Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 3: Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 - Bài: Cộng bằng cách đếm thêm

Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 3: Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 - Bài: Cộng bằng cách đếm thêm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng:

 Thực hiện được phép cộng bằng cách đếm thêm.

 Hình thành thao tác đếm thêm bằng các ngón tay.

 Sử dụng đếm thêm để tìm “tất cả”.

 Sử dụng mẫu câu: “ thêm được ” để thông báo.

 Thực hiện phép cộng một số với 0 và ngược lại.

 Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng.

 Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xảy ra phép cộng, viết phép tính liên quan.

 Vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng, tính hợp lí.

2. Phẩm chất:

 Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học và làm bài tập.

 Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

 Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

 

docx 10 trang chienthang2kz 13/08/2022 10250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 1 - Chủ đề 3: Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 - Bài: Cộng bằng cách đếm thêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN TOÁN
CHỦ ĐỀ 3: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
BÀI: CỘNG BẰNG CÁCH ĐẾM THÊM ( 2 tiết)
MỤC TIÊU 
Kiến thức, kĩ năng:
Thực hiện được phép cộng bằng cách đếm thêm.
Hình thành thao tác đếm thêm bằng các ngón tay.
Sử dụng đếm thêm để tìm “tất cả”.
Sử dụng mẫu câu: “ thêm được ” để thông báo.
Thực hiện phép cộng một số với 0 và ngược lại.
Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng.
Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xảy ra phép cộng, viết phép tính liên quan.
Vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng, tính hợp lí. 
Phẩm chất:
Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học và làm bài tập.
Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
Năng lực 
. Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động 
Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
. Năng lực đặc thù:
Tư duy và lập luận toán học: Thực hiện được các thao tác và nêu được lí do thực hiện được các thao tác đó.
Mô hình hóa toán học: lựa chọn được phép tính 
Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.
 Giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết các nhiệm vụ GV yêu cầu.
Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và xã hội.
THIẾT BỊ DẠY HỌC
 Giáo viên: 8 khối lập phương (2 màu: 5 + 3).
 Học sinh: 8 khối lập phương, SGK, bảng con.
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động. (2 phút)
Mục tiêu:
Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.
Giúp HS ôn lại các bảng cộng.
Phương pháp – Hình thức: Trò chơi.
Cách tiến hành:
Giáo viên tổ chức trò chơi “ Đố bạn”.
4 thêm 2 là mấy ?
6 thêm 3 là mấy ?
5 thêm 5 là mấy ?
GV chuyển ý, giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Giới thiệu cách thực hiện phép cộng bằng đếm thêm.
Mục tiêu: Giúp HS
Thực hiện được phép cộng bằng cách đếm thêm.
Hình thành thao tác đếm thêm bằng các ngón tay.
Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xảy ra phép cộng, viết phép tính liên quan.
Sử dụng đếm thêm để tìm “tất cả”.
Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, đặt tình huống và giải quyết vấn đề.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và tổ chức cho HS thảo luận.
GV nhận xét, chốt ý.
GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng bằng cách đếm thêm:
Có 5 con kiến, cô lấy 5 khối lập phương 
(đính lên bảng lớp) 
Thêm 2 con nữa, cô lấy tiếp 2 khối lập phương 
(dùng khối khác màu, để tách riêng ra).
Có tất cả mấy con kiến?
GV hướng dẫn HS cách đếm:
+ Sử dụng khối lập phương:
GV chỉ vào 5 khối lập phương xanh, nói: 5
GV chỉ lần lượt 2 khối lập phương đỏ.
GV hỏi; 5 thêm 2 được mấy?
 + Sử dụng ngón tay:
GV vừa nói, vừa làm mẫu: có 5 cô giơ 5 ngón tay, thêm 2 cô bật thêm 6, 7.
Vậy 5 thêm 2 được 7. 
Viết: 5 + 2 = 7.
GV cho HS thực hành lại.
Thông qua việc HS thao tác trên khối lập phương, thao tác trên tay quan sát thao tác của cô học sinh phát triển năng lực mô hình hoá toán học, tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học và sáng tạo.
Thông qua việc trình bày trả lời câu hỏi học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học.
NGHỈ GIỮA TIẾT: Hát, múa (1 phút)
Hoạt động 3: Thực hành cách đếm thêm để thực hiện phép cộng.
Mục tiêu: Giúp HS
Thực hiện được phép cộng bằng cách đếm thêm.
Rèn luyện thao tác đếm thêm bằng các ngón tay.
Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xảy ra phép cộng, viết phép tính liên quan.
Sử dụng đếm thêm để tìm “tất cả”.
Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, đặt tình huống và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
Bài 1: 
GV cùng HS thực hiện mẫu.
GV yêu cầu HS quan sát tranh.
GV yêu cầu HS lấy 4 khối lập phương.
GV yêu cầu HS lấy thêm 2 khối lập phương để riêng ra.
GV hỏi: 4 thêm 2 được mấy?
GV viết 4 + 2 = 6
GV yêu cầu cả lớp đếm tay.
GV cho HS so sánh kết quả của 2 cách.
GV nói: vì 2 cách làm đều cho kết quả bằng nhau nên khi thực hiện cộng các con có thể cộng thêm bằng cách đếm tay để nhanh hơn.
GV yêu cầu HS làm các bài còn lại của bài 1.
BÀI 2:
GV nêu yêu cầu và HS thực hiện theo nhóm 4.
8 + 2
6 + 3
Thông qua hoạt động này học sinh phát triển năng lực mô hình hoá toán học, tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học và sáng tạo, giao tiếp toán học.
Củng cố:
Mục tiêu: Giúp HS hình thành phẩm chất nhân ái, tích hợp TNXH.
Phương pháp: giảng giải, minh họa.
GV cho HS quan sát lại các tranh về loài kiến.
GV hỏi HS thấy gì về loài kiến.
Các em cần phải như loài kiến tuy nhỏ bé nhưng lại rât khỏe mạnh, siêng năng, tốt bụng, biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.
HS tham gia trò chơi và trả lời.
* Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của HS.
* Tiêu chí đánh giá: HS trả lời đúng, to, rõ.
HS thảo luận nhóm 4 theo trình tự:
Xác định nhiệm vụ (5 + 2 =?)
Quan sát tranh, nói câu chuyện phù hợp phép cộng trên theo cấu trúc:
Có 
Thêm 
Có tất cả 
Giải thích cách thể hiện phép tính bằng các khối lập phương.
Viết phép tính (5 + 2 = 7) và giải thích cách tìm kết quả.
HS có thể nêu nhiều cách tìm kết quả như đếm kiến, khối lập phương, dùng sơ đồ tách – gộp số.
HS cũng lấy 5 khối lập phương.
HS cũng lấy thêm 2 khối lập phương.
HS quan sát.
HS đếm 6, 7.
HS tự thao tác và đếm lại khối lập phương của mình và trả lời: 5 thêm 2 được 7.
HS nhắc lại theo dãy.
HS quan sát.
HS nhắc lại 5 + 2 = 7
HS làm theo hướng dẫn của GV.
* Dự kiến sản phẩm: câu trả lời và thao tác của HS.
* Tiêu chí đánh giá: HS trả lời đúng, to, rõ, thao tác thành thạo.
LỚP TRƯỞNG ĐIỀU KHIỂN
HS quan sát tranh và xác định nhiệm vụ (4 + 2 = ?)
HS nói câu chuyện phù hợp phép tính.
HS thực hiện theo hướng dẫn GV.
HS vừa gạt thêm 1 khối lập phương và đếm Bốn, Năm, Sáu.
HS nói: 4 + 2 = 6
HS nhắc lại.
HS đếm tay (Bốn, Năm, Sáu).
Cả 2 cách làm đều cho kết quả bằng nhau.
HS lắng nghe.
HS thực hiện đếm tay theo nhóm đôi.
HS thảo luận nhóm 4, phân công công việc:
1 HS xác định nhiệm vụ
1 HS quan sát tranh, nêu câu chuyện.
1 HS đếm thêm tìm kết quả.
1 HS viết và đọc phép tính.
HS trao đổi nhiệm vụ cho nhau ở 2 câu a, b.
Đại diện nhóm trình bày.
* Dự kiến sản phẩm: thao tác và kết quả phép tính của HS.
* Tiêu chí đánh giá: HS tính đúng , thao tác thành thạo.
HS quan sát.
HS trả lời.
HS lắng nghe.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động. (2 phút)
Mục tiêu:
Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.
Ôn lại cách đếm tay.
Cách tiến hành:
Giáo viên cho HS múa hát và đếm tay theo bài hát: “Tập đếm” – Nhạc sĩ: Hoàng Công Sử.
Hoạt động 2: BÀI 1 (8 phút)
Mục tiêu: Giúp HS
Thực hiện được phép cộng bằng cách đếm thêm.
Hình thành thao tác đếm thêm bằng các ngón tay.
Phương pháp: Thực hành luyện tập, thảo luân
Cách tiến hành:
- GV cho HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS thảo luận nhóm.
GV lưu ý HS: đếm thêm từ số lớn thì dễ hơn.
Thông qua hoạt động này học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học và sáng tạo, giao tiếp toán học.
Hoạt động 3: BÀI 2
Mục tiêu: Giúp HS
Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng.
Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xảy ra phép cộng, viết phép tính liên quan.
Phương pháp: Thực hành luyện tập, thảo luân
Cách tiến hành:
GV hướng dẫn HS làm mẫu.
GV giới thiệu “câu chuyện” theo nội dung bức tranh: 
Có 3 bạn đang đọc sách.
Thêm 2 bạn rồi thêm 1 bạn nữa.
Tất cả có bao nhiêu bạn?
3 + 2 + 1 = ?
GV hướng dẫn HS làm tính từ trái qua phải.
*Mở rộng: 3 + 2 + 1
Thêm 2, thêm 1 tức là thêm 3.
Ta có thể tính: 2 + 1 = 3
 3 + 3 = 6
GV sửa bài.
Thông qua hoạt động này học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học và sáng tạo, giao tiếp toán học.
NGHỈ GIỮA TIẾT: Hát, múa (1 phút)
4.Hoạt động 4: BÀI 3
Củng cố:
Mục tiêu: Giúp HS 
Sử dụng mẫu câu: “ thêm được ” để thông báo.
Thực hiện phép cộng một số với 0 và ngược lại.
Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xảy ra phép cộng, viết phép tính liên quan.
Phương pháp: Thực hành luyện tập.
Cách tiến hành:
a.
GV yêu cầu HS nêu câu chuyện, thực hiện phép tính.
GV nhận xét.
GV hỏi: Các em thấy các số cộng với 0 thì kết quả như thế nào?
GV khái quát: Một số cộng với 0 (hoặc 0 cộng với một số) thì bằng chính số đó.
GV cho HS làm bảng con.
GV sửa bài bằng trò chơi “Truyền điện”.
Củng cố - dặn dò:
Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện tính cộng.
Phương pháp: Thực hành – luyện tập
Cách tiến hành:
 GV tổ chức trò chơi Ai nhanh tay?
GV đọc phép tính: 6 + 2, 4 + 5, 7 + 0
GV nhận xét kết quả, tiết học.
HS tham gia múa hát và thao tác.
* Dự kiến sản phẩm: thao tác của HS.
* Tiêu chí đánh giá: HS múa hát sôi nổi, thao tác nhanh.
HS nêu yêu cầu.
HS làm việc nhóm 4: mỗi em làm 3 phép tính lên phiếu học tập, rồi các em chia sẻ kết quả với nhau.
Đại điện nhóm trình bày, nêu kết quả và cách làm.
HS lắng nghe.
* Dự kiến sản phẩm: bài làm và cách trình bày của HS.
* Tiêu chí đánh giá: HS thao tác tay nhanh, tính đúng, nêu được cách làm.
HS quan sát tranh, nêu từng “câu chuyện” phù hợp với phép tính, rồi thực hiện phép tính (3 + 2, 5 + 1).
HS quan sát, lắng nghe.
HS làm tính và chỉ viết kết quả cuối cùng vào bảng con.
HS thực hiện tính các phép tính còn lại từ trái sang phải vào bảng con.
4 bạn làm nhanh lên đính bảng con, sửa bài nêu cách tính.
HS nhận xét.
* Dự kiến sản phẩm: bài làm và cách trình bày của HS.
* Tiêu chí đánh giá: làm tính đúng, nêu được cách làm.
LỚP TRƯỞNG ĐIỀU KHIỂN
HS làm việc cá nhân.
HS sửa bài.
HS trả lời.
HS lắng nghe.
HS nhắc lại.
HS làm cá nhân.
HS sửa bài nêu cách tìm kết quả nhanh (theo nhận xét khái quát trên). 
* Dự kiến sản phẩm: bài làm của HS.
* Tiêu chí đánh giá: HS tính đúng, nhớ cách tính nhanh bằng câu khái quát.
HS viết nhanh kết quả vào bảng con.
HS sửa bài.
* Dự kiến sản phẩm: bài làm của HS.
* Tiêu chí đánh giá: HS tính đúng, nhanh, viết số rõ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_1_chu_de_3_phep_cong_phep_tru_trong_pha.docx