Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Bùi Thị Hương

Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Bùi Thị Hương

LÀM QUEN VỚI TƯ THẾ ĐỌC, VIẾT, NÓI, NGHE.

I. MỤC TIÊU.

Giúp HS:

- Biết và thức hiện các tư thế đúng, tránh tư thế sai khi đọc, viết, nói, nghe.

- Giúp các bạn khác rèn tư thế đúng khi đọc, viết, nói, nghe.

- Thêm tự tin khi giao tiếp (thông qua trao đổi, nhận xét về các tư thế đúng, sai khi đọc, viết, nói, nghe); thêm gần gũi bạn bè, thầy cô.

- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa.

II. CHUẨN BỊ.

- Nắm vững các quy đinh về tư thế đúng khi đọc, viết, nói, nghe; hiểu thực tế để minh họa, phân tích và giúp HS phòng ngừa các lỗi thường mắc phải khi đọc, viết, nói, nghe,

- Hiểu rõ tác hại của việc sai tư thế khi đọc, viết, nói, nghe (về hiệu quả học tập, nhận thức, về sức khỏe).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

TIẾT 1

1. Ôn và khởi động.

Cho HS chơi trò chơi “Khéo tay hay làm”: Cho 2 đội chơi mỗi đội cử 2 bạn lên luân phiên nhau làm: dùng thước kẻ đường thẳng, dùng gọt bút chì gọt bút chì, đội nào nhanh, đẹp đội đó là đội chiến thắng.

2. Quan sát các tư thế

a. Quan sát tư thế đọc

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:

+ Bạn HS trong tranh đang làm gì?

+ Theo em, tranh nào thể hiện tư thế đúng?

+ Tranh nào thể hiện tư thế sai? Vì sao?

- 3 - 4 HS trả lời.

- GV và HS thống nhất câu trả lời:

+ Tranh 1 thể hiện tư thế ngồi đúng khi đọc sách: Ngồi ngay ngắn, mắt cách sách khoảng 25 – 30cm, tay đặt lên mặt bàn.

+ Tranh 2 thể hiện tư thế ngồi đọc sách chưa đúng: Lưng cong vẹo, khoảng cách từ mắt đến sách quá gần.

- GV hướng dẫn HS tư thế ngồi đọc sách kèm thao tác hướng dẫn đúng tư thế khi đọc sách: ngồi ngay ngắn, mắt cách sách khoảng 25 – 30cm, đặt tay lên bàn ngay ngắn,

- GV nêu tác hại của việc ngồi sai tư thế: có thể mắc các bệnh học đường như cong vẹo cột sống, cận thị,

- HS thi nhận diện “Tư thế ngồi đọc đúng”: Từ hình ảnh GV treo tranh/chiếu, qua các bạn ngồi, tìm ra những tư thế ngồi đúng, những tư thế ngồi chưa đúng. Khi bạn ngồi chưa đúng em cần làm gì?

- GV nhận xét – khen ngợi.

b. Quan sát tư thế ngồi viết (tranh 3, 4)

- GV treo/chiếu tranh hoặc quan sát tranh SGK tranh 3, 4 và trả lời câu hỏi:

+ Bạn HS trong tranh đang làm gì?

+ Theo em, tranh nào thể hiện tư thế đúng?

+ Tranh nào thể hiện tư thế sai? Vì sao?

- HS trả lời

- GV và HS cùng thống nhất câu trả lời:

 + Tramh 3: Bạn ngồi đúng tư thế khi viết: lưng thẳng, mắt cách vở 25 – 30cm, tay trái tỳ mép vở bên dưới.

+ Tranh 4: Bạn ngồi chưa đúng tư thế: Lưng cong, mắt cách vở quá gần, tay trái đặt dưới ghế, ngực tỳ vào bàn

- Yêu cầu HS quan sát tranh 5, 6 và trả lời câu hỏi:

+ Tranh nào thể hiện cách cầm bút đúng, tranh nào thể hiện cách cầm bút sai?

- HS trả lời – HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV và HS cùng thống nhất câu trả lời:

+ Tranh 5 thể hiện cách cầm bút đúng: Cầm bút bằng 3 đầu ngón tay ngón cái và ngón trỏ giữ hai bên thân bút, ngón giữa đỡ lấy thân bút), lòng bàn tay và cánh tay làm thành một đường thẳng, khoảng cách giữa các đầu ngón tay và ngòi bút là 2,5cm.

+ Tranh 6 thể hiện cách cầm bút chưa đúng: Cầm bút bằng 4 đầu ngón tay, lòng bàn tay và cánh tay không tạo thành đường thẳng, các đầu ngón tay cầm quá sát với ngòi bút.

- GV hướng dẫn và kết hợp làm mẫu tư thế ngồi viết và cách cầm bút: Lưng thẳng, mắt cách vở 25 – 30cm, cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, tay trái tì lên mép vở, không tì ngực vào bàn khi viết,

- GV nêu tác hại của việc ngồi sai tư thế khi viết: Bị cong vẹo cột sống, giảm thị lực, chữ xấu, viết chậm, .

- HS nhận diện tư thế ngồi đúng khi viết qua tranh ảnh, và qua các bạn ngồi trong lớp.

+ Em thấy bạn ngồi sai tư thế em sẽ làm gì?

- HS nêu câu trả lời.

- GV nhận xét và khen ngợi.

c. Quan sát tư thế nói, nghe.

- HS quan sát tranh 7 (treo/chiếu hoặc quan sát SGK) và trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?

+ Cô giáo và các bạn đang làm gì?

+ Những bạn nào có tư thế (dáng ngồi, vẻ mặt, ánh mắt, ) đúng trong giờ học?

+ Những bạn nào có tư thế không đúng?

- HS trả lời - 2 – 3 HS

- GV nhận xét và thống nhất câu trả lời:

+ Tranh vẽ cảnh ở lớp học. Cô giáo đang giảng bài. Các bạn đang nghe cô giảng bài. Nhiều bạn có tư thế ngồi đúng trong giờ học: phát biểu trong giờ học, ngồi ngay ngắn, mắt chăm chú, vẻ mặt hào hứng, Còn một số bạn có tư thế ngồi chưa đúng trong giờ học: nằm bò ra bàn, quay ngang quay, không chú ý, nói chuyện riêng.

- HS thảo luận nhóm: Trong giờ học HS có được nói chuyện riêng không? Muốn nói nên ý kiến riêng, phải làm thế nào và tư thế ra sao?

- Đại diện nhóm trình bày.

- GV và HS thống nhất câu trả lời: Trong giờ học, HS phải giữ trật tự, không được nói chuyện riêng. Muốn phát biểu ý kiến, phải giơ tay xin phép thầy cô. Khi phát biểu, phải đứng ngay ngắn, nói rõ rang, đủ nghe,

- GV cho HS xem video hoặc tranh ảnh, quan sát thực tế trong lớp để học sinh nhận diện tư thế nói, nghe đúng.

- Khi bạn chưa đúng tư thế khi nói, nghe em cần làm gì?

- HS nhận diện và trả lời.

- GV nhận xét – tuyên dương.

 

docx 318 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 4203
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Bùi Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG LỚP, BẠN BÈ; LÀM QUEN VỚI ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
MỤC TIÊU: 
Giúp HS:
- Làm quen với trường, lớp.
- Biết cách làm quen, kết bạn. Hiểu và gần gũi với bạn bè, trường lớp, trong trương.
- Gọi đúng tên, hiểu công dụng và biết cách sử dụng đồ dùng học tập.
- Phát triển kỹ năng nói, thêm tự tin khi giao tiếp.
- Có kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung trang minh họa.
- Yêu quý lớp học – nơi diễn ra những hoạt động học tập thú vị.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Nắm các nguyên tắc giao tiếp khi chào hỏi, giới thiệu, làm quen.
- Biết một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập trong các phương ngữ (chẳng hạn ở miền Nam, cái bút gọi là cái viết, cái tẩy gọi là cục gôm, ).
- Hiểu công dụng và sử dụng đồ dùng học tập cần thiết đối với HS như sách, vở, phấn bảng, bút mực, bút chì, thước kẻ, gọt bút chì, tẩy, Hiểu thêm công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng học tập khác (đồ dùng không bắt buộc) như bộ thẻ, chữ cái, máy tính bảng, 
2. Học sinh:
- Các đồ dùng học tập cần thiết như: Bảng, sách vở, bút, thước, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TIẾT 1
Khởi động
- GV cùng học sinh chào hỏi và giới thiệu bản thân: họ tên, tuổi tác, sở thích (Tạo trò chơi để học sinh có thêm hứng khởi).
2. Làm quen với trường, lớp.
- GV treo/chiếu tranh cho học sinh quan sát (hoặc quan sát tranh trong sách GK) và trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu, vào thời điểm nào?
+ Khung cảnh gồm những gì?
- 2 – 3 HS trả lời
- GV cùng HS thống nhất câu trả lời.
- HS kể tên những phòng, những dãy nhà có ở trường mình (Dựa vào nội dung GV giới thiệu trước buổi học).
- GV nhắc nhở HS thực hiện tốt các quy định của trường, lớp như: Khi thầy cô bước vào lớp cần đứng dậy chào thầy, trong lớp học ngồi ngay ngắn, có ý kiến cần giơ tay phát biểu, giữ gìn vệ sinh chung lớp học, trường học; động viên, lưu ý học sinh có vấn đề về học tâp, rèn luyện.
- HS trao đổi ý kiến nếu có.
3. Làm quen với bạn bè.
- GV treo/ chiếu tranh hoặc yêu cầu HS quan sát tranh trong sách giáo khoa và trả lời cầu hỏi:
+ Tranh vẽ những ai?
+ Các bạn HS đang làm gì?
+ Đến trường học, Hà và Nam mới quen nhau. Theo em, để là quen, các bạn sẽ nói với nhau như thế nào?
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi ( mỗi câu hỏi 2 – 3 bạn trả lời).
- GV và HS cùng thống nhất trả lời câu hỏi.
- GV giới thiệu chung các làm quen với bạn mới: Chào hỏi, giới thiệu bản thân.
- HS chia nhóm đôi, đóng vai trong tình huống làm quen nhau, có thể đóng vai theo nhóm 4 hoặc nhóm sáu cùng giới thiệu và làm quen nhau. Có thể giới thiệu các bạn bên cạnh với cả nhóm. – GV hỗ trợ một số bạn còn chậm.
- Đại diện nhóm đóng vai trước cả lớp, nhóm khác theo dõi, nhận xét – GV nhận xét, khen ngợi.
- GV có thể giới thiệu thêm: Vào lớp 1, các em được làm quen với trường, lớp, với bạn mới, ở trường được thày, cô dạy đọc, viết, dạy làm toán, chỉ bảo mọi điều, được vui chơi cùng bạn bè, Về nhà, em cùng bạn chơi đọc sách, truyện, chơi xếp chữ, .
TIẾT 2
4. Làm quen với đồ dùng học tập
- HS quan sát tranh và gọi tên các đồ dụng học tập. Một số (5 – 7) HS trình bày.
- GV đọc tên từng đồ dùng học tập, HS đưa ra đồ dụng học tập tương ứng của mình có.
- HS quan sát tranh, trao đổi theo nhóm về công dụng của từng đồ dùng học tập: 
+ Trong mỗi tranh, bạn HS đang làm gì?
+ Mỗi đồ dùng học tập dùng vào việc gì?...
- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm có HS chậm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung – GV nhận xét chốt kiến thức.
- Một vài HS nói về đồ dụng của mình có sẵn.
- GV và HS nhận xét.
- GV chốt công dụng của từng đồ dùng và hướng dẫn cách giữ gìn các đồ dùng học tập thông qua hỏi các câu hỏi:
+ Phải làm thế nào để giữ sách vở không bị nhàu, nát, rách hay quăn mép?
+ Có cần cho bút vào hộp không? Vì sao?
+ Muốn kẻ vào vở, phải đặt thước như thế nào?
+ Làm gì để thước kẻ không bị cong vẹo, sứt mẻ?
+ Khi nào phải gọt lai bút chì? 
- GV cho HS thực hành sử dụng và giữ gìn các đồ dùng học tập.
5. Củng cố
- GV cho HS chơi trò chơi giải câu đó về đồ dùng học tập (có hình ảnh gợi ý).
+ Áo em có đủ các màu
Thân em trắng muốt, như nhau thẳng hàng.
Mỏng, dày là ở số trang
Lời thầy cô, kiến thức vàng trong em. (Quyển vở)
+ Gọi tên, vẫn gọi là cây
Nhưng đâu có phải đất này mà lên.
Suốt đời một việc chẳng quên
Giúp cho bao chữ nối liền với nhau, (Cái bút)
+ Mình tròn thân trắng
Dáng hình thon thon
Thân phận cỏn con
Mòn dần theo chữ (viên phấn)
 .
- Gv nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS
- GV lưu ý HS ôn lại bài vừa học.
- GV khuyến khích HS tìm thêm đồ dùng học tập khác, chỉ ra công dụng của chúng và khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.
_________________________________________________
LÀM QUEN VỚI TƯ THẾ ĐỌC, VIẾT, NÓI, NGHE.
MỤC TIÊU.
Giúp HS:
- Biết và thức hiện các tư thế đúng, tránh tư thế sai khi đọc, viết, nói, nghe.
- Giúp các bạn khác rèn tư thế đúng khi đọc, viết, nói, nghe.
- Thêm tự tin khi giao tiếp (thông qua trao đổi, nhận xét về các tư thế đúng, sai khi đọc, viết, nói, nghe); thêm gần gũi bạn bè, thầy cô.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa.
II. CHUẨN BỊ.
- Nắm vững các quy đinh về tư thế đúng khi đọc, viết, nói, nghe; hiểu thực tế để minh họa, phân tích và giúp HS phòng ngừa các lỗi thường mắc phải khi đọc, viết, nói, nghe,
- Hiểu rõ tác hại của việc sai tư thế khi đọc, viết, nói, nghe (về hiệu quả học tập, nhận thức, về sức khỏe).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TIẾT 1
Ôn và khởi động.
Cho HS chơi trò chơi “Khéo tay hay làm”: Cho 2 đội chơi mỗi đội cử 2 bạn lên luân phiên nhau làm: dùng thước kẻ đường thẳng, dùng gọt bút chì gọt bút chì, đội nào nhanh, đẹp đội đó là đội chiến thắng.
Quan sát các tư thế
Quan sát tư thế đọc
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:
+ Bạn HS trong tranh đang làm gì?
+ Theo em, tranh nào thể hiện tư thế đúng?
+ Tranh nào thể hiện tư thế sai? Vì sao?
- 3 - 4 HS trả lời.
- GV và HS thống nhất câu trả lời: 
+ Tranh 1 thể hiện tư thế ngồi đúng khi đọc sách: Ngồi ngay ngắn, mắt cách sách khoảng 25 – 30cm, tay đặt lên mặt bàn.
+ Tranh 2 thể hiện tư thế ngồi đọc sách chưa đúng: Lưng cong vẹo, khoảng cách từ mắt đến sách quá gần.
- GV hướng dẫn HS tư thế ngồi đọc sách kèm thao tác hướng dẫn đúng tư thế khi đọc sách: ngồi ngay ngắn, mắt cách sách khoảng 25 – 30cm, đặt tay lên bàn ngay ngắn, 
- GV nêu tác hại của việc ngồi sai tư thế: có thể mắc các bệnh học đường như cong vẹo cột sống, cận thị, 
- HS thi nhận diện “Tư thế ngồi đọc đúng”: Từ hình ảnh GV treo tranh/chiếu, qua các bạn ngồi, tìm ra những tư thế ngồi đúng, những tư thế ngồi chưa đúng. Khi bạn ngồi chưa đúng em cần làm gì?
- GV nhận xét – khen ngợi.
b. Quan sát tư thế ngồi viết (tranh 3, 4)
- GV treo/chiếu tranh hoặc quan sát tranh SGK tranh 3, 4 và trả lời câu hỏi:
+ Bạn HS trong tranh đang làm gì?
+ Theo em, tranh nào thể hiện tư thế đúng?
+ Tranh nào thể hiện tư thế sai? Vì sao?
- HS trả lời
- GV và HS cùng thống nhất câu trả lời:
 + Tramh 3: Bạn ngồi đúng tư thế khi viết: lưng thẳng, mắt cách vở 25 – 30cm, tay trái tỳ mép vở bên dưới.
+ Tranh 4: Bạn ngồi chưa đúng tư thế: Lưng cong, mắt cách vở quá gần, tay trái đặt dưới ghế, ngực tỳ vào bàn 
- Yêu cầu HS quan sát tranh 5, 6 và trả lời câu hỏi:
+ Tranh nào thể hiện cách cầm bút đúng, tranh nào thể hiện cách cầm bút sai?
- HS trả lời – HS khác lắng nghe, nhận xét.
- GV và HS cùng thống nhất câu trả lời:
+ Tranh 5 thể hiện cách cầm bút đúng: Cầm bút bằng 3 đầu ngón tay ngón cái và ngón trỏ giữ hai bên thân bút, ngón giữa đỡ lấy thân bút), lòng bàn tay và cánh tay làm thành một đường thẳng, khoảng cách giữa các đầu ngón tay và ngòi bút là 2,5cm.
+ Tranh 6 thể hiện cách cầm bút chưa đúng: Cầm bút bằng 4 đầu ngón tay, lòng bàn tay và cánh tay không tạo thành đường thẳng, các đầu ngón tay cầm quá sát với ngòi bút.
- GV hướng dẫn và kết hợp làm mẫu tư thế ngồi viết và cách cầm bút: Lưng thẳng, mắt cách vở 25 – 30cm, cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, tay trái tì lên mép vở, không tì ngực vào bàn khi viết, 
- GV nêu tác hại của việc ngồi sai tư thế khi viết: Bị cong vẹo cột sống, giảm thị lực, chữ xấu, viết chậm, .
- HS nhận diện tư thế ngồi đúng khi viết qua tranh ảnh, và qua các bạn ngồi trong lớp. 
+ Em thấy bạn ngồi sai tư thế em sẽ làm gì?
- HS nêu câu trả lời.
- GV nhận xét và khen ngợi.
c. Quan sát tư thế nói, nghe.
- HS quan sát tranh 7 (treo/chiếu hoặc quan sát SGK) và trả lời câu hỏi: 
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Cô giáo và các bạn đang làm gì?
+ Những bạn nào có tư thế (dáng ngồi, vẻ mặt, ánh mắt, ) đúng trong giờ học? 
+ Những bạn nào có tư thế không đúng?
- HS trả lời - 2 – 3 HS
- GV nhận xét và thống nhất câu trả lời:
+ Tranh vẽ cảnh ở lớp học. Cô giáo đang giảng bài. Các bạn đang nghe cô giảng bài. Nhiều bạn có tư thế ngồi đúng trong giờ học: phát biểu trong giờ học, ngồi ngay ngắn, mắt chăm chú, vẻ mặt hào hứng, Còn một số bạn có tư thế ngồi chưa đúng trong giờ học: nằm bò ra bàn, quay ngang quay, không chú ý, nói chuyện riêng.
- HS thảo luận nhóm: Trong giờ học HS có được nói chuyện riêng không? Muốn nói nên ý kiến riêng, phải làm thế nào và tư thế ra sao?
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV và HS thống nhất câu trả lời: Trong giờ học, HS phải giữ trật tự, không được nói chuyện riêng. Muốn phát biểu ý kiến, phải giơ tay xin phép thầy cô. Khi phát biểu, phải đứng ngay ngắn, nói rõ rang, đủ nghe, 
- GV cho HS xem video hoặc tranh ảnh, quan sát thực tế trong lớp để học sinh nhận diện tư thế nói, nghe đúng.
- Khi bạn chưa đúng tư thế khi nói, nghe em cần làm gì?
- HS nhận diện và trả lời.
- GV nhận xét – tuyên dương.
TIẾT 2
Thực hành cách tư thế đọc, viết, nói, nghe.
Thực hành tư thế đọc:
- HS thực hành ngồi (hoặc đứng) đọc đúng tư thế khi đọc theo 2 trường hợp: + Ngồi đọc: để sách trên bàn
+ Đứng đọc: Cầm sách trên tay.
- Một số học sinh thực hiện (3 -5 HS)
- HS nhận xét bạn
- GV nhận xét, tuyên dương – giúp đỡ một số bạn còn chậm.
b. Thực hành tư thế viết:
- HS thực hành ngồi đúng tư thế khi viết bảng con, viết vở.
- Các HS cùng thể hiện
- GV nhận xét tuyên dương – giúp đỡ một vài HS còn chậm.
c. Thực hành tư thế nói, nghe.
- HS đóng vai GV, HS để thực hành tư thế nói và nghe trong giờ học.
- Cả lớp cùng tham gia – 3 đến 5 bạn thực hiện.
- GV nhận xét – tuyên dương – giúp đỡ học sinh còn chậm.
4. Củng cố.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS
- Lưu ý HS ôn lại bài vừa học.
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp tại nhà.
LÀM QUEN VỚI CÁC NÉT VIẾT CƠ BẢN, CÁC CHỮ SỐ VÀ DẤU THANH LÀM QUEN VỚI BẢNG CHỮ CÁI.
MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Nhận biết và viết đúng các nét viết cơ bản các nét viết và dấu thanh; đọc đúng các âm tương ứng với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.
- Phát triển kỹ năng đọc, viết.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa (nhận biết các sự vật có hình dạng tương tự các nét cơ bản).
- Thêm yêu thích và hứng thú với việc học viết, thêm tự tin khi giao tiếp.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Năm vững hệ thống nét viết cơ bản, các chữ số, các dấu thanh và hệ thống các chữ cái tiếng Việt. Phân biệt được tên chữ cái và âm để tránh nhầm lẫn sau khi diễn giải. Tuy nhiên, ở lớp 1 chưa cần đề cập đến tên chữ cái, chỉ dạy cách đọc chữ cái hay âm do chữ cái thể hiện để có thể giải thích cho HS hiểu (nêu HS thắc mắc).
- Tìm những sự vật gần gũi với HS trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, có hình thức khá giống các nét cơ bản. Những sự vật này sẽ được minh họa (nếu cần thiết) giúp HS dễ hiểu bài, nhanh chóng nhận diện các nét cơ bản.
2. Học sinh:
- Bảng con, vở viết, phấn,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TIẾT 1
Khởi động:
- HS sắp xếp các tranh thể hiện tư thế đọc, viết, nói, nghe theo 2 nhóm đúng và chưa đúng tư thế.
- HS thực hành tư thế đọc, viết.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Giới thiệu các nét cơ bản.
- GV chuẩn bị treo bảng hoặc trình chiếu 14 nét viết cơ bản (nét ngang, nét sổ, nét xiên phải, nét xiên trái, nét mọc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt trên, nét thắt giữa). Giới thiệu tên gọi và hình thức thể hiện của các nét viết.
- Hs đồng thanh đọc tên các nét theo GV.
- Một số HS đọc tên các nét.
- GV chỉ vào từng nét tương ứng không theo thứ tự để HS đọc cho quen.
3. Nhận diện các nét viết qua hình ảnh sự vật.
- Cho HS thi theo nhóm nhớ tên và nhận diện nhanh các nét viết.
- Cho HS nhận diện các nét viết cơ bản bằng việc đưa ra vật thật, hoặc tranh ảnh, mô hình của những sự vật gợi ra những nét viết cơ bản như cái thước đặt trên mặt bàn (gợi nét ngang), cái gậy thay đổi tư thế (gợi nét sổ thắng, nét xiên trái, nét xiên phải), cái cán ô gợi nét móc xuôi, nét móc ngược. cái móc sắt gợi nét móc hai đầu, cái cốc có tai hoặc mặt trăng khi tròn, khi khuyết gợi nét kín, nét cong hở trái, nét cong hở phải, sợi dây vắt chéo gợi nét khuyết trên, nét khuyết dưới, sợi dây buộc giày gợi nét thắt trên, nét thắt giữa, .
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ những sự vật nào? Mỗi sự vật gợi nét viết cơ bản nào?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Giới thiệu và nhận diện các chữ số.
- GV chuẩn bị hoặc chiếu hệ thống các chữ số từ 0 đến 9 trong đó các số 2, 3, 4, 5, 7 được viết bằng 2 kiểu.
- GV giới thiệu và phân tích cấu tạo của từng số: số 0 gồm một nét cong kín; số 1 gồm 1 nét xiên phải và nét sổ; số 3 gồm 2 nét cong hở trái; số 4 gồm nét xiên phải, nét ngang và nét số, .
- HS thi nhận diện nhanh các chữ số.
- GV và HS nhận xét.
- Đưa ra các hình ảnh hoặc đồ vật có hình các con số để học sinh nhận diện các con số.
5. Giới thiệu và nhận diện các dấu thanh
- GV chuẩn bị hoặc chiếu hệ thống các dấu thanh của tiếng Việt: Không, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng,
- GV giới thiệu tên gọi và phân tích cấu tạo của từng thanh: Thanh huyền có cấu tao là nét xiên trái; thanh ngã có cấu tạo nét móc hai đầu, .
- GV cho HS nhận diện các thanh qua tranh ảnh, các vật thật.
- GV và HS nhận xét.
TIẾT 2
6. Luyện viết các nét ở bảng con.
- GV ra mẫu các nét cơ bản và mẫu các chữ số, HS nhắc lại tên các nét và các chữ số.
- GV hướng dẫn HS viết:
+ Phân tích các nét mẫu về cấu tạo, độ cao, độ rộng.
+ Chỉ ra cách viết: Điểm đặt bút, hướng đi của bút, điểm dừng bút, 
+ Lưu ý cách viết đúng mẫu: khi viết nét khuyết trên cần cao 5 ô li; rộng 1,5 li. Đặt bút từ đường kẻ 2. Viết nét xiên phải cao 3 ô li. Đầu khuyết cao 2 li rồi rẽ trái 1 li, kéo nét thẳng cao 5 li thì dừng bút ở đường kẻ 1.
+ GV viết mẫu để HS quan sát và viết theo, không cần phải giải thích chi tiết.
- HS quan sát nét mẫu để biết cấu tạo, độ cao, độ rộng của nét.
- HS tập “viết” nét trên không để biết hướng viết.
- HS viết bảng con. GV cho cả lớp quan sát bảng viết của một số HS.
- GV và HS nhận xét – GV tuyên dương, giúp đỡ HS còn chậm.
7. Củng cố.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- GV lưu ý HS ôn lại bài vừa học.
- Dặn dò HS về nhà thực hành tại nhà viết các nét cơ bản, các chữ số.
TIẾT 3
8. Khởi động
- HS nêu một số sự vật có hình ảnh của các nét cơ bản.
- GV nhận xét tuyên dương.
9. Luyện viết các nét cơ bản vào vở.
- GV cho HS luyện viết 7 nét: nét ngang, nét sổ, nét xiên phải, nét xiên trái, nét móc xuôi, nét mọc ngược, nét móc hai đầu.
- GV đưa nét mẫu, gọi tên từng nét và nhắc lại cấu tạo, cách viết từng nét.
- HS lắng nghe và tập viết các nét cơ bản vào vở cỡ vừa.
- GV quan sát, giúp đỡ một số HS còn chậm.
- GV và HS nhận xét.
TIẾT 4
10. Luyện viết các nét vào vở.
- Cho HS luyện viết 5 nét: nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới.
- GV cho HS thi luyện viết để tạo tâm thế hứng thú trong học tập cho HS
- GV đưa mẫu các nét lên, giới thiệu và nêu cấu tạo của các nét (bạn nào cho cô biết đây là nét gì? Bây giờ cô xem bạn nào viết được nét này, viết đẹp).
- HS tiến hành viết các nét vào vở cỡ chữ vừa.
- GV quan sát hướng dẫn HS chậm.
- GV và HS nhận xét.
11. Củng cố
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- GV lưu ý HS ôn lại bài vừa học.
- Dặn dò HS về nhà thực hành tại nhà viết các nét cơ bản đã học.
TIẾT 5
12. Khởi động
- GV cho HS ôn lại các nét đã học qua trò chơi “điện giật” (GV chuẩn bị sẵn các nét và cho HS chơi giật đến tên ai bạn đó đứng dậy trả lời nét giơ trên bảng là nét gì).
- Gv nhận xét, khen ngợi những bạn trả lời tốt.
13. Luyện viết các nét và các chữ số vào vở.
HS luyện viết 2 nét còn lại: nét thắt trên và nét thắt giữa.
- GV đưa mẫu 2 nét, gọi tên và nhắc lại cách viết các nét.
- HS tô và viết các nét thông qua trò chơi “trang trí đường viền cho bức tranh”. (GV chuẩn bị bức thanh thông qua phiếu học tập)
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn chậm.
- GV và HS nhận xét.
HS luyện viết các chữ số.
- GV đưa bảng mẫu các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, - Yêu câu HS gọi tên từng chữ số - GV nhắc lại cách viết.
- HS lắng nghe, quan sát.
- Yêu cầu HS tô và viết các chữ số 1, 2, 3, 4, 5.
- GV quan sát giúp đỡ HS còn chậm.
- GV và HS nhận xét.
TIẾT 6
14. Làm quen với bảng chữ cái và đọc âm tương ứng.
- GV giúp HS làm quen với chữ và âm tiếng Việt, chuẩn bị cho hoạt động thực hành kỹ năng đọc thành tiếng.
- GV treo/chiếu bảng chữ cái và giới thiệu, chỉ vào từng chữ cái và đọc âm tương ứng. (Không nói tên chữ cái để tránh việc HS nhầm lẫn giữa âm và tên chữ cái,)
- GV lần lượt đưa chữ a, HS đọc đồng thanh theo, đuea chữ ă, đọc là á, HS đồng thanh đọc theo, tương tự: â “ớ”, b “bờ”, c “cờ”, Nếu có thời gian GV cho HS thực hành đọc 29 âm tương ứng với 29 chữ cái. Số lượng âm – chữ thực hành tùy thuộc vào khả năng của HS.
- GV đưa một số chữ cái gọi 5 đến 7 HS đọc thành tiếng âm do chữ cái thể hiện.
- GV nhận xét, tuyên dương – và giúp đỡ một số HS đọc chưa tốt.
15. Luyện kỹ năng đọc âm.
- GV làm mẫu luyện đọc âm (tương ứng chữ cái): GV đưa chữ a, HS đọc to “a”. , GV đưa chữ b HS đọc to “bờ”.
- HS làm việc nhóm đôi, HS thứ nhất đưa một chữ cái bất kì, HS còn lại đọc to âm tương ứng.
- GV kiểm tra kết quả (qua hình thức trò chơi, tạo sự hứng thú cho HS): GV đọc to 1 âm bất kì, HS cả lớp tư chọn trong bộ thẻ chữ cái chữ tương ứng với âm đó và giơ chữ đó lên cao. Lặp lại một số lần với một số âm khác nhau.
- GV chỉnh sửa những bạn đọc chưa chuẩn.
16. Củng cố.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- Cho HS ôn lại bài vừa học, khuyến khích HS ôn luyện tại nhà các âm được ghi bằng các chữ cái tương ứng.
__________________________________________________________________
TIẾT TĂNG THÊM
ÔN LUYỆN VIẾT CÁC NÉT CƠ BẢN VÀ ĐỌC ÂM
MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Củng cố lại kiến thức về các nét cơ bản, nhận biết, đọc tên được các nét cơ bản, các âm được ghi bằng chữ các chữ cái trong bảng chữ cái.
- Viết được các nét cơ bản, đọc được các âm được ghi bằng chữ các chữ cái trong bảng chữ cái.
- Rèn tính cẩn thận, ngồi đúng tư thế khi đọc viết, nghe nói.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Các mẫu nét cơ bản, các âm được ghi bằng chữ các chữ cái trong bảng chữ cái
2. Học sinh:
- Bút, bảng, phấn, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TIẾT 1
Khởi động
Cho HS chơi trò chơi “Bắn tên” HS ôn lại các nét cơ bản.
- Cho HS viết bảng một số nét cơ bản.
2. Hướng dẫn HS ôn luyện viết các nét cơ bản.
a. Hướng dẫn HS viết bảng.
- GV đưa các nét cơ bản gọi HS đọc và nêu cầu tạo của các nét.
- GV nhận xét tuyên dương HS.
- GV nhắc lại cách viết các nét cơ bản.
- Yêu cầu HS thực hiện viết bảng.
- GV quan sát và giúp đỡ HS chậm.
- GV và HS nhận xét bài viết của bạn.
b. Hướng dẫn HS viết vở.
- GV cho HS viết vở thông qua chơi trò chơi “trang trí bìa vở, trang trí bức tranh .”
- GV quan sát giúp đỡ HS còn chậm.
- GV và HS nhận xét bài viết của HS.
TIẾT 2
3. Hướng dẫn HS đọc các âm.
- GV tổ chức chơi trò chơi “xì điện” để HS nhớ lại cách đọc các âm được ghi bằng chữ các chữ cái trong bảng chữ cái.
- GV cho HS thực hiện luyện đọc theo nhóm tổ
- Cử đại diện lên đọc – các nhóm khác lắng nghe nhận xét.
- GV quan sát và hướng dẫn HS đọc chậm.
- GV và HS nhận xét tuyên dương.
4. Củng cố
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- Cho HS ôn lại bài vừa học, khuyến khích HS ôn luyện tại nhà các âm được ghi bằng các chữ cái tương ứng.
___________________________________________
BÀI 1: A a
MỤC TIÊU: 
Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng âm a.
- Viết đúng chữ a. 
- Phát triển kỹ năng nói lới chào hỏi.
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân việt và suy đoán nội dung tranh minh họa qua các tình huống reo vui “a”, tình huống cần nói lời chào hỏi (chào gặp mặt, chào tạm biệt).
II. CHUẨN BỊ:
- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm a (lưu ý âm a có độ mở miệng rộng nhất).
- Nắm vững cấu tạo, cách viết chữ a.
- Cần biết các tình huống reo lên “A! A!” (vui sướng, ngạc nhiên, )
- Cần biết, các bác sĩ nhi khoa đã vận dụng đặc điểm phát âm của âm a (độ mở của miệng rộng nhất) vào việc khám chữa bệnh. Thay vì yêu cầu trẻ há miệng để khám họng, các bác sĩ thường khích lệ các cháu nói “a a ”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TIẾT 1
Khởi động.
- HS chơi trò “bắn tên” đến tên ai người đó lên bảng viết lại các nét do giáo viên yêu cầu, dưới lớp viết bảng con. (viết 2 nét: cong kín và nét móc xuôi.) những nét này cấu tạo nên chữ a kiểu chữ thường.
2. Nhân biết.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: 
+ Bức tranh vẽ những ai? 
+ Nam và Hà đang làm gì?
+ Hai bạn và cả lớp có vui không? Vì sao em biết?
- HS trả lời.
- GV quan sát hướng dẫn một số HS còn chậm.
- GV nhận xét và cùng thống nhất câu trả lời: Tranh vẽ Nam, Hà và các bạn. Nam và Hà đang ca hát. Các bạn trong lớp rất vui, các bạn đang tươi cười, vỗ tay tán thưởng và lên tặng hoa hai bạn, 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Nam và Hà/ ca hát (GV đọc chậm rãi, kéo dài âm a ở các tiếng để HS đọc đọc theo).
- GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm a và giới thiệu chữ a (GV chú ý HS trong câu vừa đọc, có các tiếng Nam, và, Hà, ca, hát. Các tiếng này đều chứa chữ a, âm a được tô màu đỏ). Hôm nay chúng ta học chữ ghi âm a. Giáo viên giới thiệu và ghi bài lên bảng.
3. Đọc
 HS luyện đọc âm a.
- GV đưa viết chữ a lên bảng để HS nhận biết chữ này trong bài học.
- GV đọc mẫu âm a.
- HS đọc bài âm a (đọc cá nhân – đọc nhóm – đọc đồng thanh)
- GV sửa lỗi phát âm cho HS. GV lưu ý âm a là âm khi đọc có độ mở của miệng rộng nhất.
- Gv có thể kể cho HS nghe câu chuyện ngụ ngôn Thỏ và cá Sấu để thấy rõ đặc điểm phát âm của âm a. Tóm tắt câu chuyện như sau:
Thỏ và cá sâu vốn chẳng ưa gì nhau. Cá sấu luôn tìm cách hại thỏ nhưng lần nào cũng bị bại lộ. Một ngày nọ. kho đang đứng chơi ở bờ song, thỏ đã bị cá sấu tóm gọn. Trước khi ăn thịt thỏ, cá sấu gậm thỏ trong miệng rồi rít lên qua kẽ rang: Hu! Hu! Hu! Thỏ liền nghĩ ra một kế. Thỏ nói với cá sấu: “ Anh kêu “hu hu hu”, tôi chẳng sợ đâu. Anh phải kêu “ha ha ha” thì tôi mới sợ cơ”. Cá sấu tưởng thật, kêu to “Ha! Ha! Ha!”, thế là thỏ nhảy tót khỏi miệng cá sấu và chạy thoát.
Thỏ thoát chết nhờ những tiếng có âm a ở cuối miệng mở rất rộng. Nếu cá sấu kêu “Ha! Ha! Ha!”, miệng cá sấu sẽ mở rộng và thỏ mới dễ bề chạy thoát.
Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ a và hướng dẫn HS quan sát (chữ a được bảo bởi những nét cơ bản nào?)
- GV viết mẫu, vừa viết mẫu vừa nêu quy trình và cách viết chữ a. Khi HS tiến hành viết GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế.
- HS viết chữ a thường (cỡ vừa) vào bảng con, chú ý liên kết giữa các nét trong chữ a.
- GV quan sát hướng dẫn HS còn chậm.
- GV Cho HS giơ bảng, lấy một vài bảng gọi HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bảng.
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS.
TIẾT 2
Viết vở.
- GV hướng dẫn HS tô chữ a. HS tô chữ a (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.
- Khi viết em cần chú ý liên kết các nét trong chữ a. Khi HS tiến hành viết GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng tư thế để viết chữ cho đẹp.
- GV quan sát và hỗ trợ cho HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét, chấm một số bài và nhận xét chung.
6. Đọc.
- HS đọc thầm a 
- GV đọc mẫu a 
- GV cho HS đọc thành tiếng a (cá nhân – nhóm – đồng thanh) (cần đọc với ngữ điệu vui tươi, cao và dài giọng).
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
+ Tranh 1: Nam và các bạn đang chơi trò chơi gì? Vì sao các bạn vỗ tay reo “a”?
+ Tranh 2: Hai bố con đang vui chơi ở đâu? Họ reo to “a” vì điều gì?
- Một vài HS trả lời.
- Gv nhận xét thống nhất câu trả lời: 
+ Tranh 1: Nam và các bạn đang chơi thả diều. Các bạn thích thú reo “a” khi thấy diều của Nam bay lên cao.
+ Tranh 2: Hai bố con đang vui chơi trong một công viên nước. Họ reo to “a” vì trò chơi rất thú vị; phao tới điểm cuối của cầu trượt, nước bắn tung tóe.
- GV giới thiệu các tình huống cần nói a.
- HS lắng nghe.
7. Nói theo tranh.
- HS quan sát từng trang trong SGK hoặc GV treo/chiếu các tranh cùng thảo luận theo nhóm 4 để trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Những người trong tranh đang làm gì?
+ Theo em, trước khi vào lớp, Nam sẽ nói gì với bố?
+ Theo em, bạn ấy sẽ chào bố như thế nào?
+ Khi vào lớp học, Nam nhìn thấy ai đứng ở cửa lớp?
+ Nhìn thấy cô giáo, Nam chào cô như thế nào?
- Đại diện các nhóm lên trình bày câu trả lời.
- GV và HS nhận xét chốt lại câu trả lời: Tranh vẽ cảnh trường học. Bố trở Nam đến trường học và đang chuẩn bị rời khỏi trường. Nam cần chào tạm biệt bố để vào lớp. Nam có thể nói: “Con chào bố ạ!”, “Con chào bố, con vào lớp ạ!”, “Bố ơi, con tạm biệt bố!”, “Bố ơi, bố về nhé!”. Nam nhìn thấy cô giáo, Nam có thể chào cô: “Em chào cô ạ”, “Thưa cô, em xin cô cho em vào lớp ạ!” 
- GV yêu cầu HS đóng vai 2 tình huống theo 2 tranh để diễn lại (chú ý thể hiện ngữ điệu và cử chỉ, nét mặt phù hợp).
- Đại diện một nhóm đóng vai trước lớp, GV và HS nhận xét.
8. Củng cố.
- Hôm nay các em được học âm gì? – âm a
- GV lưu ý HS về nhà ôn lại chữ ghi âm a.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- Cần về nhà luyện thực hành giao tiếp: chào tạm biệt, chào khi gặp người lớn tuổi hơn, bằng vai, 
___________________________________________
BÀI 2: B b `
MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng âm b; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu có âm b, thanh huyền; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã học.
- Viết đúng chữ b, dấu huyền; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ b, dấu huyền.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm b và thanh huyền có trong bài học.
- Phát triển ngôn ngữ nới theo chủ điểm Gia đình được gợi ý trong tranh.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật (nhận biết những thành viên trong gia đình: Ông, bà, bố, mẹ, anh chị em) và suy đoán nội dụng tranh minh họa (tình yêu thương giữa ông bà và cháu; tình yêu thương giữa con cái với cha mẹ; cảnh gia đình xum họp, đầm ấm, ).
- Cảm nhận được những tình cảm tốt đẹ trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm b: phụ âm môi – môi.
- GV cần nắm vững cấu tạo và cách viết chữ ghi âm b.
- Hiểu một số sự vật:
+ Búp bê: Đồ chơi thân thiết của trẻ em (nhất là với trẻ em gái), thường được mô phỏng theo hình dáng của bé gái. Búp bê có thể được làm từ vải, bông, nhựa, 
+ Ba ba: con vật sống ở các vùng nước ngọt, có hình dáng giống rùa nhưng mai mềm, dẹt, phủ da, không vảy.
Học sinh:
- SGK, bảng, phấn, vở, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TIẾT 1
Ôn và khởi động.
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “truyền hoa”
- GV chuẩn bị 1 bông hoa và bắt nhịp cho cả lớp cùng hát một bài, học sinh vừa hát, vừa truyền bông hoa, GV yêu cầu dừng bài hát – hoa ở bạn nào bạn ấy đứng dậy trả lời câu hỏi do GV đặt ra:
+ Tiết trước các em học âm gì?
+ Âm a cấu tạo từ các nét cơ bản nào?
+ Hãy lên bảng viết chữ a
+ Hàng ngày ai đưa em đến lớp? Trước khi đến lớp em chào (ông, bà, bố, mẹ) thế nào?
- HS lần lượt chơi để trả lời các câu hỏi trên.
Nhận biết.
- Treo/chiếu tranh hoặc quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi (HS thảo luận theo hình thức nhóm đôi):
+ Bức tranh vẽ những ai?
+ Bà cho bé đồ chơi gì?
+ Theo em, nhận được quà của bà, bé có vui không? Vì sao?
- Đại diện nhóm trả lời – HS nhận xét.
- GV nhận xét cùng thống nhất câu trả lời.
- GV nêu câu thuyết minh dưới tranh và HS nói theo. GV đọc thành tiếng câu nhận biết chậm rãi để HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một vài lần: Bà cho bé búp bê.
- GV giúp HS nhận biết tiếng có âm b và giới thiệu chữ ghi âm b.
Đọc.
Đọc âm.
- GV đưa chữ b lên bảng để giúp HS nhận biết chữ b trong bài học.
- GV đọc mẫu âm b (lưu ý khi đọc 2 môi mím lại rồi đột ngột mở ra)
- HS đọc cá nhân – nhóm – đồng thanh (3-5 lần)
- GV giới thiệu bài hát Búp bê bằng bông của tác giả Lê Quốc Thắng (các tiếng bắt đầu bằng phụ âm b). Có thể mời một HS hát hoặc GV hát cho HS nghe, hoặc mở băng cho HS nghe.
b. Đọc tiếng.
- Đọc tiếng mẫu:
+ GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu ba, bà (GV khuyến khích HS vận dụng mô hình tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng ba, bà.)
b
a
ba
b
a
bà
 + Gọi HS đánh vần tiếng mẫu ba, bà (bờ - a- ba; bờ - a – ba – huyền - bà) – HS đọc nhóm – đồng thanh.
+ HS đọc trơn tiếng mẫu (đọc cá nhân – nhóm – đồng thanh).
- Ghép chữ cái tạo tiếng.
+ HS tự tạo các tiếng có chứa âm b (Ghép bằng bảng thanh): ba – bà, 
+ GV yêu cầu HS phân tích tiếng, HS nêu cách ghép.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
- GV nhận xét, tuyên dương các bạn thực hiện tốt, giúp đỡ các bạn còn chậm.
c. Đọc từ ngữ
- GV đưa tranh minh họa cho từng từ: ba, bà, ba ba. Sau khi đưa tranh minh họa cho mỗi từ ngữ GV cần nói tên sự vật trong tranh kèm từ xuất hiện dưới tránh để HS quan sát và thực hiện phân tích và đánh vần, đọc trơn lần lượt từng tiếng, từ. (GV cần tạo không khí vui tươi để học sinh tiếp nhận bài dễ dàng hơn thông qua các hoạt động linh hoạt hơn như đưa tranh hỏi – đố vui, )
- HS nối tiếp đọc trơn (mỗi HS đọc 1 từ ngữ) – HS đọc 3 – 5 lượt 
- HS đọc đồng thanh cá nhân các từ - theo nhóm – đồng thanh.
- GV nhận xét sửa lỗi đọc sai cho một số HS.
4. Viết bảng.
- GV đưa

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.docx