Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 5 - Bài: Em làm được những gì ?
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức, kĩ năng:
* Luyện tập:
- Đếm nhóm đối tượng trong phạm vi 100 ( đếm thêm 1,2,5,10).
- Sắp xếp nhóm 4 số theo thứ tự.
- Phân tích số có hai chữ số theo cấu tạo thập phân.
- Cộng, trừ nhẩm các số tròn chục.
- Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
- Bước đầu làm quen với bài toán có lời văn và giải toán có lời văn: viết phép tính, nói câu trả lời. ( Chưa chính thức giới thiệu thuật ngữ bài toán có lời văn).
- Đọc giờ đúng trên đồng hồ. Giải quyết vấn đề có liên quan đến thời gian.
- Giải quyết vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài: dùng số đo gang tay theo xăng-ti-mét, tìm số đo độ dài của một vật cụ thể.
2. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán hộc, giao tiếp toán học.
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống. Tự nhiên và xã hội.
Phẩm chất: Ham học toán, có trách nhiệm ( có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
Môn: Toán BÀI: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ ? (3 tiết – SGK trang 144) I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức, kĩ năng: * Luyện tập: - Đếm nhóm đối tượng trong phạm vi 100 ( đếm thêm 1,2,5,10). - Sắp xếp nhóm 4 số theo thứ tự. - Phân tích số có hai chữ số theo cấu tạo thập phân. - Cộng, trừ nhẩm các số tròn chục. - Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. - Bước đầu làm quen với bài toán có lời văn và giải toán có lời văn: viết phép tính, nói câu trả lời. ( Chưa chính thức giới thiệu thuật ngữ bài toán có lời văn). - Đọc giờ đúng trên đồng hồ. Giải quyết vấn đề có liên quan đến thời gian. - Giải quyết vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài: dùng số đo gang tay theo xăng-ti-mét, tìm số đo độ dài của một vật cụ thể. 2. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán hộc, giao tiếp toán học. 3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống. Tự nhiên và xã hội. Phẩm chất: Ham học toán, có trách nhiệm ( có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất). II/ Thiết bị dạy học - GV: SGK, bảng phụ. - HS : SGK, vở, bảng con, bút, thước. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Khởi động - HS hát tập thể. 2. Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1: *Mục tiêu: Đếm nhóm đối tượng trong phạm vi 100 ( đếm thêm 1,2,5,10).Sắp xếp nhóm 4 số theo thứ tự. Phân tích số có hai chữ số theo cấu tạo thập phân. * Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát bức tường gạch và trả lời câu hỏi: + Có bao nhiêu loại gạch? (theo màu) + Có mấy hàng gạch? + Mỗi hàng có mấy viên gạch? a. Đếm số viên gạch mỗi loại. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn và tìm cách đếm. - Mời đại diện một số nhóm nêu cách đếm. - Yêu cầu HS nêu kết quả. - Mời các nhóm nhận xét. - Yêu cầu HS viết số gạch ra bảng con và đọc số: 100, 35, 24, 15, 26. *Mở rộng: Trong thực tế khoảng cách giữa các viên gạch là xi măng. Người ta thường xếp xen kẽ các viên gạch (giữa các hàng) để cho bức tường vững chắc hơn. b. Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn : 35, 24, 15, 26. - Gv đính bảng phụ lên bảng , yêu cầu 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào bảng con. - Cho HS 2 dãy đối diện nhận xét bài của nhau. - Gv nhận xét và hỏi: + Bốn số vừa viết có liên quan gì tới câu a? + Hãy nói các loại gạch từ nhiều tới ít? - Gv nhận xét, tuyên dương. c. Số ? - Mời 1 HS đọc sơ đồ mẫu tách – gộp số. - Gv gắn sơ đồ tách – gộp số 24 lên bảng. - Mời 1 HS lên ghi các số còn thiếu vào ô trống và đọc sơ đồ. - Vậy số 24 có liên quan gì tới câu a? - Em hãy đọc sơ đồ tách gộp số viên gạch xanh da trời? - GV nhận xét và kết luận: Các số trong hai hình tròn đen gộp lại được số trong hình tròn đỏ. Hình tròn đỏ là ‘tất cả’. Bài 2: *Mục tiêu: Cộng, trừ nhẩm các số tròn chục. * Phương pháp: Vấn đáp, thực hành. * Cách tiến hành: - Mời 1 HS đọc đề bài. - Vậy tính nhẩm là tính theo hàng dọc hay hàng ngang? - Mời cả lớp làm bài vào bảng con. - Cho HS 2 dãy đối diện nhận xét bài của nhau. - Mời một số HS nêu cách thưc hiện một vài bài. - Gv nhận xét, tuyên dương. Bài 3: *Mục tiêu: Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. * Phương pháp: Vấn đáp, thực hành. * Cách tiến hành: - Mời 1 HS đọc đề bài. - Tính là tính theo hàng dọc hay hàng ngang? - Gv lưu ý: Khi đặt tính theo hàng dọc chúng ta chú ý đặt thẳng hàng. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ. - Yêu cầu HS chéo vở cho bạn cùng bạn để nhận xét, trao đổi kết quả với nhau. GV chấm vở một số HS đã làm xong. - Mời HS làm bảng phụ lên bảng trình bày kết quả và nêu cách thực hiên. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: *Mục tiêu: Bước đầu làm quen với bài toán có lời văn và giải toán có lời văn: viết phép tính, nói câu trả lời. * Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận, thực hành. * Cách tiến hành: . Bài mẫu - Mời 2 HS đọc bài toán mẫu. - GV viết sơ đồ tách - gộp lên bảng và hướng dẫn HS: - Có mấy bạn có ngựa đang chơi? - Có thêm mấy bạn cá ngựa? - Vậy có tất cả bao nhiêu bạn cá ngựa? - Mời 1 HS lên bảng hoàn thành sơ đồ và thực hiện phép tính. - Mời 3 HS nhắc lại. . Bài toán - Mời 1 HS đọc bài toán. - GV viết sơ đồ tách - gộp lên bảng và cho HS thảo luận nhóm 4 theo gợi ý: - Mai có bao nhiêu con sao biển? - Mai cho bạn mấy con? . Vậy Mai còn lại bao nhiêu con sao biển ? - Mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét và nêu kết quả của nhóm mình. - Gv nhận xét. Bài 5: *Mục tiêu: - Đọc giờ đúng trên đồng hồ. Giải quyết vấn đề có liên quan đến thời gian. - Giải quyết vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài: dùng số đo gang tay theo xăng-ti-mét, tìm số đo độ dài của một vật cụ thể. * Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận. * Cách tiến hành: - Mời 1 HS đọc tên bài. - GV dẫn dắt câu chuyện: Chủ nhật tuần trước, bố mẹ đưa em về quê chơi. Để biết được chuyến đi này thú vị như thế nào chúng ta sẽ cũng tìm hiểu ở bài tập này nhé. a. – Yêu cầu HS quan sát đồng hồ và trả lời câu hỏi: - Em đi từ nhà lúc mấy giờ? - Em về tới quê lúc mấy giờ? - GV nhận xét, tuyên dương. b. - Về tới quê! Em thấy ở quê có những gì? - Yêu cầu HS quan sát đàn chó ở trang 146 và hỏi: + Có mấy con chó đang chơi? + Thêm mấy con chó chạy tới? + Có tất cả bao nhiêu con chó? - Mời 1 HS nhắc lại nội dung bài tập b. c. - Yêu HS quan sát đàn chó trang 146 và trang 147, hỏi: + Lúc đầu (trang 146) có mấy con chó? + Sau đó ( trang 147) có mấy con chạy đi? + Vậy còn lại mấy con chó? - Mời 1 HS nhắc lại nội dung bài tập c. d. - Mời 1 HS đọc bài toán. - Mời một số HS nêu cách xác định số đo của quả mướp bằng xăng-ti-mét. - Mời 3 HS nêu kết quả và cách thực hiện. - GV nhận xét, tuyên dương. * Mở rộng: - Quê em ở đâu? - Em có cảm xúc gì khi về quê? - Dặn dò HS: Khi về quê, chúng ta nên tìm hiểu về cây cối, con vật, mọi thứ xung quanh để biết kích cỡ, màu sắc, hình dạng, số lượng, của chúng. 3. Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp. - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS về nhà đo một số đồ vật bằng thước thẳng có vạch xăng-ti-mét. - Nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau. - Hát. - HS quan sát và trả lời: + Có 4 loại gạch. + Có 10 hàng gạch. + Mỗi hàng có 10 viên gạch. - Hs thảo luận. - Có thể đếm theo 4 cách: thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10. - HS nêu: Có tất cả 100 viên gạch: Màu đỏ có 35 viên, màu xanh da trời có 24 viên, màu vàng có 15 viên, màu xanh lá cây có 26 viên. - Nhận xét. - Thực hiện. - Lắng nghe. - HS đọc. - Thực hiện. - Thực hiện. - Lắng nghe. + Đó là số viên gạch mỗi loại ở câu a. + Đỏ, xanh lá cây, xanh da trời, vàng. - HS đọc: 35 gồm 3 chục và 5 đơn vị. Gộp 3 chục và 5 đơn vị được 35. - Quan sát. - HS làm bài và đọc: 24 gồm 2 chục và 4 đơn vị. Gộp 2 chục và 4 đơn vị được 24. - Là số viên gạch xanh da trời. - HS đọc: Có tất cả 24 viên gạch xanh da trời, gồm 2 chục viên và 4 viên. Gộp 2 chục viên và 4 viên, có tất cả 24 viên. - Lắng nghe. - 1 HS đọc. - Tính theo hàng ngang. - Thực hiện. - Thực hiện - HS nêu. - HS đọc. - Tính theo hàng dọc. - Lắng nghe. - HS làm bài. - Thực hiện. - Thực hiện. - Lắng nghe. - HS đọc. - Có 7 bạn có ngựa đang chơi - Có thêm 2 bạn cá ngựa. - Có tất cả 9 bạn cá ngựa. - HS làm bài và đọc to sơ đồ vừa hoàn thiện. - Thực hiện. - HS đọc. - HS quan sát, thảo luận nhóm: - Mai có 14con sao biển. - Mai cho bạn 4 con. . Mai còn lại 10 con sao biển. - Thưc hiện. - Nhận xét. - HS đọc: Quê em - Lắng nghe. - Thực hiện - Em đi từ nhà lúc 6 giờ. - Em về tới quê lúc 10 giờ. - Có cây dừa, đàn chó,cây xoài, dàn mướp, hoa, + Có 4 con chó đang chơi. + Thêm 2 con chó chạy tới. + Có tất cả 6 con chó. - Thực hiện + Lúc đầu có 6 con chó. + Sau đó có 3 con chạy đi. + Vậy còn lại 3 con chó. - Thực hiện - HS đọc. + Đánh dấu ở mép bàn rồi đo 3 gang tay liên tiếp rồi lại đánh dấu vào. Dùng thước thẳng có vạch xăng-ti-mét đo theo mép bàn đã làm dấu. + Đo gang tay của em dài bao nhiêu xăng-ti-mét, rồi cộng số đo đó 3 lần - HS nêu. - 3 HS trả lời - Em thấy về quê rất vui; Em rất yêu quê hương; Em được đi thăm ông bà - Lắng nghe. - Lắng nghe Nhận xét – rút kinh nghiệm: ..
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_toan_lop_1_chu_de_5_bai_em_lam_duoc_nhung_gi.docx