Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 27 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 27 - Năm học 2021-2022

Bài 4 CUỘC THI TÀI NĂNG RỪNG XANH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung văn bản.

2. Kĩ năng

- Đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có yếu tố thông tin. Đọc đúng các văn yêt, yêng, oen, oao, oet, uêch, ooc và các tiếng, từ ngữ có các vần này.

3. Hình thành và phát triển phẩm chất

- Tình yêu đối với thiên nhiên, quỷ trọng sự kì thủ và đa dạng của thế giới tự nhiên.

4. Góp phần phát triển các NL

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

II. ĐỒ DÙNG:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở Tập viết, BTTV

 

docx 22 trang Kiều Đức Anh 6390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 27 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2022
Tiết 1+2: Tiếng Việt
Chủ đề 6: THIÊN NHIÊN KÌ THÚ
Bài 4 CUỘC THI TÀI NĂNG RỪNG XANH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có yếu tố thông tin. Đọc đúng các văn yêt, yêng, oen, oao, oet, uêch, ooc và các tiếng, từ ngữ có các vần này.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với thiên nhiên, quỷ trọng sự kì thủ và đa dạng của thế giới tự nhiên. 
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi: 
a. Em biết những con vật nào trong tranh?
b. Mỗi con vật có khả năng gì đặc biệt 
 - GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc: Cuộc thi tài năng rừng xanh
-HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
2. Đọc (30p)
- GV đọc mẫu toàn VB. 
-GV hướng dẫn HS luyện phát âm: yết (niêm yết), yêng (yểng), oen (nhoẻn), oao (ngoao ngoao), oet (khoét), uênh (chuếnh choáng), ooc (voọc). 
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. 
- GV chia VB thành 2 đoạn
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB (niêm yết: chuếnh choáng: trầm trồ ) 
- GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang Tiết 2
- Hs lắng nghe
- HS luyện đọc từ khó 
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- HS đọc đoạn theo nhóm, CN. 
-HS đọc cả bài 
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi (25p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. 
a. Cuộc thi có những con vật nào tham gia? 
b. Mỗi con vật biểu diễn tiết mục gi?
c. Em thích nhất tiết mục nào trong cuộc thi? 
-HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi
-HS trả lời
a. Cuộc thi có sự tham gia của Yểng, mèo rừng, chim gõ kiến, chim công, voọc xám
 b. Yểng nhoẻn miệng cười rồi bắt chước tiếng của một số loài vật; . 
c. Câu trả lời mở
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và c ở mục 3 (14p)
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. 
 - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
- HS viết câu trả lời vào vở. 
a. Cuộc thi có sự tham gia của Yểng, mèo rừng, chim gõ kiến, chim công, voọc xám; 
c, Câu trả lời mở: HS chọn tiết mục mình yêu thích để viết vào vở 
* Củng cố (1p)
-GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
-GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Tính nhẩm kết quả phép tính cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số mà không cần đặt tính.
- HS biết thực hiện biểu thức hai phép tính.
2. Kĩ năng
- Hiểu được nội dung bài toán, tự đặt được phép tính, hoàn thành phép tính và nêu câu trả lời.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Thực hiện được phép trừ và phép cộng số có hai chữ số cho số có hai chữ số.
- Làm được các bài toán thực tế liên quan đến phép trừ. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
Trò chơi “Rung chuông vàng”
- Thực hiện nhanh các phép tính trong vòng 30 giây và viết kết quả vào bảng con .
20 + 35 = ... 24 + 5 = ....
99 – 9 = ... 64 - 62 = .....
-GV nhận xét, tuyên dương
-HS tham gia chơi.
2. Luyện tập: (34p)
Bài 1: Tính
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở.
- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 2: Số?
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gv gợi ý hs: Số nào cộng với 8 bằng 8?
Vậy tương tự mấy cộng với 1 bằng 6?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả lên bảng con.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3: 
- Gọi 2 HS đọc đề bài toán.
- HD HS tìm hiểu đề ghi phép tính thích hợp
- GV yêu cầu HS viết phép tính và kết quả ra vở.
- HS kiểm tra vở 1 số HS.
- GV chốt đáp án.
Bài 4: Tính
- Gọi 2 HS đọc YC.
- GV hướng dẫn: Chúng ta sẽ lấy 20 cộng 40 ra kết quả sau đó tiếp tục lấy kết quả đó cộng với 1. Tức là thực hiện tính từ trái sang phải.
- GV chốt đáp án.
Bài 5:
- Gọi 2 HS đọc đề bài toán.
- HD HS tìm hiểu đề ghi phép tính thích hợp
- GV yêu cầu HS viết phép tính và kết quả ra vở.
- HS kiểm tra vở 1 số HS.
- GV chốt đáp án.
3. Củng cố, dặn dò (1p)
-Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện.
 26 + 40=66 41+8 =49
 99 - 9 =90 65+62=3
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, sửa (nếu sai).
- HS nêu yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện trên bảng con
 18 40 35 
 + - + 
 50 10 33 
 68 30 68 
- HS đọc to trước lớp.
- HS thực hiện.
45
+
33
=
78
Trong túi màu đỏ có 78 quả thông
- HS đọc to trước lớp.
- HS thực hiện.
20+40+1=61 15-2-1=12
40+15+2=57 
 - HS đọc trước lớp.
- HS thực hiện.
10
+
12
=
22
Cả hai đoàn tàu có 22 toa
15
-
3
=
12
Đoàn tàu C có 12 toa chở khách
Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm
HĐGDTCĐ: GIÚP BẠN KHI GẶP KHÓ KHĂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Hiểu được những hoàn cảnh khó khăn, vất vả của các bạn còn thiếu thốn hoặc
sống ở những nơi gặp thiên tai. 
2. Kĩ năng
 - Giao tiếp, hợp tác.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Giúp HS biết chia sẻ, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.	
4. Góp phần phát triển các NL
- Hiểu được những hoàn cảnh khó khăn, vất vả của các bạn còn thiếu thốn hoặc
sống ở những nơi gặp thiên tai. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các bài.
- HS: Vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- Cho HS hát bài: Đường và chân là đôi bạn thân
- HS hát
- Giới thiệu bài
2. Khám phá(15p)
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
- Cho HS quan sát hình ảnh trong SGK và thảo luận về những gì thấy trong tranh từ 3 đến 5 phút.
- GV đưa thêm tranh ảnh, video về các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn. 
- GV mời một vài HS nêu hiểu biết của mình về những khó khăn, thiếu thốn mà các bạn trong ảnh đang gặp phải. 
- GV đặt câu hỏi: Em nhận thấy những điều gì ở các bạn HS trong ảnh? Vì sao bạn lại như vậy? 
GV kết luận: Trong thực tế cuộc sống, vẫn có những bạn HS như chúng ta đang còn gặp nhiều khó khăn do hoàn cảnh đưa đến.
3. Luyện tập và vận dụng. (15p)
Hoạt động 2: Chia sẻ và liên hệ
- GV yêu cầu HS thảo luận về những việc làm giúp đỡ các bạn gặp khó khăn.
- GV mời một vài nhóm nêu ý kiến của nhóm mình.
Kết luận: Việc làm của các em tuy nhỏ nhưng lại mang nhiều ý nghĩa thiết thực, thể hiện tình yêu thương, sẻ chia với các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Hoạt động 3. Làm hộp bút xinh tặng bạn 
- GV yêu cầu từng nhóm HS cùng nhau làm ra một sản phẩm cụ thể từ những vật dụng hay phế liệu do các em mang từ nhà đến lớp. 
- GV cho các nhóm mang sản phẩm lên trưng bày. 
- GV cùng học sinh bình chọn sản phẩm đẹp nhất.
- Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ cảm nhận của nhóm mình trước lớp.
Kết luận: Sản phẩm do chính tay chúng ta làm ra để giúp bạn khi gặp hoàn cảnh khó khăn là có ý nghĩa nhất 
4. Hoạt động nối tiếp: (1p)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Từng cặp HS quan sát hình ảnh trong SGK và thảo luận.
- HS xem tranh ảnh, video.
- HS nêu
- HS trả lời các câu hỏi của GV.
-HS theo dõi, lắng nghe
- HS cùng nhau thảo luận những việc làm thiết thực mà các em có thể làm để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn. 
- Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ trước lớp.
- Làm việc theo nhóm.
- HS trình bày sản phẩm của tổ mình.
- HS trình bày những cảm nhận của cá nhân các em với bạn trong nhóm.
-Hs lắng nghe.
Tiết 5: Đạo đức
PHÒNG, TRÁNH THƯƠNG TÍCH DO NGÃ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Nêu được các tình huống nguy hiểm có thể gây ra thương tích do ngã.
2. Kỹ năng	
	- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh thương tích do ngã.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
	 - Rèn luyện thói quen phòng, tránh bỏng.
4. Góp phần phát triển các NL
 - Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của việc bị ngã.
II. ĐỒ DÙNG: 
	- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, trò chơi, âm nhạc “Đi tới trường” - sáng tác: Đức Bằng),... gắn với bài học “Phòng, tránh thương tích do ngã”;
	- Máy tính, ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động (5p)
- GV cho HS nghe hát bài “Đi tới trường” 
- GV đặt câu hỏi: Lính cứu hoả làm gì để dập lửa?
Hằng ngày, các em đi tới trường như thế nào?
- Kết luận: Em cần đi cần thận để tránh bị ngã, em cũng cần học cách phòng, tránh thương tích do ngã.
2.Khám phá (15p)
Nhận biết những tình huống có thể dẫn đến thương tích do ngã và hậu quả của nó
GV chiếu/treo tranh mục Khám phá lên bảng để HS quan sát (hoặc HS quan sát tranh trong SGK).
GV nêu yêu cầu: Em hãy cho biết nguyên nhân gây ngã và hậu quả của nó. Em cần làm gì để phòng, tránh thương tích do ngã?
GV gợi ý các nguyên nhân gây ngã: trèo cây, đùa nghịch khi đi cầu thang, leo trèo trên bậu cửa, chạy đùa dưới sân ướt,...
Việc bị ngã sẽ khiến em có thể bị tổn thương: xước tay, chân; chảy máu; gãy tay, chân,... chấn thương các bộ phận cơ thể gây tổn hại đến sức khoẻ.
Kết luận: Không trượt trên tay vịn cầu thang, không đứng, ngồi trên bậu cửa sổ, không trèo cây hái quả, cần thận khi đi qua sàn ướt,... để phòng, tránh tai nạn thương tích do ngã.
3. Luyện tập, vận dụng(15p)
Hoạt động 1: Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm
GV chiếu mục Luyện tập lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc trong SGK. 
Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn Quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nào nên làm, việc nào không nên làm và giải thích vì sao.
GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung và sau đó đưa ra kết luận.
Đồng tình với việc làm:Tranh 4, 5, 6 
Không đồng tình với việc làm: Tranh 1, 2, 3
Kết luận: Để phòng, tránh thương tích do ngã, chúng ta cần làm theo các bạn trong tranh 4, 5 và 6; không nên làm theo các bạn trong tranh 1, 2 và 3.
Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn
- GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn cách em phòng, tránh thương tích do ngã.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết phòng, tránh thương tích do ngã.
Thông điệp:GV chiếu thông điệp lên bảng 
Hoạt động 3: Đưa ra lời khuyên cho bạn
GV giới thiệu tranh tình huống:
+ Tranh 1: Minh rủ Nam vào một ngôi nhà đang xây dựng chưa có lan can và tường bảo vệ trên cao để chơi trốn tìm.
+ Tranh 2: Mai trèo lên cây để lấy chiếc diều bị mắc.
GV cho HS trình bày các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất.
Kết luận: Chúng ta không nên leo trèo, không chơi ở những nơi nguy hiểm.
4. Hoạt động nối tiếp: (1p)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
HS nghe hát, 
-HS trả lời
-HS lắng nghe 
- HS quan sát tranh 
-HS thảo luận theo cặp
- HS trả lời
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
-HS lắng nghe
HS quan sát trên bảng hoặc trong SGK. 
- HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào hành vi an toàn, sticker mặt mếu vào hành vi không an toàn
-HS lắng nghe
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
-HS đọc thông điệp
-HS thảo luận đư ra lời khuyên cho các TH
- HS trình bày các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất.
Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Mĩ thuật (GVBM)
Tiết 2+3: Tiếng Việt
Chủ đề 6: THIÊN NHIÊN KÌ THÚ 
Bài 4 CUỘC THI TÀI NĂNG RỪNG XANH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được trình tự của các sự việc trong VB.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với thiên nhiên, quỷ trọng sự kì thủ và đa dạng của thế giới tự nhiên. 
4. Góp phần phát triển các NL
- Hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (20p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu, 
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả, các bạn nhận xét đánh giá. 
- GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. 
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh (20p)
-GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh 
 -GV yêu cầu HS làm việc nhóm, sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý 
-GV gọi một số HS trình bày kết quả nổi theo tranh 
- GV và HS nhận xét.
- HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả,
- HS viết câu hoàn chỉnh vào vở TV 
a. Cô bé nhoẻn miệng cười khi thấy anh đi học về.
 b. Nhà trường niên yết chương trình văn nghệ trên bảng tin. 
-HS làm việc nhóm, sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý 
-HS trình bày kết quả nổi theo tranh 
-HS lắng nghe
TIẾT 4
7. Nghe viết (20p)
- GV đọc to bài chính tả 
- Đọc và viết chính tả:
-GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
-HS theo dõi
-HS viết 
-HS đổi soát lỗi. 
8. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông (9p)
- GV sử dụng hành trang số để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu, 
- GV YC HS làm việc nhóm đôi để tìm những vần phù hợp. 
- YC HS đọc to các từ ngữ vừa tìm được
- HS làm việc nhóm đôi để tìm những vần phù hợp. 
 - HS lên trình bày kết quả trước lớp 
- HS đọc to các từ ngữ vừa tìm được
9. Đặt tên cho bức tranh và nói lí do em đặt tên đó (10p)
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.
Em nhìn thấy gì trong tranh ? 
-GV gọi một số HS trình bày kết quả nói tên bức tranh. 
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
10. Củng cố (1p)
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
-HS quan sát tranh. Trả lời câu hỏi và đặt tên cho bức tranh
-HS trình bày kết quả nói tên bức tranh. 
Tiết 4: Tự nhiên xã hội
THỰC HÀNH: RỬA TAY, CHẢI RĂNG, RỬA MẶT (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- HS biết được lợi ích của việc rửa mặt.
2. Kĩ năng
- Hợp tác, tự chủ, tự học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Có ý thức giữ gìn vệ cá nhân.
4. Góp phần phát triển các NL
- HS nắm được cách rửa mặt.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Khởi động (5p)
- Cho HS nghe bài hát Rửa mặt như mèo
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Luyện tập, vận dụng (25p)
Hoạt động 3: Thực hành rửa mặt 
Bước 1: làm việc theo cặp
-Gv cho HS quan sát các bước rửa mặt trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
? Có mấy bước khi rửa mặt, đó là những bước nào?
? Con hãy tập làm động tác theo hình vẽ.
- Gv quan sát, nhận xét và làm mẫu. Vừa làm mẫu vừa HD HS:
1. Rửa sạch tay trước khi rửa mặt
2. Hứng nước vào hai bàn tay xoa lên mặt, 
3. Dùng khăn sạch trải lên lòng bàn tay, 
4. Vò sạch khăn, vắt bớt khăn, .
5. Giặt sạch khăn
6. Phơi khăn ra chỗ sáng, có ánh nắng.
Bước 3: Làm việc theo nhóm
-GV chia lớp thành nhóm 4. Yêu cầu HS dùng khăn mặt riêng của m để thực hiện rửa mặt
-Gv quan sát, giúp đỡ HS
Bước 4: Làm việc cả lớp
-GV mời đại diện nhóm lên thực hiện lại thao tác rửa mặt
- GV quan sát, nhận xét
?Nêu những lợi ích của việc rửa mặt? 
3.Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS nge hát
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, làm việc theo nhóm
- HS lắng nghe, quan sát Gv làm mẫu
- HS thực hành rửa mặt theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên thực hành
- Nhận xét
- Hs nếu 
Tiết 5: TC Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Viết được một đoạn trong bài: Cuộc thi tài năng rừng xanh.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng bài: Loài chim của biển cả.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với thiên nhiên, quỷ trọng sự kì thủ và đa dạng của thế giới tự nhiên.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển năng lực văn học.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK, Vở Luyện viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- Cho HS nghe hát bài: Thật là hay
- GV dẫn dắt vào bài học.
-HS nghe hát
2. Đọc (17p)
- GV đọc mẫu cả bài. 
- YC HS đọc từng câu
- GV hướng dẫn HS cách đọc. 
-YC HS toàn đoạn 
- HD HS đọc toàn bài
3. Nghe-viết (17p)
- GV đọc to bài chính tả 
- Đọc và viết chính tả:
-GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
4.Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp câu
- HS lắng nghe
-HS đọc cá nhân
-HS đọc trong nhóm, trước lớp. 
- HS lắng nghe
- HS viết 
- HS soát lỗi
Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Thể dục: GVBM
Tiết 2+3+4: Tiếng Việt
Chủ đề 6: THIÊN NHIÊN KÌ THÚ 
Bài 5: CÂY LIỄU DẺO DAI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung văn bản.
- Hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin được viết dưới hình thức hội thoại.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với thiên nhiên.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để nói về điểm khác nhau giữa hai cây trong tranh.
 - GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc: Cây liễu dẻo dai
-HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
2. Đọc (30p)
- GV đọc mẫu toàn VB. 
-GV hướng dẫn HS luyện phát âm: nổi gió, lắc lư, lo lắng 
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. 
- GV chia VB thành 2 đoạn
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB (dẻo dai; lắc lư; mềm mại ) 
- GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang Tiết 2
- Hs lắng nghe
- HS luyện đọc từ khó 
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
- HS đọc đoạn theo nhóm, CN. 
-HS đọc cả bài 
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi (25p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi 
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. 
a, Thân cây liệu có đặc điểm gì?
b. Cành liễu có đặc điểm gì? 
c. Vì sao nói liễu là loài cây dễ trồng? 
-HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi
-HS trả lời
a. Thân cây liễu không to nhưng dẻo dai,.
b, Cành liễu mềm mại, có thể chuyển động theo chiều gió.
c. Liễu là loài cây dễ trồng vì chỉ cần cắm cành xuống đất, nó có thể mọc lên cây non.
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và b ở mục 3 (14p)
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. 
 - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
- HS viết câu trả lời vào vở. 
a.Thân cây liễu không to nhưng dẻo đai.
b. Cành liễu mềm mại, có thể chuyển động theo chiều gió.
TIẾT 3
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (20p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu, 
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả, các bạn nhận xét đánh giá. 
- GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. 
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
- HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả,
- HS viết câu hoàn chỉnh vào vở TV 
a. Cành liễu rủ lả trông mềm mại như một mái tóc.
b. Tập thể dục hàng ngày giúp cho cơ thể dẻo dai. 
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh (20p)
-GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh 
 -GV yêu cầu HS làm việc nhóm, sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý 
-GV gọi một số HS trình bày kết quả nổi theo tranh 
- GV và HS nhận xét.
* Củng cố (1p)
-GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
-GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
-HS làm việc nhóm, sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý 
-HS trình bày kết quả nổi theo tranh 
-HS lắng nghe
Tiết 5: Tự nhiên xã hội
GIỮ AN TOÀN THÂN THỂ (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Nêu được cách bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể.
2. Kĩ năng
- Hợp tác, tự chủ, tự học.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng.
4. Góp phần phát triển các NL
- Quan sát các hình ảnh để phân biệt được hành động nào là tốt , hành động nào gây hại .
- Nêu được xâm hại trẻ em là gì. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1.Khởi động(5p)
- Cho HS nghe hát bài: Bảo vệ bản thân
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Khám phá (15p)
Hoạt động 1 : Thảo luận về cách bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể 
- GV yêu cầu một số HS nhắc lại về những vùng riêng tư của mỗi người đã được học trước đó .
 - HS thảo luận câu hỏi trong SGK trang 123 : “ Ai có thể được nhìn hoặc chạm vào những vùng riêng tư của cơ thể em ? ” . 
-YC HS trình bày KQ
KL: Không ai được nhìn hoặc chạm vào các vùng riêng tư của cơ thể em (trừ bố mẹ giúp em tắm hoặc bác sĩ khám chữa bệnh cho em khi có bố mẹ đi cùng) 
3. Luyện tập, vận dụng:(10p)
Hoạt động 2 : Phân biệt hành động tốt và xấu với trẻ em là xấu đối với trẻ em
Bước 1 : Làm việc theo cặp 
?Trong các tình huống được vẽ trong các hình 1 , 2 , 3 , 4 , hành động nào là tốt , hành động nào là xấu đối với trẻ em ? 
?Em sẽ làm gì khi bị người khác làm tổn thương hoặc gây hại ? 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
-GV yêu cầu HS đọc lời con ong ở cuối trang 124 ( SGK ) để trả lời câu hỏi : Xâm hại trẻ em là gì ? 
KL: Nếu không bị xâm hại, các em cần phải nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ và tránh bị lặp lại. Tốt nhất là chúng ta học cách phòng tránh bị xâm hại để giữ an toàn cho bản thân.
4.Củng cố: (1p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương Hs
- HS nghe hát
- HS nhắc lại về những vùng riêng tư của mỗi người đã được học trước đó
- HS thảo luận
- HS trình bày trước lớp
 -Hs lắng nghe
- HS quan sát các hình trang 124 ( SGK ), lần lượt hỏi và trả lời nhau các câu hỏi 
- Đại diện các cặp lên trình bày trước lớp, HS khác nhận xét và bổ sung . 
- HS đọc lời con ong 
Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Âm nhạc GVBM
Tiết 2: Tiếng Việt
Chủ đề 6: THIÊN NHIÊN KÌ THÚ 
Bài 5: CÂY LIỄU DẺO DAI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
	- Phân biệt chính tả tr/ch, r/d.
2. Kĩ năng
- Rèn KN viết.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với Thiên nhiên.
4. Góp phần phát triển các NL
- Nghe viết một đoạn ngắn.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 4
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
7. Nghe viết (20p)
- GV đọc to bài chính tả
- Đọc và viết chính tả:
-GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. 
-GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 
-HS theo dõi
-HS viết 
-HS đổi soát lỗi. 
8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa (9p)
- GV sử dụng hành trang số để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu, 
- GV YC HS làm việc nhóm đôi để tìm những vần phù hợp. 
- YC HS đọc to các từ ngữ vừa tìm được
- HS làm việc nhóm đôi để tìm những vần phù hợp. 
 - HS lên trình bày kết quả trước lớp 
- HS đọc to các từ ngữ vừa tìm được 
9. Trò chơi Đoán nhanh đoán đúng: Đoán tên các loại cây (10p)
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi
- Cho HS chơi.
- Nhận xét đánh giá.
10. Củng cố(1p)
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS lắng nghe, chơi thử.
- Hs chơi
- HS lắng nghe
Tiết 2: Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề: Thiên nhiên kì thú thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về Thiên nhiên.
2. Kĩ năng
-Nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Tình yêu đối với thiên nhiên.
4. Góp phần phát triển các NL
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết, vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần ooc, yêt, yêng, oen, oao, oet, uênh (15p)
- GV cho HS làm việc nhóm
- YC HS nêu KQ
-Cho Hs đọc lại
-HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần ooc, yêt, yêng, oen, oao, oet, uênh 
-HS đọc lại các tiếng vừa tìm được
2. Nhớ lại các bài đọc trong chủ điểm Thiên nhiên kì thú và TLCH(15p)
- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi 
a. Bài đọc nào nói về con vật?
b. Bài đọc nào nói về cây cối?
c. Bài đọc nào nói về con vật và cây cối?
d. Em thích bài đọc nào nhất? Vì sao?
-GV gọi một số HS trình bày. 
-GV và HS nhận xét 
3 Chọn từ ngữ chỉ thiên nhiên 10p)
- GV nêu nhiệm vụ, yêu cầu HS quan sát và gọi tìm từ chỉ thiên nhiên . 
-GV gọi một số HS trình bày. 
-GV và HS nhận xét 
* Củng cố (1p)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết tiếp theo.
- HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. 
-HS trình bày.
- HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. 
-HS trình bày.
Từ chỉ TN: sông, nắng, mưa, gió, biển, rừng
Tiết 4: Toán
XEM GIỜ ĐÚNG TRÊN ĐỒNG HỒ ( tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
2. Kĩ năng
- Đọc được giờ đúng trên đồng hồ.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về cách xem đồng hồ học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT.
- HS: Vở BTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Cho HS nghe bài hát: Đồng hồ báo thức
- Bài hát nói về cái gì? Đồng hồ dùng để làm gì?
- Chúng ta xem giờ để làm gì? 
- Thời gian có cần thiết đối với con người không?
- GVNX, giáo dục HS biết quý trọng thời gian, tiết kiệm thời gian.
- HS nghe bài hát.
- HS trả lời 
2. Khám phá:(15p)
- GV hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
+ Em thức dậy vào mỗi buổi sáng lúc mấy giờ?
+ Bố mẹ đưa em đi học lúc mấy giờ?
+ Em tan học lúc mấy giờ?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV cho HS giới thiệu chiếc đồng hồ. Và hỏi:
+ Mặt đồng hồ có bao nhiêu số? Từ số bao nhiêu đến số bao nhiêu?
+ Trên mặt đồng hồ ngoài các số còn xuất hiện gì?
- GV nhận xét, giới thiệu về kim dài, kim ngắn: Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút.
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ trong SHS (phần khám phá) và giới thiệu “Đồng hồ báo thức lúc 6 giờ.”
- GV sử dụng thêm mô hình quay đúng 6 giờ.
3. Hoạt động (19p)
Bài 1: Các bạn đang làm gì, lúc mấy giờ
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Quan sát tranh thảo luận nhóm đôi để TLCH
+ Bạn làm gì?
+ Bạn làm việc đó lúc mấy giờ?
- Gọi một số nhóm trả lời
- Yêu cầu các HS khác nghe và nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương.
- Yêu cầu HS đọc giờ đúng trên bức tranh.
Bài 2: Đồng hồ chỉ mấy giờ
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Quan sát tranh để TLCH: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc giờ đúng ở mỗi chiếc đồng hồ.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Gọi HS đọc YC bài tập.
- Yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung bức tranh.
- Chiếc đồng hồ bạn Mai cầm có gì đặc biệt?
- Vậy lời của Nam nói có đúng không?
- Bạn Rô-bốt đã nói chiếc đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Theo em, bạn Rô-bốt nói đúng hay sai?
- GV nhận xét, kết luận: 
4. Củng cố, dặn dò (1p)
-Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
-Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- HS quan sát đồng hồ.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh
- HS quan sát 
- HS đọc yêu cầu BT.
- Hs quan sát tranh và TLCH:
- HS trả lời.
a) Học bài lúc 9 giờ
 .
- HS nghe và nhận xét.
- HS nghe.
- HS đọc ĐT.
- HS đọc yêu cầu BT.
- Hs quan sát tranh và TLCH: 
- HS nối tiếp trả lời: 1 giờ, 3 giờ, 5 giờ, 2 giờ, 4 giờ, 8 giờ.
- HS nhận xét.
- 2 HS đọc.
- HS quan sát và trả lời.
- 2 HS trả lời: Kim ngắn và kim dài trùng nhau.
- HS trả lời: Đúng
- Bạn Rô-bốt đã nói chiếc đồng hồ chỉ 12 giờ.
- HS trả lời
Rô-bốt nói đúng.
Tiết 5: TC Toán
ÔN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
2. Kĩ năng
- Đọc được giờ đúng trên đồng hồ.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn,
4. Góp phần phát triển các NL
- Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về cách xem đồng hồ học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung các BT
- HS: Vở BTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
-GV sử dụng mô hình đồng hồ quay giờ đúng khác nhau cho H

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_27_na.docx