Giáo án môn Toán Lớp 1, Tuần 34 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án môn Toán Lớp 1, Tuần 34 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Kim Đồng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Ôn tập, củng cố kiến thức về số và chữ số trong phạm vi 100 ( số có hai chữ số); về đọc, viết số, cấu tạo, phân tích, xếp số thứ tự, so sánh

- Ôn tập, củng cố vận dụng quy tắc tính (đặt tính rồi tính), tính nhẩm, tinh1trong trường hợp có 2 dấu phép tính, vận dụng vào giải toán có lời văn (toán thực tế) để nêu phép tính thích hợp và nêu câu trả lời.

2. Phát triển năng lực:

- Phát triển - Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán.

-Thông qua việc giải quyết tình huống ở bài tập 2,3 học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

 

docx 12 trang Hoàng Chinh 22/06/2023 1883
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 1, Tuần 34 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Tiết: 2
BÀI 39: ÔN TẬP CÁC SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 (tiết 2)
 Trang (96,97)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Ôn tập, củng cố kiến thức về số và chữ số trong phạm vi 100 ( số có hai chữ số); về đọc, viết số, cấu tạo, phân tích, xếp số thứ tự, so sánh
- Ôn tập, củng cố vận dụng quy tắc tính (đặt tính rồi tính), tính nhẩm, tinh1trong trường hợp có 2 dấu phép tính, vận dụng vào giải toán có lời văn (toán thực tế) để nêu phép tính thích hợp và nêu câu trả lời.
2. Phát triển năng lực: 
- Phát triển - Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán.
-Thông qua việc giải quyết tình huống ở bài tập 2,3 học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
-Thông qua việc tính toán, thực hành giải quyết các bài tập về cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. 
-Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về cộng trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học. 
 3. Năng lực – phẩm chất chung:
Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
- Những mô hình , tranh ảnh,....để phục vụ các bài trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 2
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4 phút
16 phút
10 phút
5 phút
1. Hoạt động 1: Khởi động: 
 Trò chơi – truyền bút
- Thực hiện nhanh các phép tính khi được truyền bút đến tay mình:
10 + 30 = ... 30 + 6 = ....
70 – 40 = ... 85 - 35 = .....
- GVNX, tuyên dương.
2. Hoạt động 2: Thực hành - Luyện tập 
* Bài 1: Tính 
- GV nêu yêu cầu của bài.
a ) Tính nhẩm
b ) Đặt tính rồi tính
Trò chơi - Ô cửa may mắn
- Viết kết quả đúng cho từng phép tính sau mỗi ô cửa.
- GV nhận xét, bổ sung.
* Bài 2: Hai phép tính nào có cùng kết quả?
- Gv yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 thực hiện nhẩm hoặc viết phép tính vào vở nháp sau đó điền vào chỗ chấm (phiếu học tập)
- GV yêu cầu hs lên bảng chia sẻ.
- Gv hỏi: 
+ Em quan sát lại hai phép tính trên xem có gì giống nhau?
+ Em quan sát hai phép tính giữa xem có gì khác nhau?
+ Em quan sát lại hai phép tính cuối xem có gì khác nhau?
- Gv nhận xét , kết luận
Ở phép tính 35+12= 47 và 40+ 7= 47 kết quả giống nhau
Phép tính: 53 +6= 59 và 30+ 50= 80 kết quả khác nhau
Phép tính: 60+20= 80 và 40+19= 59 kết quả khác nhau
* Bài 3: Số
- Gv yêu cầu học sinh đọc đề bài.
GV hỏi:
Câu a:
- Muốn tìm được kết quả viết vào dấu chấm hỏi ở trong mỗi hình em làm như thế nào?
Câu b:
- Để có số điền vào dấu chấm hỏi trong ô vuông em thực hiện như thế nào?
GVKL: Để tìm được kết quả viết vào mỗi ô tương ứng em tính lần lượt từ trái sang phải; số trong mỗi ô cộng hoặc trừ với các số theo dấu mũi tên sẽ ra kết quả cần tìm 
- HS tính các phép tính
- Gv nhận xét , kết luận
3. Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
Trò chơi: Vượt chướng ngại vật * Bài 4: Số
- Gv yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- GV tổ chức hs tham gia trò chơi cả lớp cùng nhẩm, các phép tính ghi trên con rồng. Sau đó nêu kết quả tương ứng với dấu ? trong bảng. 
- HS nêu kết quả 
- Gv nhận xét , kết luận
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- NX chung giờ học
- Dặn dò về nhà ôn lại tính nhẩm và cách cộng trừ không nhớ các số có hai chữ số.
- Về nhà xem bài: Luyện tập trang 98
- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi .
- HSNX 
- HS lắng nghe.
- Cả lớp viết kết quả nhanh vào bảng con 
- HS làm việc cá nhân.
- HS theo dõi
1 HS đọc.
- HS: thảo luận nhóm 2 hoàn thành bài vào PHT.
- 2 nhóm HS đại diện lên chia sẻ, các nhóm còn lại nhận xét.
HS:phép tính ở trên có kết quả cuối cùng giống nhau
Hai phép tính ở dưới có kết quả khác nhau
- 1 HS đọc đề bài
- HS quan sát 
- HS nêu cách tính
- HS nhận xét bạn
- 1 HS đọc đề bài
- HS trả lời
- HS nêu kết quả: 50, 30, 50
- HS nhận xét bạn
TUẦN 34
Tiết: 3
BÀI 39: ÔN TẬP CÁC SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100
 Trang (98,99)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Ôn tập, củng cố kiến thức về số và chữ số trong phạm vi 100 ( số có hai chữ số); về đọc, viết số, cấu tạo, phân tích, xếp số thứ tự, so sánh
- Ôn tập, củng cố vận dụng quy tắc tính (đặt tính rồi tính), tính nhẩm, tinh1trong trường hợp có 2 dấu phép tính, vận dụng vào giải toán có lời văn (toán thực tế) để nêu phép tính thích hợp và nêu câu trả lời.
2. Phát triển năng lực: 
- Phát triển - Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán.
-Thông qua việc giải quyết tình huống ở bài tập 2,3 học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
-Thông qua việc tính toán, thực hành giải quyết các bài tập về cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. 
-Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về cộng trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học. 
 3. Năng lực – phẩm chất chung:
Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
- Những mô hình , tranh ảnh,....để phục vụ các bài trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 3
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4 phút
26 phút
5 phút
Hoạt động 1: Khởi động: 
 Trò chơi - Ô cửa may mắn
- Viết kết quả đúng cho từng phép tính sau mỗi ô cửa.
13 + 3 = ... 48 - 4 = ....
98 – 2 = ... 74 - 34 = .....
- GVNX, tuyên dương.
2. Hoạt động 2: Thực hành – Luyện tập
* Bài 1: Số?
 Tiếp sức đồng đội
- Gv yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài.
- Gv gợi ý hs: Số nào cộng với 5 bằng 6?
Vậy 4+ 3 bằng mấy?
Tương tự 2 + mấy bằng 7?
4 cộng mấy bằng 6? 
- Gv yêu cầu học sinh nhẩm trong 2 phút – GV chia lớp thành 2 đội tham gia trò chơi Tiếp sức đồng đội để sửa bài.
-Gv nhận xét, tuyên dương.
- GVKL: Vậy các em đã biết nhẩm tính cộng trừ các số có hai chữ số 
* Bài 2: Tính
- Gv yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài.
- GV cho HS tính kết quả các phép tính ở mỗi ngôi sao
- GV hỏi: Nhận xét kết quả của từng phép tính, tìm ngôi sao ghi kết quả lớn hơn 26
- GV cho HS làm.
- GV mời HS lên bảng chia sẻ
- GV cùng HS nhận xét: Phép tính có kết quả lớn hơn 26 là ngôi sao:
30 + 10= 40
 47- 7= 40
50 + 5= 55
* Bài 3: 
Gọi HS nêu yêu cầu
Quan sát tranh, GV hướng dẫn HS nêu được tình huống. Yêu cầu HS đọc to bài toán
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Làm thế nào để tính được số cây hoa hồng chưa nở?
- Gv cho HS chia sẻ.
- Bài toán này dùng phép cộng hay trừ?
- Gv yêu cầu học sinh lên bảng viết phép tính, học sinh còn lại viết vào vở.
- GV yêu cầu học sinh nhận xét, GVNX.
- GV yêu cầu HS nêu câu trả lời dựa theo gợi ý:
 +Còn bao nhiêu cây hoa hồng chưa nở hoa?
- GV hướng dẫn học sinh viết vào vở câu trả lời.
* Bài 4: 
Gọi HS nêu yêu cầu
Quan sát tranh, GV hướng dẫn HS nêu được tình huống. Yêu cầu HS đọc to bài toán
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Làm thế nào để tính được cả hai lớp có bao nhiêu bạn tham gia buổi cắm trại?
- Gv cho HS chia sẻ.
- Bài toán này dùng phép cộng hay trừ?
- Gv yêu cầu học sinh lên bảng viết phép tính, học sinh còn lại viết vào vở.
- GV yêu cầu học sinh nhận xét, GVNX.
- GV yêu cầu HS nêu câu trả lời dựa theo gợi ý:
 + Cả hai lớp có bao nhiêu bạn cùng tham gia buổi cắm trại?
 - GV hướng dẫn học sinh viết vào vở câu trả lời.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- NX chung giờ học
- Dặn dò về nhà ôn lại tính nhẩm và cách cộng trừ không nhớ các số có hai chữ số.
-Về nhà xem bài ôn tập hình học và đo lường
- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi .
- HSNX 
- 1 HS đọc.
-HS: 1
-HS: 7
- HS: 5
- HS: 2
- 1 HS đọc.
- HS trả lời
- Làm vào vở BT.
- HS nêu miệng
- HS nhận xét bạn
- 1 HS đọc. Vài em nhắc lại: Lớp em chăm sóc 75 cây hoa hồng trong vườn hoa của trường. Sau một thời gian, sáng nay đã có 52 cây hoa nở. Hỏi còn bao nhiêu cây hoa hồng chưa nở hoa?
- HSTL
- HSTL
- HSTL
- HS phép tính trừ
- HS: 75- 52= 23
- HSTL
- HSTL
- HSTL
- HSTL
- HS nêu phép tính: 32+35= 67
- HS nhận xét bạn
Tiết: 1
BÀI 40: ÔN TẬP HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (tiết 1), trang 100, 101 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
2. Phát triển năng lực: 
- Đọc hiểu và tự nêu giải quyết được các bài toán .
-Thông qua việc giải quyết tình huống ở bài tập 3,4 học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề. 
-Thông qua trò chơi việc thực hành giải quyết các bài tập về nhận dạng hình học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học. 
- Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi nhận dạng đúng các hình bài toán yêu cầu
- Thực hiện được các thao tác tư duy như quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, diễn dịch (ở mức độ đơn giản).
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bộ đồ dùng học toán 1 của GV.
- HS: Bộ đồ dùng học toán 1 của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4 phút
16 phút
10 phút
4 phút
Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi – Bắn tên
- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình.
40 + 30 = ... 50 + 5 = ....
80 – 40 = ... 44 - 34 = .....
- GVNX, tuyên dương.
2. Hoạt động 2: Thực hành – Luyện tập.
Bài 1: Nhận dạng hình
Trò chơi: Rung chuông vàng
- Gv yêu cầu học sinh quan sát các hình trong tranh. Mỗi hình trong thời gian 20 giây. Trong thời gian này bạn nào nêu đúng tên của hình thì chiến thắng
- GV hỏi: 
- Bằng cách nào em nhận biết được hình nào là khối lập phương?
- Bằng cách nào em nhận biết được hình nào là khối hộp chữ nhật?
- Gợi ý HS tìm
 - Nêu kết quả BT 
- GV nhận xét, bổ sung.
* Bài 2: Xem hình sau rồi tìm số thích hợp
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Cho HS nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật
- HS làm bài
- Gv nhận xét , kết luận
* Bài 3: Làm theo mẫu
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
Trò chơi: Ai nhanh, ai hơn!
Gv tổ chức cho học sinh tham gia chơi: 
- a) GV yêu cầu HS lấy 9 que tính rồi xếp thành hình như SGK
- b) Yêu cầu HS đếm số hình tam giác theo thứ tự sao cho hợp lí, không bỏ sót, không trùng lặp.
- c)Yêu cầu lấy ra một que tính rồi đếm xem hình còn lại có mấy hình tam giác
- Sau đó quan sát lấy tiếp tục que thứ hai sao cho hình còn lại có đùng hình tam giác
- HS thực hiện
- Gv nhận xét , kết luận
3. Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
* Bài 4: Tìm hình thích hợp đặt vào dấu chấm “?”
- GV yêu cầu HS đọc bài.
- GV hỏi:
Quan sát các hình SGK và cho biết: Làm thế nào để nhận biết hình còn thiếu ở dấu chấm hỏi “?” trong câu a và b?
- Em hãy nêu hình còn thiếu trong dấu chấm “?”
- GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét để rút ra quy luật sắp xếp các hình đã cho. Từ đó chọn được hình thích hợp đặt vào dấu chấm hỏi “?”
- HS nêu kết quả 
- Gv nhận xét , kết luận: Trong mỗi dãy hình được sắp xếp theo số lẻ. Trong câu a: Mỗi hình vuông, hình tam giác, hình tròn được sắp xếp 3 hình. Hình chữ nhật chỉ có 2 hình. Vậy nên hình còn thiếu là 1 hình chữ nhật. 
Câu b tương tự
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- HSNX – GV kết luận .
- NX chung giờ học
- Về nhà xem bài : Ôn tập và đo lường (tiết 2).
- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi .
- HSNX (Đúng hoặc sai).
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS theo dõi
- HSTL
- HSTL
- HS đọc to
- HS quan sát 
- HS trình bày miệng
- HS nhận xét bạn
- HS đọc to:
- a)Lấy 9 que tính xếp thành hình bên.
- b) Hình bên có mấy hình tam giác?
- c) Nhấc ra 2 que tính để hình còn lại có 2 hình tam giác?
- 
HS thực hiện
- HS đọc đề bài
- HS quan sát 
- HS trả lời đếm
- HS nêu kết quả: Hình D; Hình C
- HS nhận xét bạn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_1_tuan_34_nam_hoc_2021_2022_truong_tieu.docx