhận xét, đánh giá.
IV. Củng cố- Dặn dò:
- Gv tổng kết bài .
-Nhận xét tiết học.
Hát
-3 HS đọc, lớp nhận xét
- Cả lớp viết bảng con.
-HS nhìn bảng,đọc: cỏ, cọ.
-HS quan sát và trả lời: Cỏ.
-HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh.
-1HS : Co
-1HS: có thêm dấu .
-HS đọc cá nhân, cả lớp đồng thanh.
-HS: Tiếng cỏ gồm âm c và âm o. Âm c đứng trước, âm o đứng sau, dấu hỏi đặt trên o.
- Vài HS nhắc lại, cả lớp nhắc lại
-1 HS: ca-huyền-cà
-HS lắng nghe, cùng thực hiện.
-2HS thực hiện
- Các tổ, cả lớp thực hiện.
-1HS trả lời: Cây cọ.
-HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp: cọ
-HS: khác ở chỗ có thêm dấu nặng.
- HS nhắc lại theo cá nhân, tổ, cả lớp.
-HS: tiếng cọ có dấu nặng, tiếng cỏ có dấu hỏi.
-HS Tiếng cọ có âm c đứng trước âm o đứng sau, dấu nặng nằm ở dưới o.
-HS đọc cá nhân, cả lớp.
-HS đọc cá nhân, tổ,cả lớp.
-HS đọc: cỏ, cọ.
-HS thực hiện tìm chữ và giơ bảng.
-HS quan sát tranh và lắng nghe y/c
-Cả lớp đồng thanh: hổ, mỏ, thỏ, bảng, võng, bò.
-HS thực hiện vào VBT 
- 1 HS đọc to tranh 1, đọc thầm tranh 6. Nói to: hổ, nói thầm: bò.
-1 tổ báo cáo kết quả. Tổ nói đúng cả lớp vỗ tay, tổ nói sai cả lớp: sai rồi.
- Cả lớp đồng thanh báo cáo kết quả.
-HS thi nhau kể: bỏ. đổ, cổ ..
 -1HS/ cả lớp nói to : ngựa, chuột, vẹt, quạt, chuối, vịt.
-HS nối dấu sắc với hình có chứa thanh nặng có trong VBT.
-1HS làm mẫu: nói ngựa và vỗ tay 1 cái.
- 1 tổ báo cáo:
+ Nói: ngựa, chuột, vẹt, quạt, vịt và vỗ tay
+ Nói: chuối và không vỗ tay.
- Cả lớp thực hiện báo cáo.
-HS tìm thêm: bọ, họ, lọ, mọc, tặng 
-HS quan sát và lắng nghe.
-Gà trống đang gáy ò, ó, o.. Báo trời sáng.
-HS/tổ/cả lớp đọc: ò, ó, o.
-HS: con cò.
-HS/tổ/cả lớp đọc: cò.
-HS: Cái ô.
-HS/tổ/cả lớp đọc: ô.
-HS: Đây là cái cổ của hươu cao cổ.
-HS/tổ/cả lớp đọc: cổ.
-HS/tổ/cả lớp đọc .
-HS luyện đọc theo cặp, theo tổ.
-Vài HS thi đọc.
-Cả lớp đọc đồng thanh.
-Cả lớp đọc lại toàn bài vừa học.
-HS lấy bảng con, phấn .
- HS đọc đồng thanh.
-HS lắng nghe.
-HS tập viết trên bảng con: cỏ, cọ ( 2 lần) sau đó viết cổ, cộ ( 2 lần )
-HS giơ bảng
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
 .
 .
 Người soạn: Võ Ngọc Kim Cương
Kế hoạch bài dạy
TẬP VIẾT SAU BÀI 4-5
A.Mục tiêu:
1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ
- Tô đúng, viết đúng các chữo,ô, các tiếng co, cô, cỏ, cọ, cổ, cộ chữ viết thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đặt đúng vị trí, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở Luyện viết 1, tập một.
2.Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất.
- Rèn HS tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mĩ khi viết chữ
B.Đồ dùng dạy học:
 - GV: Mẫu chữ .
 - HS: SGK, vở luyện viết 1, tập một.
C.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
- GV nêu mục tiêu tiết học
2. Khám phá và luyện tập
-GV giới thiệu chữ và tiếng làm mẫu:o, co, ô, cô, cỏ, cọ, cổ, cộ.
a,Tập tô, tập viết:o, co, ô, cô:
-GV vừa viết mẫu lại từng tiếng vừa hướng dẫn cách viết:
+ Chữ o: gồm 1 nét cong kín. Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín ( từ phải sang trái); dừng bút ở điểm xuất phát.
+Tiếng co: viết chữ c trước, chữ o sau. Chú ý viết sát c để nối nét với o.
+ Chữ ô: viết chữ o, thêm mũ để thành chữ ô. Dấu mũ là hai nét xiên thẳng ngắn ( trái-phải) chụm vào nhau, đặt cân đối trên đầu chữ.
+Tiếng cô: viết chữ c trước, chữ ô sau. Chú ý viết sát c để nối nét với ô.
-GV y,c HS thực hành viết.
-GV hướng dẫn, giúp đỡ HS kết hợp nhận xét đánh giá.
b, Tập viết: cỏ, cọ. cổ, cộ
-GV y/c HS đọc các chữ cần viết.
-GV hướng dẫn cách viết qua các câu hỏi:
+Chữ nào viết trước?chữ nào viết sau?
+Độ cao các con chữ?
+ Vị trí đặt các dấu thanh?
-GV HD Hs chú ý: các chữ đều cao 2 li, viết đúng các dấu thanh, đặt đúng đều và đẹp.
-GV y/c HS viết bài.
-GV quan sát, giúp đỡ HS, đánh giá, tuyên dương các em viết đẹp.
IV. Củng cố- Dặn dò:
- Gv tổng kết bài .
-Nhận xét tiết học.
Hát
-HS nhìn bảng,đọc
-HS quan sát, lắng nghe
_ HS lắng nghe.
_ HS thực hiện viết.
-1 Hs đọc bài.
-HS trả lời các câu hỏi.
-HS viết bài.
- Nghe thực hiện 
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
 .
 .
 Người soạn: Võ Ngọc Kim Cương
Thứ tư, ngày . tháng . năm 20 .
Kế hoạch bài dạy
 Môn: Học vần
Bài 6: ơ, d
A.Mục tiêu:
1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết các âm và chữ cái ơ,d, đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có ơ, d với các mô hình “ âm đầu + âm chính”,“ âm đầu + âm chính+ thanh ”,
- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm ơ, âm d.
- Đọc đúng bài Tập đọc.
-Biết viết trên bảng con các chữ và tiếng: ơ, d, cờ, da.
2.Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất.
* GDHS: tình yêu thiên nhiên, khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế
B.Đồ dùng dạy học:
 - GV: tranh ảnh.
 - HS: SGK, bảng con, vở luyện viết 
C.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Tổ chức:
II. Kiểm tra:
- GV đọc cho cả lớp viết bảng con: cọ, cộ
-GV nhận xét đánh giá. 
III. Dạy bài mới:
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài:
- GV viết lên bảng tên bài: ơ, d giới thiệu: hôm nay, các em học bài về: âm ơ và chữ ơ; âm d và chữ d.
-GV chỉ chữ ơ, nói ơ.
-GV chỉ chữ d, nói d.
-GV giới thiệu Ơ, D in hoa.
 2. Chia sẻ và khám phá: ( BT1)
a, Dậy âm ơ, chữ ơ:
-GV đưa ra hình lá cờ và hỏi: Đây là gì?
-GV chỉ tiếng cờ và hỏi: tiếng ca gồm mấy âm?
-GV đưa mô hình tiếng cờ và HD cả lớp vừa nói vừa thể hiện bằng động tác tay: cờ-ơ-huyền-cờ/ cờ.
b, Dậy âm d, chữ d:
-GV chỉ hình cặp da và hỏi: Đây là cái gì??
-GV chỉ chữ da và hỏi chữ có mấy âm?
-GV đưa mô hình tiếng cô và yêu cầu cả lớp đánh vần, đọc trơn.
* Củng cố:
-Các em vừa học 2 chữ mới là chữ nào?
-Các em học 2 tiếng mới là tiếng nào?
-GV y/c thực hiện tìm chữ và cài bảng.
-Gv nhận xét đánh giá.
3- Luyện tập:
a, Mở rộng vốn từ: ( BT2)
-GV nêu yêu cầu của bài tập: Nói to tiếng có âm ơ vừa vỗ tay.
-GV y/c HS quan sát tranh và nêu tên từng con vật.
-GV y/c HS nối trong VBT
-GV chỉ hình, 
+ Nói to, vỗ tay:nơ, chợ, phở, mơ
+ Nói thầm, không vỗ tay: rổ, xe
-Em có thể tìm những tiếng có âm ơ khác không?
b, Mở rộng vốn từ: ( BT 3- Thực hiện như BT2)
-GV nêu y/c: Tìm tiếng có âm d, vừa nói vừa vỗ tay.
-GV chỉ tranh
-GV chỉ hình tìm tiếng d và vỗ tay, nói thầm tiếng không có âm d, không vỗ tay.
-GV chỉ từng hình:
+ Nói to, vỗ tay: dê, dế, dâu, dừa.
+Nói thầm, không vỗ tay: khỉ, táo.
-Em có thể tìm các tiếng khác có âm d nữa không?
TIẾT 2
c, Tập đọc: ( BT4)
-Gv đưa lên bảng nội dung bài đọc, giới thiệu hình ảnh lá cờ, các con vật. Các em xem đó là cờ gì, các con vật gì?
-Luyện đọc từ ngữ:
+ GV chỉ hình 1.
+GV giải nghĩa từ: cờ trong hình là cỡ ngũ sắc, 5 màu thường dung trong các lễ hội.
+Gv chỉ hình 2 
+GV chỉ hình 3
Hình trong bài là loài cá da trơn.
+GV chỉ hình 4
Cổ con cò rất dài.
+Gv chỉ không theo thứ tự, y/c HS đọc.
-GV đọc mẫu: cờ, cá, cờ, da cá, cổ cò.
-GV tổ chức thi đọc
-Gv nhận xét, tuyên dương.
d, Tập viết: ( Bảng con-BT5 )
-GV hướng dẫn HS cách lấy bảng con và dùng bảng.
*GV chỉ mẫu chữ : cờ, da 
-GV nhận xét chốt:
+ Cờ: chữ c viết trước, ơ viết sau, dấu huyền đặt trên chữ ơ. Độ cao các chữ là 2 li.
+ Da: Chữ d viết trước ( 4 li), chữ a viết sau ( 2 li)
Nhắc HS chú ý viết chữ c và ơ, d và a sát nhau để nối nét với nhau.
-GV y/c HS thực hành viết:
-GV nhận xét, tuyên dương.
IV. Củng cố- Dặn dò:
- Gv tổng kết bài .
-Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau
Hát
-HS viết bảng con
- Nhận xét
-HS lắng nghe.
- HS đọc theo.
 -HS lắng nghe.
-HS quan sát và trả lời: lá cờ.
-HS trả lời gồm 2 âm, âm c và âm ơ, âm c đứng trước âm ơ đứng sau, thanh huyền đặt trên chữ ơ. Đọc : cờ theo cá nhân, tổ, cả lớp.
-HS thực hiện theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp.
-HS trả lời: Cặp da.
- HS trả lời: có 2 âm, âm d và âm a, âm d đứng trước, âm a đứng sau.
-HS/tổ/cả lớp thực hiện đánh vần và đọc trơn bằng động tác tay: dờ-a-da.
-HS trả lời: chữ ơ và chữ d.
-Hs trả lời: cờ và da.
-HS thực hện: c, ơ, cờ; d, a, da
-HS quan sát tranh và 1 HS trả lời: nơ, chợ, rổ, phở, mơ, xe.
-HS thực hiện làm bài tập trong VBT
-Cả lớp đồng thanh thực hiện
-1vài HS: bơ, thơ, thợ, ..
-HS lắng nghe.
-HS nói: dê, dế, khỉ, dâu, dừa, táo
-HS nối trong VBT
-HS đồng thanh thực hiện.
-Vài HS thực hiện.
-HS lắng nghe, quan sát
-HS đánh vần, đọc trơn: cờ-ơ-cơ-huyền-cờ cá nhân/tổ/cả lớp.
-HS đánh vần, đọc trơn –cá nhân/tổ/cả lớp: cá cờ.
-HS đánh vần, đọc trơn –cá nhân/tổ/cả lớp: da cá.
-HS đánh vần, đọc trơn –cá nhân/tổ/cả lớp: cổ cò.
-Vài HS thực hiện.
-HS lắng nghe.
-Các cặp/tổ/cá nhân thi đọc cả bài.
-Nhận xét chéo
-Cả lớp đọc đồng thanh cả bài học.
-HS thực hiện tìm. Giơ bảng.
-HS lấy bảng con.
-HS thực hiện viết bảng con 2-3 lần.
-HS giơ bảng.
-HS đọc và phân tích cách viết.
-Hs lắng nghe
-HS tập viết trên bảng con 2-3 lần chữ cờ, da.
-HS giơ bảng.
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
 .
 .
 Người soạn: Võ Ngọc Kim Cương
Thứ năm, ngày . tháng . năm 20 .
Kế hoạch bài dạy
 Môn: Học vần
Bài 7: đ, e
A.Mục tiêu:
1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết các âm và chữ cái đ, e, đánh vần đúng, đọc đúng tiếng cóđ, e với các mô hình “ âm đầu + âm chính+ thanh ”,
- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm đ, âm e.
- Đọc đúng bài Tập đọc.
-Biết viết trên bảng con các chữ và tiếng:đ, e, đê, 0, 1.
2.Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất.
* GDHS: tình yêu thiên nhiên, khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế
B.Đồ dùng dạy học:
 - GV: tranh ảnh.
 - HS: SGK, bảng con, vở luyện viết 
C.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Tổ chức:
II. Kiểm tra:
- GV đọc cho cả lớp viết bảng con: cờ, da
-GV nhận xét đánh giá. 
III. Dạy bài mới:
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài:
- GV viết lên bảng tên bài: đ, e giới thiệu: hôm nay, các em học bài về: âm đ và chữ đ; âm e và chữ e.
-GV chỉ chữ đ, nói đ.
-GV chỉ chữ e, nói e.
-GV giới thiệu Đ,E in hoa.
 2. Chia sẻ và khám phá: ( BT1)
-GV đưa ra hình cái đe của thợ rèn và hỏi: Đây là gì?
-Đây là cái đe của thợ rèn, thường thấy ở làng quê ngày xưa. Bây giờ các em rất hiếm khi nhìn thấy cái đe. Cái đe bằng sắt rất nặng. Thợ rèn đặt thanh sắt đã nung đỏ lên đe, dùng búa đập mạnh để làm mỏng thanh sắt, rèn dao, liềm .
-GV chỉ tiếng đe và hỏi: tiếng đe gồm mấy âm?
-GV viết bảng chữ đ, e = đe.
-GV y/c Hs phân tích tiếng đe.
3- Luyện tập:
a, Mở rộng vốn từ: ( BT2)
-GV nêu yêu cầu của bài tập: Nói to tiếng có âm đ.
-GV y/c HS quan sát tranh và nêu tên từng con vật.
-GV y/c HS nối trong VBT
-GV chỉ hình, 
+ Nói to :đèn, đỗ, đá, đàn.
+ Nói thầm : ngỗng, lọ.
-Em có thể tìm những tiếng có âm đ khác không?
b, Mở rộng vốn từ: ( BT 3- Thực hiện như BT2)
-GV nêu y/c: Tìm tiếng có âm e, nói tó tiếng có âm e, nói thầm tiếng không có âm e.
-GV chỉ tranh
-GV chỉ hình tìm tiếng e, nói thầm tiếng không có âm e.
-GV chỉ từng hình:
+ Nói to: ve, me, xe, sẻ, tre.
+Nói thầm : dứa
-Em có thể tìm các tiếng khác có âm d nữa không?
*Củng cố: Các em vừa học 2 chữ mới là chữ gì?
-Các em vừa học tiếng mới là tiếng gì?
-Y/c HS tìm chữ và cài lên bảng.
-Gv nhận xét đánh giá.
TIẾT 2
c, Tập đọc: ( BT4)
-Gv hướng dẫn HS đọc từ dưới mỗi hình.
-Luyện đọc từ ngữ:
+ GV chỉ hình 1.
+GV giải nghĩa từ: đa là loại cây to, có rễ phụ mọc từ cành thõng xuống đất, trồng để lấy bóng mát, thường thấy ở làng quê Việt Nam.
+Gv chỉ hình 2 
GV: đò hay con đò là thuyền nhỏ chở khách qua sông.
+GV chỉ hình 3
Hình trong bài là 1 bạn HS đang ra câu đố.
+GV chỉ hình 4
Hình 2 chiếc ghế bị đổ.
+GV chỉ hình 5
Hạt dẻ ăn rất thơm và bùi.
+Gv chỉ không theo thứ tự, y/c HS đọc.
-GV đọc mẫu: đa, đò, đố, đổ, dẻ.
-GV tổ chức thi đọc
-Gv nhận xét, tuyên dương.
d, Tập viết: ( Bảng con-BT5 )
-GV hướng dẫn HS cách lấy bảng con và dùng bảng.
*GV viết bảng: đ, e, đe.
-GV viết mẫu từng chữ và tiếng trên bảng vừa hướng dẫn quy trình.
+ Chữ đ: viết chữ d. Điểm khác chữ d là có thêm một nét thẳng ngang ngắn cắt ngang phía trên nét móc ngược.
+ Chữ e: cao 2 li, là kết hợp của 2 nét cơ bản- nét cong phải và nét cong trái nối liền nhau, tạo vòng khuyết ở đầu chữ.
+Tiếng đe: gồm 2 con chữ: đ và e. Viết chữ đ trước, chữ e sau, chú ý đ liền với e.
-GV y/c HS thực hiện bảng con.
-GV nhận xét, đánh giá.
*GV các chữ số: 0; 1
-GV Vừa viết mẫu các chữ số trên bảng lớp vừa hướng dẫn:
+ Số 0: cao 4 li; gồm 1 nét cong kín, chiều cao gấp đôi chiều rộng.
+ Số 1: cao 4 li; gồm 2 nét- nét 1 thẳng xiên và nét 2 thẳng đứng.
-GV y/c HS thực hành viết:
-GV nhận xét, tuyên dương.
IV. Củng cố- Dặn dò:
- Gv tổng kết bài .
-Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau
Hát
-HS viết bảng con
- Nhận xét
-HS lắng nghe.
- HS đọc theo.
 -HS lắng nghe.
-HS quan sát và trả lời: cái đe.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời gồm 2 âm, âm đ và âm e, âm đ đứng trước âm e đứng sau. Đọc : cờ theo cá nhân, tổ, cả lớp.
-Hs đọc: đ, e, đe. Cả lớp đọc đồng thanh.
-HS phân tích: đ đứng trước, e đứng sau.
-HS thực hiện đánh vần theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: đờ-e-đe
-HS quan sát tranh và 1 HS trả lời: đèn, đỗ, ngỗng, đá, lọ, đàn.
-HS thực hiện làm bài tập trong VBT
-Cả lớp đồng thanh thực hiện
-1vài HS: đỡ, đào, đo, đánh, ..
-HS lắng nghe.
-HS nói: ve, me, xe, sẻ, dứa, tre.
-HS nối trong VBT
-HS đồng thanh thực hiện.
-Vài HS thực hiện.
-HS: Chữ đ và chữ e.
-HS : tiếng đe
-HS thực hiện tìm chữ và cài tiếng đe lên bảng, giơ bảng.
-HS lắng nghe, quan sát
-HS đánh vần, đọc trơn: đờ-a-đa/đa
(cá nhân/tổ/cả lớp.)
-HS đánh vần, đọc trơn –cá nhân/tổ/cả lớp: đò
-HS đánh vần, đọc trơn –cá nhân/tổ/cả lớp: đố
-HS đánh vần, đọc trơn –cá nhân/tổ/cả lớp: đổ
-HS đánh vần, đọc trơn –cá nhân/tổ/cả lớp: dẻ
-Vài HS thực hiện.
-HS lắng nghe.
-Các cặp/tổ/cá nhân thi đọc cả bài.
-Nhận xét chéo
-Cả lớp đọc đồng thanh cả bài học.
-HS lấy bảng con.
-HS thực hiện viết bảng con 2-3 lần.
-HS giơ bảng.
-HS lắng nghe, quan sát
-HS tập viết trên bảng con 2-3 lần chữ số: 0;1
-HS giơ bảng.
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
 .
 .
 Người soạn: Võ Ngọc Kim Cương
Kế hoạch bài dạy
TẬP VIẾT SAU BÀI 6-7
A.Mục tiêu:
1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ
- Tô đúng, viết đúng các chữơ, d, đ, ecác tiếng cờ, da, đe- chữ viết thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đặt đúng vị trí, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở Luyện viết 1, tập một.
-Tô, viết đúng các chữ số: 0;1
2.Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất.
- Rèn HS tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mĩ khi viết chữ
B.Đồ dùng dạy học:
 - GV:Mẫu chữ cái .
 - HS: SGK, vở luyện viết 1, tập một.
C.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
- GV nêu mục tiêu tiết học
2. Khám phá và luyện tập
-GV giới thiệu chữ và tiếng làm mẫu:ơ, cờ, d, da, đ, e, đe, 0, 1 
a,Tập tô, tập viết:ơ, cờ, d, da:
-GV vừa viết mẫu lại từng tiếng vừa hướng dẫn cách viết:
+ Chữ ơ: gồm 1 nét cong kín. Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín ( từ phải sang trái); dừng bút ở điểm xuất phát. Viết thêm 1 nét râu bên cạnh I( phía trên, bên phải) không quá nhỏ, không quá to.
+Tiếng cờ: viết chữ c trước, chữ ơ sau. Dấu huyền đặt trên chữ ơ.Chú ý viết sát c để nối nét với o.
+ Chữ d: Cao 4 li, Đặt bút dưới đường kẻ 3 viết 1 nét cong kín. Từ điểm dừng bút, lia bút lên đường kẻ 5 viết nét móc ngược sát nét cong kín, đến đường kẻ 2 thì dừng.
+Tiếng da: viết chữ d trước, chữ a sau. Chú ý viết sát d để nối nét với a.
-GV y,c HS thực hành viết.
-GV hướng dẫn, giúp đỡ HS kết hợp nhận xét đánh giá.
b, Tập viết: e, đ, đe
-GV y/c HS đọc các chữ cần viết.
-GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn:
+Chữ e: cao 2 li, là kết hợp của 2 nét cơ bản- nét cong phải và nét cong trái nối liền nhau, tạo vòng khuyết ở đầu chữ e sao cho không quá to, không quá nhỏ. Dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2.
+ Chữ đ: viết nét 1 và nét 2 giống chữ d, từ điểm dừng bút nét 2, lia bút lên đường kẻ 4 viết nét thẳng ngang ngắn ( trùng đường kẻ) tạo thành chữ đ.
+ Tiếng đe: Viết đ trước ( 4 li) chữ e sau ( 2 li). Chú ý nối nét giữa đ và e.
-GV y/c HS viết bài.
-GV quan sát, giúp đỡ HS, đánh giá, tuyên dương các em viết đẹp.
c, Tập viết: 0;1
-Gv vừa viết mẫu vừa hướng dẫn:
+ Số 0: cao 4 li; gồm 1 nét cong kín, chiều cao gấp đôi chiều rộng. Đặt bút dưới đường kẻ 5 một chút, viết nét cong kín từ trái sang phải. Dừng bút ở điểm xuất phát.
+ Số 1: cao 4 li; gồm 2 nét- nét 1 thẳng xiên và nét 2 thẳng đứng. Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét thẳng xiên đến đường kẻ 5 thì dừng. Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng đứng xuống dưới đến đường kẻ 1 thì dừng.
-GV y/c HS viết bài.
-GV quan sát, giúp đỡ HS, đánh giá, tuyên dương các em viết đẹp.
IV. Củng cố- Dặn dò:
- Gv tổng kết bài .
-Nhận xét tiết học.
Hát
-HS nhìn bảng,đọc
-HS quan sát, lắng nghe
_ HS thực hiện viết.
-1 Hs đọc bài.
-HS quan sát lắng nghe.
-HS viết bài.
-Hs lắng nghe
-HS thực hiện viết bài.
- Nghe thực hiện 
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
 .
 .
 Người soạn: Võ Ngọc Kim Cương
Kế hoạch bài dạy
BÀI 8: KỂ CHUYỆN
CHỒN CON ĐI HỌC.
A.Mục tiêu:
1.Phát triển năng lực đặc thù.
1.1 Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện.
-Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được tùng câu hỏi dưới tranh.
-Nhìn tranh, tự kể lại từng đoạn câu chuyện.
1.2 Phát triển năng lực văn học.
*, Hiểu lời khuyên của câu chuyện:Trẻ em phải chăm sóc. Có học thì mới biết chữ, biết nhiều điều bổ ích.
2.Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất.
- Rèn kĩ năng lắng nghe và trả lời câu hỏi tự tin.
-Biết vận dụng lời khuyên của câu chuyện vào đời sống.
B.Đồ dùng dạy học:
 - GV: tranh minh họa.
 - HS: SGK
C.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Tổ chức:
II. Kiểm tra:
- GV chỉ tranh 1, 2, 3, 4 của câu chuyện Hai con dê và y/c HS kể.
-Bạn nào nêu cho có ý nghĩa câu chuyện?
-GV nhận xét đánh giá.
III. Dạy bài mới:
1.Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện:
a, Quan sát tranh và phỏng đoán:
-GV gắn tranh minh họa, giới thiệu tên câu chuyện và chỉ hình ảnh chồn có chiếc đuôi dài, xù to.
+ Các bạn hãy nêu tên nhân vật có trong chuyện?
+GV hướng dẫn Hs đoán nội dung câu chyện:
.Tranh 1 :Chồn con làm gì?
.Tranh 2: Nhím đi học, Chồn có đi học không?
b, Giới thiệu chuyện:
Câu chuyện Chồn con đi học kể về một chú chồn con lúc đầu rất lười học, chỉ thích rong chơi, nhưng về sau đã thay đổi. Vì sao chú lại thay đổi như vậy? Các em hãy lắng nghe câu chuyện.
2, Khám phá và luyện tập:
a, Nghe kể chuyện:
-GV kể từng đoạn chuyện với giọng diễn cảm:
+ Lần 1: Kể tự nhiên không chỉ tranh.
+Lần 2: Vừa kể vừ chỉ tranh thật chậm.
+ Lần 3: Kể như lần 2, mời HS nhắc lại.
b,Trả lời câu hỏi theo tranh:
* Trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh:
+Tranh 1: Vì sao chồn con không tới trường?
+Tranh 2: Vì sao các bạn không ai chơi với chồn con?
+Tranh 3: Chồn con bị lạc trong rừng vì sao?
+Tranh 4: Vì sao chồn con không tìm được đường về?
+Tranh 5: Ai đã đưa chồn con về nhà?
+Tranh 6:Sau đó, chồn con đã thay đổi ntn?
* Trả lời các câu hỏi ở 2 tranh liền nhau:
-GV hỏi HS nội dung 2 tranh liền nhau.
*Trả lời các câu hỏi ở 6 tranh .
-GV hỏi HS nội dung 6 tranh.
c, Kể chuyện theo tranh:
-GV tổ chức cho HS kể chuyện theo tranh.
-GV cất tranh y/c HS kể toàn bộ câu chuyện.
-Gv nhận xét, đánh giá và tuyên dương.
d, Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
-GV hỏi: Câu chuyện muỗn khuyên các em điều gì?
-GV chốt: câu chuyện này khuyên các em phải chăm chỉ học hành. Có học thì mới biết chữ, biết nhiều điều bổ ích. Không biết chữ rất tai hại, có thể gặp nguy hiểm như chú chồn trong chuyện này, bị lạc trong rừng mà không biết lối ra vì không đọc được bản chỉ dẫn.
-GV tuyên dương những em có phát biểu hay nhất.
IV. Củng cố- Dặn dò:
- Gv tổng kết bài .
-Nhận xét tiết học.
Hát
-HS lần lượt kể.
-HS nêu
-HS nhận xét bạn.
-HS quan sát.
+ Chồn, nhím, sư tử.
- HS lắng nghe.
-Vài Hs nêu nội dung câu chuyện theo suy nghĩ của mình.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe, quan sát tranh.
-HS kể lại.
-4 HS lần lượt trả lời:
+ Vì chồn thích rong chơi.
+Vì các bạn của chú ta bận đi học. 
+Vì chồn mải chạy theo đàn bướm, lạc sâu vào trong rừng.
+Vì chú ta không biết chữ.
+Bác sư tử
+Chồn con chăm chỉ đi học
-HS trả lời gộp nội dung 2 tranh.
-HS trả lời liền mạch.
-HS kể nội dung 2 tranh liền kề.
-HS kể chuyện tranh bất kì mà mình thích.
-HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-HS nhận xét phần kể của bạn.
-Hs nêu theo cảm nhận cá nhân.
-HS ghi nhớ.
- Nghe thực hiện 
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
 .
 .
 Người soạn: Võ Ngọc Kim Cương 
Thứ sáu, ngày . tháng . năm 20 .
Kế hoạch bài dạy
 Môn: Học vần
BÀI 9: ÔN TẬP
A.Mục tiêu:
1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ
-Biết ghép các âm đã học thành tiếng theo mô hình “âm đầu+ âm chính”. Biết thêm các thanh đã học vào mỗi tiếng để tạo tiếng mới.
-Đọc đúng bài Tập đọc.
-Tìm đúng từ ứn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_toan_lop_1canh_dieu_tuan_2_nam_hoc_2020_2.docx