Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5: Các số đến 100 - Thực hành và trải nghiệm: Em và các bạn - Nguyễn Hoàng Thảo Ngân
I/MỤC TIÊU
1.Năng lực
1.1. Năng lực chung
- Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
1.2 Năng lực chủ yếu
Luyện tập:
- Đếm (thêm 1;2;5 hoặc 10)
- Giải quyết vấn đề:
+ Làm quen cách tóm tắt bài toán bằng ngôn ngữ
+ Chọn được phép tính thích hợp và thực hiện được phép tính đó (trừ không nhớ trong phạm vi 100)
- Xem giờ đúng, sử dụng tên các ngày trong tuần để nói câu thể hiện thời điểm
- Sử dụng được các thuật ngữ hôm qua, hôm nay, ngày mai kết hợp tên các ngày trong tuần để nói.
2. Phẩm chất
- Yêu con người: Yêu thương thầy cô, bạn bè
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các hoạt động cá nhân, nhóm.
3. Tích hợp
- Toán học và cuộc sống, Tiếng Việt (nói câu), Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật
Người soạn: Nguyễn Hoàng Thảo Ngân Mail: nhtngan06@gmail.com SĐT: 0969255454 CHỦ ĐỀ 5: CÁC SỐ ĐẾN 100 THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM: EM VÀ CÁC BẠN (1 tiết – trang 130) I/MỤC TIÊU 1.Năng lực 1.1. Năng lực chung - Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học. 1.2 Năng lực chủ yếu Luyện tập: - Đếm (thêm 1;2;5 hoặc 10) - Giải quyết vấn đề: + Làm quen cách tóm tắt bài toán bằng ngôn ngữ + Chọn được phép tính thích hợp và thực hiện được phép tính đó (trừ không nhớ trong phạm vi 100) - Xem giờ đúng, sử dụng tên các ngày trong tuần để nói câu thể hiện thời điểm - Sử dụng được các thuật ngữ hôm qua, hôm nay, ngày mai kết hợp tên các ngày trong tuần để nói. 2. Phẩm chất - Yêu con người: Yêu thương thầy cô, bạn bè - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. - Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các hoạt động cá nhân, nhóm. 3. Tích hợp - Toán học và cuộc sống, Tiếng Việt (nói câu), Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV: Bảng nhóm ghi đề bài 1, 2, 3 - HS: SGK, vở III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động 1: Khởi động ( Tập thể - 5 phút) 1.1. Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi khi bắt đầu tiết học, kiểm tra kiến thức cũ 1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: HS tham gia tích cực, câu trả lời của HS 1.3 Dự kiến tiêu chí đánh giá: - HS tham gia tích cực sôi nổi, câu trả lười đúng của HS - GV đánh giá 1.4. Cách tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Cho cả lớp hát bài “ Xòe bàn tay, đếm ngón tay” - GV hỏi: + Hôm nay là thứ mấy? Ngày bao nhiêu? + Ngày mai là thứ mấy? Ngày bao nhiêu? - GV giới thiệu chuyển ý vào bài học 2. Hoạt động 2: Luyện tập: Đến số bạn trong nhóm cụ thể (Tập thể, cá nhân – 5 phút) 2.1. Mục tiêu: Đếm được số bạn trong một nhóm cụ thể 2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, bảng nhóm đã điền tóm tắt 2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Câu trả lời đúng, bảng nhóm đã điền đúng tóm tắt 2.4. Cách tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có cả nam và nữ và có không quá 10 em (số lượng HS trong các nhóm không nên bằng nhau) - GV giúp HS nhận biết yêu cầu của bài + Đếm số bạn trong cả nhóm, đếm số bạn trai, đếm số bạn gái + Viết số bạn để hoàn thiện tóm tắt vào bảng nhóm - GV nhận xét - HS di chuyển vào nhóm đã chia - HS thực hiện theo nhóm, đại diện nhóm lên đính bảng nhóm có ghi tóm tắt lên bảng 3. Hoạt động 3: Luyện tập: Đến số bàn tay, số ngón tay của các bạn trong nhóm (Tập thể, cá nhân – 5 phút) 3.1. Mục tiêu: Đếm (thêm 1; 2; 5 hoặc 10) 3.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, bảng nhóm đã điền tóm tắt 3.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Câu trả lời đúng, bảng nhóm đã điền đúng tóm tắt 3.4. Cách tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV giữ nguyên nhóm đã chia ở hoạt động trước, tiếp tục đưa ra yêu cầu + Đếm số bàn tay, số ngón tay của các bạn trong nhóm + Viết số bàn tay, số ngón tay. - GV hướng dẫn, gợi ý cho HS nhiều cách đếm: + Có nhiều cách đếm (thêm 1; 2; 5; 10) nhưng người đếm thêm thường không quên đếm bản thân mình - GV giúp đỡ các nhóm còn lúng túng - GV nhận xét kết quả đếm của các nhóm. - GV khái quát cách đếm, bằng cách + Yêu cầu một nhóm đứng thành hàng ngang trước lớp + Yêu cầu HS đếm đồng thanh theo tay chỉ của GV (đếm theo nhiều cách) - Nhận xét cách đếm nào đếm nhanh hơn, giải thích - Chốt ý - HS thực hiện - HS thảo luận, tự suy nghĩ ra cách đếm cho nhóm mình (nhóm trưởng phân việc cho các bạn: cứ hai bạn cùng đếm theo một cách, hai bạn viết kết quả đếm) - HS thực hiện theo yêu cầu 4. Hoạt động 4: Luyện tập: Viết phép tính phù hợp với tóm tắt (Tập thể, cá nhân – 10 phút) 4.1. Mục tiêu: - Giải quyết vấn đề: + Làm quen cách tóm tắt bài toán bằng ngôn ngữ + Chọn được phép tính thích hợp và thực hiện được phép tính đó (trừ không nhớ trong phạm vi 100) 4.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, bảng nhóm đã điền tóm tắt 4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Câu trả lời đúng, bảng nhóm đã điền đúng tóm tắt 4.4. Cách tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV tạo tình huống: yêu cầu một số bạn trai đứng dậy - Đặt câu hỏi và viết các số liệu đó vào bảng đã kẻ sẵn Cả lớp 35 bạn Bạn trai 15 bạn Bạn gái ...... bạn + Lớp mình có tất cả bao nhiêu bạn? + Có bao nhiêu bạn trai? + Không biết có bao nhiêu bạn gì? (không yêu cầu trả lời) - GV yêu cầu HS ngồi xuống và hướng dẫn cả lớp tìm hiểu tóm tắt. + Đọc bảng ( theo từng hàng từ phải sang trái), diễn đạt thành câu văn ngắn gọn: Cả lớp có : 35 bạn Trong đó có 15 bạn trai Còn lại bao nhiêu bạn gái? - Hướng dẫn HS xác định việc làm - GV nhận xét, sửa bài - HS thực hiện - HS đếm rồi trả lời - HS đọc lại - HS thực hiện phép tính - HS kiểm tra lại kết quả. 5. Hoạt động 5: Luyện tập: Viết phép tính phù hợp với tóm tắt (Tập thể, cá nhân – 10 phút) 5.1. Mục tiêu: - Xem giờ đúng, sử dụng tên các ngày trong tuần để nói câu thể hiện thời điểm - Sử dụng được các thuật ngữ hôm qua, hôm nay, ngày mai kết hợp tên các ngày trong tuần để nói. 5.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS 5.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Câu trả lời đúng 5.4. Cách tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV giới thiệu khái quát bằng câu hỏi gợi mở (Các bức tranh nói về cái gì?) - Lưu ý HS khi quan sát tranh Mấy giờ? Buổi nào? Thứ mấy? Làm gì? - GV hướng dẫn HS một tranh làm mẫu theo cấu trúc trên. - Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm 4 - GV cùng HS kiểm tra, đánh giá. - HS trả lời theo suy nghĩ - HS nhận biết cách làm: dựa vào tranh, dựa vào cấu trúc trên. - HS thảo luận nhóm 4, tập nói theo mẫu - HS trình bày trước lớp. 6. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò (tập thể, cá nhân – 5 phút) 5.1. Mục tiêu: Ôn lại nội dung bài học 5.2 Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS 5.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: Câu trả lời đúng của HS 5.4. Cách tiến hành - GD cho HS biết quý trọng thời gian, sắp xếp thời gian học tập vui chơi hợp lí, làm những việc có ích tùy vào sức của mình. - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau: Độ dài
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_toan_lop_1_chu_de_5_cac_so_den_100_thuc_hanh_va.docx