Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu:

- Nhận biết được khai giảng là ngày đầu tiên của năm học;

- Tự tin tham gia lễ khai giảng và cảm thấy vui, hạnh phúc khi được các thầy cô và anh chị chào đón;

- Biết yêu trường, yêu lớp;

- Rèn luyện kỹ năng hợp tác trong hoạt động; tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, biết lắng nghe.

II. Chuẩn bị:

a) Đối với nhà trường:

- Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;

- Quốc kỳ, hoa, cờ cầm tay, ảnh Bác Hồ, trống nghi thức.

- Giấy mời đại biểu;

- Thành lập ban tổ chức ngày lễ khai giảng: ban chi ủy, BGH và trưởng các đoàn thể;

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Tổ chức, triển khai hoạt động;

- Kịch bản chương trình lễ khai giảng.

b) Đối với giáo viên:

- TPT: Thành lập đội nghi lễ: đội trống, đội cờ và tập dượt các bài trống nghi thức theo quy định của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;

- Tổ Âm nhạc: Chuẩn bị nhạc đón chào học sinh lớp 1 và chương trình văn nghệ chào mừng.

- Tổ Thể dục: Cùng TPT, chi đoàn tổ chức phần hội;

- Tổ Mỹ thuật: Trang trí khánh tiết;

- GVCN : Nhắc nhở đôn đốc lớp chuẩn bị tinh thần, trang phục, cờ hoa cho khai giảng.

c) Đối với học sinh:

Mắc đồng phục, đội viên đeo khăn quàng đỏ. HS lớp 1 chuẩn bị cờ, hoa theo quy định của trường. Đội nghi thức chuẩn bị quần áo theo quy định của Đội.

III. Các hoạt động chủ yếu:

Hoạt động 1: Văn nghệ chào mừng.

- Mỗi khối lớp biểu diến một tiết mục văn nghệ chào mừng năm học mới.

Hoạt động 2: Lễ đón học sinh lớp 1

- HS lớp 1 tập trung trước sân dãy nhà Khối 1, tay cầm cờ đi theo thứ tự. GVCN dắt tay HS đứng đầu đi theo nền nhạc.

- Khi người dẫn chương trình giới thiệu tên lớp lớp, tên cô giáo chủ nhiệm, GVCN dẫn các em tiến vào sân, qua lễ đài các em vẫy cờ hoa, rồi về vị trí ngồi dự lễ khi giảng;

- HS toàn trường vỗ tay, múa hát theo nhạc để đón chào các em cho đến khi lớp cuối cùng ngồi vào vị trí.

Hoạt động 3: Phần lễ

- Chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca, hô đáp khẩu hiệu Đội.

- Tuyên bố lý do.

- Giới thiệu đại biểu tham dự.

- Dẫn chương trình mời đại diện cán bộ địa phương lên đọc thư của Chủ tịch nước gửi GV và HS nhân ngày khai trường.

- Hiệu trưởng nhà trường tuyên bố khai giảng và đánh trống khai trường.

- Cô Bùi Nga –PHT- phát động phong trào thi đư năm học mới.

Hoạt động 4: Bế mạc lễ khai giảng

- Đại diện BGH nói lời cảm ơn các đại biểu đã về dự và tuyên bố bế mạc.

- GV phụ trách cùng lớp trực tuần làm nhiệm vụ sau khai giảng.

- HS vào lớp theo sự điều khiển của GV.

 

doc 34 trang yenhap123 3440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày 7 tháng 9 năm 2020. 
Hoạt động trải nghiệm:
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: LỄ KHAI GIẢNG
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được khai giảng là ngày đầu tiên của năm học;
- Tự tin tham gia lễ khai giảng và cảm thấy vui, hạnh phúc khi được các thầy cô và anh chị chào đón;
- Biết yêu trường, yêu lớp;
- Rèn luyện kỹ năng hợp tác trong hoạt động; tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, biết lắng nghe.
II. Chuẩn bị:
a) Đối với nhà trường:
- Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
- Quốc kỳ, hoa, cờ cầm tay, ảnh Bác Hồ, trống nghi thức.
- Giấy mời đại biểu;
- Thành lập ban tổ chức ngày lễ khai giảng: ban chi ủy, BGH và trưởng các đoàn thể;
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Tổ chức, triển khai hoạt động;
- Kịch bản chương trình lễ khai giảng.
b) Đối với giáo viên: 
- TPT: Thành lập đội nghi lễ: đội trống, đội cờ và tập dượt các bài trống nghi thức theo quy định của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;
- Tổ Âm nhạc: Chuẩn bị nhạc đón chào học sinh lớp 1 và chương trình văn nghệ chào mừng.
- Tổ Thể dục: Cùng TPT, chi đoàn tổ chức phần hội;
- Tổ Mỹ thuật: Trang trí khánh tiết;
- GVCN : Nhắc nhở đôn đốc lớp chuẩn bị tinh thần, trang phục, cờ hoa cho khai giảng.
c) Đối với học sinh:
Mắc đồng phục, đội viên đeo khăn quàng đỏ. HS lớp 1 chuẩn bị cờ, hoa theo quy định của trường. Đội nghi thức chuẩn bị quần áo theo quy định của Đội.
III. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động 1: Văn nghệ chào mừng.
- Mỗi khối lớp biểu diến một tiết mục văn nghệ chào mừng năm học mới.
Hoạt động 2: Lễ đón học sinh lớp 1
- HS lớp 1 tập trung trước sân dãy nhà Khối 1, tay cầm cờ đi theo thứ tự. GVCN dắt tay HS đứng đầu đi theo nền nhạc. 
- Khi người dẫn chương trình giới thiệu tên lớp lớp, tên cô giáo chủ nhiệm, GVCN dẫn các em tiến vào sân, qua lễ đài các em vẫy cờ hoa, rồi về vị trí ngồi dự lễ khi giảng;
- HS toàn trường vỗ tay, múa hát theo nhạc để đón chào các em cho đến khi lớp cuối cùng ngồi vào vị trí.
Hoạt động 3: Phần lễ
- Chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca, hô đáp khẩu hiệu Đội.
- Tuyên bố lý do.
- Giới thiệu đại biểu tham dự.
- Dẫn chương trình mời đại diện cán bộ địa phương lên đọc thư của Chủ tịch nước gửi GV và HS nhân ngày khai trường.
- Hiệu trưởng nhà trường tuyên bố khai giảng và đánh trống khai trường.
- Cô Bùi Nga –PHT- phát động phong trào thi đư năm học mới.
Hoạt động 4: Bế mạc lễ khai giảng
- Đại diện BGH nói lời cảm ơn các đại biểu đã về dự và tuyên bố bế mạc.
- GV phụ trách cùng lớp trực tuần làm nhiệm vụ sau khai giảng.
- HS vào lớp theo sự điều khiển của GV.
IV. Đánh giá
GV nhận xét chung về tinh thần, thái độ, kỷ luật tham gia hoạt động, khen ngợi các lớp, các nhóm học sinh tham gia tích cực.
-------------------------------------------------------------------- 
Tiếng Việt:
Bài Mở đầu: EM LÀ HỌC SINH
(Tiết 1,2)
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Làm quen với thầy cô và bạn bè.
- Làm quen với những hoạt động học tập của HS lớp 1: đọc sách, viết chữ, phát biểu ý kiến, hợp tác với bạn,...
- Có tư thế ngồi đọc, ngồi viết đúng; có tư thế đúng khi đứng lên đọc bài hoặc phát biểu ý kiến; biết cách cầm bút, tập viết các nét chữ cơ bản; có ý thức giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập (ĐDHT),...
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở Luyện viết 1, tập một.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1, 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Khởi động: Ổn định
HS hát
2/Khám phá
- HS tự giới thiệu bản thân: GV mời HS tiếp nối nhau tự giới thiệu (to, rõ) trước thầy cô và các bạn trong lớp: tên, tuổi (ngày, tháng, năm sinh), học lớp..., sở thích, nơi ở,...
 * GV cần tạo điều kiện cho tất cả HS trong lớp được tự giới thiệu. Để đỡ mất thời gian, HS có thể đứng trước lớp hoặc đứng tại chỗ, quay mặt nhìn các bạn tự giới thiệu. Sau lời giới thiệu của mỗi bạn, cả lớp vỗ tay.
- GV khuyến khích HS giới thiệu vui, tự nhiên, hồn nhiên. - Khen ngợi những HS giới thiệu về mình to, rõ, ấn tượng
- HS giới thiệu.
- Lớp vỗ tay khuyến khích bạn.
- GV giới thiệu SGK Tiếng Việt 1, tập một
- Đây là sách Tiếng Việt 1, tập một. Sách dạy các em biết đọc, viết; biết nghe, nói, kể chuyện; biết nhiều điều thú vị. Sách đẹp, có rất nhiều tranh, ảnh. Các em cần giữ gìn sách cẩn thận, không làm quăn mép sách, không viết vào sách.
- HS mở trang 2, nghe thầy cô giới thiệu các kí hiệu trong sách.
- GV giới thiệu bài mở đầu, những hoạt động mới và đồ dùng học tập
- Kĩ thuật viết: 
 + HS nhìn hình 1: Em viết. GV: Trong hình, bạn nhỏ đang làm gì?
 Các em chú ý tư thế ngồi của bạn: ngồi thẳng lưng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở 25-30cm, tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở.
 GV yêu cầu HS cầm bút bằng 3 ngón tay. Khi viết dùng 3 ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về phía bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại, thoái mái.
* GV viết lên bảng các nét cơ bản. (nét thẳng, nét cong, nét móc, nét khuyết, nét hất)
- GV giới thiệu 3-4 HS tô đúng, đẹp; nhận xét, khen ngợi HS.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi thực hiện.
- Bạn đang viết chữ.
- HS quan sát
- HS mở vở Luyện viết 1, tập tô các nét cơ bản, mỗi nét tô 3 hoặc 4 lần.
 Toán:
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu biết yêu cầu đạt được trong học tập Toán 1.
- Giới thiệu các hoạt động chính khi học môn Toán lớp 1.
- Làm quen với đó dùng học tập của môn Toán lớp 1.
 II. Chuẩn bị: 
- Sách Toán 1.
- Bộ đó dùng học Toán 1 của HS.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp học:
- GV cho HS hát và chơi trò chơi
2. Các hoạt động dạy và học
a. GV hướng dẫn HS sử dụng sách Toán 1
- GV cho HS xem sách Toán 1.
- GV giới thiệu ngắn gọn về sách, từ bìa 1 đến Tiết học đầu tiên. Sau “Tiết học đầu tiên, mỗi tiết học sẽ gồm 2 trang. GV giải thích cho HS cách thiết kế bài học sẽ gồm 4 phần “Khám phá “Hoạt động “Trò chơi” và “Luyện tập”.
- GV cho HS thực hành gấp sách, mở sách và đặc biệt là hướng dẫn HS giữ gìn sách.
b. GV giới thiệu nhóm nhân vật chính của sách Toán 1
- GV cho HS mở đến bài “Tiết học đầu tiên” và giới thiệu về các nhân vật Mai, Nam, Việt và Rô-bốt. Các nhân vật này sẽ đóng hành cùng các em trong suốt 5 năm tiểu học. Ngoài ra sẽ có bé Mi, em gái của Mai cùng tham gia với nhóm bạn
c. GV hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập Toán ở lớp 1
+ GV gợi ý HS quan sát từng tranh về hoạt động của các bạn nhỏ. Từ đó giới thiệu những yêu cầu cơ bản và trọng tâm của Toán 1 như:
- Đếm, đọc số, viết số.
- Làm tính cộng, tính trừ.
- Làm quen với hình phẳng và hình khối.
- Đo độ dài, xem giờ, xem lịch.
d. GV cho HS xem từng tranh miêu tả các hoạt động chính khi học môn Toán: nghe giảng, học theo nhóm, tham gia trò chơi Toán học, thực hành trải nghiệm Toán học và tự học.
e. GV giới thiệu bộ đó dùng học Toán của HS
- Cho HS mở bộ đó dùng học Toán 1.
GV giới thiệu tổng đồ dùng cho HS, nêu tên gọi, giới thiệu tính năng cơ bản để HS làm quen. Tuy nhiên chưa cần yêu cầu HS ghi nhớ.
- Hướng dẫn HS cách cất, mở và bảo quản đồ dùng học tập.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét và dặn dò HS
- HS hát và chơi
- HS quan sát
- HS lắng nghe
- HS thực hành
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và quan sát
- HS lắng nghe và quan sát
- HS lắng nghe và quan sát
- HS nêu tên
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
Buổi chiều:
Tiếng Việt:
Bài Mở đầu: EM LÀ HỌC SINH
(Tiết 3, 4)
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Có tư thế ngồi đọc, ngồi viết đúng; có tư thế đúng khi đứng lên đọc bài hoặc phát biểu ý kiến; biết cách cầm bút, tập viết các nét chữ cơ bản; có ý thức giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập (ĐDHT),...
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở Luyện viết 1, tập một.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 3
1/ Khởi động: Ổn định
- HS hát
2/Khám phá
- Kĩ thuật đọc:
+ HS nhìn hình 2: Em đọc. GV: Trong hình 2, hai bạn nhỏ đang làm gì? 
Từ hôm nay, các em bắt đầu đọc bài trong SGK. Sang học kì II, mồi tuần các em sẽ có 2 tiết đọc sách tự chọn, sau đó đọc lại cho thầy cô và các bạn nghe những gì mình đã đọc. Các tiết học này sẽ giúp các em tăng cường kĩ năng đọc và biết thêm nhiều điều thú vị, bổ ích.
+ GV hướng dẫn HS tư thế ngồi đọc: ngồi thẳng lung, mắt cách xa sách khoảng 25 - 30 cm để không mắc bệnh cận thị.
- Hoạt động nhóm
 + HS nhìn hình 3: Em làm việc nhóm. GV: Các bạn HS trong hình 3 đang làm gì?
 Làm việc nhóm sẽ giúp các em có kĩ năng hợp tác với bạn để hoàn thành bài tập. Ở học kì I, các em sẽ được làm quen với hoạt động nhóm đôi (2 bạn), đôi khi với nhóm 3, 4 bạn. Từ học kì II, đến phần Luyện tập tổng hợp, các em sẽ hoạt động nhóm 3-4 bạn nhiều hơn.
 + GV giúp HS hình thành nhóm: nhóm đôi - nhóm với bạn ngồi bên cạnh; nhóm 4 (ghép 2 bàn học lại). Có thể chờ đến học kì II mới hình thành nhóm 4 (VD: nhóm tự đọc sách để HS trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hồ trợ nhau đọc sách,...). GV chỉ định 1 HS làm nhóm trưởng trong tháng đầu. Mồi HS trong nhóm sẽ lần lượt làm nhóm trưởng trong những tháng tiếp theo. Để các thành viên trong nhóm ai cũng làm việc, cũng góp sức, các em sẽ cùng trao đối. thảo luận, hoàn thành bài tập, hoàn thành trò chơi, hợp tác báo cáo kết quả (không chỉ đại diện nhóm báo cáo kết quả).
- Nói - phát biểu ý kiến
 + HS nhìn hình 4: Em nói. GV: Bạn HS trong tranh đang làm gì? 
 Các em chú ý tư thế của bạn: Đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, thái độ tự tin. GV mời 1, 2 HS làm mẫu. (Nhắc HS không cần khoanh tay khi đứng lên phát biểu).
 + GV: Khi phát biểu ý kiến trước lớp, các em cần nói to, rõ để cô và các bạn nghe rõ những điều mình nói. Nói quá nhỏ thì cô và các bạn không nghe được.
 + HS thực hành luyện nói trước lớp. VD: Giới thiệu bản thân; nói về bố mẹ,...
- Học với người thân
 + HS nhìn hình 5: Em học ở nhà. GV: Bạn HS đang làm gì? 
 Những gì các em đã học ở lớp, các em hãy trao đồi thường xuyên cùng bố mẹ, ông bà, anh chị em,... Mọi người hiểu việc học của em, sẽ giúp đỡ em rất nhiều.
- Hoạt động trải nghiệm - đi tham quan
 + HS nhìn hình 6: Em trải nghiệm. GV: Các bạn HS đang làm gì? 
 Ở lớp 1, các em sẽ được đi tham quan một số cảnh đẹp, một số di tích lịch sử của địa phương. Đi tham quan cũng là một cách học. Các em lưu ý: Khi đi tham quan, các em cần thực hiện đúng yêu cầu của cô: bám sát lớp và cô, không đi tách đoàn, la cà dễ bị lạc; đặc biệt khi qua đường cần theo đúng hướng dẫn của cô.
- Đồ dùng học tập của em
 + HS nhìn hình các đồ dùng học tập. GV: Đây là gì? GV chỉ từng hình, HS nói: cặp sách, vở, bảng con, thước kẻ, sách, hộp bút màu, bút mực, bút chì, tẩy, kéo thủ công,...
 + HS bày trên bàn học ĐDHT của mình cho cô kiểm tra.
- GV: ĐDHT là bạn học thân thiết của em, giúp em rất nhiều trong học tập. Hằng ngày đi học, các em đừng quên mang theo ĐDHT; hãy giữ gìn ĐDHT cẩn thận. Chú ý đừng làm quăn mép sách, vở; không viết vào sách.
- Hai bạn đang làm việc nhóm đôi, cùng đọc sách, trao đổi về sách.
- Các bạn đang làm việc nhóm. - Đó là nhóm lớn (4 người). 
- HS thực hiện
- HS trả lời: Bạn đang phát biểu ý kiến.
- Bạn đang trao đổi cùng bố mẹ về bài học. Bố mẹ ân cần giúp đỡ bạn.
- Các bạn đang tham quan Chùa Một Cột ở Hà Nội cùng cô giáo.
- Đây là ĐDHT của HS.
- HS thực hiện
Nghe cô giới thiệu những kí hiệu về tổ chức hoạt động lớp; thực hành luyện tập. VD:
S: SGK. Các kí hiệu lấy SGK, cất SGK.
B: Bảng. Các kí hiệu lấy bảng, cất bảng.
V: Vở. Các kí hiệu lấy vở, cất
 HS lắng nghe
TIẾT 4
1/ Khởi động: Ổn định
- HS hát
2/Khám phá
A/Mục tiêu
- Dạy bài hát về HS lớp 1, tạo tâm thế hào hứng cho HS bước vào lớp 1 (Cuối lớp 1, HS sẽ được học bài thơ Gửi lời chào lớp Một, chuẩn bị tâm thế lên lớp 2).
- Giúp HS bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tiếng Việt.
- Giúp HS bước đầu làm quen với các kí hiệu khác nhau (kí hiệu ghi nốt nhạc, kí hiệu ghi tiếng nói - tức là chữ viết).
- Dạy hát
HS mở SGK trang 11, GV dạy HS hát bài Chúng em là học sinh lớp Một.
- Trao đổi cuối tiết học
- Hỏi HS cảm nhận về tiếng Việt: Tiếng Việt có hay không?
- Hỏi HS về các kí hiệu trong bản nhạc:
+ Những kí hiệu nào thể hiện giọng hát (cao thấp, dài ngắn) của các em? Các cô môn Âm nhạc sẽ dạy các em cách đọc những kí hiệu này.
+ Những kí hiệu nào ghi lại lời hát của các em? Cô sẽ dạy các em những chữ này để các em biết đọc, biết viết.
- HS làm theo lời cô giáo
- HS trả lời
Tiếng việt: 
Bài 1: A, C (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết các âm và chữ cái a, c ; đánh vần đúng tiếng co mô hình “âm đầu-âm chính” : ca.
- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm a, âm c; tìm được chữ a, chữ c trong bộ chữ.
- Viết đúng các chữ cái a và c và tiếng ca.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu để minh họa từ khóa, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật thật.
- Bảng cài, bộ thẻ chữ, đủ cho mỗi học sinh làm bài tập 5.
- Bảng con, phấn, bút dạ để học sinh làm bài tập 6 (tập viết).
- Vở Bài tập Tiếng Việt .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định
- Hát 
- Giới thiệu bài:
Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học bài đầu tiên: âm a và chữ a; âm c và chữ c.
- GV ghi chữ a, nói: a
- GV ghi chữ c, nói: c (cờ)
- Lắng nghe
- 4-5 em, cả lớp : a
- Cá nhân, cả lớp : c
- GV nhận xét, sửa lỗi phát âm cho HS
2. Các hoạt động chủ yếu.
Hoạt động 1. Khám phá
Mục tiêu: HS nhận biết các âm và chữ cái a, c ; đánh vần đúng tiếng có mô hình “âm đầu-âm chính” : ca.
a. Dạy âm a, c.
- GV đưa lên bảng cái ca
- Đây là cái gì?
- GV chỉ tiếng ca 
- GV nhận xét
- HS quan sát
- HS : Đây là cái ca
- HS nhận biết c, a
- HS đọc cá nhân - tổ - cả lớp: ca
- GV chỉ tiếng ca và mô hình tiếng ca
ca
c
a
- GV hỏi: Tiếng ca gồm những âm nào?
- HS quan sát
- HS trả lời nối tiếp: Tiếng ca gồm có âm c và âm a. Âm c đứng trước và âm a đứng sau.
* Đánh vần.
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay:
+ Chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát âm : ca
+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: cờ
+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: a
+ Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: ca.
- GV cùng 1 tổ học sinh đánh vần lại với tốc độ nhanh dần: cờ-a-ca
- Quan sát và cùng làm với GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV theo từng tổ.
- Cá nhân, tổ nối tiếp nhau đánh vần: cờ-a-ca
- Cả lớp đánh vần: cờ-a-ca
b. Củng cố: 
- Các em vừa học hai chữ mới là chữ gì?
- Các em vừa học tiếng mới là tiếng gì?
- GV chỉ mô hình tiếng ca
- Chữ c và chữ a
- Tiếng ca
- HS đánh vần, đọc trơn : cờ-a-ca, ca
Thứ ba, ngày 8 tháng 9 năm 2020. 
Toán: 
CÁC SỐ 0, 1, 2, 3, 4, 5 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
1. Kiến thức
- Làm quen với số lượng và nhân mặt các số từ 1-5
- Đếm, đọc, viết được các số từ 0 đến 5.
2. Phát triển năng lực
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
 - Sách Toán 1.
 - Bộ đó dùng học Toán 1 của HS.
- Sách giáo viên
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- GV cho HS hát bài: Năm ngón tay ngoan
2. Các hoạt động dạy và học:
a. Khám phá: Trong phần này, GV cần cho HS bước đầu làm quen với số lượng và nhận mặt các số từ 0 đến 5.
- GV hỏi HS về số cả trong bể ở các bức tranh.
- GV có thể chỉ vào bức tranh đầu tiên và giới thiệu: "Trong bể có một con cá. Có một khối vuông". GV viết số 1 lên bảng. Sau đó, GV chuyển sang các bức tranh khác.
Lưu ý:
- Khi sang bức tranh thứ hai, GV nên chỉ vào con cá thử nhất và đếm "một", rối chỉ vào con cả thứ hai và đếm “hai", sau đó giới thiệu: "Trong bể có hai con cá".
- Tương tự, GV đếm và giới thiệu: “Có hai khối vuông". GV viết số 2 lên bảng.
- GV thực hiện việc đếm, giới thiệu và viết số tương tự với các bức tranh còn lại.
- Với bức tranh cuối cùng, GV có thể đặt câu hỏi: “Trong bể có con cá nào không?
Có khối vuông nào không?". 
- Sau đó, GV giới thiệu: “Trong bể không có con cá nào. Không có khối vuông nào. GV viết số 0 lên bảng.
b. Hoạt động
* Bài 1: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV chấm các chấm theo hình số lên bảng 
- GV hướng dẫn HS viết các số theo chiều mũi tên được thể hiện trong SGK.
- GV cho HS viết bài
* Bài 2:
- Với câu a, GV có thể hỏi HS về nội dung các bức tranh (bức tranh minh hoạ gi?...) sau đó yêu cầu HS đếm và nếu kết quả.
- Với cầu b, GV có thể hỏi HS về điểm giống nhau trong ba bức tranh minh hoạ (đếu về bể) và điểm khác nhau trong ba bức tranh (tranh có cá, tranh không có cá), củng HS đếm số con cá trong mỗi bể.
* Bài 3:
- Trước tiên, GV nên yêu cầu HS đếm số lượng các chấm xuất hiện trên mỗi mặt xúc xắc.
- Tuỳ theo mức độ tiếp thu của HS mà GV có thể yêu cầu HS làm luôn bài tập hoặc cùng HS làm ví dụ trước.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tổ chức trò chơi Tiếp sức để nhận biết các số đã học
- GV nhận xét tiết học và dặn dò cho tiết học sau
- HS hát 
-HS trả lời
-HS lắng nghe và quan sát
-HS đếm
-HS lắng nghe và quan sát
-HS lắng nghe và quan sát
-HS trả lời
-HS lắng nghe và quan sát
- HS theo dõi
- HS quan sát
- Theo dõi hướng dẫn của GV
- HS viết vào vở BT 
-HS trả lời, đếm, ghi kết quả
-HS lắng nghe và quan sát
-HS làm
-HS chơi
-HS lắng nghe
Tiếng việt: 
Bài 1: A, C (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết các âm và chữ cái a, c ; đánh vần đúng tiếng co mô hình “âm đầu-âm chính” : ca.
- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm a, âm c; tìm được chữ a, chữ c trong bộ chữ.
- Viết đúng các chữ cái a và c và tiếng ca.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu để minh họa từ khóa, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật thật.
- Bảng cài, bộ thẻ chữ, đủ cho mỗi học sinh làm bài tập 5.
- Bảng con, phấn, bút dạ để học sinh làm bài tập 6 (tập viết).
- Vở Bài tập Tiếng Việt .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2. Luyện tập
Mục tiêu : Tự phát hiện và phát âm được tiếng có âm a, âm c; tìm được chữ a, chữ c trong bộ chữ.
2.1. Mở rộng vốn từ. (BT3: Nói to tiếng có âm a....)
a. Xác định yêu cầu
- GV nêu yêu cầu của bài tập : Các em nhìn vào SGK trang 6 (GV giơ sách mở trang 6 cho HS quan sát) rồi nói to tiếng có âm a. Nói thầm (nói khẽ) tiếng không có âm a
- Học sinh lắng nghe yêu cầu và mở sách đến trang 6.
b. Nói tên sự vật
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh nói tên từng con vật.
- GV chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nói tên tên từng sự vật.
- Cho HS làm bài trong vở Bài tập
- HS lần lượt nói tên từng con vật: gà, cá, nhà, thỏ, lá
- HS nói đồng thanh
- HS làm cá nhân nối a với từng hình chứa tiếng có âm a trong vở bài tập
c. Tìm tiếng có âm a.
- GV làm mẫu:
+ GV chỉ hình gà gọi học sinh nói tên con vật.
+ GV chỉ hình thỏ gọi học sinh nói tên con vật.
* Trường hợp học sinh không phát hiện ra tiếng có âm a thì GV phát âm thật chậm, kéo dài để giúp HS phát hiện ra.
- HS nói to gà (vì tiếng gà có âm a)
- HS nói thầm thỏ (vì tiếng thỏ không có âm a)
d. Báo cáo kết quả.
- GV chỉ từng hình mời học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.
+ HS1 chỉ hình 1- HS2 nói to : gà
+ HS1 chỉ hình 2- HS2 nói to : cá 
+ HS1 chỉ hình 3- HS2 nói to : cà
+ HS1 chỉ hình 4- HS2 nói to : nhà
+ HS1 chỉ hình 5- HS2 nói thầm : thỏ
+ HS1 chỉ hình 6- HS2 nói to : lá
- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả
- HS báo cáo cá nhân
- GV chỉ từng hình yêu cầu học sinh nói.
- GV đố học sinh tìm 3 tiếng có âm a (Hỗ trợ HS bằng hình ảnh)
- HS cả lớp đồng thanh nói to tiếng có âm a, nói thầm tiếng không có âm a.
- HS nói (cha, bà, da,...)
2.2. Mở rộng vốn từ. (Bài tập 4: Tìm tiếng có âm c (cờ)
a. Xác định yêu cầu của bài tập
- GV nêu yêu cầu bài tập : Vừa nói to tiếng có âm c vừa vỗ tay. Nói thầm tiếng không có âm c.
- HS theo dõi
b. Nói tên sự vật
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời 1 học sinh nói tên từng con vật.
- GV chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nhắc tên tên từng sự vật.
- GV giải nghĩa từ cú : là loài chim ăn thịt, kiếm mỗi vào ban đêm, có mắt lớn rất tinh)
- Cho HS làm bài trong vở Bài tập
- HS lần lượt nói tên từng con vật: cờ, vịt, cú, cò, dê, cá
- HS nói đồng thanh (nói to, nói nhỏ)
- HS lắng nghe
- HS làm cá nhân nối a với từng hình chứa tiếng có âm a trong vở bài tập
c. Báo cáo kết quả.
- GV chỉ từng hình mời học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.
+ HS1 chỉ hình 1- HS2 nói to : cờ vỗ tay 1 cái
+ HS1 chỉ hình 2- HS2 nói thầm : vịt không vỗ tay
+ HS1 chỉ hình 3- HS2 nói to : cú vỗ tay 1 cái
+ HS1 chỉ hình 4- HS2 nói to : cò vỗ tay 1 cái
+ HS1 chỉ hình 5- HS2 nói thầm : dê không vỗ tay
+ HS1 chỉ hình 6- HS2 nói to : cá vỗ tay 1 cái
- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả
- HS báo cáo cá nhân
- GV chỉ từng hình yêu cầu học sinh nói.
- GV đố học sinh tìm 3 tiếng có âm c (Hỗ trợ HS bằng hình ảnh)
- HS cả lớp đồng thanh nói to tiếng có âm c, nói thầm tiếng không có âm c.
- HS nói (cỏ, cáo, cờ...)
2.3. Tìm chữ a, chữ c (Bài tập 5)
a) Giới thiệu chữ a, chữ c
- GV giới thiệu chữ a, chữ c in thường: Các em vừa học âm a và âm c. Âm a được ghi bằng chữ a. Âm c được ghi bằng chữ c (tạm gọi là chữ cờ)- mẫu chữ ở dưới chân trang 6.
- GV giới thiệu chữ A, chữ C in hoa dưới chân trang 7.
- Lắng nghe và quan sát
- Lắng nghe và quan sát
b. Tìm chữ a, chữ c trong bộ chữ
- GV gắn lên bảng hình minh họa BT 5 và giới thiệu tình huống: Bi và Hà cùng đi tìm chữ a và chữ c giữa các thẻ chữ. Hà đã tìm thấy chữ a. Còn Bi chưa tìm thấy chữ nào. Các em cùng với bạn Bi đi tìm chữ a và chữ c nhé.
* GV cho HS tìm chữ a trong bộ chữ
- GV kiểm tra kết quả, khen HS đúng
- Cho học sinh nhắc lại tên chữ
- HS lắng nghe
- HS làm cá nhân tìm chữ a rồi cài vào bảng cài. 
- HS giơ bảng 
- HS đọc tên chữ
* GV cho HS tìm chữ c trong bộ chữ
- GV kiểm tra kết quả, khen HS đúng
- Cho học sinh nhắc lại tên chữ
* Cho HS làm việc cá nhân khoanh vào chữ a trong bài tập 5 VBT
- HS làm cá nhân tìm chữ c rồi cài vào bảng cài. 
- HS giơ bảng 
- HS đọc tên chữ
* Làm bài cá nhân
Giáo dục thể chất:
CÁC TƯ THẾ ĐỨNG NGHIÊM, ĐỨNG NGHỈ ( Tiết 1)
Buổi chiều:
Tiếng việt: 
Bài 1: A, C (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU: 
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết các âm và chữ cái a, c ; đánh vần đúng tiếng co mô hình “âm đầu-âm chính” : ca.
- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm a, âm c; tìm được chữ a, chữ c trong bộ chữ.
- Viết đúng các chữ cái a và c và tiếng ca.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu để minh họa từ khóa, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật thật.
- Bảng cài, bộ thẻ chữ, đủ cho mỗi học sinh làm bài tập 5.
- Bảng con, phấn, bút dạ để học sinh làm bài tập 6 (tập viết).
- Vở Bài tập Tiếng Việt .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- GV cho cả lớp đọc lại 2 trang vừa học
- HS đánh vần: cờ-a-ca
- HS đọc trơn ca
- HS nói lại tên các con vật, sự vật
2.4. Tập viết (Bảng con – BT 6)
a. Chuẩn bị.
- Yêu cầu HS lấy bảng con. GV hướng dẫn học sinh cách lấy bảng, cách đặt bảng con lên bàn, cách cầm phấn khoảng cách mắt đến bảng (25-30cm), cách giơ bảng, lau bảng nhẹ nhàng bằng khăn ẩm để tránh bụi.
b. Làm mẫu.
- HS lấy bảng, đặt bảng, lấy phấn theo yc của GV
- GV giới thiệu mẫu chữ viết thường a, c cỡ vừa.
- GV chỉ bảng chữ a, c
- HS theo dõi
- HS đọc
- GV vừa viết mẫu từng chữ và tiếng trên khung ô li phóng to trên bảng vừa hướng dẫn quy trình viết :
+ Chữ c: Cao 2 li, rộng 1,5 li chỉ gồm 1 nét cong trái. Điểm đặt phấn dưới đường kẻ 3.
+ Chữ a: Cao 2 li, rộng 1,5 li, gồm 2 nét: nét cong kín và nét móc ngược. Điểm đặt bút dưới đường kẻ 3. Từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút lên dòng kẻ 3 viết tiếp nét móc ngược sát nét cong kín đến dòng kẻ 2 thì dừng lại.
+ Tiếng ca: viết chữ c trước chữ a sau, chú ý nối giữa chữ c với chữ a.
- HS theo dõi
c. Thực hành viết
- Cho HS viết trên khoảng không
- Cho HS viết bảng con
- HS viết chữ c, a và tiếng ca lên khoảng không trước mặt bằng ngón tay trỏ.
- HS viết bài cá nhân trên bảng con chữ c, a từ 2-3 lần
d. Báo cáo kết quả
- GV yêu cầu HS giơ bảng con
- GV nhận xét
- HS giơ bảng theo hiệu lệnh.
- 3-4 HS giới thiệu bài trước lớp
- HS khác nhận xét
- Cho HS viết chữ ca
- GV nhận xét
- HS xóa bảng viết tiếng ca 2-3 lần
- HS giơ bảng theo hiệu lệnh.
- HS khác nhận xét
3. Hoạt động nối tiếp.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà làm lại BT5 cùng người thân, xem trước bài 2
- GV khuyến khích HS tập viết chữ c, a trên bảng con
- Lắng nghe
Tập viết: 
Bài 1: A, C 
I. MỤC TIÊU: 	
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Tô, viết đúng các chữ a,c và tiếng ca – chữ thường cỡ vừa đúng kiểu đều nét; đưa bút đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Luyện viết 1, tập một. 
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Bài học rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mĩ khi viết chữ.
II. CHUẨN BỊ:
- Các chữ mẫu a,c và tiếng ca
- Vở Luyện viết 1, tập 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định
- Hát 
+ GV hướng dẫn HS nhận mặt các chữ a,c và tiếng ca; hiểu yêu cầu của bài học: Tập tô, tập viết vào vở Luyện viết 1, tập 1 các chữ a,c và tiếng ca – kiểu chữ viết thường, cỡ vừa.
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
Hoạt động . Khám phá (15 phút)
Mục tiêu: Tô, viết đúng các chữ c, a các tiếng ca, chữ thường cỡ vừa đúng kiểu đều nét, đưa bút đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
- GV treo bảng phụ các chữ, tiếng cần viết.
- GV yêu cầu học sinh đọc
- GV nhận xét
- HS quan sát
- HS đọc (Tập thể - nhóm - cá nhân) các chữ, tiếng và số.
- Gọi học sinh đọc c, a, ca
- 2 HS đọc
- GV hướng dẫn đặc điểm, cấu tạo, cách viết rồi viết mẫu ( kết hợp nhắc lại cách viết) 
+ Chữ c : cao 2 li, rộng 1,5 li; chỉ gồm một nét (nét cong trái). Cách viết: đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong trái, đến khoảng giữa ĐK1 và ĐK2 thì dừng lại.
+ Chữ a : cao 2 li, rộng 2,5 li; gồm 2 nét (nét cong kín và nét móc ngược). cách viết: Đặt bút dưới ĐK 3 một chút, viết nét cong kín (từ trái sang phải). Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên ĐK3 viết nét móc ngược sát nét cong kín; đến ĐK2 thì dừng lại.
+ Tiếng ca: viết chữ c trước, chữ a sau. Chú ý: Không viết rời từng chữ c,a mà có nét nối từ chữ c sang chữ a
- HS quan sát.
3. Hoạt động luyện tập (20 phút)
- Cho HS mở vở Luyện viết 1, tập 1
- HS mở vở theo hướng dẫn
- Hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng.
- HS theo dõi làm theo hướng dẫn của giáo viên.
- GV cho HS tập tô, tập viết các chữ c, a, ca.
- HS viết bài cá nhân
- GV theo dõi, giúp đỡ, hỗ trợ HS yếu. Khuyến khích HS khá, giỏi viết hoàn thành phần Luyện tập thêm.
- GV chấm 1 số bài của HS
- GV nhận xét, chữa bài, tuyên dương bạn viết đẹp.
- HS theo dõi
3. Hoạt động nối tiếp (2 phút):
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà cùng người thân viết lại các chữ hôm nay vừa viết, xem trước bài 3
- Lắng nghe
Tiếng việt:
ÔN LUYỆN 
Thứ tư, ngày 9 tháng 9 năm 2020. 
Tiếng việt: 
Bài 2: CÀ, CÁ (Tiết 1,2)
I. MỤC TIÊU: 	
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết thanh huyền và dấu huyền, thanh sắc và dấu sắc. 
- Biết đánh vần tiếng có mô hình “âm đầu + âm chính + thanh”: cà, cá
- Nhìn hình minh họa, phát âm (hoặc được giáo viên hướng dẫn phát âm), tự tìm được tiếng có thanh huyền, thanh sắc. 
- Viết đúng các tiếng cà, cá (trên bảng con)
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, động vật.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu để minh họa từ khóa, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật thật.
- Bảng cài, bộ thẻ chữ để HS làm BT 5
- Bảng con, phấn (bút dạ) để HS làm BT6 (tập viết)
- Vở Bài tập Tiếng Việt .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định
- Hát
- Kiểm tra bài cũ
+ GV viết lên bảng các chữ a, c và tiếng ca
- 2 - 3 HS đọc; cả lớp đọc đồng thanh
+ GV cho học sinh nhận xét 
- Giới thiệu bài
+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ làm quen với 2 thanh của tiếng Việt là thanh huyền và thanh sắc; học đọc tiếng có thanh huyền, thanh sắc.
+ GV ghi từng chữ cà, nói: cá
+ GV ghi chữ cá, nói: cá
- Lắng nghe
- 4-5 em, cả lớp : “cà”
- Cá nhân, cả lớp : “cá”
2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)
Hoạt động 1. Khám phá (15 phút)
Mục tiêu: 
- Nhận biết thanh huyền và dấu huyền, thanh sắc và dấu sắc. 
- Biết đánh vần tiếng có mô hình “âm đầu + âm chính + thanh”: cà, cá
2.1 Dạy tiếng cà
- GV đưa tranh quả cà lên bảng. 
- HS quan sát
- Đây là quả gì?
- GV viết lên bảng tiếng cà
- GV chỉ tiếng cà 
- HS : Đây là quả cà.
- HS nhận biết tiếng cà
- HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: cà
* Phân tích
+ GV che dấu huyền ở tiếng cà rồi hỏi: Ai đọc được tiếng này?
- HS xung phong đọc: ca
- GV chỉ vào chữ cà, nói đây là một tiếng mới. So với tiếng ca thì tiếng này có gì khác?
- Đó là dấu huyền chỉ thanh huyền
- GV đọc : cà
- GV chỉ tiếng cà kết hợp hỏi: Tiếng cà gồm có những âm nào? Thanh nào?
- GV cho HS nhắc lại
- Có thêm dấu “gạch ngang” trên đầu
- HS cá nhân – cả lớp : cà
- Tiếng cà gồm có âm c và âm a. Âm c đứng trước, âm a đứng sau, dấu huyền đặt trên a.
- HS cả lớp nhắc lại
* Đánh vần.
- Hôm trước, các em đã biết cách đánh vần tiếng ca: cờ-a-ca. Hôm nay, tiếng ca có thêm dấu huyền, ta đánh vần như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay:
+ Chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát âm : cà
+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: ca
+ Vừa tách bà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_1_nam_hoc_2020_2021.doc