Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề: Làm quen với một số hình - Bài 3: Hình tròn-hình tam giác-hình vuông-hình chữ nhật

Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề: Làm quen với một số hình - Bài 3: Hình tròn-hình tam giác-hình vuông-hình chữ nhật

I. Mục tiêu

1.1 Phẩm chất chủ yếu:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các hoạt động cá nhân, nhóm.

1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết

cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống,

nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

1.3. Năng lực đặc thù:

- Tư duy và lập luận toán học: Làm quen với việc quan sát, làm quen với việc nói kết quả của việc quan sát.

- Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.

- Mô hình hoá toán học: Lựa chọn được các hình vẽ đúng.

2. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

 

docx 3 trang chienthang2kz 4810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề: Làm quen với một số hình - Bài 3: Hình tròn-hình tam giác-hình vuông-hình chữ nhật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
BÀI 3: HÌNH TRÒN – HÌNH TAM GIÁC – HÌNH VUÔNG – HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu
1.1 Phẩm chất chủ yếu:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các hoạt động cá nhân, nhóm.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống,
nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
1.3. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Làm quen với việc quan sát, làm quen với việc nói kết quả của việc quan sát. 
- Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.
- Mô hình hoá toán học: Lựa chọn được các hình vẽ đúng. 
2. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. Chuẩn bị của GV và HS
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Hình mẫu, hộp sữa, hộp bánh hình khối trụ, khối hộp hình chữ nhật, khối lập phương.
- Ppt: tranh ảnh minh họa, tranh để thể hiện đồng tình, tranh tình huống
- Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi (tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà giáo viên chọn lựa phù hợp).
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- HS: bộ xếp hình.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	 TIẾT 1
1. Khởi động (5 phút)
1.1. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.
1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Học sinh hòa nhịp theo các hoạt động của GV
1.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Tất cả HS thực hiện các động tác theo cô.
1.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV vòng tay trái lên đầu và nói “tròn”
- GV để 2 tay lên mặt bàn và nói “tam giác”
- GV hỏi các con vừa làm gì?
- GV nhận xét các câu trả lời, qua đó dẫn đắt để giới thiệu bài vào bài học.
- HS quan sát và thực hiện theo GV
- HS đồng thanh “tròn”, “tam giác”.
2. Khám phá 1: Giới thiệu hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật (cá nhân - 15 phút)
2.1. Mục tiêu: Học sinh nêu được các vật có hình tròn, tam giác, hình chữ nhật. (phù hợp từng tranh).
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS tìm được các vật trong thực tế có hình dạng là hình tròn, tam giác, hình chữ nhật.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS tìm được hình và nhận dạng được hình. 
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
2.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV dùng mô hình vật thật . 
- GV đặt câu hỏi về các hình, khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.
- GV hỏi các hình có trong SGK 
- GV yêu cầu HS tìm các vật trong thực tế có hình dạng là hình tròn, tam giác, chữ nhật
- Nhận dạng hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật ở các hình khối. 
- HS cùng quan sát.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS trả lời và HS nhận xét
- Cờ, biển báo giao thông, bảng, cửa lớp...
-Trái cam, vành nón, mái nhà, kim tự tháp, hộp bánh...
2. Khám phá 2: Phân loại hình (nhóm đôi - 15 phút)
2.1. Mục tiêu: Học sinh biết phân loại hình theo nhóm
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS nói được cách phân loại.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS sử dụng bộ xếp hình, phân loại hình. 
2.4 Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV phân loại các hình theo mẫu trên PP
GV đưa hình và hỏi: cách sắp xếp các hình như thế nào
Yêu cầu HS sử dụng bộ xếp hình và phân loại theo nhóm đôi.
Yêu cầu HS trình bày các cách phân loại
GV nhận xét: Có 2 hình thức phân loại: màu sắc và hình dạng. 
HS quan sát 
Sắp xếp theo màu, sắp xếp theo hình
HS phân loại và trình bày trong nhóm
HS trình bày, HS nhận xét
TIẾT 2
3. Khám phá 3: Luyện tập (thảo luận nhóm đôi – 20 phút)
3.1. Mục tiêu
- Học sinh gọi được tên hình tròn, tam giác, hình chữ nhật. (phù hợp từng tranh).
3.2. Dự kiến sản phẩm học tập
- HS gọi tên được các hình là hình tròn, tam giác, hình chữ nhật trong Bộ thực hành Toán
3.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
HS nêu rõ ràng, tự tin trình bày trước lớp.
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
3.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài tập 1:
- GV đặt câu hỏi về các hình, khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.
- Gọi tên các đồ vật có hình tròn trong hình
- Gọi tên các đồ vật có hình khác 
- GV yêu cầu HS tìm các vật trong bộ đồ dung có hình dạng là hình tròn, tam giác, chữ nhật
- HS thực hành các bộ đồ dùng học tập
- Ông mặt trời, bánh xe, đồng hồ
- HS gọi tên
- HS thực hành và HS nhận xét
- HS nhận xét, GV nhận xét.
Bài tập 2: 
- Yêu cầu HS quan sát tranh
- Có mấy hình trong tranh? Là những hình nào
- Các hình được sắp xếp theo màu sắc hay hình dạng?
- Trò chơi Ai nhanh nhất: Tìm các hình vẽ có hình dạng hình chữ nhật
- GV yêu cầu HS tự nhận xét, GV nhận xét
- HS quan sát
- Cây thước, cửa sổ, bức thư, quyển sách....
- HS trả lời 
- HS tìm và chạy lên chỉ nhanh nhất hình chữ nhật 
- HS nhận xét. 
Bài tập 3: 
Đọc đề bài: Tìm hình theo mẫu
Cột bên trái có mấy hình?
Đó là những hình nào? Những hình cột bên trái tô màu gì?
Tại sao lại chọn hình tròn màu vàng? 
Dòng đầu còn hình tròn nào nữa không?
Tìm đủ các hình theo mẫu
GV khen HS tìm hình nhanh và đúng. 
HS quan sát tranh và lắng nghe
Có 4 hình
Hình tròn, tam giác, vuông, chữ nhật. Các hình được tô màu đỏ. 
Vì hình mẫu là hình tròn
Hình màu hồng
HS tìm hình và trả lời
HS nhận xét
4. Củng cố (hoạt động cá nhân – 5 phút)
4.1. Mục tiêu: HS biết quan sát và nhận biết các bộ phận của xe
4.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Các câu hỏi và câu trả lời của HS. 
4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS trả lời được câu hỏi. Tự suy nghĩ và chọn hình để xếp xe
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
4.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hướng dẫn HS quan sát xe tải trong tranh hoặc trên màn hình.
Chiếc xe tải gồm có những bộ phận nào?
Thùng xe, đầu xe, bánh xe có hình gì?
GV khen HS trả lời đúng.
HS về nhà làm xe sáng tạo theo ý thích. 
HS quan sát
Thùng xe, đầu xe, bánh xe
Hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình tam giác.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_1_chu_de_lam_quen_voi_mot_so_hinh_bai_3.docx